Atp Được Cấu Tạo Từ 3 Phần Là / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Atp Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Atp Với Người Tập Gym

ATP là gì? ATP (Adenosine Triphosphate) là một nucleotide thực hiện nhiều vai trò thiết yếu trong tế bào. ATP là nguồn năng lượng cho hoạt động sống, cho các quá trình vận động như tập gym, chạy bộ…

Với những người tập thể hình, những việc quan trọng mà họ luôn chú ý là về các bài tập, lịch tập và chế độ ăn uống. Họ chỉ tìm hiểu và chọn ra những chế độ ăn, tập phù hợp với mình và bỏ qua câu hỏi vô cùng quan trọng “tại sao lại thế?”. Chỉ khi hiểu rõ cách thức hoạt động của cơ thể, bạn mới có thể làm chủ và phát triển tối đa cơ bắp của mình.

ATP là gì? Nguồn gốc và cấu tạo của ATP

ATP là một nucleotide thực hiện nhiều vai trò thiết yếu trong tế bào. Nó là nguồn gốc năng lượng chủ yếu, cung cấp năng lượng cho hầu hết các hoạt động tiêu thụ năng lượng của tế bào, cơ bắp.

ATP được tạo ra từ hoạt động của các bào quan trong tế bào, cụ thể hơn là ở ti thể. ATP có thể truyền năng lượng thông qua việc chuyển nhóm photphat thành ADP (ATP = ADP + Pi). Vì vậy, nó vô cùng quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Trong một tế bào, tổng năng lượng ATP chỉ đủ dùng trong vài giây và nó là chất trung gian trong việc thu và giải phóng năng lượng.

Cấu tạo của ATP gồm 3 phần:

Bazo nito Adenin

Đường Ribozo

3 nhóm photphat (liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng).

Vai trò và chức năng của ATP

Chức năng của ATP rất lớn và vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể.

ATP không phải là một dạng năng lượng nhưng nó là một nguồn năng lượng dự trữ quan trọng trong tế bào, được coi là đồng tiền năng lượng.

ATP là nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sống và quá trình tập luyện.

Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất và hoạt động thần kinh

Khi năng lượng trong cơ thể hao hụt, lập tức ATP sẽ được tổng hợp lại và cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Các hệ năng lượng ATP

Hiểu rõ hơn ATP là gì, bạn phải nhớ rằng: ATP không phải là vô hạn. Chúng sẽ cạn kiêt rất nhanh và cơ thể phải liên tục tái tạo ATP từ các hệ năng lượng khác nhau. Có 3 hệ năng lượng ATP: hệ Oxy, hệ Lactic, hệ Phophatgen.

1. Hệ Oxy (hệ hiếu khí)

Đúng với tên gọi của nó, hệ oxy giúp cung cấp đầy đủ oxy trong các bài tập có công suất vừa phải, thời gian kéo dài. Hệ oxy hoạt động dựa trên quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng, cụ thể là đường, protein, chất béo để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Quá trình tập gym sẽ luôn tiêu tốn rất nhiều oxy để phục hồi năng lượng. Vì vậy, viêc thiếu oxy hay hít thở sai sẽ làm đi tong cả bài tập. Tệ hơn sẽ khiến cơ bắp luôn ở trạng thái căng thẳng và không thế phát triển hiệu quả được.

Do đó, phải luôn chú ý hấp thu đủ chất dinh dưỡng, giúp cho hệ năng lượng oxy hoạt động một cách hiệu quả. Hãy tìm hiểu thêm chế độ ăn với người tập gym ở đây.

2. Hệ Lactic (hệ yếm khí)

Trong các hoạt động tương đối dài, cơ thể sẽ tổng hợp lại ATP và CP thông qua quá trình phân giải yếm khí đường glucose. Một chú ý là quá trình này sẽ sinh ra axit lactic không tốt cho cơ bắp.

Hệ Lactic sẽ hoạt động ngay ở đầu quá trình tập nhưng nó chỉ thực sự mạnh mẽ trong khoảng 30s-40s sau đó. Vì vậy, đây là nguồn năng lượng chính cho các bài tập cường độ cao, kéo dài trong phòng tập.

Năng lượng của hệ Lactic có công suất lớn hơn hệ oxy 1,5 lần.

3. Hệ Photphatgen (hệ yếm khí)

Hệ Photphatgen giúp tải tổng hợp ATP thông qua creatine phophat (CP) trong cơ.

Một điều đặc biệt là: Nếu coi năng lượng từ hệ oxy có công suất là 1, hệ lactic là 1,5 thì hệ Photphatgen lên tới 4. Một con số vô cùng lớn và là năng lượng chủ yếu cho hoạt đồng đầu của cơ bắp. Năng lượng từ hệ Photphatgen chỉ kéo dài trong 12s đầu. Vì vậy nó phù hợp với những động tác ngắn, công suất tối đa như đẩy, nhảy, ném,…

Dù công suất lớn nhưng do thời gian cung cấp năng lượng từ phophatgen quá ngắn nên nó rất cần sự hỗ trợ từ hệ oxy hay lactic cho những bài tập kéo dài.

Hiểu rõ hơn về ATP qua ví dụ cụ thể

1. Chạy bộ 100m

Các tế bào cơ của bạn sẽ đốt cháy lượng ATP mà chúng có trong khoảng 3 giây.

Quá trình tái tổng hợp ATP bắt đầu.

Hệ Photphatgen hoạt động đầu tiên cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong khoảng 10s. Đây là nguồn năng lượng chính, mạnh mẽ nhất được sử dụng.

Thời gian trung bình cho để một người bình thường chạy 100m là 12s-15s. Đó là khoảng thời gian mà hệ photphatgen hoạt động và sẽ không có thêm hệ năng lượng nào tham gia vào trong thời gian này.

2. Chạy bộ 100m + bơi 100m

Đốt cháy ATP trong 3s, hệ photphatgen hoạt động trong khoảng 12s để tái tạo ATP.

Lúc này, thời gian của photphatgen đã hết, công việc thì vẫn còn.

Đây chính là thời điểm hệ lactic bắt đầu hoạt động để tái tổng hợp lại ATP.

Hệ hô hấp hiếu khí (hệ Oxy) cũng sẽ hoạt động.

Kết thúc 2 quá trình trong khoảng thời gian 40s – 60s, ta có sự tái tạo ATP của cả 3 hệ năng lượng.

Tổng kết:

Muốn cơ bắp bắp phát triển một cách tối đa thì bạn phải hiểu rõ nó. Từ đó mới có thể tập một cách thật sự hiệu quả.

Mong rằng bài viết của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn ATP là gì cũng như là chức năng của ATP để có một nền tảng kiển thức đầy đủ nhất khi tập gym.

Xem Thêm:

0/5

(0 Reviews)

Từ Và Cấu Tạo Từ (Phần Cuối)

2. Cấu tạo từ

2.a. Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ:

Vậy hình vị là gì?

Quan niệm thường thấy về hình vị, được phát biểu như sau:

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.

Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện.

Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc).

Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm … của tiếng Việt.

Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е … của tiếng Nga.

Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh.

– Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ:

– Hình vị phái sinh là những hình vị biến bổi một từ hiện có cho một từ mới.

kind – kind ness; merry – merr yly, (to) work – work er… của tiếng Anh hoặc như trường hợp дом – дом uк; nucать – nucат елъ của tiếng Nga.

Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ýe trước hết đến các hình vị tự do và hình vị tái sinh.

Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố (cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ). Tuỳ theo phụ tố đứng ở trước gốc từ, trong gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố, trung tố và hậu tố.

2.b Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau. Nói khác đi, người ta có những cách khác nhau trong khi sử dụng các hình vị để tạo từ.

1+ Dùng một hình vị tạp thành một từ. Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hìnhvị cái tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức từ hoá hình vị. Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: đây, tức, phle, kôn,… của tiếng Khmer, các từ: in, of, with, and,… của tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này.

(Thật ra, nói “dùng một hình vị tạo thành một từ” hoặc “từ hoá hình vị” là không hoàn toàn chặt chẽ về logic, vì điều đó ngụ ý rằng hình vị phải là cái có trước từ. Trong khi đó, xét tới ngọn nguồn và tổng thể ngôn ngữ thì từ phải là cái có trước, còn đơn vị mang tư cách hình vị và những “hình vị được từ hoá” chỉ là các kết quả có được ở hậu kì. Do vậy, đây chỉ là cách nói cho giản tiện trong việc phân loại và miêu tả mà thôi).

2+ Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ.

2.a. Phương thức phụ gia

a.1. Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn.

Ví dụ: tiền tố y- npu- беэ-… trong tiếng Nga: бежать – убежать, npuбежать; лететь – npu лететь…

Tiền tố anti-, im-, un-… trong tiếng Anh: foreign – antiforeign, possible – im possible

Tiền tố ch, -m trong tiếng Khmer: Lơ (trên) – chlơ (đặt lên trên); hôp (ăn) – m hôp (thức ăn)…

a.2. Phụ thêm hậu tố

Ví dụ: Hậu tố -uк, -ка, -шuк… của tiếng Nga trong các từ дом uк, студент ка, каме ншuк.

Hậu tố -er, -ness, -less, -li, -ity… của tiếng Anh trong các từ play er, kind ness, home less …

a.3. Phụ thêm trung tố

Ví dụ: Trung tố -uзн-, -uв- của tiếng Nga trong các từ бол uзна, крас uвый… Trung tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – kh nout (cái nút), back (chia) – ph nack (phần bộ phận)… Trung tố -el, -em trong tiếng Indonesia ở các từ gembung (căng, phồng lên) – g elembung (mụn nước, cái bong bóng) guruh (sấm, sét) Œ g em uruh (oang oang)…

2.b. Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ

Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành.

Ví dụ:

trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot…

trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay …

Ở đây không phải chỉ kể những trường hợp ghép các hình vị thực gốc từ, mà còn kể cả trường hợp ghép các hình vị vốn hiện diện là những từ hư, những “từ ngữ pháp” như bởi vì, cho nên … trong tiếng Việt.

2.c. Phương thức láy

Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới. Ví dụ như những từ:

– co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh… của tiếng Việt.

– thmây thây, thlay thla, srâu sro … của tiếng Khmer.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 139-142.

Tiết 3: Từ Và Cấu Tạo Từ Tiếng Việt

Tiết 3:Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

I. Kết quả cần đạt:1. Củng cố và nâng cao kiến thức về tiếng và từ đã học ở bậc Tiểu học.Cụ thể: – Tiếng là đơn vị tạo nên từ.– Từ là đơn vị tạo nên câu.– Phân biệt được từ và tiếng. Nắm rõ cấu tạo của từ gồm : Từ đơn và từ phức. Từ phức bao gồm : Từ láy và Từ ghép.

2. Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết: ” Con Rồng cháu Tiên” và ” Bánh chưng, bánh giầy”.

3. Luyện kĩ năng nhận diện ( xác định) từ và sử dụng từ. Kĩ năng dùng từ để đặt câu và tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị:Giáo viên: SGK, Giáo án, Bảng phụ.Học sinh: Sách giáo khoa và vở ghi bài.

III. Tiến trình dạy học:Ổn định trật tự lớp:Kiểm tra bài cũ:Bài mới:

Lời dẫn: Ở bậc Tiểu học chúng mình đã được học về từ. Vậy buổi học ngày hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức không chỉ về khái niệm của từ mà còn về cấu tạo của từ Tiếng Việt. Chúng ta mở sách, ghi bài.

Hoạt động của giáo viênHọc sinhNội dung cần đạt

Hoạt động 1: Từ là gì ?

– Gọi học sinh đọc ví dụ 1 SGK trang 13.– Giáo viên treo bảng phụ:

(?) Câu trên có bao nhiêu từ và bao nhiêu tiếng ?ĐH: Có 9 từ và 12 tiếng. (?) Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ?ĐH’: Dấu gạch ngang.

(?) Theo em : Tiếng là gì ? ĐH: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

Giáo viên: Một tiếng có nghĩa thì được gọi là từ, từ có thể là một tiếng hoặc cũng có thể do 2 hoặc 3 tiếng tạo thành.

Ví dụ: Yêu – là một từ có một tiếng ” Vất vả”- là một từ có 2 tiếng, không thể tách ra mà có cùng ý nghĩa được.

Như vậy: Ví dụ trên gồm có 9 từ và 9 từ này đã kết hợp với nhau để tạo nên một đơn vị trong văn bản ” Con Rống , cháu Tiên” . Đơn vị trong văn bản ấy được gọi là gì ?ĐH: Đơn vị đó gọi là câu.

Giáo viên chốt: Như vậy, Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

– Đọc

– Trả lời

– Trả lời.

– ĐọcI. Từ là gì ?1. Xét ví dụ:Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn / cách / ở.

→ Gồm 9 từ và 12 tiếng.

2.Nhận xét:– Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.– Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

3. Ghi nhớ: ( SGK -13)

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu cấu tạo từ.

Giáo viên: Từ gồm có 2 loại từ đơn và từ phức. Để hiểu rõ về hai loại từ này ta sang phần II.

– Gọi học sinh đọc ví dụ 1- ở mục II. ( SGK -13)– Giáo viên treo bảng phân loại.(?) Các em hãy điền vào bảng phân loại ?

Từ bảng phân loại hãy cho biết:

(?) Từ đơn khác từ phức như thế nào ?

ĐH’: – Từ đơn có một tiếngTừ phức gồm 2 hoặn nhiều tiếng.

(?) Từ láy và từ ghép có điểm gì giống và khác nhau ?ĐH:– Giống: đều gồm 2 tiếng trở lên. – Khác: + Từ ghép: Từ phức được tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa.+ Từ láy: Từ phức được có quan hệ láy âm giữa các tiếng .

– Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

II. Từ đơn và từ ghép:1.Xét ví dụ :

Từ/đấy/nước/ta/chăm/nghề/trồngtrọt/chăn nuôi/và/có/

Nst Ở Tế Bào Nhân Thực Được Cấu Tạo Từ Những Thành Phần Chính Nào Sau Đây?

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa. Tần số alen a của quần thể là

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín, một vòng tuần hoàn

Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDd thành 6 phôi và 6 phôi này phát triển thành 6 bò con.

Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương đồng?

NST ở tế bào nhân thực được cấu tạo từ những thành phần chính nào sau đây?

Xét chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng nào?

Đối tượng được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AabbDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ bao nhiêu?

Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã

Loại đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc NST?

Ví dụ nào sau đây minh họa cho hình thức cách li trước hợp tử?

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể thuần chủng?

Ở thực vật, điểm bù ánh sáng là:

Biết rằng tính trạng do một gen quy định, alen B trội hoàn toàn so với alen b.

Tính tổng số liên kết hiđrô củagen khi gen ở sinh vật nhân thực có 200 nuclêôtit loại A, 400 nuclêôtit loại G.?

Những nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Thức ăn của động vật nào sau đây chỉ được tiêu hóa nội bào?

Biết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Xét phép lai P: AabbDd × AaBBdd.

Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST.

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, thu được kết quả như sau:

Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu đúng?

Khi nói về tương quan giữa kích thước quần thể và kích thước của cơ thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xét một lưới thức ăn như sau:Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 8 mắt xích.

Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do một gen có 4 alen quy định.

Một cơ thể động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo trứng. Biết không xảy ra đột biến.

Số phát biểu đúng khi cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, luôn thu được đời con có 100% cây hoa đỏ?

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.

Cho sơ đồ phả hệ sau:Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên k

Có bao nhiêu phát biểu đúng với đời F1 có 16 kiểu gen và Tần số hoán vị gen là 8%?

Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I.

Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Ở F2, số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/32. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nội dung này?

Xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Sẽ có bao nhiêu phát biểu đúng

Phát biểu nào không đúng khi nói về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên?

Một loài thực vật có 2n = 20. Đột biến thể một của loài này có bộ NST bao nhiêu?

Các loài lúa nước, khoai lang thuộc nhóm thực vật