Xu Hướng 5/2023 # Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng # Top 8 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phục hồi chức năng nhằm tạo điều kiện phục hồi sau khi có tình trạng mất chức năng. Tình trạng mất chức năng có thể do gãy xương, cắt cụt, đột qụy hoặc các bệnh lý thần kinh khác, viêm khớp, suy tim, hoặc bất động kéo dài (sau một số bệnh lý hoặc sau phẫu thuật). Phục hồi chức năng bao gồm

Đối với một số bệnh nhân, mục tiêu là phục hồi chức năng về mức độ hoàn toàn, không hạn chế; trong khi đối với những bệnh nhân khác, mục tiêu là giúp họ tự chủ một cách nhiều nhất trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ADLs). Kết quả phục hồi phụ thuộc vào bản chất của tổn thương và động lực của bệnh nhân. Tiến trình phục hồi có thể diễn ra chậm trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân cơ lực yếu hoặc bệnh nhân có động lực tập luyện kém.

Quá trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu ngày từ giai đoạn cấp trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Các bệnh viện hoặc các đơn vị phục hồi chức năng thường đưa ra các liệu trình điều trị chuyên sâu và tích cực; các liệu trình này nên được cân nhắc đưa ra với những bệnh nhân có khả năng hồi phục tốt, chịu phối hợp và dung nạp được với những liệu pháp điều trị tích cực (thường là, ≥ 3 giờ / ngày). Nhiều viện dưỡng lão có những chương trình chăm sóc ít tích cực hơn (thường từ 1 đến 3 giờ/ ngày, 5 ngày/tuần), nhưng kéo dài hơn, do đó, nó phù hợp hơn cho những bệnh nhân ít khả năng chịu đựng hơn (bệnh nhân yếu hoặc cao tuổi). Các chương trình phục hồi chức năng ít đa dạng với thời lượng ít hơn tỏ ra thích hợp hơn trong môi trường điều trị ngoại trú, hoặc tại nhà, và do đó phù hợp với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, chương trình phục hồi chức năng ngoại trú có thể tương đối chuyên sâu (vài giờ/ngày, 5 ngày/tuần).

Phương pháp tiếp cận đa chiều là phương pháp tốt nhất, vì tình trạng khuyết tật có thể dẫn tới nhiều vấn đề (trầm cảm, thiếu động lực trong phục hồi các khiếm khuyết, các vấn đề tài chính). Vì vậy, bệnh nhân có thể cần tư vấn tâm lý và nhận giúp đỡ từ các nhân viên xã hội hoặc các bác sĩ tâm lý. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình có thể cần sự giúp đỡ trong việc học cách điều chỉnh lối sống theo tình trạng tàn tật của bệnh nhân, và làm thế nào để giúp đỡ bệnh nhân.

Giới thiệu

Để bắt đầu liệu trình phục hồi chức năng chuẩn, bác sĩ phải viết giấy giới thiệu/đơn thuốc tới bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, bác sĩ trị liệu, hoặc trung tâm phục hồi chức năng. Giấy chuyển/đơn thuốc nên nêu rõ chẩn đoán và mục tiêu điều trị. Chẩn đoán có thể nêu cụ thể tổn thương (ví dụ, sau đột quỵ bán cầu não trái, di chứng liệt nửa người phải) hoặc mô tả về mặt chức năng (Yếu do nằm lâu). Các mục tiêu nên cụ thể nhất có thể (ví dụ:, tập luyện sử dụng chi giả, tối đa hóa cơ lực và sức bền tổng thể). Đôi khi có những hướng dẫn mơ hồ (ví dụ như đánh giá và điều trị phục hồi chức năng) được chấp nhận, nhưng chúng không giúp ích tốt nhất cho bệnh nhân, và có thể bị từ chối với yêu cầu hướng dẫn cụ thể hơn. Các bác sĩ không quen với việc viết giấy chuyển tới chuyên khoa phục hồi chức năng có thể hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Mục tiêu điều trị

Đánh giá ban đầu đặt ra những mục tiêu cho phục hồi vận động và các chức năng cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, bao gồm tự chăm sóc bản thân (chải đầu, tắm, mặc quần áo, ăn uống, đi vệ sinh), nấu nướng, dọn dẹp, mua sắm, quản lý thuốc, quản lý tài chính, sử dụng điện thoại và du lịch. Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng và đội ngũ phục hồi chức năng xác định những hoạt động nào có thể đạt được và những gì là cần thiết để bệnh nhân có thể độc lập trong cuộc sống. Các mục tiêu giúp cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ được bổ sung sau khi đã có sự tối ưu hóa chức năng cho các hoat động sinh hoạt thường ngày.

Tốc độ cải thiện có sự khác biệt giữa các bệnh nhân. Có những liệu trình chỉ kéo dài vài tuần; một số liệu trình khác có thể kéo dài hơn. Một số bệnh nhân đã hoàn thành liệu trình ban đầu vẫn cần những liệu trình bổ sung.

Các vấn đề giữa bệnh nhân và người chăm sóc

Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình là một phần quan trọng của quá trình phục hồi chức năng, đặc biệt khi bệnh nhân được tái hòa nhập cộng đồng. Thông thường, điều dưỡng là người chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục này. Bệnh nhân được dạy làm thế nào để duy trì các chức năng mới hồi phục và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ tai nạn (ngã, vết cắt, bỏng) và các thương tật thứ cấp. Các thành viên trong gia đình được dạy làm thế nào để giúp đỡ bệnh nhân càng tự chủ càng tốt, nhằm tránh tình trạng chăm sóc bệnh nhân quá mức (dẫn tới làm giảm chức năng và tăng phụ thuộc), hoặc bỏ mặc các nhu cầu chính của bệnh nhân (dẫn đến cảm giác bị chối bỏ, có thể gây ra trầm cảm hoặc gây ảnh hưởng tới các chức năng thực thể).

Sự hỗ trợ tinh thần đến từ các thành viên trong gia đình và bạn bè là cần thiết. Sự hỗ trợ này có thể dưới nhiều hình thức. Hỗ trợ tinh thần và tư vấn từ các đồng nghiệp hoặc từ các cố vấn tôn giáo là không thể thiếu đối với một số bệnh nhân.

Phục hồi chức năng lão khoa

Các bệnh lý cần phục hồi chức năng (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, gãy xương chậu, cắt cụt chi) khá phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi. Người cao tuổi cũng dễ có tình trạng mất chức năng trước khi xảy ra các biến cố cấp tính đòi hỏi phải phục hồi chức năng.

Người cao tuổi, dù có tình trạng suy giảm nhận thức, vẫn có thể hưởng lợi từ việc phục hồi chức năng. Tuổi tác không phải là lý do để trì hoãn hoặc từ chối việc phục hồi chức năng. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể hồi phục chậm hơn bởi sự suy giảm khả năng thích nghi khi môi trường thay đổi, do

Hoạt động thể lực

Thiếu sức chịu đựng

Trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ

Giảm cơ lực, mức độ vận động khớp, khả năng phối hợp và sự nhanh nhậy

Mất khả năng thăng bằng

Nên có các chương trình phục hồi chức năng thiết kế riêng cho người cao tuổi bởi vì người cao tuổi thường có các mục tiêu điều trị khác nhau, ít đòi hỏi phục hồi chức năng chuyên sâu, đồng thời họ cần nhiều loại hình chăm sóc hơn những bệnh nhân trẻ tuổi. Trong các chương trình phục hồi chức năng theo lứa tuổi, những bệnh nhân cao tuổi thường ít khi so sánh tiến trình của mình hơn so với những bệnh nhân trẻ tuổi, và do đó ít khi nản lòng hơn. Nhờ đó, các yếu tố xã hội nghề nghiệp trong công tác chăm sóc sau khi ra viện có thể được triển khai dễ dàng hơn. Một số chương trình được thiết kế cho các tình huống lâm sàng cụ thể (như phục hồi chức năng sau phẫu thuật vỡ xương chậu); những bệnh nhân có tình trạng tương tự có thể cùng hướng tới mục tiêu chung bằng cách khuyến khích lẫn nhau và tăng cường tập luyện phục hồi chức năng.

Phục Hồi Chức Năng Là Gì ?

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một người được coi là khỏe mạnh khi người đó hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và hòa nhập với xã hội chứ không chỉ là người không có bệnh hay thương tật (Tổ chức Y tế Thế giới).

Quá trình thay đổi về sinh hóa, sinh lý, cấu trúc của cơ thể do các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, di truyền gây nên được gọi là quá trình bệnh lý. Quá trình bệnh lý thường diễn biến qua bốn giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và kết thúc.

Bệnh là sự rối loạn cấu trúc, chức năng của một hoặc nhiều cơ quan hay toàn bộ cơ thể do những tác nhân gây bệnh gây nên, sự rối loạn đó dẫn đến một cân bằng mới kém bền vững, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại môi và giảm khả năng lao động của con người.

1.3. Khiếm khuyết

Khiếm khuyết là tình trạng bất thường, thiếu hụt hay mất về cấu trúc, tâm lý hoặc chức năng sinh lý nào đó của cơ thể do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên.

Ví dụ: Một trẻ sinh ra có tật bàn chân khoèo (bất thường bẩm sinh), một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể (bất thường mắc phải) làm giảm chức năng nhìn, một trẻ bẩm sinh bị thiếu hai tay (thiếu hụt bẩm sinh), một người bị tai nạn phải cắt cụt 1/3 giữa đùi phải (mất cấu trúc) làm giảm chức năng đi lại, trẻ bị câm điếc, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm phát triển trí tuệ do bệnh Down…

Hình 1: Dị tật bàn chân khoèo, thiếu hụt tay, bại não.

1.4. Giảm khả năng

Giảm khả năng là tình trạng giảm hoặc không thể thực hiện được một hoạt động nào đó (so với người bình thường) do khiếm khuyết gây nên.

Ví dụ: Người bị suy tim làm giảm khả năng hoạt động thể lực, người bị cụt một hoặc cả hai chân làm giảm khả năng di chuyển, trẻ chậm phát triển tâm thần dẫn đến khó khăn về học, trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn uống, nói; người bị đục thủy tinh thể dẫn đến giảm thị lực sẽ khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.

Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không tự thực hiện được vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng, mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng gây nên.

Một cá nhân có thể tự mình tồn tại trong cộng đồng mà không phải lệ thuộc vào người khác thì người đó không phải là người tàn tật, mặc dù họ có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng. Nếu một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng mà không thể tự mình tồn tại được trong cộng đồng như những người cùng giới, cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, người đó phải lệ thuộc một phần hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào người khác để tồn tại thì được coi là người tàn tật.

1.5.2. Phân loại tàn tật

– Phân loại theo tổn thương về cấu trúc:

+ Tàn tật do rối loạn tâm thần, loại này bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ví dụ: người bệnh tâm thần; trẻ em bị bại não.

+ Tàn tật về thể chất bao gồm:

Tàn tật do rối loạn vận động: liệt nửa người do đột qụy não, liệt hai chi dưới do bại liệt, do tổn thương tủy sống, các tổn thương thần kinh ngoại biên gây liệt.

Tàn tật do rối loạn cảm giác: Người khó khăn về nhìn do tổn thương thị giác, người khó khăn về nghe và nói, người mất cảm giác ngoại vi do bị bệnh hủi.

Tàn tật do tổn thương các cơ quan nội tạng: Người bị suy tim mạn tính, người bị suy thận mạn, người bị xơ gan.

+ Đa tàn tật (một người có hai tàn tật trở lên): Người bị đột qụy não bị liệt nửa người kèm rối loạn ngôn ngữ, người bị liệt hai chi dưới kèm suy thận mạn tính do biến chứng viêm thận – bể thận mạn tính, trẻ chậm phát triển trí tuệ kèm rối loạn vận động do bị bại não, bị bệnh Down…

– Phân loại theo tổn thương chức năng (cách phân loại này thường được áp dụng trong cộng đồng vì dễ được cộng đồng chấp nhận):

+ Người có khó khăn về vận động: Người cụt chi, người liệt nửa người, người liệt hai chi dưới, trẻ bại não…

+ Người có khó khăn về học: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não.

+ Người có khó khăn về nhìn: Người bị đục thủy tinh thể, người mù.

+ Người có khó khăn về nghe nói: Người bị giảm thính lực hay điếc.

+ Người có hành vi xa lạ: Người bị tâm thần.

+ Người mất cảm giác: Người bị bệnh phong.

1.6. Quá trình tàn tật

Quá trình từ người khỏe mạnh, bị bệnh trở thành người bệnh, người bệnh trở thành người khiếm khuyết, người khiếm khuyết trở thành người giảm khả năng, người giảm khả năng trở thành người tàn tật được gọi là quá trình tàn tật.

2. PHÒNG NGỪA TÀN TẬT

2.1. Phòng ngừa bước 1

Phòng ngừa tàn tật bước 1 là phòng ngừa không để xảy ra khiếm khuyết.

– Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

– Làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả tiêm chủng, sinh để có kế hoạch, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

– Phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực.

– Làm tốt công tác bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các tai nạn và rủi ro nghề nghiệp.

– Hạn chế tối đa tai nạn giao thông.

– Phát hiện sớm các khuyết tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh để có biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp, làm tốt công tác chăm sóc thai sản.

2.2. Phòng ngừa bước 2

Phòng ngừa tàn tật bước 2 là phòng ngừa không để khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng.

– Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm khiếm khuyết không để xảy ra giảm khả năng.

– Tạo điều kiện cho người khiếm khuyết có công ăn việc làm, có thu nhập và hòa nhập xã hội.

– Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hành, vui chơi.

– Phát triển hệ thống phục hồi chức năng đến tuyến cơ sở để có thể can thiệp sớm.

2.3. Phòng ngừa bước 3

Phòng ngừa tàn tật bước 3 là phòng ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật.

– Làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật, cung cấp các dụng cụ thay thế trợ giúp cho người tàn tật.

– Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết công ăn việc làm có thu nhập kinh tế cho người tàn tật.

– Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tạo điều kiện cho người tàn tật tái hòa nhập và hòa nhập cộng đồng

Sơ đồ 2.1: Các bước phòng ngừa tàn tật.

3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

3.1. Khái niệm

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người tàn tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

3.2. Mục tiêu của phục hồi chức năng

– Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.

– Làm cho người tàn tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên.

– Tạo cho người tàn tật có cuộc sống tự lập tối đa.

– Giúp người tàn tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và có hoạt động nghề nghiệp có thu nhập.

3.3. Nội dung tiến hành phục hồi chức năng

– Sử dụng các biện pháp y học như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe phục vụ trực tiếp cho phục hồi chức năng.

Ví dụ: cứng khớp gối khớp sau gãy xương phải phẫu thuật tái tạo khớp gối, vá dị tật hở hàm ếch và sứt môi là biện pháp y học.

– Sử dụng các kỹ thuật để làm phục hồi tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất, bao gồm:

+ Khám và lượng giá chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ giảm chức năng hoặc tàn tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi.

+ Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm cả vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trong chương trình phục hồi chức năng.

+ Tiến hành các hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp.

+ Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân gặp khó khăn về nói.

+ Các biện pháp giáo dục đặc biệt: dạy cách dùng ký hiệu để giao tiếp đối với người bị câm điếc, dạy chữ nổi cho người khiếm thị…

+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn…

– Làm thay đổi tích cực suy nghĩ, quan niệm của bản thân người tàn tật và của xã hội, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người tàn tật.

– Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở để người tàn tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội.

Hình: Bảng số trong thang máy đặt theo chiều ngang giúp người ngồi xe lăn, có chữ số nổi giúp người mù có thể sử dụng được (Hàn Quốc).

Hình . Có 4 gờ nổi trên vỉa hè đường phố, trên hành lang tàu điện ngầm (ở Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore) giúp người mù có thể đi lại an toàn.

– Tạo công ăn việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người tàn tật…

3. 4. Các hình thức phục hồi chức năng

3.4.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện

Là hình thức người tàn tật đến các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để được tiến hành phục hồi chức năng.

+ Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể đạt được kết quả cao nhất, nhất là các trường hợp khó phục hồi.

+ Có thể làm công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ.

+ Người tàn tật phải đi đến trung tâm. Điều này là một khó khăn đối với bản thân người tàn tật và gia đình họ, vì phần lớn gia đình người tàn tật là những gia đình khó khăn cả về nhân lực và kinh tế.

+ Số lượng người được phục hồi chức năng ít, vì số trung tâm và khả năng tiếp nhận của các trung tâm có giới hạn, trong khi số người tàn tật nhiều. Những khó khăn về kinh tế và nhân lực của người tàn tật và gia đình họ cũng làm hạn chế số người tàn tật đến các trung tâm để được phục hồi chức năng.

+ Phục hồi không sát với nhu cầu người tàn tật tại địa phương họ. Mỗi địa phương nơi người tàn tật sinh sống có những đặc điểm riêng về địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế. Vì vậy, phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện khó đáp ứng được hết mọi điều kiện để họ thích nghi được với điều kiện tại địa phương nơi họ sinh sống.

+ Giá thành cao. Người tàn tật và gia đình họ phải chi phí tốn kém, đồng thời chi phí xây dựng và hoạt động của các trung tâm cũng cao, vì vậy không thể đáp ứng được với một số lượng đông người tàn tật.

3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện

Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện là hình thức thành lập các tổ công tác phục hồi chức năng, bao gồm các cán bộ làm công tác phục hồi đem phương tiện đến nơi có người tàn tật để tiến hành phục hồi chức năng.

+ Số lượng người tàn tật được phục hồi chức năng có thể tăng.

+ Phục hồi sát với nhu cầu của người tàn tật tại gia đình và địa phương.

+ Thiếu cán bộ phục hồi chức năng.

+ Chi phí lớn cho công tác phục hồi chức năng.

3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hình thức mà người tàn tật được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sinh sống với sự giúp đỡ của người thân hoặc người tình nguyện trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng.

+ Là cách xã hội hóa công tác phục hồi tốt nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế: Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể thu hút được những người thân trong gia đình, những người tình nguyện trong cộng đồng, các đoàn thể xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận Tổ quốc, thu hút được sự tham gia của hệ thống chính quyền cơ sở tham gia vào công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật tại địa phương. Đây là hình thức tốt nhất để làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với người tàn tật, tạo thuận lợi nhất cho những người tàn tật hòa nhập với gia đình và xã hội.

+ Tỉ lệ người tàn tật được phục hồi cao nhất: Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể triển khai rộng rãi trên cả nước, nhờ đó số người tàn tật có cơ hội được phục hồi chức năng nhiều nhất.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người tàn tật phù hợp với nơi sinh sống, có cơ hội hội nhập với xã hội cao. Người tàn tật vẫn sống tại gia đình và địa phương, vì vậy các chương trình phục hồi chức năng được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế tại địa phương, giúp người tàn tật dễ dàng hòa nhập.

+ Chi phí cho phục hồi chức năng ít tốn kém, dễ chấp nhận. Phục hồi chức năng tại cộng đồng tận dụng được các phương tiện tại chỗ như chế tạo các dụng cụ trợ giúp hoặc phương tiện tập luyện bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ làm giảm chi phí phục vụ cho công tác phục hồi chức năng, tận dụng được nhân lực tại địa phương giúp khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực.

Hình 2.2: Tận dụng nguyên liệu bằng tre tại địa phương để làm khung tập đi trong phục hồi chức năng cho người tàn tật tại cộng đồng.

+ Có thể gắn chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào công tác của hệ thống tổ chức y tế hiện có. Trong mỗi nước đều có hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng được gắn với hệ thống này. Vì vậy, giải quyết được nhân lực, ngân quỹ và công tác quản lý.

Kết quả phục hồi cho trường hợp khó phục hồi thường thấp, các trường hợp này có thể được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành.

Phục Hồi Chức Năng Ngôn Ngữ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa hai hay nhiều người bằng các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.

Quá trình giao tiếp có tính hai chiều, chiều truyền thông tin và chiều nhận thông tin giữa các đối tượng giao tiếp.

Các hình thức giao tiếp gồm ngôn ngữ có lời nói và ngôn ngữ không lời nói. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được chuyển từ tư duy sang các tín hiệu giao tiếp và ngược lại.

Hình 1. Sơ đồ phương tiện giao tiếp

(NNKH: ngôn ngữ ký hiệu; KH: ký hiệu; NN: ngôn ngữ)

1.2. Các cơ quan tham gia chức năng giao tiếp

+ Cấu trúc giải phẫu cơ quan thính giác là tai. Cấu trúc của tai bao gồm:

– Tai ngoài: Vành tai để hứng âm thanh, ống tai ngoài để thu nhận sóng âm.

– Tai giữa: Gồm màng nhĩ; hệ thống xương con gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp có chức năng dẫn truyền và khuyếch đại xung động âm thanh; hòm nhĩ; cửa sổ bầu dục.

– Tai trong: ống ốc tai và các vành bán khuyên.

Hình 2. Giải phẫu của tai

+ Chức năng của tai:

– Tai là cơ quan tiếp nhận âm thanh (tai ngoài và tai giữa), biến các xung động âm thành thành xung động thần kinh (tai trong) để dẫn truyền lên não.

– Các dao động âm thanh truyền tới màng nhĩ, làm rung động màng nhĩ, các rung động này được hệ thống dẫn truyền cơ học ở tai giữa khuyếch đại và dẫn truyền tới cửa sổ bầu dục. Các xung động cơ học này làm rung động dịch trong ống ốc tai, các rung động này được các tế bào nhận cảm ốc tai (cơ quan corti) chuyển thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền lên vùng Wernicke ở hồi trên của thùy thái dương.

– Vùng Wernicke giải mã các tín hiệu nhận được, giúp cho chúng ta hiểu được lời nói. Nghe và nói là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Nhờ có nghe được mà trẻ học nói được, một trẻ điếc bẩm sinh sẽ không nói được.

– Ngưỡng nghe là giới hạn tần số âm thanh mà tai người nghe được. Tai người nghe được dải tần số âm thanh 16Hz – 20 000Hz (Hertz). Cường độ âm thanh tai người nghe được khoảng từ 0 đến 125 dB (Decibel). Dưới 15 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ngưỡng nghe là cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người nghe được. Nếu ngưỡng nghe của một người trên 20dB được coi là bắt đầu bị điếc. Nghe kém hay còn gọi là giảm thính lực khi ngưỡng nghe của một người cao hơn so với bình thường.

– Phân loại mức độ điếc dựa vào ngưỡng nghe:

Hình 3. Thước đo cường độ âm thanh (Decibel) và mức cường độ âm tương ứng trong đời sống

– Điếc có thể do tổn thương của cơ quan dẫn truyền âm (điếc dẫn truyền), có thể do tổn thương của cơ quan tiếp nhận âm (điếc tiếp nhận).

1.2.2. Vùng não thực hiện chức năng ngôn ngữ

+ Vùng Wernicke nằm ở hồi trên của thùy thái dương, thường ở bên bán cầu não chiếm ưu thế (người thuận tay phải thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên trái, người thuận tay trái thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên phải). Vùng Wernicke có chức năng phân tích tín hiệu âm thanh nhận được, giúp chúng ta hiểu được lời nói, nên còn gọi là vùng hiểu lời. Khi tổn thương vùng Wernicke, chẳng hạn do tai biến mạch máu não), bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì.

Hình 4. Vùng nhận cảm, phân tích âm thanh (Wirnicke) và vùng ngôn ngữ vận động (Broca) của não

+ Vùng Broca nằm ở hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando. Vùng Broca có chức năng tạo tín hiệu ngôn ngữ, còn được gọi là vùng ngôn ngữ vận động. Nếu vùng Broca bị tổn thượng, bệnh nhân sẽ mất khả năng nói mặc dù khi nghe người khác nói vẫn hiểu được, nhưng khó khăn trong việc diễn đạt ý của mình muốn nói.

+ Hệ viền có chức năng lưu giữ trí nhớ.

1.2.3. Cơ quan phát âm

– Thanh quản nằm giữa họng ở phía trên và khí quản ở phía dưới. Thanh quản có cấu trúc hình nón. Thanh quản được nối với họng và khí quản bằng các cơ và dây chằng. Phía trên có nắp thanh quản hình lá có tác dụng điều hòa dòng khí qua thanh quản để tạo cường độ âm và âm sắc cho giọng nói. Dưới nắp thanh quản là hai dây thanh được tạo thành từ cơ giáp-phễu, phía trên có lớp niêm mạc phủ.

– Dây thanh được cấu tạo từ nhiều bó sợi. Tùy theo tần số âm mà toàn bộ hay một phần bó sợi rung động. Độ dài hay ngắn của dây thanh cũng thay đổi được để thay đổi âm sắc của giọng nói. Chiều dài của dây thanh ở nam trưởng thành khoảng 17mm, ở nữ trưởng thành khoảng 12mm. Dây thanh càng dài, giọng nói càng trầm, dây thanh càng ngắn giọng nói càng cao. Thần kinh chi phối thanh quản và dây thanh là đám rối họng tạo thành từ dây thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh phế vị quặt ngược.

+ Các cơ quan tham gia tạo âm thanh:

– Để tạo ra âm thanh cần có sự tham gia phối hợp hoạt động của môi, lưỡi, vòm họng, các mô mềm trong khoang họng như lưỡi gà…

– Lưỡi là cơ quan quan trọng tham gia vào phát âm. Lưỡi được cấu tạo bởi các cơ như cơ cằm-lưỡi, cơ lưỡi-lưỡi, cơ trâm-lưỡi, cơ vòm lưỡi, và các cơ trong lưỡi như cơ ngang, cơ thẳng đứng, cơ dọc trên, cơ dọc dưới. Thần kinh chi phối cảm giác của lưỡi là dây thần kinh số VII và dây thiệt hầu. Thần kinh chi phối vận động của lưỡi là dây thần kinh dưới lưỡi. Khi phát âm, kích thước lưỡi thay đổi, làm thay đổi thể tích khoang miệng, dẫn đến thay đổi độ cộng hưởng của âm. Đặc biệt, lưỡi ảnh hưởng đến phát âm các nguyên âm.

– Môi có vai trò làm thay đổi độ lớn và hình dạng của cửa miệng, làm thay đổi thể tích khoang miệng. Môi có vai trò quan trong trong phát âm các nguyên âm và phụ môi như o, ô, m, b, p.

– Răng và vòm miệng tạo ra độ cộng hưởng âm. Khi bị hở vòm miệng, khuyết răng, sẽ bị ảnh hưởng đến việc phát âm.

+ Cơ quan cộng hưởng âm thanh:

Các khoang miệng, mũi, xoang hàm, tạo cộng hưởng âm thanh và ảnh hưởng đến giọng nói.

2. BỆNH LÝ NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI

Thất ngôn: Thất ngôn là tình trạng người bệnh mất khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và thể hiện các tín hiệu ngôn ngữ như đọc, viết, do tổn thương não. Khoảng 70- 80% bệnh nhân thất ngôn là do tai biến mạch máu não mà tổn thương não ở bên bán cầu trội, ngoài ra còn gặp trong chấn thương sọ não, u não. Thất ngôn chủ yếu gặp ở người lớn, những người đã biết nghe, nói, đọc, viết bình thường.

Căn cứ vào lâm sàng người ta chia thất ngôn thành hai nhóm:

+ Thất ngôn trôi chảy: là khả năng hình thành âm thanh dễ dàng, người bệnh có thể nói dễ dàng.

+ Thất ngôn không trôi chảy: là loại thất ngôn có vấn đề khó khăn trong việc hình thành âm thanh.

Nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng não phụ trách ngôn ngữ và lời nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ.

Căn cứ vào vị trí tổn thương, người ta chia thất ngôn thành các loại:

+ Thất ngôn Broca (hay thất vận ngôn, thất ngôn vận động, thất ngôn biểu đạt, thất ngôn hành động):

– Thất ngôn Broca là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì.

– Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. Những bệnh nhân này, dễ bị đánh giá nhầm là thất ngôn hoàn toàn nếu thầy thuốc không khám kỹ khả năng hiểu lời nói và chữ viết của người bệnh. Thời gian đầu mới bị tổn thương, khó phân biệt với thất ngôn hoàn toàn, nhưng sau một thời gian, thất ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng trong khi khả năng hiểu lời nói và chữ viết của bệnh nhân bình thường.

+ Thất ngôn Wernicke (hay mất khả năng hiểu lời, thất ngôn tiếp nhận, thất ngôn cảm giác)

– Thất ngôn Wernicke là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không hiểu được người khác viết gì.

– Thất ngôn Wernicke thường xẩy ra khi có tổn thương của động mạch não giữa hoặc một trong các nhánh của nó. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não chiếm ưu thế.

– Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn Wernicke nói trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói của họ trôi chảy nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu hiện không thể lặp lại các từ và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết.

– Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke. Các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu sót của mình và cố gắng tự sửa.

– Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền thường có 1 hoặc 2 ổ nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát hiện gần đây.

– Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ viết.

– Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội.

– Thất ngôn mất ngữ pháp là tình trạng bệnh nhân sử dụng các câu ngắn, đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý.

2.2. Bệnh lý lời nói

Bệnh lời nói bao gồm nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng được phân làm hai loại nói ngọng chức năng và nói ngọng do bệnh lý của cơ quan phát âm, củanão.

Nói ngọng là khi nói, các âm thanh của lời nói không rõ ràng, không rõ tiếng, khiến người nghe khó hiểu. Nói ngọng thường gặp ở trẻ em, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ở tuổi trước học đường và bậc tiểu học. Khi lớn lên những lỗi phát âm này sẽ được chỉnh sửa dần.

Mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết, âm tiết thường bắt đầu bằng phụ âm rồi nguyên âm, cuối âm tiết thường là phụ âm. Người nói ngọng thường nói thiếu phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, nói sai dấu, phụ âm đầu hoặc cuối bị thay đổi, ví dụ:

Nguyên nhân của nói ngọng có thể do tiếng địa phương; do thói quen; do dị tật của cơ quan phát âm như hãm lưỡi ngắn; cử động miệng kém ở trẻ bại não, ở người bị tổn thương thần kinh; do dị tật hở môi, hở vòm miệng; nghe kém do dị tật hoặc bệnh lý của tai giữa như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm; cũng có thể không rõ nguyên nhân.

Người ta chia nói ngọng ra làm hai loại:

– Nói ngọng chức năng không phải do tổn thương thực thể ở cơ quan phát âm hoặc tổn thương não, mà là lỗi phát âm trong quá trình học và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

– Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ học theo ngôn ngữ mẹ đẻ, phát âm bằng cách bắt chước âm thanh. Trẻ có thể phát âm sai âm tiết như “táo” thành “áo”, “mượn” thành “mựn”, “đũa” thành ũa”… Lỗi phát âm này đều có ở trẻ bình thường khi mới bắt đầu học nói. Các lỗi này sẽ được điều chỉnh và sửa chữa dần, cho tới một giai đoạn phát triển nhất định trẻ sẽ phát âm đúng. Tuy nhiên một số trẻ vẫn giữ thói quen trở thành tật phát âm khi trưởng thành. Ngọng chức năng có thể sửa chữa được, nếu được tập luyện.

+ Nói ngọng do bệnh lý cơ quan phát âm:

– Rối loạn phát âm do khe hở miệng. Khe hở vòm miệng là do dị tật bẩm sinh, có thể gặp các loại sau:

Khe hở vòm miệng không toàn bộ

Khe hở vòm miệng kết hợp khe hở môi

– Phẫu thuật sửa chữa khe hở vòm miệng để sửa chữa tật phát âm tốt nhất khi trẻ chưa học nói. Nếu phẫu thuật muộn, khi lời nói đã định hình, trẻ thường bị khiếm khuyết lời nói do thay đổi cộng hưởng, lỗi phát âm, giọng mũi hở.

– Rối loạn phát âm do bệnh lý cơ quan phát âm như liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh phế vị quặt ngược, liệt vận động lưỡi do tổn thương dây thần kinh thiệt hầu, do hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh, phù nề thanh quản… Các bệnh lý này thường gây ra các rối loạn về giọng nói như giọng nói khàn, mất tiếng, giọng gỗ…

Hình 6. U nang dây thanh bên trái

Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói, nói mất lưu loát. Những người nói lắp, trong khi nói có từ hoặc âm tiết trong câu lặp lại liên tiếp. Có các kiểu nói lắp sau:

Lắp một âm của âm tiết, chẳng hạn “s..s..s..s.. sáng nay con ăn mì tôm”, “t..t..t..tôi đi”, “kh..kh..kh..không có”

Lắp một âm tiết, chẳng hạn “sáng..sáng..sáng.. sáng nay con ăn mì tôm”, “không..không..không..không đi”

Lắp một đoạn của câu, chẳng hạn “sáng nay..sáng nay..sáng nay con ăn mì tôm”, “không đủ..không đủ…không đủ tiền để mua”

Xen vào một âm tiết hoặc một câu bất thường được lặp đi lặp lại, chẳng hạn các câu “thế là”, “coi như là”, chẳng hạn “sáng nay con.. thế là..ăn mì tôm”.

Nguyên nhân của nói lắp: do thói quen từ thời kỳ học nói không được chỉnh sửa, mặc cảm tâm lý dẫn đến nói lắp để che lấp đi một số khó khăn về tư duy, một số bệnh lý của cơ quan phát âm.

3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ

+ Sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói

+ Giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết, bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói để có ngôn ngữ và lời nói càng gần như người bình thường càng tốt.

+ Phát huy mọi khả năng, mọi hình thức giao tiếp cả bằng lời nói và ngôn ngữ không lời, cả việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thay thế như máy trợ âm hoặc các ký hiệu giao tiếp để người bệnh có thể giao tiếp được tốt nhất.

3.2. Phương pháp

3.2.1. Sử dụng các biện pháp y học phục hồi

Sử dụng mọi biện pháp y học để sửa chữa các khiếm khuyết của cơ quan phát âm và các bệnh lý nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ của người bệnh, như phẫu thuật vá sứt môi, hở hàm ếch; phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh; điều trị tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại vi; điều trị viêm dây thanh…

3.2.2. Sử dụng các hình thức giao tiếp

Sử dụng tổng hợp các hình thức giao tiếp để người có khó khăn về nói giao tiếp được tốt nhất.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời thường được sử dụng nhất vì tốc độ trao đổi thông tin nhanh, chính xác. Người có khó khăn về nói, để có thể giao tiếp bằng lời nói đạt hiệu quả cần được phục hồi chức năng bằng các bài tập phát âm, luyện giọng nói.

+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, có bốn hình thức:

– Chữ viết: chữ viết là hình thức giao tiếp thường được sử dụng để bổ xung cho khiếm khuyết của giao tiếp có lời. Người có khó khăn giao tiếp bằng lời nói thường dùng hình thức giao tiếp bằng chữ viết để bổ xung.

– Ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, tư thế, giọng nói, cử động của đầu, là hình thức biểu cảm thường dùng trong giao tiếp.

– Dấu hiệu, cử chỉ là các kỹ năng ra hiệu bằng các cử động của tay, chẳng hạn “vẫy tay” ra hiệu “lại đây”, “vẫy tay” ra hiệu “ngồi xuống”… Những cử chỉ này không có quy ước, nhưng mọi người đều có thể hiểu và ứng dụng.

Hình 7. Bộ ký hiệu quy ước với bảng chữ cái tiếng Việt

Hình 8. Bộ ký hiệu quy ước với các số đếm.

3.2.3. Một số nguyên tắc giao tiếp khi phục hồi chức năng ngôn ngữ

– Khuyến khích và chờ đợi người đối thoại nói. Người khó khăn về nói thường nói chậm và phát âm khó khăn, vì vậy họ thường ngại nói. Đừng nói hộ và cần chờ đợi, chẳng hạn trẻ muốn đi nhưng không nói “đi” mà nắm tay ta kéo đi. Khi đó hãy yêu cầu trẻ nói “đi” cho đến khi nào gần đúng mới cho trẻ đi.

– Phải biết lắng nghe người đối thoại nói hoặc nghe xem họ phát ra âm thanh gì, sau đó phải nói mẫu rồi yêu cầu người đối thoại lặp lại cho đến khi họ nói gần đúng mới đáp ứng yêu cầu của họ. Chẳng hạn, người đối thoại muốn lấy cái bát, phải yêu cầu họ nói lại từ “bát” cho đến khi gần đúng mới đưa bát cho họ.

Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu hoặc người trong gia đình cần thay đổi cách thức và tốc độ giao tiếp thích ứng với người đối thoại. Điều này làm người có khó khăn về nói dễ hiểu hơn và giao tiếp được dễ hơn.

– Hãy ngồi xuống thấp hoặc đứng lên để mặt ta ngang với mặt người đối thoại. Như vậy, người có khó khăn về nói dễ dàng quan sát cử động của miệng, nét mặt khi ta phát âm.

– Tham gia trò chơi hoặc các hoạt động cùng với người giao tiếp. Chẳng hạn chơi các trò chơi cùng với trẻ hoặc chơi bài, chơi cờ cùng người khó khăn về nói, đồng thời yêu cầu họ nhắc lại các từ chúng ta nói mẫu cho đến khi gần đúng mới chơi tiếp.

– Nói chậm và rõ để người giao tiếp nghe và quan sát được cử động của miệng ta khi nói. Khi người hướng dẫn nói chậm, trẻ sẽ nói chậm theo, nếu nói nhanh, trẻ hoặc người khó khăn về nói khó tạo được âm đúng.

– Tăng thêm từ mới để người khó khăn về nói tập luyện, bắt đầu bằng các từ đơn. Khi người đối thoại nói được nhiều từ đơn thì dạy họ cách ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài. Tích cực nói truyện, kể truyện với người có khó khăn về nói và yêu cầu họ kể lại là cách tốt để họ nói được nhiều hơn. Thường xuyên đưa họ tham gia vào các trò chơi, các hoạt động tập thể, để họ hòa nhập và giao tiếp được nhiều.

– Nhắc đi nhắc lại các từ mà người giao tiếp đang học và đang tiến bộ. Nhắc lại nhiều lần sẽ tạo thói quen và cơ hội tập âm đó nhiều hơn.

– Luôn gọi tên các đồ vật, tên người xung quanh, và yêu cầu người đối thoại nhắc lại.

+ Luôn phát huy tính tích cực, chủ động, trí tưởng tượng của người đối thoại:

Chẳng hạn, gấp một chiếc thuyền giấy, kể cho người đối thoại câu truyện về một chuyến đi biển, thỉnh thoảng yêu cầu người đối thoại nhắc lại một số từ trong câu truyện.

+ Sử dụng mọi hình thức giao tiếp không lời khác để hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói:

Cần phát huy tối đa khả năng nói của người có khó khăn về nói. Dùng hình vẽ, chữ viết, cử chỉ, nét mặt, ký hiệu giao tiếp bằng tay, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể để người đối thoại hiểu được.

4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI THẤT NGÔN, NÓI NGỌNG, NÓI LẮP

4.1. Phục hồi chức năng cho người thất ngôn

– Người bệnh kém hiểu từ, hiểu câu khi nghe người khác nói

– Người bệnh không chỉ ra được các bộ phân cơ thể, đồ vật, màu sắc khi được hỏi.

– Người bệnh không thực hiện được mệnh lệnh, ví dụ “đưa bút cho tôi”, đặt cốc lên bàn”…

– Bảo bệnh nhân đọc và làm theo chỉ dẫn ghi trong giấy, họ không thực hiện được.

+ Phát hiện người thất ngôn vận động:

– Người bệnh không thể trả lời được các câu hỏi đơn giản, mặc dù họ hiểu

– Người bệnh không nói được ra tên các đồ vật, con vật, màu sắc, khi được yêu cầu, mặc dù đó là các vật quen dùng.

– Khả năng viết kém, mặc dù trước đây đã biết viết bình thường

– Nếu họ hiểu tốt, nhưng chưa nói được nhiều từ:

Dùng tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đồ vật hàng ngày để dạy. Giới thiệu tên từng vật rồi yêu cầu họ nhắc lại.

Cất các đồ vật đi, rồi đưa từng vật ra để hỏi và yêu cầu họ nhắc lại.

Nếu họ nói tên đồ vật khó, hướng dẫn họ dùng cử chỉ, dấu hiệu để diễn đạt.

Dạy họ vừa nói vừa dùng dấu hiệu để giao tiếp

– Nếu họ nói được các từ đơn:

Dạy họ ghép các từ đơn thành câu ngắn, rồi câu dài hơn

Dùng tranh ảnh để họ nói theo tranh

Khuyến khích họ kể lại các câu truyện ngắn vừa nghe

– Nếu họ hiểu kém:

Dùng dấu hiệu, cử chỉ kết hợp với lời nói để gọi tên các đồ vật, hành động.

Đặt hai đến ba đồ vật ra trước mặt, yêu cầu họ chỉ từng đồ vật khi nghe tên vật. Nếu họ chỉ sai, dùng dấu hiệu, cử chỉ để mô tả vật cho đến khi họ chỉ đúng.

Khi họ hiểu nhiều, dạy họ nói từng từ đơn rồi câu ngắn.

4.2. Phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người nói ngọng

Dùng một bảng gồm các chữ đơn, yêu cầu người bệnh đọc, chẳng hạn:

Bà, gà, bá, đĩa, dao, đủ, hải (phụ âm đầu âm tiết)

Bàn, kính, sách, toàn, anh, mồm, dép (phụ âm cuối âm tiết)

Con chó, cành hoa, cái thìa, đôi đũa (thanh điệu)

Rau thìa là, là lượt, làm ruộng (thay đổi âm)

+ Phương pháp can thiệp:

– Dạy trẻ tập cử động miệng, lưỡi, cơ quan phát âm: há to miệng rồi ngậm lại. Đưa lưỡi dài ra,thụt lưỡi vào. Đưa lưỡi lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái. Tập thổi bong bóng xà phòng. Tập phát âm chữ x, càng ngân dài càng tốt.

– Dạy trẻ tạo âm, sửa các lỗi phát âm của trẻ. Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm, dạy trẻ tạo các nguyên âm trước như a, o, u, i, e, ê, ô, ơ. Khi trẻ đã phát âm được các nguyên âm rồi mới chuyển sang tập phát âm các phụ âm.

– Dạy trẻ các phụ âm môi như b, m, p. Khi trẻ đã phát âm được rõ rồi thì ghép với nguyên âm như mama, papa, măm măm,mimi, bêbê.

– Tiếp sau dạy trẻ nói các từ đơn như ba, má, bố, mẹ, bà, ông.

– Sau khi trẻ nói được nhiều từ đơn, ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài.

Kết hợp dạy nói với tranh ảnh, đồ vật và chơi đùa với trẻ, tạo cho trẻ hứng thú vừa chơi vừa học, chú ý sửa âm khi trẻ nói sai.

4.3. Phục hồi ngôn ngữ cho người nói lắp

+ Phát hiện trẻ nói lắp:

Việc phát hiện trẻ nói lắp thường dễ khi nghe trẻ nói truyện hoặc nói truyện với trẻ.

+ Phương pháp can thiệp:

– Tập thư dãn. Cùng với sửa tật nói lắp cần hướng dẫn trẻ thư dãn. Để trẻ thở sâu 3-5 nhịp. Động viên trẻ nói chậm. Những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ, chờ đợi trẻ nói, không thúc dục trẻ.

– Tập cho trẻ sửa các âm hay nói lắp, bắt đầu bằng các câu ngắn, sau là các câu dài và kể truyện.

(Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2014). Vật lý‎ trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho sau đại học. Bộ môn VLTL – PHCN HVQY. NXB QĐND.)

Khoa Phục Hồi Chức Năng, Cơ Cấu Tổ Chức

Tên tiếng anh: Rehabilitation Department.

Địa chỉ: Nhà D6, BVĐK Xanh Pôn, số 12, Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội.

Địa chỉ email: rehabilitationst.paul@gmail.com

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

– Khoa phục hồi chức năng được thành lập năm 1988

– Gần 30 năm trưởng thành và phát triển khoa đã đóng góp một phần không nhỏ giúp người bệnh hòa nhập cuộc sống cộng đồng, năng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ

Khoa Phục hồi chức năng gồm 13 cán bộ.

* Trưởng khoa: chúng tôi Nguyễn Thị Thắm.

* Phó trưởng khoa: BS CKII Nguyễn Văn Vĩ

* Kỹ thuật viên trưởng: Thạc sĩ Phạm Ngọc Sơn

– Bác sĩ: 03 bác sĩ ( gồm cả trưởng và phó khoa), 10 Kỹ thuật viên ( 07 cử nhân

1. Khám và điều trị Phục hồi chức năng: *Một số hình ảnh về điều trị Nội trú: *Một số hình ảnh về điều trị Ngoại trú:

– Phục hồi chức năng về Cơ- Xương- Khớp: Đau khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, teo cơ…

– Phục hồi chức năng về Thần kinh: Tai biến mạch máu não, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…

– Phục hồi chức năng về chấn thương: gãy xương, bong gân, trật khớp, đứt dây thần kinh,…

– Phục hồi chức năng về sau chấn thương, sau kết hợp xương,sau phẫu thuật thay khớp (háng, gối, vai), sau phẫu thuật nối đứt dây chằng khớp gối…

– Phục hồi chức năng về nhi khoa: Chậm phát triển tâm thần, vận động, dị tật bẩm sinh (Bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh, bàn chân bẹt, chân chữ O, chân chữ X), xơ hóa cơ ức đòn chum, vẹo cổ cấp ở trẻ, gù vẹo cột sống, liệt dây thần kinh ngoại biên, liệt đám rối thần kinh ngoại biên, điều trị sau di chứng chấn thương sọ não, dị dạng mạch não, phục hồi chức năng hô hấp, xơ cơ ức đòn chũm, còi xương…

2. Đào tạo:

– Phục hồi chức năng về các bệnh khác: Bệnh về hô hấp (viêm phổi)…

– Đào tạo sinh viên các trường có chuyên khoa Phục hồi chức năng theo sự phân công của bệnh viện.

Cở sở vật chất của khoa gồm các máy điều trị như: Máy kéo giãn cột sống, điện từ trường, siêu âm, điện phân, điện xung, rung cơ, tử ngoại, hồng ngoại, máy tập cưỡng bức chi dưới, vi sóng…

1. Một số kỹ thuật mới trong điều trị vật lý trị liệu như

V. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

2. Những kỹ thuật sẽ triển khai trong thời gian tới

– Vỗ rung hô hấp bằng máy, xoa bóp áp lực hơi, siêu âm điều trị không cầm tay.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hợp tác với các khoa PHCN của các Bệnh viện trong khu vực . 4. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong khoa. VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KHOA

– Điều trị trẻ tự kỷ, điều trị rối loạn Trương lực cơ

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!