Xu Hướng 10/2023 # Tính Chất Hoá Học, Cấu Tạo Phân Tử Của Glucozo, Fructozo Và Bài Tập # Top 10 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tính Chất Hoá Học, Cấu Tạo Phân Tử Của Glucozo, Fructozo Và Bài Tập # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tính Chất Hoá Học, Cấu Tạo Phân Tử Của Glucozo, Fructozo Và Bài Tập được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vậy Glucozơ C6H12O6 có tính chất hoá học và tính chất vật lý đặc trưng gì? có cấu tạo phân tử ra sao? được điều chế và ứng dụng gì trong đời sống thực tế, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết dưới dây.

I. Tính chất vật lý của Glucozo

– Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 oC (dạng α) và 150 o C (dạng β), dễ tan trong nước.

– Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,… đặc biệt là quả chín.

– Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1%)

II. Cấu tạo phân tử của Glucozo

– Glucozơ có công thức phân tử là C 6H 12O 6, tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

– Viết gọn là: CH 2OH[CHOH] 4 CHO

– Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β

– Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –

– Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal

III. Tính chất hoá học của Glucozo

– Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit -CHO) và ancol đa chức (do có 5 nhóm -OH ở vị trí liền kề)

1. Glucozo có tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)

– Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH) 2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam

2. Glucozo có tính chất của anđehit

– Với dung dịch AgNO 3 trong NH 3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc

– Với dung dịch Cu(OH) 2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh) tạo thành Cu(I) dạng Cu 2 O có kết tủa màu đỏ gạch.

– Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol:

3. Phản ứng lên men của Glucozo

– Khi có enzim xúc tác ở nhiệt độ khoảng 30 – 35 0 C, glucozơ bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic:

IV. Điều chế và Ứng dụng của Glucozo

1. Điều chế Glucozo trong công nghiệp

– Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim

– Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc

– Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng)

– Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc)

– Công thức cấu tạo CH 2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CO – CH 2 OH.

I. Tính chất vật lí của Fructozo

– Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.

– Vị ngọt hơn đường mía.

– Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).

II. Tính chất hóa học của Fructozo

– Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.

– Hòa tan Cu(OH) 2 ở ngay nhiệt độ thường.

– Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.

– Tính chất của xeton

+ Tác dụng với H 2 tạo sobitol.

+ Cộng HCN (axit xiahidric)

– Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm.

– Fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.

* Lưu ý: Không phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc hav phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Để phân biệt glucozo với fructozo dùng dung dịch nước brom.

C. Bài tập về Glucozo và Fructozo

Bài 1 trang 25 SGK Hóa 12: Glucozơ và fructozơ:

A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH) 2.

B. Đều có chứa nhóm CHO trong phân tử.

C. Là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. Đều tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.

– Đáp án: A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH) 2.

Bài 2 trang 25 SGK Hóa 12: Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?

C. Na kim loại.

D. Nước brom.

– Đáp án: A. Cu(OH) 2

– Bảng nhận biết như sau:

Bài 3 trang 25 SGK Hóa 12: Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?

– Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là C n(H 2O) m

– Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:

+ Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.

+ Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.

+ Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như: tinh bột,…

Bài 4 trang 25 SGK Hóa 12: Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?

– Những thí nghiệm chứng minh được cấu tạo phân tử glocozơ có nhóm chức -CHO và nhóm -OH:

+ Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm -CH=O.

+ Glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH 3 COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm -OH.

+ Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, chứng tỏ phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch dài không nhánh.

Bài 5 trang 25 SGK Hóa 12: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:

a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.

b) Fructozơ, glixerol, etanol.

c) Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.

a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic

– Phương trình phản ứng hóa học:

b) Fructozơ, glixerol, etanol.

– Phương trình phản ứng hóa học:

c) Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.

– Phương trình phản ứng hóa học:

Bài 6 trang 25 SGK Hóa 12: Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3/NH 3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO 3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

– Phương trình phản ứng:

– Theo PTPƯ thì số mol Ag: n Ag = 2.n C6H12O6 = 2.0,2 = 0,4 (mol)

⇒ m Ag = 0,4.108 = 43,2 (g)

⇒ Số mol AgNO 3: n AgNO3 = 2.n C6H12O6 = 2.0,2 = 0,4 (mol) ⇒ m Ag = 0,4.170 = 68 (g)

Etilen C2H4 Cấu Tạo Phân Tử Tính Chất Hoá Học Của Etilen Và Bài Tập

– Etilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.

– Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kêt này dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

– Những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi như etilen gọi là anken, có công thức chung C nH 2n với n ≥ 2.

– Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO 2 và H 2 O, tỏa nhiều nhiệt.

– Dung dịch Brom hay nước Brom có màu vàng da cam; Ở phản ứng này, một liên kết kém bền trong liên kết dôi bị đứt ra và phân tử etilen kết hợp thêm một phân tử brom. Phản ứng trên gọi là .hàn ứng cộng.

– Ngoài Brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng vởi một số chất khác, như hiđro,…

– Khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị dứt ra làm cho các phân tử etilen kết hợp với nhau, tạo thành chất có phân tử lượng rất lớn gọi là polime.

– Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp, polietilen (PE) là chất rắn, không độc, không tan trong nước và là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chất dẻo.

– Etilen dùng để sản xuất axit axetic, rượu etylic, poli (vinyl clorua),…

– Etilen dùng kích thích quả mau chín.

Bài 1 trang 119 sgk hoá 9: Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau:

Lời giải bài 1 trang 119 sgk hoá 9:

a) CH 3 – CH 3 có 1 liên kết đơn C – C.

b) CH 2 = CH 2 có 1 liên kết đôi: C = C.

c) CH 2 = CH – CH = CH 2 có 2 liên kết đôi: C = C và 1 liên kết đơn: C – C.

Bài 3 trang 119 sgk hoá 9: Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có sẵn trong khí metan để thu được metan tinh khiết.

Lời giải bài 3 trang 119 sgk hoá 9:

– Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư, khi đó etilen phản ứng tạo thành đibrometan là chất lỏng ở lại trong dung dịch và chỉ có metan thoát ra.

Bài 4 trang 119 sgk hoá 9: Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng:

a) Bao nhiêu lít oxi?

b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lời giải bài 4 trang 119 sgk hoá 9:

a) Phương trình phản ứng cháy etien:

– Theo bài ra, ta có: n C2H4 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol).

– Theo PTPƯ: n O2 = 3.n C2H4 = 3.0,2 = 0,6 (mol).

⇒ V O2 = n.22,4 = 0,6.22,4 = 13,44 (lít).

b) Thể tích không khí = 13,44.(100/20) = 67,2 lít.

Tính Chất Hoá Học Của Oxit, Phân Loại Oxit Và Bài Tập

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về oxit là gì, tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ, cách phân loại oxit.

I. Oxit là gì? cách gọi tên oxit?

– Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

– Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + “Oxit”

– Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

– Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ,…

– Các oxit được chia thành 4 loại:

III. Tính chất hoá học của Oxit

1. Tính chất hoá học của Oxit Bazơ

– Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độthường là : Na 2O; CaO; K 2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH) 2 , KOH, Ba(OH) 2

– Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit (Oxit bazo + oxit axit)

– Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na 2O, K 2 O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

2. Tính chất hoá học của oxit axit

– Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: AnHiDric của axit tương ứng.

Ví dụ: SO 2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H 2SO 3: axit sunfurơ)

– Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Chú ý: NO , N 2 O , CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

– Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

SO 3 + NaOH → NaHSO 4 (Muối axit)

– Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO , BaO , Na 2O , K 2 O ,…) tạo thành muối.

* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al 2O 3 , ZnO , SnO , Cr 2O 3 ,…

* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO , N 2 O , CO ,…

IV. Bài tập Oxit Axit, Oxit Bazo

Có những oxit sau: CaO, Fe 2O 3, SO 3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

a) Những oxit tác dụng với nước: b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric: c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

Có những chất sau: H 2O, KOH, K 2O, CO 2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

– Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:

Bài 3 trang 6 sgk hoá 9: Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

a) Axit sunfuric + … → kẽm sunfat + nước

b) Natri hiđroxit + … → natri sunfat + nước

c) Nước + … → axit sunfurơ

d) Nước + … → canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + … → canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

Bài 4 trang 6 sgk hoá 9: Cho những oxit sau: CO 2, SO 2, Na 2 O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a) nước để tạo thành axit.

b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

a) CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit: b) Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ: c) Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước: d) CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

Bài 5 trang 6 sgk hoá 9: Có hỗn hợp khí CO 2 và O 2. Làm thế nào có thể thu được khí O 2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

Bài 6 trang 6 sgk hoá 9: Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

– Theo bài ra ta có: n CuO = n/M = 1,6/80 = 0,02 (mol).

a) Phương trình phản ứng:

b) Theo phương trình phản ứng trên thì lượng CuO tham gia phản ứng hết, H 2SO 4 còn dư.

– Khối lượng CuSO 4 tạo thành, tính theo số mol CuO:

n CuSO4= n CuO = 0,02 (mol) ⇒ m CuSO4 = 0,02.160 = 3,2 (g).

– Khối lượng H 2SO 4 dư sau phản ứng:

m H2SO4 = 20 – (98.0,02) = 18,04 (g).

– Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

Tính Chất Hoá Học, Công Thức Cấu Tạo Của Lipit (Chất Béo) Và Bài Tập

– Về mặt cấu tạo, phần lớn Lipit là các este phức tạp bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và phopholipit,…

II. Tính chất vật lý của chất béo

* Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

* Công thức cấu tạo chung dạng:

– Chất béo động vật: Glixerit của axit no panmitic, stearic nên ở thể rắn.

– Chất béo thực vật: Glixerit của axit chưa no oleic nên ở thể lỏng.

* Một số chất béo thường gặp:

+) Axit panmitic: C 15H 31 COOH

+) Axit stearic: C 17H 35 COOH

+) Axit oleic: C 17H 33 COOH (có 1 nối đôi)

+) Axit linoleic: C 17H 31 COOH (2 nối đôi)

+) Axit linolenoic: C 17H 29 COOH (3 nối đôi)

– Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như mỡ động vật (mỡ bò, mỡ cừu,…). Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. Nó thường có nguồn gốc thực vật (dầu lạc, dầu vừng,…) hoặc từ động vật máu lạnh (dầu cá).

– Chất béo chứa các gốc axit béo no (mỡ động vật) thường ở dạng rắn, còn chất béo chứa các gốc axit không no (dầu thực vật) ở dạng lỏng.

– Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu, xăng, ete,…

III. Tính chất hoá học của chất béo

– Trong công nghiệp, phản ứng trên được tiến hành trong nồi hấp ở 220℃ và 25 atm.

– Ví dụ: phương trình hoá học

– Khi đun nóng với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng

– Ví dụ: phương trình hoá học

– Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

– Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit (tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit).

– Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.

– Lipit lỏng có gốc axit là không no, để chuyển thành lipit rắn, ta cho tác dụng với H2 có niken làm xúc tác trong nồi hấp.

– Để đánh giá mức độ không no của lipit, người ta dùng:

– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit.

– Nối đôi C = C ở gốc axi không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

IV. Bài tập vận dụng về Lipit chất béo.

Bài 1 trang 11 sgk hóa 12: Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?

– Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.

– Trong đó R 1, R 2, R 3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

* Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:

– Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no và ở trạng thái lỏng. ví dụ: (C 17H 33COO) 3C 3H 5

– Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no và ở trạng thái rắn. ví dụ: (C 17H 35COO) 3C 3H 5

Bài 2 trang 11 sgk hóa 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

– Đáp án: C.Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

– Bởi vì: Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon.

Bài 3 trang 11 sgk hóa 12: Trong thành phần của một số loại sơn có Trieste của glixerol với axit linoleic C 17H 31COOH và axit linoleic C 17H­ 29 COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các Trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.

– Các công thức trieste có thể có:

Bài 4 trang 11 sgk hóa 12: Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.

– Theo bài ra, số mol KOH là: n KOH = C M.V = 0,1.0,003 = 0,0003 (mol)

– Khối lượng KOH cần dùng là m KOH = n.M = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

– Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

⇒ Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH

⇒ x = 16,8/2,8 = 6

⇒ Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

Bài 5 trang 12 sgk hóa 12: Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

– Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo

⇒ n KOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 (mol).

⇒ n axit stearic = n KOH = 0,125.10-3 (mol). (axit stearic: C 17H 35 COOH)

⇒ m axit stearic = n.M = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3(g).

⇒ Lượng tristearoylglixerol (C 17H 35COO) 3C 3H 5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645(g).

⇒ n(C17H35COO)3C3H5 = 0,9645/890 = 1,0837.10-3 mol

– Phương trình hóa học:

⇒ n KOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 (mol).

– Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10- 3. 56 ≈ 182.10-3 g = 182(mg).

⇒ Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là: 182 + 7 = 189

Tính Chất Hoá Học, Công Thức Cấu Tạo Của Anken Và Bài Tập

– Anken là những Hidrocacbon no, mạch hở trong phân tử có chứa liên kết đôi C=C, có công thức phân tử tổng quát là: C nH 2n (n≥2).

– Hợp chất trong dãy Anken có công thức đơn giản nhất là Etilen:CH 2=CH 2

* Tên thông thường: Tên Ankan có cùng nguyên tử các bon đổi đuôi -an thành đuôi -ilen

* Tên thay thế: Gọi tên theo cách sau

+ Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi

+ Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi hơn.

Cách đọc tên : vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – vị trí liên kết đôi – en

II. Tính chất vật lý của Anken

– Ở điều kiện thường, anken từ C2 đến C4 là chất khí. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng theo khối lượng mol phân tử, các anken đều nhẹ hơn nước.

– Anken là những chất không màu hoà tan tốt trong dầu mỡ và hầu như không tan trong nước.

– Trong phân tử anken có liên kết đôi π, liên kết này kém bền (so với liên kết đơn σ) nên Anken có tính chất đặc trưng là tham gia phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa.

1. Anken phản ứng cộng hidro (Anken + H2)

* Nhận xét: Dung dịch brom là thuốc thử dùng để nhận biết etilen và anken nói chung. Mức độ phản ứng của halogen giảm dần từ Cl 2, Br 2, I 2.

3. Phản ứng cộng hợp Hidro halogenua

*- Lưu ý: Đồng đẳng của etilen khi phản ứng sẽ tạo ra hỗn hợp sản phẩm có sản phẩm chính và sản phẩm phụ (clo thế vào các vị trí khác nhau trong mạch cacbon).

– Theo dãy HCl, HBr, HI phản ứng dễ dần.

– Phản ứng cộng HX vào anken bất đối tạo ra hỗn hợp 2 sản phẩm.

– Đối với các anken khác bất đối xứng khi cộng HX sẽ tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp.

– Nếu thực hiện phản ứng cộng HBr vào anken có xúc tác peoxit thì sản phẩm chính lại ngược quy tắc Maccopnhicop.

* Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.

4. Anken cộng hợp H2O (đun nóng, có axit loãng xúc tác)

– Phản ứng cộng hợp nước của Etilen:

– Các đồng đẳng của Etilen:

* Lưu ý: Đối với các anken khác bất đối xứng khi cộng H 2 O cũng tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp: Nhóm – OH đính vào C bậc cao.

– Khi có xúc tác, áp suất cao, đun nóng

5. Phản ứng trùng hợp của Anken

– Phản ứng trùng hợp: Là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn (hợp chất cao phân tử).

a) Anken phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

6. Phản ứng oxi hoá của Anken

– Anken làm mất màu dung dịch thuốc tím: Anken + KMnO4

– Tạo thành ancol đa chức có 2 nhóm -OH hoặc đứt mạch C chỗ nối đôi tạo thành anđehit hoặc axit.

* Nhận xét: Anken làm mất màu dung dịch thuốc tím nên có thể dùng dung dịch thuốc tím để nhận biết anken.

– Riêng CH 2=CH 2 còn có phản ứng oxi hóa không hoàn toàn tạo CH 3 CHO.

a) Điều chế Anken trong phòng thí nghiệm

IV. Điều chế và Ứng dụng của Anken

– Tổng quát: b) Điều chế Anken trong công nghiệp

– Tách nước từ ancol etylic:

– Thu từ nguồn khí chế biến dầu mỏ.

– Tách H 2 khỏi ankan:

– Tách HX từ dẫn xuất C nH 2n+1 X:

(trong 2 phản ứng tách này cần chú ý quy tắc tách Zaixep để xác định sản phẩm chính: -OH và -X được ưu tiên tách cùng nguyên tử H của C bậc cao).

– Tách X 2 từ dẫn xuất đihalogen (2 nguyên tử halogen gắn với 2 nguyên tử C nằm cạnh nhau):

– Cộng H 2 có xúc tác Pd/PbCO 3 vào ankin hoặc ankađien:

– Anken thường được dùng để sản xuất rượu, các dẫn xuất halogen và các chất khác.

– Để trùng hợp polime: polietilen, poliprpilen.

– Etilen còn được dùng làm quả mau chín.

Bài 1 trang 132 SGK Hóa 11: So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.

– Về đặc điểm cấu tạo: Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken còn có chứa 1 liên kết π kém bền, dễ gẫy.

– Do đó về tính chất hóa học có phần khác với ankan (ankan có phản ứng thế là đặc trưng), anken cho phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng.

– Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp, phản ứng làm mất màu dung dịch và thuốc tím.

Bài 4 trang 132 SGK Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa học để :

a. Phân biệt metan và etilen.

b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.

c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.

Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.

a) Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.

– CH 4 không tác dụng với dung dịch nước brom

b) Cho hỗn hợp khí (CH 4 và C 2H 4) đi qua dung dịch nước brom dư, C 2H 4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, khí còn lại ra khỏi bình dung dịch nước brom là CH 4.

c) Lần lượt cho hexan và hex-1-en đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hex-1-en, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hexan

– Hexan không tác dụng với dung dịch nước brom

Bài 5 trang 132 SGK Hóa 11: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. Butan

B. but-1-en

C. cacbon đioxi

D. metylpropan

– Đáp án: B. but-1-en

Bài 6 trang 132 SGK Hóa 11: Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90gam.

a. Viết các phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên.

b. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

a) Phương trình hóa học:

b) Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và propilen

– Theo bài ra, 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen nên có: x + y = 3,36/22,4 = 0,15(mol). (*)

– Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 4,9 gam chính là khối lượng của hỗn hợp etilen và propilen, nên ta có: 28x + 42y = 4,9 (**).

– Giải hệ PT (*) và (**) được: x = 0,1(mol) ; y =0,05(mol).

Tính Chất Hoá Học, Cấu Tạo Phân Tử Của Amoniac Nh3, Muối Amoni

1. Cấu tạo phân tử của Amoniac

– Amoniac là gì? Amoniac NH 3 là hợp chất trong phân tử có 1 nguyên tử Nitơ ở đỉnh liên kết cộng hoá trị với 3 nguyên tử Hidro ở đáy tam giác.

2. Tính chất vật lý của Amoniac

– Là chất khí không màu, mùi khai và xốc.

II. Tính chất hoá học của Amoniac

1. Amoniac có tính bazơ yếu

– Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

⇒ Dung dịch NH 3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

– Khi NH 3 dư thì:

2. Amoniac có tính khử mạnh

c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại

III. Điều chế và Ứng dụng của Amoniac

+ Trong công nghiệp: tổng hợp từ N 2 và H 2

+ Trong phòng thí nghiệm:

◊ Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:

◊ Nhiệt phân muối amoni

2. Cách nhận biết Amoniac

– Khí không màu có mùi khai.

– Khí làm cho quỳ tím chuyển màu xanh hoặc làm cho phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

– Tạo khói trắng với HCl đặc.

– Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm; điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa.

– Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

I. Công thức cấu tạo, tính chất vật lý của Amoni

1. Công thức phân tử của muối Amoni

– Muối amonilà muối của NH 3 với axit.

– Công thức tổng quát: (NH 4) x A.

2. Tính chất vật lí của muối Amoni

– Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh:

– Nếu muối amoni của axit mạnh (A là gốc axit của một axit mạnh) thì thủy phân tạo môi trường axit.

II. Tính chất hóa học của muối Amoni

1. Muối Amoni tác dụng với dung dịch axit → muối mới và bazơ mới

2. Muối Amoni tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + NH3 + H2O

3. Muối Amoni tác dụng với dung dịch muối → 2 muối mới

4. Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt → NH3 và axit tương ứng.

– Nếu axit tạo ra có tính oxi hóa mạnh thì axit đó sẽ oxi hóa NH­ 3 để tạo thành các sản phẩm khác:

III. Cách điều chế và nhận biết muối Amoni

– Dùng phản ứng trao đổi ion.

– Muối amoni tạo khí mùi khai với dung dịch kiềm

Bài 2 trang 37 SGK hóa 11: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:

Biết rằng A là hợp chất của nitơ.

– Các phương trình phản ứng hóa học:

Bài 3 trang 37 SGK hóa 11: Hiện nay, để sản xuất amoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí.Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí amoniac?

– Phương trình điều chế hiđro

– Phương trình loại khí oxi:

– Phương trình tống hợp amoniac:

Bài 4 trang 38 SGK hóa 11: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch: NH 3, Na 2SO 4, NH 4Cl, (NH 4) 2SO 4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.

Bài 5 trang 38 SGK hóa 11: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac sang phải, cần phải đồng thời:

A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.

B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ.

C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ.

– Đáp án: C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

– Phản ứng điều chế NH 3:

– Sau phản ứng số mol khí giảm nên theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất (chiều thuận). 

– Phản ứng này toả nhiệt nên khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ (chiều thuận).

Bài 6 trang 38 SGK hóa 11: Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH 4NO 2 và NH 4NO 3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?

– Phương trình phản ứng nhiệt phân:

– Trong hai phản ứng trên số oxi hoá của nitơ trong mỗi phản ứng đều thay đổi. Trong mỗi phân tử muối một nguyên tử nitơ có số oxi hoá tăng, một nguyên tử có số oxi hoá giảm, đây là phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.

– Ở cả hai phản ứng nitơ nguyên tử trong ion NH 4+ đều là chất khử (chất cho e) nitơ từ số oxi hoá -3 tăng lên 0 ở phản ứng (1) và lên +1 ở phản ứng (2).

– Nguyên tử nitơ trong ion NO 2– và NO 3– là chất oxi hoá (chất nhận e). Ở phản ứng (1) số oxi hoá của N từ +3 (trong NO 2– ) xuống 0 và ở phản ứng (2) số oxi hoá của nitơ từ +5 (trong NO 3–) xuống +1.

Bài 7 trang 38 SGK hóa 11: Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0 ml dung dịch (NH 4) 2SO 4 1,00M, đun nóng nhẹ.

a. Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn?

b. Tính thể tích khí (đktc) thu được?

a) Phương trình phản ứng:

b) Tính thể tích khí thu được

– Theo bài ra ta có: n(NH4)2SO4 = V.C M = 0,15.1 = 0,15 (mol).

– Theo PTPƯ: n NH3 = 2.n(NH4)2SO4 = 2.0,15 = 0,3 (mol).

⇒ V NH3 = n NH3.22,4 = 0,3. 22,4 = 6,72 (lít).

Bài 8 trang 38 SGK hóa 11: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,00 gram NH 3. Biết rằng hiệu suất chuyển hoá thành amoniac là 25%. Các thể tích khí được đo ở đktc.

A. 44,8 lit N 2 và 134,4 lit H 2

B. 22,4 lit N 2 và 134,4 lit H 2

C. 22,4 lit N 2 và 67,2 lit H 2

D. 44,8 lit N 2 và 67,2 lit H 2

– Theo bài ta, n NH3 = 17/17 = 1(mol).

– Theo PTPƯ: n N2 = (1/2)n NH3 = (1/2).1 = 0,5 (mol).

– Do hiệu suất 25% nên

⇒ n N2 (cần dùng) = 2(mol) và n H2 (cần dùng) = 6(mol).

⇒ V N2 = 2.22,4 = 44,8 (lít)

⇒ V H2 = 22,4. 6= 134,4 (lít).

Cập nhật thông tin chi tiết về Tính Chất Hoá Học, Cấu Tạo Phân Tử Của Glucozo, Fructozo Và Bài Tập trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!