Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Ph Dạ Dày Ở Heo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu về pH dạ dày ở heoChia sẻ
Lượt xem
5955
pH dạ dày pH dạ dày ở động vật dạ dày đơn trưởng thành được kiểm soát bởi sự tiết HCl (axit hydrochloric) từ niêm mạc dạ dày (Kidder và Manners, 1978). HCl là chất cần thiết để kích hoạt tiêu hóa đạm bằng cách hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, đây chính là loại protease chính của hệ tiêu hóa. Động vật trưởng thành có độ pH dạ dày tương đối thấp (2-3), ở độ pH này mầm bệnh từ thức ăn và nước uống đi vào hệ tiêu hóa gần như bị tiêu diệt hoàn toàn (Clemens và cộng sự, 1975).
Heo sơ sinh có độ pH dạ dày khá cao (5-6), do khả năng tạo ra hệ đệm mạnh của sữa non (Smith và Jones, 1963). Sự hỗ trợ này cho phép vi khuẩn từ môi trường bên ngoài đi vào dạ dày đến ruột non và ruột già để thiết lập một hệ vi sinh bình thường trong đường tiêu hóa. Thông thường, những vi khuẩn chiếm ưu thế trong dạ dày thường là vi khuẩn Lactobatẻia và Bifidobacteria, do đó đường ruột chứa một hỗn hợp các vi khuẩn (Smith và Jones, 1963). Một vài giờ sau khi heo con bú mẹ, độ pH sẽ giảm xuống 3.5 – 5 và độ pH này sẽ duy trì đến bốn tuần đầu sau khi cai sữa (Cranwell và cộng sự, 1976). Sau đó, độ pH sẽ dần dần giảm xuống đến độ pH của heo trưởng thành (2-3) kể cả khi chúng ta không cho động vật ăn thức ăn dạng rắn (Schiketanz và Richter, 1967; được trích dẫn bởi Kidder và Manners, 1978). Độ pH từ 3.5 – 5 trong dạ dày heo con bú mẹ tạo điều kiện cho sự hoạt hóa của chymosin (rennin), đây là enzyme có vai trò làm đông sữa trong dạ dày (Shen và Liechty, 2003). Nếu không có hoạt động của chymosin thì sữa sẽ đi xuống rất nhanh và hầu như không tiêu hóa vào ruột non. Mặc dù pepsin có khả năng làm đông sữa nhưng hiệu quả thấp hơn chymosin, enzyme này yếu hơn khi phân giải đạm và không tiêu hóa Ig sữa (Kidder và Manners, 1978). Độ pH thấp 3.5 – 5 cũng giúp hỗ trợ sự sản sinh của Lactobactẻia và loại trừ các vi sinh vật gây bệnh khác (Cranwell và cộng sự, 1968). Một quần thể Lactobacteria khỏe mạnh sẽ tạo ra một lượng axit lactic dồi dào giúp ổn định pH dạ dày và giảm thiểu sự tiết HCl. Do đó, khả năng tiết HCl ở những con heo bú mẹ khá hạn chế và sữa mẹ cũng không kích thích mạnh sự tiết HCl trong dạ dày heo con (Cranwell và cộng sự, 1976).
Khi cai sữa, pH dạ dày (3-4) được duy trì cao hơn mức cần thiết để tiêu hóa đạm từ thực vật hoặc động vật (nguồn đạm khác ngoài sữa), bởi vì hoạt động của pepsin mạnh nhất ở độ pH 2 và 3.5 (Kidder và Manners, 1978). Một vài loại đạm chỉ tiêu hóa được ở độ pH tối ưu thấp hơn, trong khi đó đạm trở nên khó tiêu khi độ pH lớn hơn 4. Cho heo con ăn các sản phẩm từ sữa trong khẩu phần sau cai sữa đã cho thấy có sự giảm pH trong dạ dày ở heo cai sữa so với những con heo con bú mẹ cùng lứa (Polivoda và cộng sự, 1973). Hàm lượng đạm trong khẩu phần cũng ảnh hưởng đến độ pH dạ dày, khẩu phần đạm thấp làm pH dạ dày thấp vì khả năng đệm của thức ăn thấp (Manners, 1970).
Lượng đạm không tiêu hóa ở heo con không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn làm gia tăng sự phát triển hệ vi sinh nhờ sự có mặt của đạm, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh cơ hội như Escherichia coli (Smith và Jone, 1963). Trong trường hợp này, heo con sẽ bị tiêu chảy, thỉnh thoảng sẽ chết nếu không được chữa trị bằng các chất kháng khuẩn (kháng sinh, kẽm oxit, đồng sunfat, axit hữu cơ và tinh dầu) nhằm kiểm soát mầm bệnh.
Người ta đã đề xuất một vài cách để phòng ngừa đạm không tiêu hóa được trên những con heo mới cai sữa. Đầu tiên, người ta khuyến nghị là cho heo con ăn khẩu phần đạm thấp với nguồn đạm dễ tiêu trong vài ngày đầu sau cai sữa. Thứ hai, nếu việc cho heo con ăn tự do gây quá tải đối với hệ tiêu hóa còn non nớt do có chứa nhiều đạm, thì nê áp dụng chế độ cho ăn hạn chế trong một khoảng thời gian giới hạn (thường là từ 2 – 5 ngày sau cai sữa là đủ). Cuối cùng, bổ sung lactic (Geary và cộng sự, 1999) và các axit khác (Mroz, 2003; Koch, 2005) trong khẩu phần sau cai sữa, phương pháp này cho thấy đã cải thiện hiệu quả động vật, phần lớn là do đặc tính kháng khuẩn của axit và chúng cũng có ảnh hưởng nhỏ đến việc giảm pH của dạ dày.
Nguồn: Applied Nutrition for Young Pigs Biên dịch: Acare VN Team
Chia sẻ
Lượt xem
5955
Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến xảy ra khi thức ăn ở dạ dày trào ngược lên ống thức ăn (thực quản). Có khoảng 2/3 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này và thường được cải thiện sau thời gian khi trẻ trưởng thành.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường nôn trớ sau bữa ăn. Tình trạng này được gọi là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Bởi vì, cấu trúc dạ dày đặc biệt ở trẻ nhỏ, nên thức ăn khó đi qua hệ thống tiêu hóa, dẫn đến việc trào ngược. Tuy nhiên, nếu việc nôn trớ xảy ra thường xuyên và dẫn đến một số triệu chứng khó chịu khác hoặc khiến trẻ bị sụt cân nghiêm trọng được gọi là trào ngược dạ dày bệnh lý.
Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thường phổ biến hơn nhưng ít khi nghiêm trọng. Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên được chẩn đoán trào ngược dạ dày nếu kèm theo các triệu chứng bao gồm các vấn đề hô hấp, khó tăng cân hoặc viêm thực quản.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ emCác triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em phổ biến nhất thường bao gồm:
Nôn thường xuyên
Ho hoặc thường xuyên thở khò không muốn ăn hoặc khó ăn
Chứng ợ nóng, đầy hơi, đau bụng hoặc có hành vi đau bụng (thường xuyên quấy khóc khi được cho ăn hoặc ngay sau khi ăn)
Đau ngực hoặc đau thắt ngực, đau lưng ngay sau tim hoặc cánh tay
Tiết nhiều nước bọt và nước bọt có mùi chua hoặc hôi
Đau họng, khàn giọng
Đắng miệng
Trào ngược dạ dày ở trẻ em trên 2 tuổi và thanh thiếu niên thường có các triệu chứng như:
Bị đau hoặc nóng rát ở ngực trên, hay còn được gọi là ợ nóng
Đau hoặc khó chịu khi nuốt
Ho, khò khè hoặc khàn giọng
Thường xuyên buồn nôn
Có vị axit dạ dày trong cổ họng hoặc cảm thấy như thức ăn bị kẹt trong cổ họng
Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi nằm xuống
Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu cho một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dàyHiện tại, các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân chính xác dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là tăng nguy cơ trào ngược dạ dày bao gồm:
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm tổn thương và mất các chức năng của dạ dày, dẫn đến trào ngược khi tiêu hóa thức ăn.
Chức năng tiêu hóa kém hoặc bị suy yếu sẽ khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày và dẫn đến trào ngược trở lại thực quản.
Có tiền sử gia đình, cha hoặc mẹ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng các loại thực phẩm như bạc hà, chocolate, thức ăn chiên hoặc thực phẩm có chứa caffeine
Tiếp xúc với thuốc lá hoặc có cha, mẹ, người chăm sóc trực tiếp hút thuốc lá.
Ngoài ra, đôi khi chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Rối loạn thần kinh
Hen suyễn
Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ emĐể chẩn đoán hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:
Nội soi để quan sát bên trong thực quản và dạ dày của trẻ.
Chụp X-quang đường tiêu hóa trên để chụp hình ảnh dạ dày và ruột của trẻ.
Kiểm tra nồng độ pH để xác định tình trạng trào ngược từ dạ dày có rò rỉ vào ống thực quản hay không.
Nghiên cứu quá trình tiêu hóa để xác định dịch dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn đi vào cơ thể hay không.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ emViệc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường, bác sĩ thường khuyên chăm sóc hoặc cha mẹ một số cách điều trị và chăm sóc như sau:
1. Chăm sóc tại nhàCác nhiều cách khắc phục tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày tại nhà như sau:
Đối với trẻ dưới 2 tuổi:
Nâng cao đầu giường hoặc nôi của trẻ.
Giữ trẻ ngồi hoặc đứng thẳng ít nhất là 30 phút sau khi ăn.
Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn hoặc ngũ cốc. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ.
Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn.
Đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi:
Nâng cao đầu giường hoặc sử dụng gối chuyên dùng cho trẻ trào ngược.
Cho trẻ ngồi hoặc giữ trẻ đứng thẳng ít nhất trong 2 giờ sau khi ăn.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Hãy chắc chắn rằng trẻ không ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
Tránh các hoạt động mạnh sau khi ăn.
Hạn chế thức ăn ngọt, béo và đồ uống có gas để tránh làm tình trạng trào ngược thêm nghiêm trọng.
Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe, hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch.
2. Sử dụng thuốcNếu tình trạng trào ngược ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc. Một số loại thuốc giúp giảm lượng axit dạ dày bao gồm:
Thuốc kháng axit như Mylanta và Maalox
Các loại thuốc kháng Histamine H2 như Axid, Pepcid, Tagamet hoặc Zantac
Thuốc ức chế bơm Proton như Nexium, Prilosec, Prevacid, Aciphex, Zegerid và Protonix
Hầu hết các loại thuốc này đều làm giảm khí thừa ở hệ thống tiêu hóa hoặc trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi thuốc làm giảm axit dạ dày có thể không cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu dùng thuốc liều cao, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, tiêu chảy, tăng nguy cơ còi xương, làm loãng xương.
3. Phẫu thuậtPhẫu thuật thường không được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày trẻ em. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc cần thiết bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.
Phẫu thuật được thực hiện để bọc phần trên của dạ dày và xung quanh cơ thắt thực quản. Điều này sẽ tăng cường chức năng của cơ co thắt và ngăn ngừa trào ngược.
Phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao nhưng cũng dẫn đến một số rủi ro nhất định. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích mà phẫu thuật mang lại trước khi tiến hành điều trị.
4. Sử dụng thuốc Đông yHiện nay, Đông y cũng là một trong những lựa chọn mà người bệnh đánh giá rất cao, đặc biệt là cho trẻ nhỏ nhờ vào sự an toàn, lành tính và đảm bảo của phương thuốc này.
Một trong những bài thuốc Đông y rất uy tín và được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị trào ngược dạ dày nói chung là Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên có nguồn gốc rất rõ ràng và đảm bảo. Các loại thảo dược được sử dụng để điều chế thuốc đều được trồng tại vườn dược liệu Đông y của chính Trung tâm Thuốc dân tộc, đạt chuẩn an toàn GACP – WHO. So với các bài thuốc trôi nổi trên thị trưởng thì đây là một điểm cộng rất lớn của Sơ can Bình vị tán, giúp người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi sử dụng.
Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa… cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng.
Thành phần: Bồ công anh, mơ tam thể, lá khôi, cỏ mực, mai mực, dạ cầm, tơ hồng xanh, xích đồng, cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.
Hiệu quả của bài thuốc đã được công nhận bởi không chỉ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ mà bởi chính những người bệnh điều trị tại Trung tâm. Trong đó, NSND Trần Nhượng cũng là một trong những khách hàng đã điều trị thành công bệnh trào ngược nhờ vào Sơ can Bình vị tán tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
Biến chứng trào ngược dạ dày ở trẻTrẻ bị trào ngược dạ dày khiến thức ăn di chuyển lên ống thực quản và tràn vào khí quản. Điều này có thể gây ra hen suyễn hoặc viêm phổi.
Tình trạng nôn thường xuyên có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Theo thời gian, bệnh trào ngược ở trẻ em cũng có thể dẫn đến:
Viêm thực quản
Các vết loét hoặc loét trong thực quản, có thể gây đau và chảy máu
Thiếu tế bào hồng cầu và thiếu máu
Hẹp thực quản
Hình thành các tế bào, mô bất thường trong thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định và là dấu hiệu cho một số tình trạng y tế khác. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng trào ngược, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Tìm Hiểu Lợi Ích Của Chuối Tiêu Xanh Chữa Bệnh Đau Dạ Dày
Chuối là loại thực phẩm bổ dưỡng được dùng phổ biến ở nước ta, các loại chuối xanh, chuối tiêu, chuối hột đều tốt cho sức khỏe. Trong các loại chuối, loại chuối được sử dụng để làm thuốc trong đông y là chuối tiêu.
Theo Y học cổ truyền, nhựa có trong chuối tiêu xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có.
Quả chuối tiêu xanh theo Đông Y thường được thái mỏng, ăn ghém với các loại rau thơm trong các món gỏi, nộm chua để bớt tanh và đề phòng đi ngoài. Bạn cũng có thể dùng cách này để sử dụng chuối xanh hàng ngày hoặc làm bột chuối tiêu xanh để tiện sử dụng. Lấy thịt chuối tiêu xanh cắt, thái lát mỏng, sấy khô ở nhiệt độ dưới 500 độ C, tán thành bột mịn. Ăn hàng ngày với liều 20 – 30g để phòng và trị bệnh đau dạ dày.
TÁC DỤNG CỦA CHUỐI TIÊU XANH DÀNH CHO SỨC KHỎE LÀ GÌ?Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Chuối tiêu dùng để điều trị các bệnh như táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.
Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả.
Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.
Hằng ngày có thể ăn 1 – 5 quả; 20 – 30g vỏ chuối; 60 – 120g tươi củ chuối.
Trong đông y chuối có thể hỗ trợ điều trị các bệnh sau.
Chữa đái ra máuCủ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
Chữa trĩ ra máuChuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễnCủ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.
Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơCủ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
Chữa trúng độc do ăn uốngCủ chuối tiêu 200g – 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.
Phòng và chữa viêm loét dạ dàyNhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc dùng chuối xanh hàng ngày giúp bạn loại bỏ được những triệu chứng lâm sàng này cũng như hỗ trợ điều trị loại bỏ bệnh dạ dày rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 – 30g.
Chuối luộcChuối chín 2 – 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng trị táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Chuối hấp đường phènChuối chín 2 – 3 quả, đường phèn 100g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 – 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.
Cấu Tạo Dạ Dày Gồm Những Gì? Bài Giảng Về Các Bộ Phận Dạ Dày
Như chúng ta đã biết, việc giải phẫu cấu tạo dạ dày có thể giúp cho quá trình tìm hiểu bệnh cũng như điều trị bệnh dạ dày tốt hơn. Hiện nay bệnh đau dạ dày đang ngày một gia tăng, mỗi chúng ta cần phải nắm rõ được về những thông tin cần thiết về dạ dày.
I. Bài giảng về cấu tạo dạ dày, các lớp thành dạ dàyDạ dày nằm ở giữa thực quản và tá tràng, đây được xem là bộ phận tiêu hóa lớn nhất. Dạ dày có vai trò chứa và tiêu hóa thực phẩm. Hình dạng và vị trí của nó biến đổi theo sự biến đổi của thể vị, và dung lượng thức ăn ít hay nhiều.
Dạ dày nhìn qua hình chụp X quang thường có hình dạng như sừng bò hoặc móc câu, chữ J. Ngoài ra, dạ dày còn chịu sự ảnh hưởng của tuổi tác, cá tính và thể chất của từng người.
Dạ dày gồm có 2 chức năng chính là:
– Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
– Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.
II. Những điều cần biết về giải phẫu cấu tạo dạ dàyTâm vị là một vùng rộng khoảng từ 3 đến 4 cm2, nằm gần thực quản có lỗ tâm vị. Lỗ này thông giữa thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc.
Đáy vị là phần phình to ra có hình chỏm cầu, ở bên trái lỗ tâm vị, ngăn cách với thực quản bụng bởi một khuyết gọi là khuyết tâm vị. Bộ phận này thường chứa không khí, nên dễ nhìn thấy khi chụp phim X quang.
Thân vị là phần nối tiếp phía dưới đáy, hình ống, có 2 thành và 2 bờ. Giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị và dưới là mặt phẳng xuyên qua khuyết góc của bờ cong vị nhỏ.
Hang môn vị: tiếp nối với thân vị chạy sang phải và hơi ra sau.
Ống môn vị: thu hẹp lại trông giống cái phễu và đổ vào môn vị.
Mặt ngoài của môn vị có tĩnh mạch trước môn vị. Sờ bằng tay bao giờ cũng sẽ nhận biết được môn vị hơn là nhìn bằng mắt.
Ở giữa môn vị là lỗ môn vị thông với hành tá tràng. Lỗ nằm ở bên phải đốt sống thắt lưng 1.
Dạ dày hay còn gọi là bao tử, đây là một bộ phận trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Khi bị bệnh dạ dày đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể cũng bị ngưng trệ.
Dạ dày là một tạng trong phúc mạng. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với thực quản qua lỗ môn vị.
Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong:
Bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Đây là nhánh của động mạch chủ bụng tách ra ngay dưới cơ hoành, ngang mức giữa đốt sống ngực 12 và đốt sống thắt lưng 1. Ngay sau khi xuất phát động mạch chia thành 3 ngành là: động mạch vị trái, động mạch lách và động mạch gan chung.
3.1 Vòng mạch bờ cong vị bé– Bó mạch vị phải
– Theo cấu tạo động mạch vị phải thường xuất phát từ động mạch gan riêng. Trong cuống gan động mạch ở trước và bên trái, đến bờ cong nhỏ chia làm 2 nhánh đi lên để nối với 2 nhánh của động mạch vị trái.
– Tĩnh mạch vị phải kèm theo các động mạch và đổ vào tĩnh mạch cửa.
– Bó mạch vị trái
– Theo cấu tạo động mạch vị trái xuất phát từ động mạch thân tạng, đội lên một nếp phúc mạc thành nếp vị tụy trái đến bờ cong nhỏ, ở 1/3 trên chia thành 2 nhánh: trước và sau, bó sát thành bờ cong nhỏ để xuống nối với 2 nhánh của động mạch vị phải.
– Đường kính trung bình của động mạch vị trái là 2,5mm, trong một số trường hợp, động mạch vị trái còn cho nhánh đến thuỳ gan trái.
– Tĩnh mạch vị trái phát sinh tâm vị đi kèm theo động mạch và đổ vào các nhánh của tĩnh mạch cửa.
3.2 Vòng mạch bờ cong vị lớn– Những động mạch vị ngắn
Bao gồm những động mạch vị ngắn phát sinh từ động mạch lách hay một nhánh của nó, chừng 5-6 nhánh qua mạc nối vị lách phân phối cho phần trên bờ cong vị lớn.
– Các động mạch vùng đáy vị và tâm vị Động mạch vùng đáy vị và tâm vị bao gồm:
– Các nhánh thực quản phát sinh từ động mạch vị trái, đi ngược lên phân phối cho mặt trước và sau vùng tâm vị và đáy vị.
– Động mạch sau lách là từ động mạch lách đi trong dây chằng vị hoành phân phối cho đáy vị và mặt sau thực quản.
-Động mạch hoành dưới trái cho nhánh đến mặt sau tâm vị.
Tất cả các động mạch tạo thành một mạng lưới thông nối ở 2 mặt dạ dày, đặc biệt là trong niêm mạc có sự thông nối động tĩnh mạch.
Dạ dày được chi phối bởi 2 thân thần kinh lang thang trước và sau thuộc hệ giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm.
Theo Benhduongtieuhoa
Cấu Tạo Dạ Dày Và Chức Năng Dạ Dày
Dạ dày (hay bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Nếu cơ quan này bị tổn thương, gặp trục trặc đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể bị ngưng trệ. Vì vậy việc tìm hiểu cấu tạo dạ dày, chức năng của nó sẽ có lợi trong việc điều trị bệnh.
Dạ dày là một tạng trong phúc mạng, phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với thực quản qua lỗ môn vị, có hình dạng giống với chữ J.
* Thành phần trong dạ dày
– Tâm vị: Lỗ tâm vị có một lớp niêm mạc ngăn cách với thực quản.
– Đáy vị: Chứa không khí
– Thân vị: Phần này chứa các tuyến tiết ra HCl và Pepsinogene.
– Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt gọi là cơ thắt môn vị.
* Cấu tạo dạ dày
Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong, cụ thể:
– Thanh mạc: Lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.
– Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
– Tấm dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc chứa các tuyến dạ dày, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có khả năng tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene… lại có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin… đồng thời là yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.
– Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày: Gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau, có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời giúp tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian,…
Chức năng của dạ dày là gì?Dạ dày có 2 chức năng chính là:
– Nghiền cơ học thức ăn đồg thời thấm dịch vị.
– Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa có trong dịch vị.
* Chu trình nạp thức ăn vào dạ dày
Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt sẽ được đưa xuống dưới qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (ống này nằm song song với khí quản) sau đó đến dạ dày.
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này không đáng kể.
Khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị xong chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu sau đó là ruột già và “tống” ra ngoài theo đường bài tiết.
* Dịch vị trong dạ dày
Dịch vị bao gồm hỗn hợp các thành phần acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin.
Axit dịch vị có tác dụng rất mạnh, đủ để có thể đục thủng lỗ trên tấm thảm trải sàn. Để đảm bảo dạ dày không bị axit ăn mòn, luôn tồn tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa axit, chất nhầy từ các tế bào phụ tiết ra, chính chất nhầy này và một số chất khác tạo lên một màng nhày, dai bao phủ niêm mạc.
Tuy nhiên những tế bào của lớp màng này cũng bị hao mòn rất nhanh chóng nên toàn bộ niêm mạc dạ dày được thay thế mới 3 ngày/lần. Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.
Sự mất cân bằng khiến cho lượng chất nhầy thiết hụt, hay sự phát triển dư thừa của axit dịch vị là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày.
Để phòng và điều tị các bệnh dạ dày, cần hiểu rõ cấu tạo dạ dày và chức năng của nó.
Một số triệu chứng bệnh dạ dày phổ biếnNgười mắc bệnh dạ dày thường có những dấu hiệu sau:
Đây là biểu hiện phổ biến đầu tiên của chứng đau dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu kể cả khi ăn đã lâu. Cảm giác bụng đầy hơi có thể giảm dần sau khi hoạt động thể chất hoặc làm việc.
Tuy nhiên, tình trạng này liên tục xuất hiện và kéo dài sau mỗi bữa ăn khiến bạn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn có cảm giác khó nuốt, đặc biệt các triệu chứng sẽ nặng thêm theo thời gian.
Đau tức vùng bụng trên hay còn gọi là đau vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Lúc này người bệnh thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau xuất hiện khi đói quá hoặc khi no quá.
Đau tức vùng bụng trên hay còn gọi là đau vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu.
+ Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nônNếu bạn thường xuyên buồn nôn không rõ nguyên nhân thì hãy đi khám ngay vì đây là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày của đại đa số bệnh nhân.
+ Thay đổi thói quen đại tiện, phân bất thườngĐầy hơi, thay đổi thói quen đại tiện hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu cho thấy bị nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh loét dạ dày, sỏi mật, táo bón,…
Ở trường hợp nặng, khi khối u đã phát triển lớn thì bệnh nhân có thể sờ thấy khối u bất thường ở bụng. Một số người còn có thể sờ thấy có bọc u trong ổ dạ dày, ấn vào cảm giác đau.
Bệnh dạ dày là một trong những bệnh có tỉ lệ người mắc hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, những nguy hại mà bệnh gây ra từ nhẹ đến nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo dạ dày, chức năng dạ dày và những nguy cơ bệnh có thể mắc phải.
Khi có các triệu chứng như trên, cần sớm thăm khám tại chuyên khoa y tế để sớm phát hiện bệnh. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sỹ, người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm nhanh các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, trào ngược,… do đau dạ dày, viêm/loét dạ dày, viêm hang vị,… gây ra.
Dạ Dày Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của Dạ Dày Người
Dạ dày hay bao tử là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, có cấu tạo phức tạp, thực hiện hai chức năng chính là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Dạ dày là gì, cấu tạo, chức năng cụ thể của dạ dày sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này.
Dạ dày là gì?Mặc dù là một phần của cơ thể thế nhưng không phải ai cũng biết dạ dày là gì? Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Đây được xem là bộ phận tiêu hóa lớn nhất có chức năng chứa và tiêu hóa thực phẩm.
Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng, ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên của dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với phần đầu của ruột non qua lỗ môn vị. Dung tích trung bình của dạ dày khoảng 4,4 – 5 lít nước. Tuy nhiên con số này phụ thuộc vào tuổi tác và thể chất của từng người.
Hình dạng và vị trí của dạ dày thay đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn. Theo hình chụp Xquang, dạ dày thường có hình dạng như sừng bò hoặc móc câu, nhìn tổng thể thì giống chữ J. Trong đó, dạ dày của người già, người béo thấp, trẻ em thường có hình dáng sừng bò, người cao gầy có dạ dày hình móc cao. Và người có cơ thể cường tráng thì hình chữ J. Không chỉ phụ thuộc vào thể chất hình dạng dạ dày còn thay đổi theo tư thế, thời điểm khảo sát, tình trạng có chứa đựng thức ăn hay không.
Cấu tạo dạ dày ngườiSau khi giải phẫu cấu tạo của dạ dày người, các chuyên gia chỉ ra rằng:
Về hình thể ngoàiXét về hình thể bên ngoài, dạ dày có 5 phần gồm:
Tâm vị: Rộng từ 3 – 4 cm2, nằm gần thực quản có lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạch, thông giữa thực quản và dạ dày.
Đáy vị: Là phần phình to nhất, ở bên trái lỗ tâm vị, có hình chỏm cầu, ngăn cách với thực quản bởi khuyết tâm vị. Khuyết tâm vị thường chứa không khí, dễ nhìn thấy khi chụp phim Xquang.
Thân vị: Có hình ống với 2 thành và 2 bờ, giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị, giới hạn dưới là mặt phẳng xuyên qua khuyết góc của bờ cong vị nhỏ.
Phần môn vị: Gồm hang môn vị và ống môn vị. Trong đó, hang môn vị hình phễu, tiết ra Gastrin, ống môn vị có các cơ rất phát triển.
Môn vị: Nằm bên phải đốt thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng, lỗ môn vị có một cơ thắt, thường gây bệnh co thắt môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh.
Về cấu tạoTừ ngoài vào trong, dạ dày có cấu tạo gồm 5 lớp là:
Thanh mạc: Lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày
Tấm dưới thanh mạc
Lớp cơ: Có 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
Tấm dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày
Trong đó, các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra nhiều chất khác nhau có vai trò bảo vệ dạ dày, thực hiện chức năng tiêu hóa, giúp hấp thụ vitamin B12 và làm chất trung gian hóa học.
Về mạch máu dạ dàyMạch máu của dạ dày bắt nguồn từ động mạch thân tạng, là nhánh của động mạch chủ bụng tách ra ngay dưới cơ hoành. Bao gồm:
Vòng mạch bờ cong vị bé: Có bó mạch vị phải và bó mạch vị trái
Vòng mạch bờ cong vị lớn: Gồm những động mạch vị ngắn và các động mạch vùng đáy vị và tâm vị.
Chức năng dạ dàyNhư đã đề cập, dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Dạ dày có 2 chức năng cơ bản là:
Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
Do dạ dày cấu tạo từ cơ trơn và sắp xếp các bó cơ theo chiều hướng phù hợp để tăng hiệu quả co bóp nên có thể dễ dàng nghiền cơ học thức ăn. Dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH ở mức phù hợp để các enzyme tiêu hóa hoạt động nên có thể thực hiện được chức năng thứ hai.
Sau khi thức ăn được nhai, phân hủy một phần nhỏ nhờ các men trong nước bọt sẽ được đưa qua ống trơn là thực quản để đến dạ dày. Lúc này, dạ dày tiến hành nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị rồi đưa dần xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa, hấp thu, đào thải.
Độ pH trong dạ dày từ 2 – 2,5, có tác dụng tiêu hóa và phòng bệnh. Độ pH thấp sẽ là một rào cản hóa học hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu độ pH quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng.
Các bệnh lý về dạ dày thường gặp
Đau dạ dày: Là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng chủ yếu do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, hút thuốc uống rượu thường xuyên. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây xuất huyết hoặc ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết loét sâu do acid và pepsin kích thích. Ở mỗi vị trí loét sẽ có những tên gọi khác nhau như loét hang vị, viêm loét tá tràng, viêm dạ dày… Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống thất thường, tác dụng phụ của thuốc.
Trào ngược dạ dày thực quản: Có khoảng 14 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Đây là hiện tượng thức ăn, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu.
Nhiễm khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường gặp ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng, nếu gặp môi trường thuận lợi, sức đề kháng cơ thể yếu đi, chúng sẽ tấn công và gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Các bệnh lý khác cũng thường gặp là viêm hang vị, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…
Những bệnh lý về dạ dày nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy hại tính mạng.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể giải quyết vấn đề này, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn đúng. Thông thường, việc lạm dụng Tây y và các loại thực phẩm chức năng chính là nguyên nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì niêm mạc dạ dày vốn mỏng, khi bị tổn thương mà thường xuyên chịu tác dụng từ kháng sinh rất dễ bị bào mòn, viêm loét nhiều hơn.
Hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có gợi ý tốt nhất. Vì Đông y cũng rất hiệu nghiệm trong xử lý bệnh này.
Làm gì để bảo vệ dạ dày?Để ngăn ngừa các bệnh lý, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh, chúng ta cần
Loại bỏ căng thẳng, luôn giữ cho tâm lý thoải mái, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Ăn nhiều rau xanh, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ bữa đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, vừa ăn vừa làm, ăn uống khi đang di chuyển.
Hạn chế rượu bia chất kích thích, hạn chế đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
Không ăn trước khi đi ngủ, uống nhiều nước, giữ cân nặng ở mức cân đối
Không hút thuốc, không để bụng quá đói hoặc quá no
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe
Thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện các bệnh lý về dạ dày và có biện pháp điều trị phù hợp.
NSND Trần Nhượng chia sẻ bài thuốc giúp chữa khỏi bệnh đau dạ dày trào ngược chỉ sau 3 tháng
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Ph Dạ Dày Ở Heo trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!