Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router # Top 15 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router

12 079 lượt xem

Viết bởi: admin

Ngày: 25/04/2019

3.5

/

5

(

2

votes

)

Bridge mode của router là chế độ cầu nối. Có thể nói Bridge mode là bộ phận trung gian. Hay nói cách khác Bridge mode của router là thành phần phụ ở trong mạng chịu quản lý của thiết bị khác. Bài viết này camera vinh tín sẽ giúp bạn tìm hiểu về chế độ Bridge mode của router.

Bridge mode của router là gì?

Có thể hiểu nôm na chế độ Bridge modem của router chính là một chế độ cầu nối. Hay có thể nói Bridge mode của router là bộ phận trung gian cũng là thành phần phụ trong mạng chịu sự quản lý bởi thiết bị khác.

Hoặc có thể nói rằng Bridge mode là một cấu hình có khả năng vô hiệu hóa được tính năng NAT trên modem. Đồng thời nó cho phép bộ định tuyến có thể hoạt động được giống như máy chủ DHCP, thế nhưng nó lại không hề gây ra sự xung đột với địa chỉ IP.

Bạn có thể dùng Bridge mode của router ở trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như bạn muốn thay thế modem nhưng lại không thể bỏ nó được. Vậy lúc này bạn hãy chuyển cấu hình của modem chuyển về chế độ Bridge mode để thế cho thiết bị quang.

Hoặc bạn đang có ý định mở rộng Internet lên đến tầng 2,3… nhưng lại không hề muốn phải kéo dây. Vậy lúc này chúng ta hãy chuyển sang chế độ Bridge mode của router để có thể tạo ra được mạng nội bộ liên kết từ tầng 1 tới các tầng khác trong nhà. Routuer mới này sẽ thế cho modem quản lý và nó sẽ cấp phát Wifi, DHCP,  quản lý băng thông và DNS động.

Lý do bạn nên dùng chế độ Bridge mode?

Những thiết bị modem nhà mạng được cấp miễn phí thường gặp phải một vài lỗi không đáng có như:

– Số lượng thiết bị được kết nối hạn chế chỉ khoảng từ 5 – 10 thiết bị. Nếu quá số lượng này sẽ dẫn đến  hiện tượng như lag, mạng treo, thậm chí là đẩy IP kết nối ra.

– Modem bị treo bởi cấu hình cứng yếu hơn với băng thông cùng với số giao dịch chạy qua. Đồng thời nó còn phải giải mã cả tín hiệu quang bên trong. Cho nên modem sẽ bị nóng dần lên và dẫn đến việc truy cập mạng không được ổn định.

– Firmware mặc định ở trên Modem của nhà mạng cung cấp là độc quyền. Nó rất ít khi được update, đồng thời bạn sẽ không thể nào tùy biến được. Hay có thể nói bạn sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào thiết bị do nhà mạng cung cấp.

Việc dùng mạng mà gặp những lỗi này sẽ khiến cho việc dùng mạng của bạn trở nên khó khăn. Nó sẽ gây ra cảm giác khó chịu, phiền toái cho người dùng. Nhất là đối với những doanh nghiệp hay công ty cần tới hệ thống mạng.

Thay đổi cấu hình modem sang chế độ Bridge mode có gây ảnh hưởng đến máy tính không?

Việc đổi thay cấu hình của modem sang chế độ Bridge mode hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến máy tính. Không những thế nó còn giúp cho việc truy cập vào Internet tốt hơn, các đường truyền ổn định hơn, số lượng thiết bị truy cập có thể hơn 10 thiết bị đồng thời chế độ này còn có thể giúp tránh được vài vấn đề về mạng xảy ra.

Bạn có thể yên tâm dùng mạng Internet mà không cần lắng lo về vấn đề lag hay mạng bị treo hoặc kết nối bị đẩy ra. Việc chuyển sang chế độ Bridge mode bạn có thể thực hiện dễ dàng, không cần nhờ đến thợ hay chuyên gia.

Cài đặt chế độ Bridge mode của router

Để có thể cài đặt chế độ Bridge mode của router bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Hãy mở trình duyệt ra rồi đăng nhập vào địa chỉ IP được mặc định trên thiết bị (IP: 192.168.1.1) sau đó bấm Enter.

– Bước 2: Tiếp đó khi giao diện hiện lên bạn hãy nhập Username cùng với Password cố định là admin/admin rồi bấm OK để có thể đăng nhập được vào thiết bị.

– Bước 4: Bạn hãy chọn Bridging mode rồi bấm vào next để router khởi động thiết bị và vận hành chế độ Bridging mode.

Chỉ thực hiện đơn giản qua 4 bước ở trên bạn đã dễ dàng có thể chuyển được về chế độ Bridge mode của router một cách dễ dàng.

Tóm lại

Với những thông tin mà Vinh Tín – địa chỉ tư vấn lắp đặt Camera tại Đà Nẵng chia sẻ bên trên hy vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu chi hơn về chế độ Bridge mode của router.

Chắc chắn rằng những bài viết hay cùng thông tin rất chi tiết, trung thực mà chúng tôi chia sẻ trên Website sẽ mang đến cho bạn có được sự hài lòng ngoài mong đợi.

Ngoài ra nếu cần tư vấn chế độ Bridge mode của router chi tiết hơn bạn đừng ngại, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho Camera Đà Nẵng vinh tín chúng tôi qua số điện thoại 0787.728.768 hoặc 0906.475.686.

Phân Biệt Giữa Chế Độ Bridge Và Repeater Của Wireless

  tonthatanhquan Sat Mar 10, 2012 4:58 pm

1)Bridge là thiết bị hoạt động ở layer 2 (data link) trong mô hình OSI với chức năng dùng để kết nối các network segment lại với nhau. Chức năng này cũng tương tự như repeater và hub, nhưng nó hoạt động theo cơ chế Bridging để quản lý luồng dữ liệu lưu thông giữa các segment một cách hiệu quả, giúp hoạt động của hệ thống mạng được tối ưu hơn thay vì chỉ đơn thuần là chuyển tải dữ liệu trên toàn mạng.

Do hoạt động ở layer 2 nên Bridge sẽ xử lý các thông tin trong từng frame dữ liệu mà nó nhận được với các thông tin địa chỉ MAC của thiết bị gửi và thiết bị nhận. Để phân giải ra các network segment chứa trong thông tin địa chỉ MAC của các frame dữ liệu nhận được, các bridge sẽ sử dụng hai phương pháp sau đây:

* Transparent bridging: Sử dụng cơ sở dữ liệu chuyển tiếp để gửi các frame sang các network segment. Ban đầu, cơ sở dữ liệu chuyển tiếp này chưa có thông tin, khi bridge nhận các frame dữ liệu thì các mục ghi trong cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật để sử dụng. Nếu không tìm thấy một mục ghi địa chỉ trong cơ sở dữ liệu chuyển tiếp thì bridge sẽ phát tán lại frame cho tất cả các port của bridge, khi mạng đích nhận được sẽ gửi tín hiệu trả lời cho Bridge và khi đó mục ghi mới sẽ được cập nhật lên cơ sở dữ liệu để sử dụng cho các lần chuyển tiếp tiếp theo. Ưu điểm của Bridge được thể hiện qua việc nó không những có thể ghi lại đường đi của các frame đến các network segment tương ứng mà còn có thể theo dõi giám sát băng thông của các luồng dữ liệu này để ngăn chặn các hiện tượng looping trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Các Bridge sử dụng phương pháp này được gọi là adaptive bridges.

* Source route bridging: Phương pháp này sử dụng hai dạng frame để tìm ra đường đi đến các network segment cho các frame dữ liệu, hai dạng frame này là Single-Route (SR) và All-Route(AR). Các frame Single-Route chứa đựng hầu hết các lưu thông mạng và đích đến, trong khi các frame All-Route thường để tìm đường đi. Bridge gửi các frame All-Route bằng cách phát tán chúng lên các nhánh mạng và lưu lại từng đường đi của chúng, khi frame All-Route đầu tiên đến được địa chỉ đích cần đến thì nó sẽ được xem đó là đường đi nhanh nhất cho các frame Single-Route sau đó, còn các frame All-Route còn lại sẽ bị loại bỏ. _Ưu điểm của bridge có thể cấu hình được, giá thành tương đối thấp, giúp giảm qui mô xung đột mạng, cho phép quản lý và điều khiển truy cập, phân chia các mạng tương kết một cách tách biệt rõ ràng, đặc biệt là không bị ràng buộc về các yếu tố vật lý như số lượng thiết bị đầu cuối, số lượng repeater và chiều dài của các phân đoạn mạng. _Tuy nhiên, bridge vẫn còn tồn tại những điểm yếu như: không thể giới hạn các phân vùng phát tán dữ liệu, không áp dụng được cho các hệ thống mạng có qui mô đặc biệt lớn, khả năng lưu trữ và chuyển tiếp còn chậm, bị lỗi khi kết nối các giao thức MAC khác nhau. Và do bridge thực hiện nhiều tác vụ xử lý hơn so với repeater nên khi xử lý các lưu lượng mạng lớn sẽ khiến nó trở nên chậm hơn và có giá thành cao hơn so với repeater.

_Riêng về wireless bridge thì cũng với chức năng kết nối một hoặc nhiều network segment riêng biệt lại với nhau bằng sóng wireless theo các tiêu chuẩn qui định 802.11 của tổ chức IEEE. Các wireless bridge thường hoạt động theo cặp đôi hoặc nhiều hơn và có thể triển khai dưới hai hình thức liên kết point–to–point hoặc point–to-multipoint. Trong đó, liên kết point-to-point hoạt động theo cặp đôi wireless bridge để kết nối hai network segment lại với nhau, điển hình như kết nối hệ thống mạng LAN của hai toà nhà, văn phòng ở xa nhau. Liên kết point-to-multipoint lại hoạt động kết hợp nhiều hơn ba wireless bridge lại với nhau, trong đó có một wireless bridge đóng vai trò là root bridge, các bridge còn lại sẽ đóng vai trò là non-root bridge và kết nối vào root bridge này. Khi đó, một non-root bridge này muốn chuyển dữ liệu cho một non-root bridge khác thì bắt buộc nó phải chuyển dữ liệu cho root bridge làm điểm trung gian.

2)Repeater cũng có chức năng tương tự như bridge là mở rộng phạm vi kết nối mạng nhưng hoạt động ở physical layer thấp hơn nhưng chỉ đơn thuần là tăng cường tín hiệu và chuyển tiếp dữ liệu mà thôi. Hiểu một cách chính xác hơn thì repeater khi nhận tín hiệu sẽ khuyếch đại tín hiệu lên và chuyển tiếp ở cấp độ và công suất cao hơn để tín hiệu có thể truyền ở phạm vi xa hơn. Có hai dạng repeater hoạt động theo hai cách thức khác nhau là analog (khuếch đại tín hiệu nhận được để chuyển tiếp mà không cần quan tâm đến trạng thái của dữ liệu như thế nào) hoặc digital (cũng khuếch đại tín hiệu nhưng có thêm các bước định hình, định lại giờ cho tín hiệu nhận được trước khi truyền đi). Tùy vào tín hiệu truyền dạng nào (analog hay digital) mà ta sử dụng repeater phù hợp. Nhưng đa số các repeater sử dụng trong các mạng máy tính hiện nay đều là digital repeater. _Như vậy, về tính năng thì Bridge và Repeater khá giống nhau, nhưng xét về kỹ thuật thì 2 thiết bị này hoàn toàn khác nhau do chúng hoạt động trên 2 layer khác nhau theo các cách thức khác biệt hoàn toàn. Repeater chỉ đơn thuần là 1 thiết bị vật lý để khuyếch đại tín hiệu và chuyển tiếp nên khả năng xử lý của nó nhanh hơn so với bridge, nhưng bù lại nó không có các cơ chế tối ưu hiệu năng cho hệ thống mạng. Ngược lại, Bridge là một thiết bị thông minh hơn, không chỉ đơn thuần là tăng cường chất lượng tín hiệu mạng mà còn có thể mở rộng mạng bằng cách kết nối thêm nhiều network segment lại với nhau, ngoài ra còn có các cơ chế giúp cho hệ thống mạng vận hành ổn định và hiệu quả hơn như đã đề cập trong phần ưu điểm của bridge mà các repeater không có được. Đôi khi một wireless bridge cũng có thể vừa là Bridge vừa là Repeater, tùy vào từng tình huống cụ thể và cách thiết lập mà nó sẽ hoạt động theo chức năng nào.

Trong trường hợp bạn cần mở rộng một hệ thống mạng wireless để kết nối thêm nhiều network segment khác lại với nhau và quản lý chúng thì khi đó bắt buộc bạn phải cần đến Bridge. Lúc này, Bridge sẽ được đặt tại vị trí trung tâm giao nhau của các network segment để các network segment này có thể giao tiếp với nhau thông qua Bridge trung tâm tương tự như một hub/switch nhưng khác ở chỗ là hub/switch chỉ có thể liên kết các IP có cùng Net ID trong khi Bridge có thể liên kết các IP có Net ID khác nhau. Một số ít wireless bridge không có cổng ethernet thì chỉ có thể kết nối các mạng wireless với nhau, nhưng thông thường đa số các wireless bridge đều có một hoặc nhiều cổng ethernet (JR45) để liên kết các network segment dùng cable lại với nhau, hoặc liên kết cả các network segment dùng cable lẫn các network segment wireless thành một mạng thống nhất.

Còn nếu chỉ đơn giản là mở rộng phạm vi phủ sóng của hệ thống mạng wireless hiện tại để hoạt động xa hơn thì chỉ cần đến Repeater là đủ. Khi đó, Repeater sẽ được đặt tại vị trí giao thoa giữa các network segment để tăng cường tín hiệu trao đổi giữa các network segment đó nhằm mở rộng hệ thống mạng về phạm vi hoạt động, thông thường thì các wireless repeater được thiết kế nhằm mục đích mở rộng tầm phủ và tăng cường tín hiệu sóng wireless nên đa số không có các cổng ethernet như Bridge, một số thiết bị Bridge đôi khi còn được nhà sản xuất thiết kế để có thể hoạt động như là một Repeater thông thường.

Do không có một qui định cụ thể về giao diện của trình quản lý các thiết bị này nên mỗi hãng sản xuất đều viết trình quản lý và trình bày giao diện theo ý riêng của mình, vì vậy không thể chỉ dẫn cụ thể cách truy cập vào mục quản lý của từng thiết bị được, mà chỉ nêu ra các bước thực hiện để thiết lập cho các thiết bị này mà thôi.

Cách Kích Hoạt Chế Độ Dark Mode Trên Ios 13

Một trong những tính năng mới của iOS 13 là Dark Mode cho người dùng trải nghiệm các ứng dụng với chế độ màn hình đen cực kỳ lạ và rất mát mẻ. Hôm nay chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách bật Chế độ tối này trên iOS 13

Chế độ tối – Chế độ tối đã trở nên phổ biến với các nhà phát triển ứng dụng và bạn đã có thể trải nghiệm chúng trên các phần mềm như Gboard, Google Maps, Messenger, Slack, Twitter và YouTube trên iPhone. Nhưng vẫn còn rất nhiều ứng dụng iOS không có Chế độ tối và Apple đã giải quyết vấn đề này trên iOS 13. Trong phiên bản mới của hệ điều hành, chế độ tối được tích hợp và áp dụng cho toàn bộ hệ thống, mang lại Trải nghiệm rất ấn tượng.

1. Lợi ích của chế độ tối trên iPhone

Night Shift của Apple sẽ loại bỏ ánh sáng xanh trên màn hình và giúp giảm mỏi mắt. Trong khi đó, Dark Mode tập trung nhiều hơn vào màu tối và giảm các điểm trắng để giúp mắt bạn dễ nhìn thấy mọi thứ trên màn hình hơn vào ban đêm. Ngoài ra, tính năng này còn có những lợi ích khác như giúp tiết kiệm pin hơn, đặc biệt là đối với các thiết bị có màn hình OLED (iPhone X, iPhone Xs và iPhone Xs Max).

Để sử dụng Chế độ tối trên iPhone của bạn trong iOS 13, hãy mở trung tâm điều khiển Control Panel. Tiếp theo, nhấn và giữ thanh điều khiển độ sáng màn hình và bạn sẽ thấy nút “Ánh sáng ngoại hình” mới. Nhấp vào nó để bật chế độ tối, nút này sẽ biến nó thành “Bề ngoài tối.”

Nếu bạn muốn kích hoạt Chế độ tối theo cách khác, bạn có thể truy cập ứng dụng Cài đặt. Sau đó, bạn tiếp tục “Hiển thị & Độ sáng” và sẽ thấy phần Giao diện ở trên cùng. Chỉ cần nhấp vào mục “Tối” thay vì “Sáng” làm mặc định để bật ngay chế độ tối.

Chế độ tối cũng có thể được lên lịch, vì vậy bạn có thể bật nó tự động vào lúc hoàng hôn hoặc bất cứ lúc nào bạn muốn. Bạn cũng có thể đặt thời gian để tắt tính năng Chế độ tối khi mặt trời mọc hoặc thời gian cụ thể.

Trong cài đặt “Hiển thị & Độ sáng”, bật nút “Tự động” để chế độ tối tự động kích hoạt trong khoảng thời gian từ hoàng hôn đến bình minh. Nhưng bạn có thể chọn một lịch trình cụ thể nếu bạn nhấp vào “Tùy chọn” bên dưới. Trên màn hình mới, đi đến tùy chọn “Lịch biểu tùy chỉnh” để đặt thời gian yêu thích của bạn để bật và tắt Chế độ tối trên iPhone.

Tìm Hiểu Chế Độ Econo Cool Tiết Kiệm Điện Trên Điều Hòa Daikin

Tìm hiểu chế độ Econo Cool tiết kiệm điện trên điều hòa Daikin

Trên thị trường có vô vàn các dòng điều hòa khác nhau, mỗi dòng sản phẩm đều có những tính năng và đặc điểm riêng biệt và trong đó chắc chắn không thể không nói đến dòng sản phẩm điều hòa Daikin bởi đây luôn là thương hiệu được mọi người lựa chọn nhiều nhất.

Hàng năm, Daikin ra đời nhiều dòng điều hòa tiên tiến hiện đại với nhiều chức năng vượt trội hơn hẳn. Trong đó, phải kể đến tính năng Econo tiết kiệm điện.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT : 10 cách dùng điều hòa tiết kiệm điện nhất

Tính năng Econo Cool là gì ?

Là một trong những tính năng thông minh nổi bật giúp cho thương hiệu điều hòa daikin được xếp hạng cao về hiệu suất, khả năng tiết kiệm điện chính là tính năng Econo Cool. Cũng giống với công nghệ biến tần inverter giúp tăng hiệu năng làm mát của điều hòa lên tối đa và giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ, chế độ Econo Cool được trang bị trên điều khiển từ xa viết tắt là Econo giúp kiểm soát lượng điện tiêu thụ ở mức thấp giúp tiết kiệm đáng kể chi phí chạy điều hòa hàng tháng.

Việc tiết kiệm tiền điều hòa không chỉ nằm ở việc giảm bớt công suất tiêu thụ điện, chế độ Econo thông minh của điều hòa Daikin giúp cho người dùng cảm thấy dễ chịu, hạ nhiệt nhanh chóng và thấy mát rõ rệt nhờ cảm biến phát hiện nơi có nhiệt độ cao để tự điều chỉnh hướng gió đến nơi có người ngồi, các thiết bị máy móc tỏa nhiệt.. nhờ vậy điện năng không bị hao tốn vô ích cho những nơi không cần thiết.

Công dụng của tính năng Econo tiết kiệm điện

Cơ chế hoạt động tiết kiệm điện của chức năng Econo là hạn chế máy chạy ở mức công suất tối đa khi mới khởi động điều hòa, đặc biệt hiệu quả khi điều hòa có nhu cầu tải lớn như ở phòng đông người hay tiếp xúc với ánh nắng, phòng mở.. , hữu ích với các dòng điều hòa daikin 12000btu , điều hòa đaikin 18000btu phục vụ cho căn phòng có diện tích rộng. Chức năng Econo lúc này còn có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng CB quá tải, tăng độ bền, giảm hư hỏng cho điều hòa. Nhờ hiệu quả tiết kiệm điện rất đáng kể và thông minh mà chế độ Econo có thể giảm 20% tiền điều hòa mỗi tháng cho gia đình bạn.

Một số điều hòa Daikin trang bị tính năng Econo tiết kiệm điện

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận những tư vấn tốt nhất:

Website: tongkhodieuhoa.com Hotline: 0984.522.588 – 0976.018.000 Email: tongkhodieuhoa@gmail.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Chế Độ Bridge Mode Của Router trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!