Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Cấu Tạo Sàn Bê Tông Cốt Thép # Top 4 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Cấu Tạo Sàn Bê Tông Cốt Thép # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Cấu Tạo Sàn Bê Tông Cốt Thép được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cấu tạo sàn bê tông cốt thép nhà dân dụng, công nghiệp. Sàn bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm hơn so với sàn gỗ và độ bề lâu, phòng cháy tốt và ổn định lâu. Sàn bê tông cốt thép cò có khả năng cho phép khả năng công nghiệp hóa xây dựng cao nên nó được áp dụng rộng rãi trong các nhà dân dụng hiện đại. Sàn càng tỏ ra ưu việt khi áp dụng những nơi có độ ẩm lớn, chống thấm, chịu lửa,…

Tùy theo phương pháp thi công, sàn được chia làm 2 loại: sàn toàn khối và sàn lắp ghép

Sàn Toàn Khối: là sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ trên các lớp ván khuôn dựng lắp tại công trường.

Sàn Lắp Ghép: là sàn bê tông cốt thép được chế tạo thành từng tấm có kích thước lớn hay nhỏ sản xuất sẵn ở nhà máy hay trên công trình.

II) Cấu Tạo Sàn Bê Tông Cốt Thép

1. Sàn Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối

– Sàn bản kê hai cạnh là loại sàn toàn khối đơn giản nhất. Sàn là một tấm phẳng đổ dày 6 – 10cm, có kích thước chiều dài lớn hơn hay bằng hai lần chiều rộng.

– Sàn loại này phải được gác vào tường không ít hơn 12cm. Sàn có ưu điểm tận dụng không gian, mặt trần phẳng đẹp nhưng tốn thép và bê tông. Loại sàn này hay được dùng trong các hành lang khối vệ sinh hoặc các phòng có kích thước nhỏ, khẩu độ không quá 3m.

Sàn sườn có 2 loại chính đó là: sàn bản dầm và sàn dày sườn

Sàn bản dầm: cũng tương tự như sàn bản, những ở đây sàn không chỉ gác trực tiếp lên tường và hệ thống các dầm chính, phụ. Sàn được áp dụng khi khẩu độ phòng lớn hơn 3m

Sàn dày sườn: n cũng như sàn bản dầm nhưng ở đây các dầm phụ đặt sít nhau hơn (30 – 70cm). Chiều cao sườn có thể sơ bộ lấy bằng 1/25 – 1/30 chiều dài của nó. Trường hợp này bản chỉ còn dày có 3 – 5cm.

Bao gồm 2 loại sàn ô cờ : kiểu bản kê 4 cạnh & kiểu lưới ô nhỏ.

Sàn ô cờ kiểu bản kê 4 cạnh: là loại sàn sườn trong đó dầm chính, dầm phụ lấy bằng nhau và chỗ gặp nhau của dầm ngang dọc là các cột đỡ. Lưới cột thường dùng tạo nên một mạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật gần vuông với diện tích tường ô không quá 36m². Bản có chiều dày 8 ÷ 15cm. Các dầm ngang dọc có chiều cao tiết diện bằng 1/10 ÷ 1/12 khẩu độ trung bình của nó. Loại sàn này có ưu điểm tạo nên mặt trần đẹp, dễ trang trí, hay áp dụng trong những không gian lớn có thể bố trí cột như tiền sảnh, phòng khách bộ, khách sạn, bệnh viện, trường học.

Sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ: là một loại sườn mà trong đó các sườn ngang dọc lấy cao bằng nhau, tạo thành một lưới ô vuông từ 80cm đến 200cm. Chiều cao các sườn lấy bằng 1/30 ÷ 1/35l (l là khẩu độ lớn của phòng hay bước cột). Bản sàn chỉ dày 5cm và cả tấm sàn tựa trực tiếp lên bốn tường hay các gối tựa xung quanh. Sàn có thể phủ trên một phòng có diện tích 60 ÷ 70 m² mà không cần cột đỡ ở giữa. Nó chỉ dùng khi phòng có hình thức vuông hay gần vuông và có yêu cầu mỹ quan cao (vì loại sàn này kém kinh tế hơn các sàn toàn khối kể trên). Sàn thi công phức tạp và tốn cốp pha.

– Cũng có thể kết hợp kiểu sàn kê bốn cạnh và ô cờ để phủ lợp các phòng có diện tích lớn bằng cách tạo nên một lưới cột ô vuông với khoảng cách các cột 6 – 9m và từ cột này sang cột kia có dầm nối liền. Loại sàn này cũng chỉ áp dụng trong các phòng như tiền sảnh, phòng bách bộ, gian triển lãm,…

Là loại sàn chỉ gồm có bản và cột, không có dầm. Bản thường có chiều dày lấy bằng 1/35 ÷ 1/40 khoảng cách cột (15 – 20cm) tựa lên một lưới cột 6x6m ÷ 8x8m. Chỗ sàn tựa lên đầu cột, ứng suất cục bộ sẽ rất lớn có thể đâm thủng sàn, để khắc phục người ta đôi khi phải cấu tạo mũ cột trên loe to theo góc 45 độ, rộng 0.2 – 0.3 bước cột.

Loại sàn này có ưu điểm : mặt trần phẳng, sáng sủa và chịu lực chấn động cũng như tải trọng lớn, nhưng không kinh tế vì tốn nhiều vật liệu. Nó được dùng khi sàn phải đỡ các thiết bị nặng hay có yêu cầu đặc biệt khác.

2. Sàn Bê Tông Cốt Thép Lắp Ghép

– Sàn sườn lắp ghép:

Cấu kiện chịu lực của sàn này có hai loại: bản phẳng kê trên hai cạnh có nhịp 600 – 2000 mm, dầm có nhịp l =4,0 ÷ 5,0 m, chiều cao sườn dầm h = 1/20 l, tiết diện dầm có thể hình chữ T. Bản có thể gối lên mặt trên của dầm hoặc lên cánh chữ T.

Loại sàn này thi công và chế tạo đều đơn giản, nhưng cách âm và cách nhiệt kém. Để cải thiện khả năng cách âm và cách nhiệt có thể phủ lên sàn một lớp vật liệu rời như xỉ than, song thi công sẽ khó khăn hơn

– Sàn sường chèn các tấm rỗng:

Trọng lượng cấu kiện loại sàn này từ 1 đến 3 tấn, chiều rộng bằng 1/3 gian nhà hay cả gian nhà. Vì vậy khi thi công phải dùng phương tiện nâng cất có sức nâng lớn.

Sàn bê tông cốt thép lắp ghép cấu kiện lớn có những loại sau:

Bản phẳng có thể làm bản hai chiều (kê bốn cạnh) hoặc một chiều (kê hai cạnh) chịu lực, có thể dùng một loại vật liệu hoặc hai vật liệu khác nhau, chia thành nhiều lớp căn cứ vào sơ đồ chịu lực của bản (bản phía trên chịu lực nén, phía dưới chịu lực kéo, ở giữa ứng suất rất nhỏ). Phía trên và dưới của bản dày 25 – 30 mm, giữa là bêtông xỉ, có chiều dày khoảng 160 – 200 mm. Như vậy bản có khả năng cách âm.

– Bàn có sườn:

Giống như panen chữ U, nhưng có kích thước lớn hơn nhiều, do đó phải làm sườn theo hai phương hoặc một phương.

Nếu cần có trần phẳng phải đặt chiều lõm quay lên trên. Bên trên người ta xử lý thêm một lớp đệm cách âm.

Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép

FORMWORK : Cốt pha

Concrete : Bê tông

Concrete components : Các thành phần cấu tạo bê tông

Sand; fine aggregate : Cát

Pebble : Sạn

Crushed stone : Đá xay

Binder : Chất kết dính

Portland cement : Xi măng Portland

Pozzolan cement : Xi măng Pozzolan

Calcium aluminates cement : Xi măng aluminat canxi

Aluminous cement : Xi măng aluminat canxi

High-alumina cement (British) : Xi măng aluminat canxi

Type I cement : Xi măng Portland bình thường

Type II cement : Xi măng Porland cải tiến

Type IV cement : Xi măng ít tỏa nhiệt

Type V cement : Xi măng tỏa nhiệt

Admixture : Chất phụ gia

Water-cement ratio : Tỷ số nước trên xi măng

Blind concrete : Bê tông lót

Reinforced concrete : Bê tông cốt thép

Pre-stressed concrete : Bê tông dự ứng lực

Post-tensioned concrete : Bê tông hậu ứng lực

Concrete batch : Bả trộn bê tông

Ready-mixed concrete : Bê tông tươi

Cement slurry : Nhựa xi măng

Slump test : Thử độ sụp bê tông

Concrete test cube : Mẫu bê tông lập phương

Concrete test cylinder : Mẫu bê tông hình trụ

Beam : Dầm

Floor beam : Dầm sàn

Grider : Dầm cái

Brace : Giằng

Cantilever : Công son

Vertical stiffener : Bổ trụ

Slab : Đan

Floor-slab : Đan sàn

Suspended floor-slab : Đan sàn liên kết dầm sàn

Non-suspended floor-slab : Đan sàn không liên kết dầm sàn

Lintel : Lanh tô

Sleeper : Tấm lá chớp

Edge-beam : Đà môi

Beam soffit : Dạ dầm (mặt dưới dầm)

Canopy; ledge : Ô văng, mái hắt

Staircase : Cầu thang

Lift-shaft; lift-core : Buồng thang máy

Stringer : Cốn thang

Step : Bậc thang, bậc tam cấp

Riser : Bề cao bậc thang

Tread : Bề rộng mặt bậc thang

Landing slab : Đan chiếu nghỉ

To concrete = to pour concrete = to place concrete = to cast concrete : Đổ bê tông

To cure concrete : Bảo dưỡng bê tông

REINFORCEMENT :

Rebar : Thanh thép tròn

Deformed bar : Thanh thép gân

Longitudinal bar : Thanh thép dọc

Stirrup : Sắt đai

Steel tie : Thép râu

Starter bar : Sắt chờ

Crank : Sắt canh (cách khoảng 2 lớp)

Steel wire : Kẽm buộc

Reinforcing rod : Thanh thép kẹp thêm

Spacer block : Cục canh lớp đan sắt

FORMWORK

Formwork : Coffa (công tác coffa)

Form : Coffa

Form board : Ván coffa

Form-ply ( form plywood ) : Ván ép coffa

Plastic form board : Tấm coffa chất dẻo

Yoke : Thanh bổ ngang hộc coffa

Slip form; sliding form : Coffa trượt lên dần

Form coating liquid; form oil : Chất lỏng bôi trơn coffa

Form hanger : Thanh treo khung coffa

Prop : Cây chống

Sole plate : Tấm ván đế

To strike off : Tháo coffa

Cốt Chịu Lực Và Cốt Cấu Tạo Trong Bê Tông Cốt Thép

Thế nào là cốt chịu lực và cốt cấu tạo trong bê tông cốt thép? Tùy theo vai trò của cốt thép trong bê tông cốt thép khi thiết kế, chúng được gọi là cốt chịu lực hoặc cốt cấu tạo của bê tông. Cốt thép chịu lực thường dùng để chịu lực các ứng lực phát sinh do tác dụng của tải trọng, chúng thường được xác định hoặc kiểm tra bằng tính toán. Cốt thép chịu lực trong bê tông cốt thép   Cốt thép cấu tạo được đặt vào kết cấu bê tông với nhiều tác dụng khác nhau: Để liên kết các cốt chịu lực lại thành khung hoặc lưới, để làm giảm sự co ngót không đều của bê tông, để chịu ứng suất phát sinh do thay đổi nhỏ của nhiệt độ, để cản sự mở rộng các khe nứt bê tông, để làm phân bố tác dụng của tải trọng tập trung… Thực tế thì cốt cấu tạo cũng chịu lực nhưng thông thường chúng không được tính toán mà được đặt theo kinh nghiệm, theo kết quả phân tích sự làm việc của kết cấu, theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế. Tuy được gọi là cấu tạo của bê tông nhưng trong nhiều trường hợp chúng đóng vai trò quan trọng, nếu thiếu cốt thép cấu tạo kết cấu bê tông có thể không phát huy hết khả năng chịu lực, bị nứt hoặc bị hỏng cục bộ trong bê tông cốt thép.                                                                                                                            H.Linh – Sưu tầm và chọn lọc.  

Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Máy Mài Sàn Bê Tông

Máy mài sàn bê tông là loại máy chuyên sử dụng để mài nền bê tông, chuyên dùng ở những công trình xây dựng để đánh bóng nền bê tông, sàn xi măng, … Máy sẽ giúp cho việc tạo độ phẳng và làm nhẵn cho mặt bê tông, từ đó công việc sơn nền sẽ dễ dàng hơn.

Cấu tạo của máy mài sàn?

Hiểu rõ về cấu tạo của máy sẽ giúp người dùng có thể sử dụng máy mài sàn bê tông một cách hiệu quả nhất. Máy được cấu tạo bởi một số bộ phận cơ bản như sau:

Tay cầm điều khiển: hỗ trợ người dùng có thể điều khiển thiết bị tới mọi vị trí mình muốn mài phẳng hay đánh bóng sàn bê tông; được thiết kế tháo rời giúp cho việc vận chuyển, bảo quản dễ dàng, thuận tiện hơn.

Hộp đấu điện: có nhiệm vụ đấu điện truyền tới motor bao gồm các công tắc bật tắt động cơ.

Motor điện: là nguồn cung cấp năng lượng chính cho máy mài nền bê tông và tùy từng model mà có mức công suất khác nhau.

Bánh xe di chuyển: giúp thiết bị có thể di chuyển dễ dàng tới mọi vị trí trong nhà xưởng, công trình xây dựng để mài bóng nền nhà. Khung bánh xe được sản xuất từ khung sắt, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp cao su mềm.

Van tiếp nước: Đưa dòng nước từ bên ngoài vào bộ phận mài của máy mài sàn bê tông, giúp giảm nhiệt cho bộ phận mài và chống bụi văng ra quá xa trong quá trình mài sàn.

Đĩa mài: Có nhiều kiểu dáng và dùng để gắn các loại đá mài khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu mài phẳng sàn nhà cho các công trình xây dựng.

Khung bệ: Là bộ phận có chức năng nâng đỡ toàn bộ thiết bị, được chế tạo bằng sắt hoặc các hợp kim từ sắt bền bỉ, có khả năng chịu lực tốt.

Cải tạo nền kho hàng, nhà xưởng

Trong trường hợp bề mặt sàn xuống cấp, bị hư hỏng, … ảnh hưởng tới công việc sản xuất thì cần mài lấy mặt, sử dụng hóa chất tăng cứng, chống bụi.

Còn trong trường hợp sơn bị bong tróc, máy mài sàn bê tông cũng giúp bạn trong việc loại bỏ các loại sơn cũ và để chuẩn bị bề mặt cho các lớp sơn phủ mới., xử lý bề mặt sàn hiệu quả, nhanh chóng.

Xây dựng nền nhà kho, nhà xưởng mới

Mài lấy mặt sàn bê tông rồi sử dụng máy đánh bóng sàn đá kết hợp với hóa chất tăng cứng để giúp nền nhà có độ nhẵn, phẳng và bóng cao.

Máy mài bê tông công nghiệp được dùng để mài mòn một bề mặt lớn hơn, thì máy mài bê tông cầm tay được sử dụng để làm sạch khu vực nhỏ hơn như các góc và các khu vực nằm ngoài tầm với của một máy mài sàn lớn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy mài sàn, tùy theo cấu tạo, mục đích, nguyên liệu sử dụng mà người ta chia máy mài sàn bê tông thành nhiều loại: máy chạy bằng xăng hoặc dầu với dòng điện 220v ~ 380v.

Tuy nhiên, khi chọn mua máy mài sàn cần cân nhắc với những máy chà sàn có trọng lượng nặng giúp quá trình mài nhanh hơn nhưng sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Công suất máy mài sàn có thể thay đổi từ 2Hp – 15Hp, tùy theo diện tích mặt sàn lớn như sân bay, nền nhà. Bình chứa nước các máy mài sàn bê tông dao động khoảng 20 ~ 80 lít nước.

Để quá trình mài sàn diễn ra thuận lơi, đĩa mài sàn bê tông phải được thay đổi thường xuyên. Tùy theo công đoạn, thời gian mà điều chỉnh lượng nước phù hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Cấu Tạo Sàn Bê Tông Cốt Thép trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!