Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Cấu Tạo Động Cơ Xe Máy 4 Kỳ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xe máy là một phương tiện đi lại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong đó động cơ xe gắn máy thường là loại động cơ sử dụng nhiên liệu xăng 4 kỳ. Vậy cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ là gì? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi.
Cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳĐộng cơ xe máy 4 kỳ được cấu tạo gồm các bộ phận: Súp báp vào, cống lấy khí, nắp máy, làm mát, vỏ máy, hộp dầu, dầu bôi trơn, trục cam, súp báp ra, bu gi, pit tông, tay quay… Tuy nhiên cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ được chia thành 3 cấu trúc cơ bản như sau:
– Phần cụm đầu xy lanh được cơ cấu phối khí gồm trục cam, cò mổ nhằm mục đích điều khiển các xupap nạp và xả.
– Phần Piston được cấu tạo nối với trục khuỷu thông qua thanh truyển để chuyển hóa chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động của trục khuỷu.
– Về mặt chu kỳ, động cơ 4 kỳ thực hiện 2 vòng quay trục khuỷu trọn vẹn tương ứng với 4 lần tịnh tiến của pison. Hai vòng quay của trục khuỷu được tính tương ứng với 1 kỳ sinh công của động cơ.
Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt Nam
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳSo với động cơ xe máy 2 kỳ thì nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ có nhiều điểm khác biệt như:
Kỳ nạp của mô tơ 4 kỳTrong quá trình này piston thực hiện di chuyển tịnh tiến từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết ĐCD tạo ra áp suất chân không bên trong buồng đốt. Dưới tác động đó xupap nạp mở ra, hỗn hợp hòa khí gồm không khí và xăng đã được hòa trộn bão hòa và được hút vào buồng khí.
Tuy nhiên trong thực tế thì để tăng hiệu suất nạp, Xupap sẽ thực hiện mở sớm hơn trước thời piston di chuyển tịnh tiến đến điểm chết ĐCD. Làm như vậy lượng hòa khí nạp vào buồng đốt được nhiều hơn nhờ thời gian mở xupap dài hơn.
Hoạt động kỳ nén của động cơ 4 kỳSau khi kết thúc kỳ nạp, Piston sẽ tiến hành tiến tục di chuyển từ điểm chết ĐCD lên ĐCT. Lúc này cả xupap nạp và xả đều đóng kín, thể tích buồng đột thu hẹp dần, lượng hòa khí trong chu kì nạp bị nén lại với áp suất lớn dẫn đến việc dễ bắt lửa và đốt cháy.
Kỳ này được diễn ra trước thời điểm piston đến điểm chết trên. Lúc này bugi phát ra tia lửa điện và đốt chát hỗn hợp hòa khí được nạp bị nén ở áp suất cao. Lúc này hỗn hợp khí nạp cháy rất nhanh và áp suất giãn nở rất lớn sẽ có tác dụng đẩy piston đi xuống. Lực tác động này truyền qua thanh truyền làm quay trục khuỷu.
Đây được xem là kỳ sinh công trong cấu tạo động cơ xe máy 4 kỳ.
Kỳ xả của động cơ 4 kỳDưới tác động của áp suất cao, piston thực hiện di chuyển xuống điểm chết dưới. Trước khi piston xuống điểm chết dưới xupap sẽ thực hiện xẻ khí thoát ra ngoài ra cửa xả. Khi piston qua điểm chết trên thì cửa xả sẽ đóng lại và chấm dứt thực hiện kỳ xả của động cơ.
Nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 4 kỳ
Vậy khi động cơ xe máy bị nóng cần xử lý như thế nào?Sau một thời gian sử dụng và vận hành động cơ xe máy thưởng bị nóng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng máy. Qua tìm hiểu caasut tạo động cơ xe máy 4 kỳ chúng ta có thể rút ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng này như sau:
Vệ sinh xe máy sạch sẽVới thời tiết thay đổi thất thường như Việt Nam thì việc vệ sinh cho phương tiện đi lại rất quan trọng. Đặc biệt vào những ngày trời mưa, bùn đất bám nhiều lên các chi tiết máy gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và vận hành của động cơ. Vì vậy rửa xe thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hoạt động của xe đáng kể.
Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian và chi phí cho việc rửa xe tại tiệm thì có thể tham khảo việc mua một chiếc máy rửa xe gia đình để thực hiện công việc một cách chủ động hơn.
Bôi trơn các chi tiết máyTrong quá trình động cơ hoạt động, dưới tác động của lực ma sát sẽ khiến các chi tiết trong động cơ của máy bị mài mòn, nhiệt độ tăng cao. Để làm mát hệ thống này cần thực hiện bôi trơn kịp thời bằng cầu hoặc mỡ bò. Nếu gia đình bạn sở hữu một chiếc máy bơm mỡ bò thì công việc này sẽ thực hiện được dễ dàng hơn.
Sử dụng máy bơm mỡ bôi trơn các chi tiết máy
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Động Cơ Xe Máy 4 Thì Trên Xe Ba Bánh
Hiện nay động cơ xe ba gác dùng động cơ 4 thì của xe máy rất phổ biến. Vì động cơ 4 thì bền bỉ, nhớt bôi trơn hoạt động riêng biệt nên giảm thiểu được sự ma sát và hao mòn chi tiết. Và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường như động cơ 2 thì trước đây. Vậy cấu tạo động cơ xe máy 4 thì như thế nào? Cách bảo dưỡng ra sao? Các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này sẽ phân tích và làm rõ điều này cho các bạn.
Cấu tạo của động cơ xe máy 4 kỳNằm ở bên trong động cơ, Piston được sử dụng để chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và dãn nở trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động tịnh tiến trong xi-lanh giữa Piston và xylanh có các vòng séc măng.
Pit tông có nhiệm vụ cùng với xi lanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc. Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công. Và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình náp, nén, cháy dãn nở và thải khí.
Trục khuỷu là một bộ phận giúp chuyển đổi từ tịnh tiến của Piston sang chuyển động tròn. Nó là một phần của động cơ dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Cây trục này nhận lực từ piston để tạo ra mô men quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công.
Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm. Có hai loại trục khuỷu là trục khuỷu nguyên và trục khuỷu ghép.
Trục khuỷu có cấu tạo gồm:
Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ, trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu
Chốt khuỷu lắp vào đầu to của thanh truyền. Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ
Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.
Đuôi trục khuỷu lắp với bánh đà.
Thanh truyền được chia thành 3 phần: Đầu nhỏ, thân và đầu to.
Đầu nhỏ thanh truyền được lắp với chốt pit tông , có dạng hình trụ.
Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bulong ghép lại với nhau.
Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để giảm ma sát và chống mài mòn.
Là bộ phận nằm trên trục khuỷu nhằm mục đích làm giảm sự rung động được sinh do không cân bằng khi lắp ráp lại các bộ phận lại với nhau. Đối trọng có tác dụng nhằm cân bằng các lực và mô men quán tính không cân bằng của động cơ. Nó còn có tác dụng giảm tải cho ổ trục, và là nơi khoan bớt các khối lượng thừa khi cân bằng trục khuỷu. Nó có thể được chế tạo liền với má khuỷu hoặc làm rời sau đó hàn hoặc bắt bu long với má khuỷu
Bộ phận này như những cái van. Theo chu kỳ hoạt động của động cơ sẽ cho hòa khí đi vào từ chế xe cũng như cho khi thải ra ngoài động cơ.
Xupap là một loại van đặc trưng ở động cơ đốt trong, có chức năng đóng, mở đường ống nạp và xả. Mỗi xylanh của động cơ 4 kỳ thấp tốc và trung tốc thường có 2 xupap : một xupap nạp có chức năng đóng và mở đường ống nạp, một xupap xả có chức năng đóng và mở đường ống xả.
Động cơ cao tốc có thể có 3 hoặc 4 xupap cho mỗi xylanh để tăng tiết diện lưu thông của khí ra, vào xylanh và giảm phụ tải nhiệt cho xupap, qua đó giảm khả năng biến dạng làm xupap không đóng kín. Xupap có thể bố trí theo kiểu treo trong nắp xylanh hoặc kiểu đặt trong thân động cơ.
Bộ phần này giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí trong động cơ. Bugi là bộ phần cuối cùng nằm trong hệ thống đánh lửa. Bugi đảm nhận vai trò quan trọng là phát sinh tia lửa điện ở giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát, nhằm giúp đốt cháy hỗn hợp không khí cùng với nhiên liệu từ chế hòa khí đã được nạp trong buồng đốt.
Bugi hoạt động trong điều kiện áp suất nén lên đến 50 kg/cm2 và môi trường nhiệt độ tầm 2.500°C. Do đó đòi hỏi bugi cần có độ bền cao, đạt được khả năng áp suất và chịu nhiệt cao. Đáp ứng yêu cầu này, bugi mới có thể cho tia lửa mạnh, giúp duy trì hoạt động ổn định của động cơ.
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì xe ba bánhKhi trục khuỷu quay, nó di chuyển pít-tông đi xuống, đồng thời xupap nạp sẽ mở ra để hỗn hợp hòa khí đi vào xi-lanh và xupap xả sẽ đóng.
Supat nạp được mở và supat xả đóng lại. Piston chuyển động xuống dưới xi lanh tạo ra một khoảng không trong xi lanh để chứa nhiên liệu phun dạng sương từ bộ chế hòa khí.
Lúc này xăng và không khí được trộn lẫn sẽ đi từ chế qua kim phun đi vào trong buồng đốt. Với lượng hỗn hợp tùy thuộc vào tay ga của người điều khiển kéo.
Supat nạp và supat xả lúc này đều được đóng lại. Piston chuyển động lên trên xi lanh, nén hỗn hợp khí và xăng. Ngay trước khi piston chạm vào điểm chết trên là điểm mà piston gần tâm trục khuỷu nhất thì bugi phát ra tia lửa sẽ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu mới đưa vào thường là hỗn hợp xăng ở dạng hơi và không khí.
Cả hai supat nạp và xả vẫn tiếp tục đóng. Lúc này, piston chuyển động đến điểm chết trên. Khí được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu khí. Bây giờ bugi đánh lửa tạo nổ một cách nhanh chóng. Và piston lại chuyển động xuống dưới điểm chết dưới là điểm chết xa tâm trục khuỷu nhất của xi lanh.
Sự chuyển động này được thực hiện nhờ vào chuyển động quay của trục khuỷu và thanh truyền được nối với nhau. Hệ thống tản nhiệt bên ngoài thân xi lanh giúp giảm nhiệt độ do lượng nhiệt phát ra trong quá trình đốt cháy, nhờ đó động cơ được làm mát.
Supat xả được mở nhưng supat nạp vẫn đóng. Piston chuyển động lên trên xi lanh, đẩy khí xả ra ngoài thông qua supat xả. Supat xả đóng muộn sau khi trục khuỷu quay góc để lợi dụng quán tính dòng khí thải, tăng khả năng thải sạch. Cũng như vậy, supat nạp được mở sớm hơn. Do đó, cuối kỳ xả, trong một khoảng thời gian nào đó, cả supat xả và supat thải cùng mở.
Bốn kỳ nạp, nén, nổ, xả được hoàn tất và động cơ lại sẵn sàng cho chu trình kế tiếp. Vì vậy van nạp lại mở ra và một đợt hòa khí khác tiếp tục đi vào xi lanh.
Ngoài ra, động cơ xe sẽ được gắn trực tiếp với bộ phận côn và bộ số. Giúp xe chuyển số ngọt ngào – khỏe và linh hoạt dù ở tốc độ cao hay thấp.
Bảo dưỡng động cơ xe máy 4 thì trên xe ba bánhThường xuyên kiểm tra làm sạch động cơ. Nhất là khi đi vào thời tiết mưa, lội hoặc những đường nhiều bùn đất. Lau rửa thường xuyên, tránh bụi bẩn lâu ngày bám chặt vào động cơ gây ra hiện tượng nóng lên, làm cháy hoặc hỏng động cơ.
Bảo dưỡng chế hoà khí chỉnh chế độ nhiên liệu. Vệ sinh bugi, căn chỉnh xupat và đặc biệt là bầu lọc gió. Vì nhiệm vụ của lọc gió là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu, hao xăng.
Bôi trơn các chi tiết máyĐiều cần thiết ở đây là bảo vệ cho các linh kiện bên trong hoạt động tốt. Và để làm điều đó cần phải thay dầu nhớt đúng định kỳ cho động cơ. Bởi toàn bộ các bánh răng, trục, khuỷu của piston và hệ số đều ngâm trong dầu. Do đó nếu bôi dầu mỡ cho hệ thống làm cho động cơ và các bộ phận khác hoạt động được trơn tru.
Ngoài ra các bạn cũng nên xiết lại các bu lông thanh truyền.Kiểm tra xà xiết chặt lại nắp xi lanh khi cần thiết.
Máy Phát Điện Công Nghiệp: Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Động Cơ Máy
Máy phát điện công nghiệp diesel là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác. Máy phát điện làm di chuyển dòng điện được tích sẵn trong phần dẫn điện của dây quấn. Ngoài cung cấp năng lượng điện khi mất điện, máy phát điện còn đóng vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện giúp cho các thiết bị này phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.
Công dụng chính của máy phát điện công nghiệp đó là ngăn ngừa và cung cấp điện khi mạng lưới điện gặp sự cố. Đối với những công trình lớn thì là loại máy phát điện công nghiệp, nó là thiết bị cần phải có nếu muốn hoạt động ổn định, đảm bảo việc cung cấp điện là thường xuyên và liên tục. Để sử dụng máy phát điện công nghiệp diesel vân hành tốt cần phải có đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn thường xuyên kiểm tra định kỳ và sửa chữa hay nâng cấp.
Cấu tạo của máy phát điện công nghiệp diesel bao gồm:
(2) Cấu tạo của động cơ máy phát điện
(3) Hệ thống nhiên liệu
(5) Hệ thống làm mát
6. Hệ thống xả
(7) Bộ nạp ắc-quy
(8) Control Panel hay thiết bị điều khiển
Động cơ của máy phát điện công nghiệp diesel là động cơ nổ thường có Kích thước tỷ lệ thuận với sản lượng điện tối đa các máy phát điện có thể cung cấp. số Kva càng lớn thì động cơ càng lớn. Để đánh giá được máy phát điện thì nhà sản suất phải ghi rõ thông tin thông số kỹ thuật để có thể nhật biết được khả năng tiêu hao nhiên liệu, sản lượng điện cung cấp từ đó giúp cho đội kỹ thuật có thể bảo hành máy tốt hơn
Máy phát điện công nghiệp sử dụng nhiều loại nhiên liệu đầu vào khác nhau như: diesel, xăng, propan (ở dạng lỏng hoặc khí), và khí thiên nhiên. Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy dầu diezen, propan lỏng, khí propane, hoặc khí tự nhiên. Một số máy phát cũng có thể hoạt động dựa trên một nguồn dữ liệu kép, nhiên liệu diesel và khí đốt.
Cấu tạo của động cơ máy phát điện:
Stato / phần cảm – Đây là thành phần không thể di chuyển. Nó gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
Roto / Phần ứng – Đây là thành phần chuyển động tạo ra một từ trường quay, trong ba cách sau đây: Cảm ứng – được biết đến như bộ dao điện không tiếp xúc trượt và thường được sử dụng trong các máy phát điện lớn.
– Nam châm vĩnh cửu – phổ biến trong các máy phát điện nhỏ
– Bộ kích thích – Kích thích bằng dòng điện 1 chiều nhỏ để thêm sinh lực cho Roto thông qua một tập hợp các vòng tiếp điện và chổi điện.
– Roto tạo ra sự di chuyển từ xung quanh stato, từ đó tạo ra sự khác biệt điện áp giữa các cuộn dây của stato. Điều này tạo ra dòng cảm ứng bên trong máy phát điện.
Bình nhiên liệu thường đủ năng lực để giữ cho máy phát điện hoạt động từ 6 đến 8 giờ trên mức trung bình. Đối với các máy phát điện nhỏ, bồn chứa nhiên liệu là một phần đế trượt của máy phát điện hoặc được lắp trên khung máy phát điện. Đối với các máy phát điện thương mại, có thể cần xây dựng và cài đặt thêm một bình chứa nhiên liệu bên ngoài.
Các tính năng thông thường của hệ thống nhiên liệu bao gồm những điều sau đây:
– Ống nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ – Dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu vào và ra động cơ.
– Ống thông gió bình nhiên liệu – Các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống thông gió, để ngăn chặn sự gia tăng áp lực, hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi bạn nạp đầy bình nhiên liệu, đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ, và bể nhiên liệu để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.
– Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống – Đây là yêu cầu để khi bị tràn trong quá trình bơm, nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện.
– Bơm nhiên liệu – nhiên liệu chuyển từ bể chứa chính (lưu trữ nhiên liệu, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức thương mại) vào bể chứa trong ngày (Nơi rót nhiên liệu vào máy). Các máy bơm nhiên liệu thông thường hoạt động bằng điện.
– Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng, để bảo vệ các thành phần khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn gây tắc nghẽn.
– Kim phun – Phun chất lỏng nhiên liệu dưới dạng phun sương vào buồng đốt động cơ.
Ổn áp: Chuyển đổi điện áp xoay chiều AC thành dòng điện 1 chiều DC. Điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chều và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Điều chỉnh điện áp dòng điện 1 chiều DC tập hợp trong cuộn dây thứ cấp của stato, được gọi là cuộn dây kích thích.
Cuộn dây kích thích: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC – Các cuộn dây kích thích có chức năng tương tự như các cuộn dây stato chính và tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ. Các cuộn dây kích thích được kết nối với các đơn vị được gọi là chỉnh lưu quay.
Bộ chỉnh lưu quay: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều – Chỉnh lưu các dòng xoay chiều phát sinh bởi các cuộn dây kích thích, và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều. Dòng điện 1 chiều này cung cấp cho Roto / phần ứng tạo ra một trường điện từ, ngoài từ trường quay của roto.
Roto / Phần ứng: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều. Roto sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn xung quanh cuộn dây stato, các máy phát điện công nghiệp hiện nay sản xuất một điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở đầu ra.
Hầu hết các máy phát điện công nghiệp hiện nay đều có hệ thống làm mát, thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình làm việc.
Nước sạch: cũng là một chất làm mát cho máy phát điện
Quy trình bảo dưỡng
Kiểm tra mức nước làm mát của máy phát điện hàng ngày.
Rửa sạch hệ thống làm mát và bơm nước thô sau mỗi 600 giờ, bộ trao đổi nhiệt thì nên làm sạch sau mỗi 2400 giờ hoạt động.
Đặt máy phát trong một khu vực mở, thông thoáng, đủ không khí.
Khí thải phát ra bởi một máy phát điện giống như khí thải từ bất kỳ động cơ diesel hoặc động cơ gas nào, có chứa hóa chất độc hại cần phải được quản lý. Do đó, cần thiết cài đặt một hệ thống ống xả đủ để xử lý khí thải. Ngộ độc carbon monoxide vẫn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết, bởi vì mọi người có xu hướng thậm chí không nghĩ về nó cho đến khi quá muộn.
Ống xả thường được làm bằng gang, sắt rèn, hoặc thép. Nó cần phải rời, không nên được hỗ trợ bởi các công cụ của máy phát điện. Ống xả thường gắn liền với động cơ bằng cách sử dụng kết nối linh hoạt, để giảm thiểu rung động và ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thống ống xả của máy phát điện. Các ống xả thông ra ngoài trời và dẫn đi từ cửa ra vào, cửa sổ và những lối khác. Bạn phải đảm bảo rằng, hệ thống ống xả của máy phát điện không kết nối với bất kỳ thiết bị khác.
Máy phát điện khởi động bằng pin và bộ sạc pin là bộ phận giữ cho pin luôn luôn đầy với một điện áp thả nổi chính xác. Khi điện áp thả nổi thấp thì pin sẽ nạp thiếu, điện áp cao thì sẽ rút ngắn tuổi thọ của pin.
Cấu tạo: Thường được làm từ thép không gỉ, hạn chế ăn mòn, tự động và không cần phải điều chỉnh hoặc cài đặt nào khác.
Một lưu ý nhỏ là phần điện áp một chiều ở đầu ra của bộ sạc pin luôn được giữ ở mức 2,33V mỗi phân tử, đây là phần điện áp chính xác cho loại pin axit. Bộ sạc pin này được thiết kế sao cho không làm ảnh hưởng tới hoạt động của máy phát điện.
Thực chất nó là bề mặt điều khiển máy phát điện, gồm các hốc cắm điện và điều khiển. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất mà mẫu mã khác nhau, cách điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên nó sẽ bao gồm một số bộ phận chính sau đây:
Hệ thống khởi động và tắt điện: Gồm kiểm soát khởi động, bật máy phát tự động trong lúc mất điện, có thể theo dõi các máy phát điện trong khi hoạt động và tự động tắt máy khi không cần thiết.
Thiết bị đo: hệ thống đồng hồ hiển thị áp suất dầu, nhiệt độ nước làm mát, điện áp pin, tốc độ quay của động cơ, thời hạn hoạt động. Người vận hành nên liên tục đo lường và giám sát các thông số trên cho phép tự động tắt máy khi bất kỳ trong số này vượt quá ngưỡng quy định.
Đồng hồ đo máy phát điện: Trên bảng điều khiển cũng có đơn vị để đo sản lượng điện hiện tại, điện áp và tần số hoạt động.
bạn nên mua máy phát điện ở Công ty TNHH thiết bị công nghệ BÌNH MINH.Thứ nhất chúng tôi là NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN máy phát điện Hyundai ở Việt Nam nên chúng tôi đảm bảo giá tốt nhất cho bạn
Thứ 2 Bảo Hành 1 năm đến 2 năm tùy theo công suất của máy.
Thứ 3 Đội kỹ thuật được đào tạo từ các chuyên gia Hàn Quốc
Thứ 4 Giao hàng miễn phí tận nơi.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
Địa chỉ: số 31 ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy – Hà Nội
LH:0982 815 855
Tìm Hiểu Về Động Cơ Hai Kỳ Và Động Cơ Bốn Kỳ
1. Động cơ hai kỳ
Động cơ hai kỳ là một loại động cơ đốt trong thường được chế tạo theo kiểu động cơ có pít tông đẩy. Động cơ hai kỳ cần thiết để tạo ra năng lực được hoàn thành trong một vòng quay của trục khuỷu. Một thì là chuyển động của pít tông từ một trạng thái tĩnh theo một hướng về trại thái tĩnh mới (chuyển động từ một điểm chết này về đến điểm chết kia). Trục khuỷu hoàn thành nửa vòng quay trong một kỳ. Loại động cơ diesel của động cơ hai thì vẫn còn được sử dụng trong tàu hỏa, tàu thủy, các máy phát điện, máy cắt, máy cưa,… Hầu hết chúng đều là những động cơ có công suất nhỏ, tuy có những ngoại lệ như xe Jawa của Tiệp dung tích tới 350 và 360cc, hay như những chiếc ôtô của hãng Audi trước đây .
Cấu tạo động cơ hai kỳ bao gồm: Buồng đốt, Bugi (nến đánh lửa), đường thải, van lưỡi gà, đường nạp hoà khí vào, hộp trục khuỷu và hoà khí.
Nguyên lý hoạt động của động cơ 2 kỳ:
Kỳ đầu: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT (Điểm chết trên) xuống ĐCD (Điểm chết dưới) lúc này hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được đưa vào trong buồng đốt. Trục khuỷu sẽ quay được nửa vòng tròn (180 độ).
Kỳ sau: Piston di chuyển từ ĐCD lên đến ĐCT lúc này hỗn hợp nhiên liệu sẽ bị nén lại đồng thời bugi đánh lửa sẽ đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu. Nhiên liệu đốt cháy trong buồng đốt và cung cấp năng lượng cho Piston đẩy Piston đi xuống Piston sẽ truyền năng lượng đó cho trục khuỷu thông qua thanh truyền.
Trong kỳ sau cửa nạp được mở ra và hỗn hợp nhiên liệu sẽ được đưa vào buồng đốt và chuẩn bị để được đưa vào trong buồng đốt. Khi Piston đi xuống cửa nạp được đóng lại và đồng thời hòa khí sẽ được đưa vào bên trong buồng đốt và khi thải sẽ bị thải ra ngoài nhờ vào áp lực của hòa khí, khí thải thoát ra ngoài thông qua cửa thoát
Ưu – nhược điểm của động cơ 2 kỳ:
Ưu điểm: Cùng dung tích xi-lanh cho công suất gấp đôi; cấu tạo đơn giản.
Nhược điểm: Kém bền, gây ô nhiễm cao, hao nhiên liệu hơn.
2. Động cơ bốn kỳ
Động cơ bốn thì là một loại động cơ đốt trong ra đời đầu thế kỷ 20, nó gồm bốn hành trình riêng biệt: nạp, nén, nổ, xả khi piston dịch chuyển lên xuống hai lần trong một chu kỳ làm việc. Ngày nay động cơ bốn kỳ đã trở thành động cơ phổ biến, khó có thể có động cơ nào thay thế được trong ngành công nghệ ô tô.
Cấu tạo của động cơ 4 kỳ bao gồm: Piston; trục khuỷu; thanh truyền; đối trọng, bugi; xupap nạp và xupap xả.
Nguyên ý hoạt động của động cơ 4 kỳ:
Kỳ 1: Piston sẽ di chuyển từ ĐCT (Điểm chết trên) xuống ĐCD (Điểm chết dưới) Đồng thời xupap nạp được mở ra mà hòa khí sẽ đi vào trong buồng đốt, Xupap xả đóng lại và đồng nghĩa với việc trục khuỷu sẽ quay 180 độ
Kỳ 2: Piston sẽ di chuyển từ ĐCD đến ĐCT để nén hòa khí lại đồng thời Xupap nạp đóng lại tất nhiên Xupap xả cũng đóng; trục khuỷu quay 180 độ.
Kỳ 3: Bugi đánh lửa đốt cháy hòa khí cung cấp năng lượng cho Piston. Piston sẽ di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD. Lúc này cả Xupap xả và Xupap nạp đều đóng lại, trục khuỷu quay một góc 180 độ
Kỳ 4: Piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT đồng thời Xupap xả mở ra để khí thải được thoát ra ngoài động cơ, Xupap nạp vẫn đóng thanh truyền sẽ quay một góc 180 độ
Ưu – nhược điểm của động cơ 4 kỳ:
Ưu điểm: Tiết kiệm nhiên liệu; ít gây ô nhiễm; bền và lành tính.
Nhược điểm: Công suất nổi trội; cấu tạo phức tạp.
Tìm Hiểu Động Cơ Xe Ô Tô, Cấu Tạo Động Cơ Ô Tô Gồm Những Gì?
Trong các bộ phận ô tô, động cơ ô tô là phần quan trọng nhất, quyết định đến sự vận hành của xe. Vậy động cơ ô tô gồm những gì? Xi lanh
Xi lanh được xem là bộ phận động cơ ô tô quan trọng nhất. Đó sẽ là nơi các piston di chuyển để xe vận hành một cách trơn tru. Trong một động cơ đốt trong xe ô tô gia đình thông thường sẽ có 4 đến 8 xy lanh. Các xi lanh sẽ được sắp xếp thành hàng dọc, hình chữ V hoặc được xếp đối đỉnh với nhau.
BugiVới nhiệm vụ chính là tạo tia lửa để thực hiện quá trình đốt trong, bugi xe oto một chi tiết rất quan trọng trong động cơ . Một bugi tốt sẽ tạo tia lửa đúng vào thời điểm cuối kỳ nén để giúp xe vận hành hiệu suất tối đa. Nếu thấy một chiếc xe ô tô dễ dàng tắt máy đột ngột, có thể bugi của xe đó đã quá cũ và cần được thay thế.
Xu pápTrong quá trình hoạt động động cơ xe, việc đúng thời điểm rất quan trọng. Do đó mà xu páp ra đời để điều khiển van xả và hút đóng mở đúng lúc và cũng như giải thoát khí được gọn nhất. Trong kỳ nén và đốt, các van của xu páp sẽ đóng kín. Hai kỳ sau, xu páp sẽ mở để xả khí. Nguyên lý hoạt động của xu páp thường dựa vào trục cam.
Trục camĐây là bộ phận sẽ phối hợp chính với xu páp nhằm giúp chi tiết van hoạt động. Khi ấy, trong trục cam sẽ có những mấu cam, các mấu cam này nhờ vào lực đẩy của xy lanh mà đẩy van xu páp mở ra. Trục cam có hai loại là trục cam đơn và kép. Mục đích của xu páp đơn chính là điều khiển đồng thời sự đóng mở của van hút và xả. Ngược lại, xu páp kép là hai trục riêng biệt và điều khiển hút xả độc lập.
Trục khuỷuĐây là bộ phận giúp cơ năng từ chuyển động tịnh tiến piston thành chuyển động quay giống trục bánh vít và trục vít. Mục đích của việc chuyển đổi cơ năng như thế sẽ giúp các chi tiết khác được hoạt động tốt và đồng bộ mọi hoạt động.
Hệ thống phân phối khíCác bộ phận trong động cơ làm việc cùng nhau sẽ tạo ra các hệ thống. Trong số đó có hệ thống phân phối khí, bao gồm xu pắp và và trục cam. Trục cam giúp các van xu páp đóng mở đều đặn. Thông thường, động cơ sử dụng trục cam trên capo máy. Ngoài ra, trong hệ thống sẽ có những thanh nối để truyền lực nâng của mấu cam đến xu páp nhờ vào cơ chế đòn bẩy.
Hệ thống nạp nhiên liệuNhiệm vụ chính của hệ thống này là cung cấp đủ một lượng hỗn hợp nhiên liệu bao gồm xăng/dầu và không khí vào xy lanh. Ngày trước, các động cơ thường sử dụng bộ chế hòa khí để tạo nên hỗn hợp nhiên liệu trong động cơ. Tuy nhiên, sau những năm 80 thế kỷ trước, động cơ xe được trang bị hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điện tử (EFI). Với hệ thống nạp nhiên liệu mới này, tỷ lệ pha trộn nhiên liệu sẽ được đạt ngưỡng lý tưởng ở các xy lanh. Ngoài ra, EFI còn giúp điều chỉnh lại lượng xăng theo chế độ vận hành riêng.
Tìm hiểu thêm:
Bộ chia điệnHầu như ai cũng sẽ biết về hệ thống đánh lửa xe ô tô. Thế nhưng, làm sao để ra tia lửa điện ấy đó là một vấn đề ít ai biết đến. Vâng, khi ấy bạn sẽ cần tới một chi tiết mang tên bộ chia điện. Chi tiết này có một đường dây cao áp nối với trung tâm và có số lượng dây nối với bugi ứng với số lượng bugi. Nhờ được chia điện như thế, mà các xy lanh sẽ được nhận một lượng điện đều đặn trong một chu kỳ và đúng thời điểm nhằm giúp quá trình cháy tối ưu.
Hệ thống làm mátĐể giúp động cơ luôn được mát mẻ và hoạt động trơn tru, bạn cần một hệ thống làm mát chất lượng. Chi tiết này bao gồm bộ tản nhiệt, bơm nước và cảm biến nhiệt độ. Nước giải nhiệt trong động cơ sẽ được luân chuyển và đi tới két mát.
Trong hệ thống xe ô tô, hệ thống điện rất quan trọng. Hệ thống này bao gồm ắc quy và máy phát điện, hệ thống làm điện được động cơ sử dụng để đề pa máy và giúp duy trì một số các hoạt động trên xe. Để có thể nạp điện ngược cho ắc quy, máy phát điện sẽ được vận hành trong lúc chạy xe và đến vòng tua thích hợp để sinh điện năng nạp lại ắc quy.
Hệ thống bôi trơnKhi động cơ hoạt động, lực ma sát sẽ được sinh ra và khiến các chi tiết bị hao mòn. Để giảm thiểu các vấn đề ấy xuống mức thấp nhất, hệ thống bôi trơn ra đời. Hệ thống này có chức năng đưa dầu bôi trơn chuyển động quanh động cơ để chống mài mòn các bộ phận động cơ xe ô tô . Dầu sẽ được đưa từ bình chứa dầu và qua bộ lọc với áp suất cao đến thành xy lanh rồi cuối cùng về đáy các te để tiếp tục một chu kỳ mới.
Minh Tân
Cấu Tạo Động Cơ Xe Máy Honda
Giới thiệu về tài liệu cấu tạo động cơ xe máy Honda:
Cấu tạo động cơ xe máy Honda là tài liệu đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa xe máy của Honda. Từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và cấu tạo các hệ thống trong động cơ xe máy.
Các chi tiết của tài liệu cấu tạo động cơ xe máy Hondaa:
Nguyên lý hoạt động của động cơ sử dụng trên xe máy vẫn là động cơ 4 kỳ. Đối với nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ. Ta có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở tài liệu nguyên lý hoạt động của ĐH Bách Khoa TPHCM
Tiếp theo, tài liệu tiếp tục phân tích về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các hệ thống khác trên động cơ.
Cấu tạo các chi tiết trong động cơ xe máy Honda:
Ly hợp sử dụng trên động cơ xe máy khác biệt so với ly hợp sử dụng trên động cơ ô tô. Ly hợp ma sát được sử dụng trên động cơ xe máy là ly hợp ma sát nhiều đĩa.
Hộp số sử dụng trên các xe tay ga trên động cơ xe máy là hộp số vô cấp CVT. Tuy nhiên, hệ thống CVT trên xe máy sử dụng là CVT điêu chỉnh tỷ số truyền bằng phương pháp ly tâm.
Từ tên gọi ta có thể thấy được hộp số sử dụng trên xe máy và hộp số trên ô tô là khác nhau. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết về hộp số sử dụng trên ô tô ta có thể tìm đọc tại bài viết Giáo trình kết cấu ô tô ĐH Bách Khoa TPHCM.
LINK DOWNLOAD:
Google Drive
Mô phỏng nguyên lý hoạt động động cơ
Cấu tạo động cơ đốt trong – ĐH SPKT TPHCM
Mô phỏng các hệ thống gầm trên ô tô
Tài liệu cấu tạo ô tô ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Tài liệu mang tính chất chia sẻ, được sưu tầm trên các diễn đàn. chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung bản quyền
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Cấu Tạo Động Cơ Xe Máy 4 Kỳ trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!