Xu Hướng 3/2023 # Thuốc Erythromycin: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý # Top 10 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thuốc Erythromycin: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Thuốc Erythromycin: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần hoạt chất: Erythromycin.Thuốc có thành phần tương tự: Acneegel; Cadieryth; E-mycit 250; E’rossan trị mụn; Ery Children; Eryderm; Eryfar; Eryfluid; EryMarom; Erymekophar; Erythom; Eurycin; Hypezin.

Thuốc Erythromycin là gì?

Erythormycin 500 là thuốc gì? Thuốc Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid. Đây là thuốc có phổ tác dụng rộng nghĩa là tác động lên được nhiều chủng vi khuẩn. Tuy nhiên, chủ yếu là kìm khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram (+) và phổ hẹp hơn với Gram (-). Trong đó,

Erythromycin hoạt động bằng cách gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm. Từ đó dẫn đến ức chế tổng hợp protein và từ đó ức chế tế bào vi khuẩn phát triển.

Tác dụng chính của kháng sinh này là kìm khuẩn nhưng có thể diệtkhuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm. 

Các dạng bào chế của thuốc có thể là: viên nén, dạng gel, dung dịch…

Thuốc Erythroycin giá bao nhiêu?

Thuốc Erythromycin 500mg:

Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Giá Erythromycin 500mg Mekophar: 200.000 VNĐ/hộp.

Dạng bào chế: Viên bao phim.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần hóa – Dược phẩm Mekophar – Việt Nam.

Gel Medskin Ery:

Quy cách đóng gói: Tuýp x 10gr.

Giá Mdskin Ery (thành phần chính Erythromycin): 29.000 VNĐ.

Dạng bào chế: Dạng gel bôi ngoài da.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Chỉ định của thuốc Erythromycin

Chỉ định của Erythromycin trong những trường hợp sau:

Điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn như viêm ruột do Campylobacter, hạ cam, bạch hầu,..

Dùng thuốc trên các tình trạng viêm như viêm tai giữa cấp tính, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và các nhiễm khuẩn do Legionella, viêm kết mạc trẻ sơ sinh và viêm kết mạc do Chlamydia, ho gà, viêm phổi (do Mycoplasma, Chlamydia, các loại viêm phổi không điển hình và cả do Streptococcus).

Ngoài ra, còn dùng thuốc nếu bị nhiễm khuẩn da và ảnh hưởng đến cấu trúc trên da; mụn trứng cá. Lưu ý dạng uống và dùng tại chỗ của erythromycin đều được dùng điều trị mụn trứng cá và trứng cá đỏ.

Nếu mắc bệnh viêm xoang; viêm vùng chậu thường sẽ phối hợp với neomycin để phòng nhiễm khuẩn khi tiến hành phẫu thuật ruột.

Không những vậy, có thể dùng erythromycin để thay thế tetracyclin trên đối tượng mang thai và trẻ nhỏ.

Trong phác đồ gồm nhiều thuốc để điều trị bệnh than đường tiêu hóa hoặc đường thở; phòng bệnh bạch hầu ở người bệnh mất miễn dịch hoặc tình trạng ho lâu ngày ở người bệnh giảm miễn dịch.

Trường hợp không nên dùng thuốc Erythromycin 

Quá mẫn với erythromycin hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức.

Đã dùng erythromycin trước đây nhưng xuất hiện các rối loạn về gan.

Người bệnh đã bị bệnh vàng da hoặc đã từng bị điếc trước đây.

Bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp được đánh giá không an toàn khi sử dụng thuốc.

Đặc biệt trong trường hợp người bệnh có bệnh tim, loạn nhịp, nhịp tim chậm, khoảng QT kéo dài, tim thiếu máu cục bộ, hoặc người bệnh có rối loạn điện giải thì không dùng phối hợp với terfenadin.

Hướng dẫn dùng thuốc Erythromycin 

Cách dùng

Với dạng thuốc Erythromycin viên nén bao phim hoặc viên nang giải phóng chậm hấp thu tốt thì có thể uống thuốc không quan tâm bụng đói bụng no.

Tuy nhiên, viên nén hoặc nang giải phóng chậm có chứa hạt nhỏ bao tan trong ruột khi dùng cần lưu ý:

Để thuốc được hấp thu tốt nên uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút và tốt hơn là nên uống trước hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

Nên uống nguyên cả viên thuốc.

Không chia nhỏ hoặc nghiền viên.

Uống lúc bụng no để giảm kích ứng dạ dày nhưng không được uống với sữa hoặc đồ uống có tính acid.

Ngoài ra, có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch với liều tương tự liều uống nếu người bệnh không thể uống thuốc.Có thể tiêm truyền liên tục hoặc nếu tiêm tĩnh mạch không liên tục thì thực hiện trong vòng 20-60 phút. 

Dạng kem bôi: Ngoài dung dịch hoặc gel 2 – 4 % để điều trị trứng cá cũng có thể dùng chế phẩm kết hợp với benzoyl peroxid, ichthammol, tretinoin và kẽm acetat…

Liều lượng

Người lớn

Liều Erythromycin uống có thể được dùng như sau:+ 250 mg x 4 lần/ ngày.+ Hoặc 333 mg x 3 lần/ ngày.+ Hoặc 500 mg x 2 lần ngày.

Viêm mắt ở trẻ em và người lớn:+ Bôi thuốc lên vị trí mắt bị viêm (khoảng 1,25 cm)+ Dùng thuốc từ 2 – 6 lần/ngày.

Bôi tại chỗ:+ Mụn trứng cá: Bôi vào diện tích da bị tổn thương 2 lần/ngày.+ Lưu ý, chỉ bôi thuốc sau khi đã rửa sạch và lau khô nhẹ.

Trẻ em

Tăng liều gấp đôi với nhiễm khuẩn nặng.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Kéo dài thời gian QT, gây loạn nhịp thất và rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh).

Gây ra các cơn động kinh.

Nổi ban, gây ngứa trên da.

Chứng hẹp môn vị phì đại ở trẻ em, viêm đại tràng màng giả, viêm tụy.

Xuất hiện tình trạng vàng da ứ mật, viêm gan, xét nghiệm chức năng gan bất thường.

Viêm tĩnh mạch và đau ở chỗ tiêm.

Tình trạng yếu cơ.

Phản ứng dị ứng, quá mẫn, tăng huyết áp, mày đay.

Điếc nhưng có hồi phục.

Với dạng dùng tại chỗ gây ngứa, ban đỏ, khô da, tróc vảy.

Tương tác thuốc khi dùng chung Erythromycin

Carbamazepin, cyclosporin, hexobarbital, phenytoin, alfentanil, disopyramid, lovastatin và bromocriptin.

Fluconazol, ketoconazol, itaconazol.

Diltiazem, Verapamil.

Cisaprid, dabigatran, etexilat, disopyramid, các kháng sinh nhóm lincosamid, nilotinib, pimozid, silodosin, tetrabenazin, thioridazin, topolecan, ziprasidon. 

Chống chỉ định dùng phối hợp astemizol hoặc terfenadin vì nguy cơ độc với tim như xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất và tử vong.

Quinidin.

Lorvastatin.

Lưu ý khi dùng thuốc

Suy thận nặng: cần giảm liều estolat. Nên kiểm tra theo dõi chức năng thận khi dùng thuốc. Thận trọng khi dùng dạng lactobionat, phải giảm liều đặc biệt với người bệnh có biểu hiện ngộ độc.

Người bệnh loạn nhịp tim hoặc có các bệnh khác về tim: thật thận trọng khi dùng. Trong trường hợp này, các tương tác thuốc xảy ra có thể gây tác dụng phụ chết người.

Thuốc có thể làm yếu cơ nặng thêm đối với người bệnh bị chứng nhược cơ năng.

Cần sử dụng thận trọng với người cao tuổi do nguy cơ về tác dụng phụ tăng.

Viêm ruột kết màng giả: dùng dài ngày có thể dẫn tới bội nhiễm nấm và vi khuẩn, đặc biệt nhiễm C. difficile gây tiêu chảy và viêm kết tràng.

Dung dịch tiêm có chứa alcol benzylic làm chất bảo quản gây độc cho hệ thần kinh. Do đó, không nên dùng cho đối tượng là trẻ em.

Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc

Phụ nữ mang thai

Thuốc đi qua nhau thai.

Mặc dù vẫn chưa có các bằng chứng về ngộ độc trên thai và/ hoặc gây quái thai trong các nghiên cứu trên động vật. Nhưng đồng thời vẫn chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ đánh giá về việc dùng erythromycin cho người mang thai hoặc khi sinh con.

Do đó, không dùng thuốc cho người mang thai. Trừ trường hợp không còn liệu pháp nào thay thế và đặc biệt phải theo dõi thật cẩn thận.

Không dùng erythromycin dạng estolat do làm tăng nguy cơ độc với gan và tăng tác dụng phụ đối với người mẹ và bào thai.

Phụ nữ cho con bú

Erythromycin tiết vào sữa mẹ.

Do đó, cần dùng thuốc thật thận trọng trên đối tượng là phụ nữ đang cho con bú này.

Xử trí khi quá liều Erythromycin

Xuất hiện phản ứng dị ứng khi quá liều: dùng epinephrin, corticosteroid và thuốc kháng histamin để xử trí.

Ngoài ra, thực hiện biện pháp thụt rửa dạ dày để loại trừ thuốc chưa hấp thu ra khỏi cơ thể.

Không những vậy, nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khi cần thiết.

Xử trí khi quên một liều Erythromycin

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản thuốc

Để thuốc Erythromycin tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.

Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.

Thuốc Waisan: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Thành phần hoạt chất: Eperison.

Thuốc có thành phần tương tự: Deonas; Doterco 50; Epelax; Epezan; Erisk; Euprisone; Gemfix; Gored; Hawonerixon; Koruan; Macnir; Myoless Tab; Myonal; Myotab tab.; Prime Apesone.

1. Waisan là thuốc gì?

Thuốc Waisan có chứa hoạt chất eperison, trong đó:

Eperison hydroclorid giúp làm giãn cơ vân và giãn mạch. Do thuốc có tác động lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn mạch máu.

Ngoài ra, Eperison có tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và gây giãn cơ vân do làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào, thuốc giúp làm tăng tuần hoàn.

Do đó, Waisan giúp cắt đứt vòng xoắn bệnh lý bao gồm co cơ gây rối loạn tuần hoàn máu, sau đó gây đau và làm tăng thêm trương lực cơ

2. Chỉ định của thuốc Waisan

Hội chứng đốt sống cổ.

Viêm quanh khớp vai.

Đau cột sống thắt lưng.

Bệnh mạch máu não

Tình trạng liệt cứng do tủy.

Thoái hóa đốt sống cổ.

Hoặc các di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đầu).

Tình trạng xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.

3. Trường hợp không nên dùng thuốc Waisan

Dị ứng với Eperison hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc Waisan

4. Hướng dẫn dùng thuốc Waisan

4.1. Cách dùng

Thuốc Waisan được bào chế theo viên uống

Dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ.

Nên dùng thuốc sau mỗi bữa ăn.

4.2. Liều dùng

Thông thường thuốc được dùng trên đối tượng là người lớn

Mỗi ngày uống 3 viên 50 mg

Nên chia làm 3 lần sau mỗi bữa ăn trong ngày.

Tùy vào độ tuổi cũng như mức độ trầm trọng của triệu chứng mà dùng liều cụ thể khác nhau.

5. Tác dụng phụ của Waisan

Rối loạn chức năng gan, thận, số lượng hồng cầu hay trị số hemoglobin bất thường.

Phát ban.

Xuất hiện các triệu chứng tâm thần kinh như mất ngủ, nhức đầu, cảm giác buồn ngủ, cảm giác co cứng hay tê cứng, run đầu chi.

Rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hoá khác

Ngoài ra, thuốc còn gây ra các triệu chứng rối loạn tiết niệu.

6. Tương tác thuốc khi dùng Waisan

Lưu ý đã có một báo cáo có đề cập đến tình trạng rối loạn điều tiết mắt xảy ra sau khi dùng thuốc đồng thời methocarbamol với tolperison hydroclorid (một hợp chất có cấu trúc tương tự eperison hydroclorid). 

Do đó, cần lưu ý đến những trường hợp có sử dụng những thuốc này. Tốt nhất là nên thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn sử dụng hiệu quả và hợp lí.

7. Lưu ý khi dùng Waisan

Lưu ý dùng thuốc Waisan trên các đối tượng bị yếu sức, chóng mặt hoặc buồn ngủ có thể xảy ra khi dùng thuốc.

Phải ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều khi bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng đó.

Thật thận trọng khi dùng thuốc Waisan trên những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.

8. Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc

8.1. Phụ nữ có thai

Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá sự an toàn của eperison hydroclorid trong suốt thời kỳ mang thai

Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc Waisan cho bệnh nhân mang thai hoặcphụ nữ nghi ngờ có thai, nếu kết quả điều trị mong đợi với thuốc có giá trị hơn bất cứ nguy cơ có hại nào có thể xảy ra đối với thai.

8.2. Phụ nữ cho con bú

Không khuyến nghị việc sử dụng eperison hydroclorid cho phụ nữ đang cho con bú.

Trường hợp, nếu cần thiết phải dùng thuốc, người mẹ phải ngưngcho con bú.

8.3. Lái xe và vận hành máy móc

Vì thuốc Waisan có thể gây ra các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như đau đầu, chóng mặt, yếu người,..

Do đó, bệnh nhân dùng eperison hydroclorid không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc

9. Xử trí khi quên một liều Waisan

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

10. Cách bảo quản thuốc

Để thuốc Waisan tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Nên giữ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Thuốc Brufen (Ibuprofen): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Thành phần hoạt chất chính: ibuprofen (mỗi 5 ml chứa 100 mg ibuprofen).

Thuốc chứa thành phần tương tự: Nurofen.

1. Thuốc Brufen (ibuprofen) là thuốc gì?

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), dẫn chất của acid propionic có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu có phục hồi. Tác dụng của thuốc có được là do khả năng ức chế enzyme cần thiết trong quá trình gây viêm, đau và sốt của cơ thể.

Ibuprofen có công dụng:

Giảm đau trong các trường hợp bị đau thông thường như đau do sâu răng, đau do nhổ răng, đau đầu, đau do bong gân…

Thuốc ở dạng syrup vị ngọt, dạng lỏng thích hợp dùng cho trẻ em. Tuy nhiên vẫn có thể dùng Brufen cho người lớn, thanh thiếu niên.

Dùng để hạ sốt và giảm đau. Liều khuyến cáo trong ngày ở trẻ em là 20 – 30 mg/kg thể trọng, chia làm nhiều lần uống (thường là từ 2 – 3 lần)

Lưu ý: Không dùng thuốc Brufen cho trẻ em tuổi dưới 3 tháng, hoặc trẻ em cân nặng dưới 5kg.

Liều dùng ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên là 200 – 400 mg tương đương 10 – 20 ml một lần, ngày từ 3 – 4 lần. thời gian giữa các lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ. Tổng liều không vượt quá 1200 mg/ 24 giờ.

Khi đã sử dụng thuốc mà các triệu chứng còn trầm trọng hơn hoặc không giảm thì cần xin ý kiến bác sĩ.

Thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn khi bạn dùng thuốc lúc đói. Tuy nhiên đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có vấn đề về dạ dày thì nên uống thuốc sau ăn.

Lắc kỹ chai thuốc trước khi sử dụng. Đong theo đúng liều lượng cần dùng. Khi uống thuốc có thể có cảm giác nóng rát thoáng qua ở miệng và cổ họng.

Bạn không dùng thuốc đối với người bệnh:

Suy tim, gan, thận nặng

Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thai kỳ

Đang bị hoặc có tiền sử loét đường tiêu hóa

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tiền sử phản ứng quá mẫn (ví dụ như bị hen, viêm mũi, sưng hạch bạch huyết, hoặc mề đay) khi sử dụng aspirin hoặc những NSAID khác

Viêm loét đường tiêu hóa (đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ)

Phản ứng quá mẫn như nổi mày đay, hen, phù bạch huyết, ban đỏ…

Nguy cơ về tim mạch (đối với bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch).

Bạn nên lưu ý khi sử dụng cho những bệnh nhân đang dùng những thuốc sau dùng chung với Brufen:

Digoxin: Đây là một thuốc trị suy tim. Khi dùng chung hai thuốc với nhau có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim, giảm tốc độ lọc cầu thận và tăng nồng độ trong huyết tương của digoxin dẫn đến ngộ độc.

Methotrexat: Có thể ức chế bài tiết methotrexate ở ống thận và làm giảm độ thanh thải methotrexat.

Ciclosporin: Tăng nguy cơ ngộ độc thận.

Warfarin: Brufen có thể làm tăng tác dụng chống đông của thuốc gây xuất huyết.

Thuốc NSAIDs khác: Dùng chung 2 thuốc NSAIDs với nhau làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.

Tacrolimus: Sử dụng đồng thời hai thuốc có thể tăng nguy cơ độc tính thận.

Kháng sinh nhóm Quinolon: Bệnh nhân sử dụng Brufen và kháng sinh nhóm quinolon có thể tăng nguy cơ co giật.

Thuốc tim mạch huyết áp (Những thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn kênh beta và thuốc đối kháng angiotensin-II): Việc dùng chung có thể làm giảm tác dụng của những thuốc này.

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Trong giai đoạn ba tháng đầu hoặc ba tháng giữa của thai kỳ, không nên sử dụng ibuprofen, trừ khi thật sự cần thiết. Nên sử dụng liều thấp nhất có thể cũng như thời gian điều trị càng ngắn càng tốt.

Trong giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ, việc sử dụng ibuprofen có thể gây ra các dị tật, vấn đề khi sinh, chuyển dạ. Chống chỉ định thuốc trong giai đoạn này.

Bạn nên tránh sử dụng dù thuốc qua sữa mẹ với hàm lượng thấp.

Giá bán tại nhà thuốc vào khoảng 59.000 đồng/chai.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Thuốc Povidine (Povidon Iod): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Thành phần hoạt chất của thuốc: povidon iod

Thuốc chứa thành phần tương tự: Betadine Antiseptic Solution, PVP – Iodine 10%, Iodine, Povidon 10%, Povidon iod 10%, Povidone Iodine 10%, Wokadine 10%

1. Povidine (povidon iod) là thuốc gì?

Thuốc Povidine chứa hoạt chất là povidon iod. Povidon iod là một phức hợp hữu cơ chứa 9 – 12% iod. Dung dịch povidon-iod phóng thích dần dần và liên tục iod tự do, dùng làm chất sát khuẩn, tẩy rửa.

Povidine tác dụng diệt vi khuẩn gram dương và gram âm, đặc biệt với các loại gây nhiễm trùng da như Staphylococcus, Streptococcus, E.coli, Proteus, P. aeruginosa. Thuốc cũng diệt được vi nấm, siêu vi, đơn bào và nấm men.

Thuốc Povidine có các dạng bào chế và dạng trình bày như sau:

Dạng dung dịch với các loại nồng độ:

4% (90ml, 500ml, 800ml)

10% (8ml, 20ml, 90ml, 500ml, 2 lít, 5 lít)

5%: loại sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh (8ml, 20ml); loại dùng cho mắt (20ml)

Dạng gạc đắp vết thương 10%: 7x7cm (1,5g thuốc), 10x10cm (3g thuốc)

2. Chỉ định thuốc Povidine (povidon iod)

Dung dịch nồng độ 4%:

Rửa và khử trùng da, niêm mạc lành hay vết thương nhiễm bẩn. 

Rửa và tẩy uế dụng cụ phẫu thuật trước khi khử trùng.

Dung dịch nồng độ 10%:

Sát trùng da trước khi phẫu thuật.

Khử trùng dụng cụ trước khi tiệt trùng.

Dung dịch nồng độ 5%:

Loại sát trùng cuốn rốn: sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh

Loại dùng cho mắt: sát trùng quanh mắt và kết mạc trước khi phẫu thuật mắt.

Gạc đắp vết thương 10%: thuốc sát trùng dùng cho các vết thương, vết bỏng nông và ít rộng, và điều trị một số bệnh về da.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Povidine (povidon iod)

3.1. Dung dịch nồng độ 4%

Dùng nguyên chất để rửa tay và khử trùng da, hoặc pha loãng 1/3 để:

Rửa vết thương nhiễm bẩn hoặc có rỉ nước.

Tẩy uế dụng cụ phẫu thuật trước khi khử trùng, rửa lại bằng nước sạch.

3.2. Dung dịch nồng độ 10%

Dùng nguyên chất để bôi lên da, hoặc pha loãng 1/5 với nước, hay dung dịch sinh lý (Nacl 0,9%) để tưới rửa vết thương.

3.3. Dung dịch nồng độ 5%

Loại dùng sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh:

Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa trên bề mặt vững chắc như trên giường.

Cởi áo trẻ sơ sinh để lộ vùng rốn.

Nhúng bông hút nước vô trùng hay tăm bông vô trùng vào Povidine 5% và xoa nhẹ cho Povidine 5% thấm vào tất cả phần của cuống rốn.

Có thể dùng vài lần bông hút nước vô trùng hay tăm bông vô trùng tẩm Povidine 5% để hoàn tất việc sát trùng này.

Cuống rốn trẻ giờ đã sạch. Mặc áo lại cho trẻ và loại bỏ bông đã dùng sát trùng.

Bồi lên vết thương 2 – 3 lần/ ngày.

Loại dùng cho mắt:

Dùng trong phẫu thuật nhãn khoa, sát khuẩn vùng da quanh mắt, kết mạc và túi cùng kết mạc trong nhãn khoa.

Bôi lên da vùng quanh mắt.

Tưới lên kết mạc và túi cùng kết mạc bằng bơm tiêm không có kim.

Để tiếp xúc 2 phút.

Rửa lại nhiều lần bằng bơm tiêm với dung dịch Natri clorid 0.9% cho đến khi mất màu Povidine.

3.4. Gạc đắp vết thương 10%

Mở gói bọc bên ngoài.

Đắp miếng gạc tẩm thuốc lên vết thương, gỡ bỏ lớp nylon.

Che thêm bằng miếng gạc mỏng hoặc bông hút nước, băng lại.

Đắp vết thương 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/ 2 ngày.

Gạc Povidine tạo ra một lớp thuốc mổ tan trong nước phủ lên vết thương, có thể dùng nước sạch để rửa trôi hết lớp thuốc mỡ này.

4. Chống chỉ định của thuốc Povidine (povidon iod)

Dung dịch nồng độ 4% và 10%, gạc đắp 10% chống chỉ định với:

Dị ứng với iod.

Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp (đặc biệt bướu giáp nhân coloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyển giáp Hashimoto), thời kì mang thai và cho con bú.

Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não và khoang bị tổn thương nặng.Trẻ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ ra có cân nặng dưới 1,5 kg (vì có thể gây nhược giáp).

Dung dịch dùng sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh 5% không được dùng khi dị ứng với iod.

Dung dịch dùng cho mắt 5% chống chỉ định khi:

Dị ứng với iod.

Trẻ sơ sinh (0-1 tháng).

Tiêm thuốc vào nội nhãn.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Povidine (povidon iod)

Dung dịch nồng độ 4%, nồng độ 10%, dạng gạc đắp vết thương 10%: cần thận trọng khi dùng thường xuyên trên vết thương đối với người có tiền sử suy thận hay người đang điều trị bằng lithi.

Dung dịch sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh 5%: tránh dùng thuốc trên vùng da rộng và lập lại nhiều lần. Tránh dùng thuốc vào mắt.

Dung dịch dùng cho mắt 5%: Povidine 5% chỉ dành riêng để sát trùng bề mặt kết mạc. Sử dụng thận trọng đối với trẻ em dưới 30 tháng tuổi. Không nên dùng thay thuốc nhỏ mắt.

6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Povidine (povidon iod)

Đối với dung dịch nồng độ 4% và 10%, gạc đắp vết thương 10%:

Dùng các chế phẩm này lâu ngày có thể gây kích ứng hoặc hiếm hơn gây phần ứng dị ứng da

Dùng lặp lại với vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng, có thể gây phản ứng toàn thân.

Đối với dung dịch sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh 5%: dùng chế phẩm lâu ngày có thể gây kích ứng hoặc hiếm hơn gây phản ứng dị ứng da.

Đối với dung dịch dùng cho mắt 5%:

Dị ứng vói iod.

Nhuộm vàng vùng kết mạc mắt.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

7. Tương tác thuốc khi dùng Povidine (povidon iod)

Đối với dung dịch nồng độ 10% và gạc đắp vết thương 10%:

Tác dụng kháng khuẩn bị giảm khi có kiềm và protein. Xà phòng không làm mất tác dụng.

Dùng chung với các hợp chất thuỷ ngân có thể gây ăn da.

Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosuifat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, và các thuốc sát khuẩn khác.

Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.

Đối với dung dịch nồng độ 4% và dung dịch sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh 5%: không dùng chung với chất tẩy rửa khác. Dùng cùng với những dẫn chất có chứa thủy ngân có thể tạo thành hợp chất có tính ăn mòn da.

Đối với dung dịch dùng cho mắt 5%: không dùng đồng thời với thuốc nhãn khoa có chứa chất bảo quản là hợp chất thuỷ ngân.

8. Xử trí khi quá liều Povidine (povidon iod)

Lượng iod quá thừa sẽ gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp.

Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng hoặc bỏng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn, như vị kim loại; tăng tiết nước bọt, đau rát họng và miệng; mắt bị kich ứng, sưng; đau dạ dày, tiêu chây, khó thở do phù phổi…

Có thể nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương thận.

Xử trí: Trong trường hợp uống nhầm một lượng lớn povidon iod, có thể bị ngộ độc nghiêm trọng, phải điều trị tại cơ sở y tế. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, chú ý đặc biệt đến cân bằng điện giải, chức năng thận và tuyến giáp.

9. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Đối với dung dịch nồng độ 4% và 10%, gạc đắp vết thương 10%:

Mặc dù chưa có bằng chứng về nguy hại nhưng iod qua được hàng rào nhau thai và bài tiết qua sữa. Tránh dùng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú trừ khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ gây hại cho sự phát triển và chức năng của tuyến giáp thai nhi.

Đối với dung dịch sát trùng cuốn rốn trẻ sơ sinh 5%: không có nguy hại

Đối với dung dịch dùng cho mắt 5%: không sử dụng 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai hoặc phụ nữ có thai.

10. Cách bảo quản thuốc Povidine (povidon iod)

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ C. Đóng nắp ngay sau khi dùng và chỉ dùng trong 15 ngày sau khi mở nắp đối với chế phẩm thuốc dùng cho mắt, và 2 tháng sau khi mở nắp đối với các chế phẩm dung dịch còn lại.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Erythromycin: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!