Bạn đang xem bài viết Tắt Những Tính Năng Không Cần Thiết Trên Windows 10 được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
21/06/2016 14:07
Microsoft tích hợp sẳn vào Windows khá nhiều các tính năng rất hữu ích, phần lớn chúng đều được kích hoạt theo mặc định nhằm cho mục đích tương thích để có thể tận dụng sức mạnh phần cứng và bảo mật cho thiết bị trước các vấn đề về an ninh.
Tuy nhiên, vẫn có một số các tính năng mà bạn không hề dùng đến nó nhưng vẫn được kích hoạt. Những tính năng này được xác định là “vô tích sự” và chỉ “giỏi” ngốn bộ nhớ. Do đó, nếu cần thiết, bạn nên tìm và vô hiệu hóa nó để giảm tải cho Windows. Nếu bạn quan tâm, sau đây sẽ là hướng dẫn “điểm mặt” từng tính năng và cách vô hiệu hóa nó.
Khởi chạy cửa sổ Windows 10 Features
Windows 10 Features là nơi quản lí và cho phép người dùng tắt/bật các tính năng trên Windows 10. Do đó, việc đầu tiên chúng ta cần nên làm là khởi chạy công cụ này. Cụ thể như sau:
Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Programs and Features.
Cửa sổ Programs and Features xuất hiện, bạn hãy nhấn vào tùy chọn ‘Turn Windows features on or off’ ở bên trái màn hình.
Hộp thoại Windows Features sẽ xuất hiện trước mắt bạn.
Các tùy chọn tính năng được đánh dấu ‘check’ là những tính năng đang được kích hoạt. Khi bỏ dấu check ở ô tùy chọn nào tức là bạn đã vô hiệu hóa tính năng đó. Và sau mỗi thao tác, Windows sẽ hiển thị một cửa sổ thông báo nhắc nhở, sau đó bạn cần khởi động lại Windows để thay đổi có hiệu lực. Khi cần kích hoạt lại, bạn chỉ việc đánh dấu check vào ô tương ứng và khởi động lại Windows là xong.
Bây giờ chúng ta sẽ đi đến từng tính năng mà bạn nên vô hiệu hóa nếu thật sự không dùng đến.
Internet Explorer 11
Như đã biết thì trình duyệt mặc định trên Windows 10 hiện nay là Microsoft Edge. Nhưng Microsoft vẫn giữ lại một bản sao của Internet Explorer 11 trên hệ thống như là một “di sản” của các phiên bản Windows trước.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là Internet Explorer 11 đã bị Microsoft loại bỏ các cập nhật thông qua Windows Update. Do đó, các bản vá của trình duyệt này phải được tải về bằng phương pháp thủ công từ Microsoft Update Catalog nên nếu bạn cảm thấy không có lí do gì để sử dụng trình duyệt này khi mà Microsoft Edge là lựa chọn khá tốt thì bạn nên vô hiệu hóa nó là vừa rồi.
Legacy Components DirectPlay
DirectPlay là một hàm API của Microsoft DirectX API được sử dụng cho hệ thống Games trên Windows Live từ hơn…10 năm trước. Và ngày nay nó hầu như không còn được sử dụng trên các tựa game mới nữa. Do đó, việc vô hiệu hóa nó là điều dễ hiểu.
Media Features Windows Media Player
Mặc dù Windows Media Player là chương trình phát media khá phổ biến trên Windows nhưng với Windows 10 thì Groove Music đã được thiết lập mặc định, cũng như việc Windows Media Player thiếu hỗ trợ các chuẩn video và audio phổ biến cũng là một điểm trừ khá lớn.
Do vậy, nếu bạn sử dụng một ứng dụng phát media của bên thứ 3 như VLC Media Player hoặc SMPlayer hay đơn giản là Groove Music thì việc vô hiệu hóa nó vẫn chấp nhận được.
Microsoft Print to PDF
Tính năng này được xem như là một tùy chọn bổ sung cho phép Windows có thể in bất kỳ tài liệu nào sang định dạng PDF. Đây là một dịch vụ máy in ảo để tạo ra các tài liệu PDF trên Windows. Nhưng nếu bạn đang dùng Microsoft Office hay cụ thể hơn là có một máy in “túc trực” sẳn sàng để dùng thì tính năng này khá là dư thừa phải không?
Print and Document Services
Tính năng cho phép bạn thực hiện việc in ấn trên một số các dịch vụ dữ liệu hệ thống. Và mặc định 2 tùy chọn Internet Printing Client và Windows Fax and Scan được kích hoạt sẳn nhưng nếu bạn đang làm việc Offline hoặc tại nhà thì nó khá dư thừa phải không?
Internet Printing Client
Như tên gọi, tính năng này cho phép bạn thực hiện in ấn dữ liệu trong mạng nội bộ hoặc từ xa trên internet thông qua giao thức IPP. Nhưng nếu bạn không có nhu cầu hoặc chỉ sử dụng máy in “tại gia” thì nên tắt nó đi.
Windows Fax and Scan
Tính năng này hỗ trợ người dùng sử dụng các thiết bị Fax và Scan đang kết nối trên máy tính. Nếu bạn không dùng đến thì nên vô hiệu hóa nó đi.
Remote Differential Compression API Support
Tính năng này được Microsoft giới thiệu dành cho các phiên bản Windows Server từ bản 2003 R2 tới gần đây giúp người dùng có thể quản lí từ xa các hệ thống máy chủ tốt hơn. Và nó được sử dụng bởi các phần mềm quản lí từ xa chạy trên Windows Server. Do đó, nếu bạn không sử dụng Windows Server hay quản lí máy chủ từ xa thì nên tắt nó đi.
Windows PowerShell 2.0
Có thể bạn sẽ nhầm lẫn Windows PowerShell 2.0 là một phần của PowerShell trên Windows. Nhưng bạn cũng đừng để ý vì PowerShell 2.0 không phải là phiên bản mới nhất hiện nay mà là PowerShell 5.0. Do đó, các lệnh từ PowerShell 2.0 sẽ không có tác dụng gì trên PowerShell của Windows 10. Vì thế bạn nên tắt nó đi vì nó khá vô dụng.
Windows Process Activation Service
Windows Process Activation Service, hay còn được biết đến là Internet Information Services (IIS). Tính năng này được kích hoạt nhằm mục đích hỗ trợ các người phát triển các ứng dụng trên Windows. Còn nếu bạn là người dùng bình thường thì nê tắt nó đi.
Work Folders Client
Tính năng này cho phép người dùng trong công ty hay doanh nghiệp có được quyền truy cập và làm việc trên các dữ liệu một cách trực tiếp hay gián tiếp bằng bất kỳ thiết bị nào có liên kết. Nhưng nếu bạn làm việc một mình hoặc ở nhà thì nên tắt nó đi.
XPS Services và XPS Viewer
XPS là một dạng tập tin được Microsoft thiết kế để thay thế cho định dạng PDF của Adobe. XPS Services và XPS Viewer là các tính năng cho phép người dùng Windows tạo, in và xem các tài liệu XPS trên máy tính. Nhưng nếu bạn không dùng thì vẫn có thể tắt nó đi.
Theo Genk
List Services Không Cần Thiết Nên Tắt Trên Windows 10, Tăng Tốc Độ Cho
Tắt Services trên Windows 10 đồng nghĩa với việc bạn giảm bớt được một số lượng lớn ứng dụng, các dịch vụ hay các tiến trình chạy ngầm trên Windows 10 là nó sẽ làm tăng tốc Windows 10 của bạn lên. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết rằng Services nào nên tắt và services nào không vì nếu tắt nhắm nó rất dễ gây lỗi Windows 10 thay vì tăng tốc Windows 10 cho bạn.
Một số Services không cần thiết nên tắt trên Windows 10
Để hiểu rõ được các Seriver Windows 10 trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê tất cả những Services mà bạn được phép lựa chọn chạy hay không mà không hề ảnh hưởng hoặc tầm ảnh hưởng của nó rất ít. Và nếu như bạn không muôn tắt Services trên Windows 10 nữa có thể làm ngược lại để khởi chạy nó.
1. Services trên Windows là gì? nó để làm gì ?
Windows Services hay chúng ta gọi tắt là Serives là các ứng dụng được cấu hình tự động và khởi động cùng với máy khi bạn khởi động. Services có rất nhiếu tác dụng và đa phần nó bổ trợ những thứ còn thiếu, những thứ cần thiết cho Windows 10 cũng như các phần mềm bên thứ 3 khi bạn tiến hành cài các phần mềm vào trong máy.
2. Tại sao phải tắt Services trên Windows 10
Như bạn đã biết có rất nhiều Services – dịch vụ khởi động chạy cùng Windows 10 tức là hệ điều hành của bạn phải loading xong các Services này mới có thể vào đến màn hình windows. Điều này vô tình làm chậm máy tính của bạn hơn rất nhiều nếu như bạn để quá nhiều Services khởi chạy. Có rất nhiều Services có ích nhưng lại chưa cần sử dụng đến hoặc nhu cầu của bạn không cần đến thì hãy tắt nó đi để tiết kiệm thời gian khởi động máy.
4. Danh sách các Services bạn có thể tắt trên Windows 10
– AVCTP service: nếu không sử dụng các thiết bị tai nghe không dây Bluetooth, bạn có thể tắt service này an toàn.
– BitLocker Drive Encryption Service: nếu không sử dụng mã hóa thẻ nhớ, USB bằng BitLocker.
– Bluetooth Support Service: không sử dụng thiết bị Bluetooth nào, bạn có thể tắt service này đi để tăng tốc máy tính.
– Connected User Experiences and Telemetry: tắt service này đi để vô hiệu hóa các tính năng thu thập dữ liệu người dùng trên máy tính Windows 10, các dữ liệu này sẽ được gửi cho Microsoft.
– Diagnostic Tracking Service: tắt service này để tắt tính năng tự động thu thập dữ liệu và gửi dữ liệu cá nhân người dùng.
– Distributed Link Tracking Client: khi không sử dụng mạng, bạn có thể tắt service này đi.
– Downloaded Maps Manager: có thể tắt an toàn nếu bạn không sử dụng ứng dụng Bing Maps.
– File History Service: chỉ tắt service này nếu bạn không có ý định sử dụng Windows Backup hoặc System Restore.
– IP Helper: nếu không sử dụng kết nối IPv6, tốt nhất nên tắt ngay service này.
– Infrared monitor service: tương tự, tắt service này nếu bnaj không sử dụng tính năng truyền file thông qua thiết bị hồng ngoại.
– Internet Connection Sharing: service này đã quá cũ, nên tắt sớm.
– Netlogon: tắt nếu không sử dụng Domain Controller.
– Program Compatibility Assistant Service: service này là thủ phạm gây ra một số vấn đề, do đó bạn cũng nên tắt service này đi.
– Print Spooler: nếu chỉ lướt web, xem phim, không sử dụng máy in, bạn nên tắt ngay service này.
– Parental Control: chỉ đơn giản bạn không phải các bậc phụ huynh, không cần sử dụng đến tính năng Parental Control để kiểm soát con trẻ, tất cả những gì bạn cần làm là tắt service này đi để cải thiện hiệu suất hệ thống và chơi game mượt hơn.
– Remote Registry: tắt service này để ngăn không cho người dùng khác truy cập Registry trên thiết bị của bạn từ xa.
– Secondary Logon: tắt service này để ngăn người dùng khác đăng nhập tài khoản thường (không phải tài khoản Admin) và thực hiện các tác vụ Admin.
– TCP/IP NetBIOS Helper: nếu không phải thành viên của Workgroup, nên tắt service này.
– Touch Keyboard and Handwriting Panel Service: thường thì người dùng không có xu hướng sử dụng các thiết bị cảm ứng và do đó bạn nên tắt service.
– Windows Error Reporting Service: tắt nếu không cần lưu hoặc gửi báo cáo lỗi.
– Windows Image Acquisition: nên tắt ngay nếu không sử dụng máy Scan.
– Windows Camera Frame Server: tắt nếu không sử dụng webca, hoặc camera được tích hợp.
– Windows Insider Service: tương tự, tắt service nếu bạn không đăng ký tham gia chương trình Windows Insider.
– Windows Search: tắt nếu không sử dụng Windows Search.
– Geolocation Service: service này có vai trò theo dõi vị trí hệ thống hiện tại và điều này cũng không cần thiết nên bạn có thể tắt.
– Phone Service: quản lý trạng thái thiết bị di động trên máy tính, tốt nhất cũng nên tắt service này để tối ưu hệ thống.
– Windows Biometric Service: chịu trách nhiệm thu thập và lưu trữ các dữ liệu sinh trắc học mà không cần truy cập phần cứng sinh trắc học. Thực ra service này cũng không cần thiết và vì thế lý tưởng nhất là nên tắt đi.
– Windows Mobile Hotspot Service: service này cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu di động với các thiết bị khác, nhưng cũng không cần thiết và có thể tắt an toàn.
– Adobe Acrobat Update Service: sử dụng để quản lý các bản cập nhật Adobe Acrobat mới nhất, tuy nhiên chúng tôi cũng khuyến cáo bạn nên tắt đi.
– Internet Explorer ETW Collector Service: nếu không sử dụng trình duyệt IE, lý tưởng nhất là tắt service này để chơi game tốt hơn.
– Skype Updater: đúng như tên gọi của nó, service này giúp tải xuống và cài đặt các bản cập nhật Skype mới nhất. Điều này cũng không cần thiết, nên tắt service đi.
– Windows Media Player Network Sharing Service: tắt service này nếu không sử dụng Windows Media Player.
– Windows Update: tắt nếu không muốn PC tự động cài đặt và cập nhật các bản cập nhật mới nhất.
– Enterprise App Management Service: nên tắt service này nếu bạn không phải người dùng doanh nghiệp.
– Alerter: Dịch vụ này giúp thông báo cho các máy tính và người dùng được chọn những sự cảnh báo thông thường từ bất cứ phần mềm, dịch vụ nào dưới dạng pop up, nếu không cần thiết hãy tắt nó đi.
– Automatic Updates: Chế độ tự động cập nhật Windows khi cần thiết, thực sự tính năng này rất cần thiết trên Windows 10 nhưng nếu bạn không muốn liên tục tải các bản vá lỗi về máy tính mà muốn đợi một bản chính thức thì hãy cứ tắt nó đi, việc này khiến máy bạn nhanh hơn khá nhiều đấy.
– Background Intelligent Transfer: Hỗ trợ Windows Update, nếu bạn tắt Automatic Update thì dịch vụ này cũng bị vô hiệu hóa, và làm tăng tốc Windows 10 cho bạn.
– Clipbook: Xem các tác vụ đã lưu trong Clipboard khi sử dụng lệnh Copy. Tắt nó đi sẽ giúp các lệnh Copy-Paste-Cut nhanh hơn. Bạn có thể xem nó họat động như thế nào qua cách đánh chúng tôi vào lệnh Run trong Start Menu.
– Cryptographic services: Dịch vụ chứng nhận trình điều khiển các thiết bị chạy trong Windows, có thể bạn cảm thấy nó không cần thiết nhưng hãy cứ để nó chạy vì nó cực nhẹ.
– DHCP Client: Dịch vụ này sẽ giúp bạn có được một IP động để truy cập mạng, bạn chỉ nên tắt nó đi nếu bạn sử dụng IP tĩnh hoặc máy tính không có mạng.
– Error Reporting: Tự động thông báo lỗi cho máy tính của bạn, đôi lúc rất hiệu quả nhưng đôi khi khá phiền phức.
– Fast User Switching Compatibility: Thay đổi User nhanh chóng trên Windows, ứng dụng này không cần thiết nếu bạn sử dụng laptop, máy tính cho riêng mình mà tắt đi lại khiến máy chạy nhanh hơn.
– Help and Support: Trợ giúp từ hệ thống, khá vô dụng và không thiết thực với người dùng ở Việt Nam vì lên chúng tôi là có hết rồi mà nó lại toàn tiếng Anh nữa chứ.
– HTTP SSL: Kết nối từ client đến server được thực hiện bằng giao thức HTTPS (HTTP + SSL). Chỉ sử dụng dịch vụ này khi bạn chạy Web Server.
– Human Interface Device Access Service: Mở rộng và điều khiển những phím nóng trên các thiết bị nhập. Ví dụ những nút bấm trên bàn phím Play-Next-Internet-Search. Nếu bạn không thường dùng nó, tắt dịch vụ này đi và tận hưởng 0.85% hệ thống nhanh hơn.
– Indexing services: Tự động tra sóat thông tin trên ổ cứng nhằm giúp các ứng dụng như Search của windows, Office XP chạy nhanh hơn. Tuy nhiên nó chiếm nhiều tài nguyên và thật sự không xứng đáng với tính năng nó họat động.
– MS Software Shadow Copy Provider/Volume Shadow Copy: Hỗ trợ Microsoft Backup hay các trình sao lưu ảnh đĩa khác. Một lần nữa, bạn có thể thử qua việc tắt nó, nếu có sai sót nào trong việc sao lưu thì khởi động lại nó sẽ giải quyết vấn đề.
– Net Logon: Hỗ trợ việc chứng thực để đăng nhập vào một máy tình thuộc miền.
– Server: Hỗ trợ file, máy in và tên dùng để chia sẻ thông tin qua mạng cho máy tính bạn đang sử dụng. Nếu bạn không dùng chung mạng với ai đó thì có thể tắt nó đi.
– Task scheduler: Task Scheduler là dịch vụ cho phép máy tính chạy theo những thiết lập có sẵn như khởi động hay tắt hoặc nhiều tính năng nữa, khá khó dùng và không phải ai cũng quan tâm.
– Telephony: Đây là dịch vụ điện thoại trên Internet, thực sự ngày nay không cần thiết đến dịch vụ này nưa với sự tiến bộ của công nghệ và hàng loại app, phần mềm.
– Telnet: Cho phép người dùng máy khác đăng nhập vào máy bạn và chạy các chương trình. Nếu như bạn có bao giờ nghe đến việc tấn công qua IP thì Telnet là 1 trong những kẻ 2 mặt tiếp tay cho giặc quậy phá thành của bạn.
– Uninterruptible Power Supply: Chế độ này bạn có thể tắt nếu như bạn không sở hữu thiết bị lưu diện UPS.
– Universinal Plug and Play: Nếu như xài Internet Connection Sharing thì nó rất cần thiết để tìm hiểu các thông tin người dùng cùng trong mạng, còn không thì hoàn toàn vô dụng.
– Webclient: Cho phép các chương trình Windows tạo, xâm nhập và thiết lập tập tin trên nền Internet. Theo như 1 số thử nghiệm, nếu như bạn không có kết nối Internet, dịch vụ có thể làm chậm lại máy và cách bạn duyệt web. Vô hiệu hóa để nhận ra và xem xét những sai sót có thể gây phiền cho bạn, nếu không thì bạn đã tiếp tục giảm gánh nặng cho hệ thống.
– Windows Installer: Trợ giúp cho các trình cài đặt .MSI có thể phân phối dữ liệu trong nó cho máy bạn. Nhưng thật chất không phải lúc nào bạn cũng cài-cài-cài phần mềm vào máy mình liên tục. Thay cách khởi động của nó vào Manual sẽ giảm tối thiếu dung lượng Ram bị chiếm.
– WMI Performance Adapter: Windows Management Instumentation ( WMI ) là 1 ứng dụng rất có ích nhưng nó có thể làm chậm máy.Nếu như bạn không phải là 1 nhà thiết kế chương trình thì không cần quan tâm đến việc này và tắt nó đi.
https://thuthuat.taimienphi.vn/tat-services-khong-can-thiet-tren-windows-10-25966n.aspx Với bài hướng dẫn trên hy vọng bạn đọc đã có thể tự mình tùy biến sao cho thích hợp nhất nhằm tăng tốc máy tính của mình. Cho dù hệ điều hành của bạn đang sử dụng SSD để chạy đi chăng nữa thi việc tăng tốc máy tính, laptop là thứ bạn rất cần thiết cũng như cần phải biết để tránh lãng phí tài nguyên của máy.
Cách Tắt Windows Defender Trên Windows 10, Tắt Bảo Vệ Máy Tính
Windows defender là phần mềm bảo vệ máy tính cho bạn, nó có 2 chức năng chính là bảo vệ thời gian thực và bảo vệ khi sử dụng công cụ quét.Tuy nhiên theo đánh giá người dùng thì các tính năng này còn rất hạn chế và với sự cạnh tranh của các hãng nổi tiếng như Kaspersky hay Norton Antivirus thì thực sự Windows Defender luôn bị bỏ qua. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của Kaspersky Antivirus trong những năm gần đây.
Cách tắt Windows Defender trên Windows 10
Vì những lý do đó mà người dùng luôn cần đến những phần mềm diệt virus từ hãng thứ 3, nhưng bạn nên lưu ý rằng nếu có 2 phần mềm diệt virus cùng hoạt động trên Windows 10 là điều không nên, làm ảnh hưởng đến khả năng của phần mềm.
Hướng dẫn cách tắt Windows Defender trên Windows 10
Cách 1: Vô hiệu hóa tạm thời Windows Defender bằng ứng dụng Settings
Bước 1: Trên khay hệ thống, các bạn nhấp đúp vào biểu tượng Windows Defender hoặc chuột phải chọn Open
Bước 2: Giao diện Windows Defender Security Center mở ra, các bạn nhấn vào mục Virus & threat protection
Bước 3: Tiếp theo, nhấn vào tùy chọn Virus & threat protection settings
Cách 2: Tắt Windows Defender bằng Registry
Nếu sử dụng Windows 10 Home, bạn không thể truy cập Local Group Policy Editor. Tuy nhiên bạn vẫn có thể vô hiệu hóa Windows Defender bằng cách sử dụng Registry.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh Regedit vào hộp thoại Run rồi nhấn Enter hoặc OK
Bước 2: Cửa sổ Registry mở ra, các bạn điều hướng key theo đường dẫn:
Bước 4: Đặt tên cho key mới này là DisableAntiSpyware.
Bước 5: Nhấp đúp chuột vào key mới mà bạn vừa tạo, thiết lập giá trị trong khung Value Data từ 0 thành 1.
Bước 6: Khởi động lại máy tính của bạn để hoàn tất quá trình.
Trường hợp nếu muốn kích hoạt lại Windows Defender, bạn thực hiện lại các bước trên và thay đổi lại giá trị trong khung Value Data từ 1 thành 0, khởi động lại máy tính của bạn để áp dụng thay đổi.
Cách 3: Tắt Windows Defender bằng Local Group Policy
Tùy chỉnh Local Group Policy Editor là cách khá hiệu quả để tắt Windows Defender trên Windows 10. Tuy nhiên, chức năng này hiện chỉ hỗ trợ trên các hệ điều hành Windows 10 các phiên bản Pro, Enterprise, Education. Các máy tính chạy Windows 10 Home hay single language đều không thực hiện được theo cách này.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lênh gpedit.msc vào hộp thoại Run rồi nhấn OK
Bước 2: Cửa sổ Group Policy mở ra, các bạn điều hướng key theo đường dẫn: Local Computer PolicyComputer ConfigurationAdministrative TemplatesWindows ComponentsWindows Defender Antivirus
Bước 3: Sau khi truy cập đến đường dẫn trên, nhấp đúp chuột vào Turn off Windows Defender Antivirus ở khung bên phải
Bước 4: Chọn Enable và nhấn OK để lưu lại
Bước 5: Tại Real-time Protection, các bạn nhấn đúp chuột vào Monitor file and program activity on your computer. Chọn Disable và nhấn OK để lưu lại
Bước 6: Cũng tại Real-time Protection, các bạn nhấp đúp chuột vào Turn on process scanning whenever real-time protection is enabled. Chọn Disable và nhấn OK.
Bước 7: Tiếp tục nhấp đúp chuột vào Turn on behavior monitoring, chọn Disable và nhấn OK
Bước 8: Khởi động lại máy tính để ap dụng giá trị. Trường hợp bạn muốn bật lại Windows Defender thì chỉ việc làm ngược lại với các lựa chọn ở mỗi bước trên.
Trên phiên bản Windows cũ
https://thuthuat.taimienphi.vn/tat-windows-defender-tren-windows-10-5620n.aspx Trên Windows 10, nhiều người sử dụng chuột hay gặp tình huống con lăn chuột lên trên lại thành ra đi xuống dưới, đây là lỗi khá phổ biến, tham khảo cách đảo ngược hướng cuộn chuột trên Windows 10 để đưa vị trí con lăn chuột về theo chiều thuận tay của bạn.
Tắt Near Share Trên Windows 10, Tính Năng Chia Sẽ Nhanh
Nếu bạn đang chạy phiên bản Build 17035 trở lên, bạn có thể sử dụng tính năng chia sẻ tệp tin Windows 10 mới gọi là Near Share. Nó cho phép người dùng chia sẻ file nhanh với các thiết bị đang sử dụng Bluetooth ở gần đó. Và Bây giờ, nó cũng hỗ trợ WiFi để chia sẻ các tập tin, tài liệu…
Nếu bạn đã từng sử dụng AirDrop trên IOS của Apple, thì bạn sẽ biết được cách hoạt động của nó và cảm thấy rất quen thuộc. Và lúc bạn cần nhanh chóng gửi một báo cáo cho sếp của mình hoặc bạn muốn gửi một liên kết hoặc ảnh chụp màn hình tới ai đó bên cạnh bạn, thì tính năng này làm cho việc gửi File trở nên siêu dễ dàng mà không cần sử dụng các tệp đính kèm email, dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc thiết lập chia sẻ File như trước nữa.
Microsoft đã tích hợp Near Share trên Windows 10. Bạn có thể sử dụng tính năng chia sẻ tệp tin trong Microsoft Edge, Windows Explore và các ứng dụng như Photos, vv Near Share hiện chỉ có cho Windows 10 máy tính cá nhân, nhưng Microsoft sẽ thêm hỗ trợ cho các thiết bị di động trong tương lai.
Cách bật Nearby sharing cho máy tính Windows 10
Nếu tính năng chia sẻ này chưa được bật, hãy sử dụng các bước này trên máy tính để bàn, máy tính xách tay hoặc máy tính bảng của bạn.
Mở Cài đặt (Settings)
Bấm vào Hệ thống (System)
Bấm vào Share experiences.
Và bây giờ trong mục Near share thì bạn hãy bật nó lên
Khi bạn đã hoàn tất các bước trên Microsoft Edge, File Explorer, Ảnh và các ứng dụng khác, khi bạn nhấp vào nút Chia sẻ (Share), bạn sẽ thấy một phần mới với một danh sách các thiết bị được định cấu hình để nhận các File bằng cách sử dụng tính năng Near Share của Windows 10 này.
Sau khi chia sẻ File thì người nhận sẽ nhận được thông báo chấp nhận hay không để hoàn tất quá trình chuyển.
Theo mặc định, tất cả các lần chuyển tải sẽ được đưa vào các thư mục Download nhưng bạn luôn có thể sử dụng tùy chọn “Save files I receive to” để thay đổi vị trí lưu lại của File theo ý muốn của mình.
Và tính đã được thiết kế để chia sẻ mọi file với mọi thiết bị, nhưng bằng cách sử dụng menu “Tôi có thể chia sẻ hoặc nhận nội dung từ (I can share or receive content from)”, thì bạn có thể hạn chế việc chia sẻ file với các thiết bị.
Cách bật Near share từ Action Center
Ngoài ra, bây giờ bạn cũng có thể bật Near Share trên win 10 từ Action Center
Mở Action Center (bấm phím nhanh: Windows + A).
Trong phần Quick Action, hãy nhấp vào nút Near share
Sau khi hoàn thành các bước, bạn có thể bắt đầu chia sẻ và nhận file, tài liệu từ các thiết bị khác.
Kết Luận
Với hướng dẫn bật Near share trên windows 10 và cũng như cách sử dụng thì bây giờ những ai dùng win 10 có thể dễ dàng gửi dữ liệu nhanh đến các máy tính khác rồi, đặc biệt là những ai làm việc trong văn phòng thì rất tiện lợi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tắt Những Tính Năng Không Cần Thiết Trên Windows 10 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!