Xu Hướng 9/2023 # Tạo Boot Cho Ổ Cứng Di Động Hdd Box Không Mất Dữ Liệu, Hỗ Trợ Uefi # Top 9 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tạo Boot Cho Ổ Cứng Di Động Hdd Box Không Mất Dữ Liệu, Hỗ Trợ Uefi # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tạo Boot Cho Ổ Cứng Di Động Hdd Box Không Mất Dữ Liệu, Hỗ Trợ Uefi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời nay thì HDD Box (ổ cứng di động gắn ngoài) ngày càng được sử dụng rộng rãi. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo boot cho ổ cứng di động HDD Box mà không mất dữ liệu hiện có. Cách tạo HDD Boot này cũng hỗ trợ boot cả 2 chuẩn UEFI và legacy. Ngoài ra, có thể tích hợp bộ cài Windows vào HDD Box.

Việc tạo boot cho HDD Box diễn ra hoàn toàn tự động.

Không làm mất dữ liệu hiện có trên ổ cứng gắn ngoài HDD Box

Công cụ sẽ tạo ra 1 phân vùng FAT32 ở cuối của HDD Box làm Boot với dung lượng do bạn lựa chọn.

Có hỗ trợ cả 2 chuẩn UEFI và Legacy

Với một số ít máy thì việc tạo phân vùng boot ở cuối ổ cứng sẽ gây lỗi không boot được

Các bước tạo boot cho ổ cứng di động HDD Box

Ổ cứng gắn ngoài của mình 500Gb và gần đầy dữ liệu

Chọn ngôn ngữ

Nhập 1, rồi bấm Enter (từ đây sau khi nhập xong thì bấm Enter)

Chọn thiết bị (ổ cứng gắn ngoài HDD Box)

Ổ cứng gắn ngoài của mình có Thứ tự là 2, mình nhập 2

Việc cần làm là đợi đến khi quá trình tạo boot cho ổ cứng di động HDD Box kết thúc.

Chọn các mục tương ứng nếu cần.

Cách 2: Tạo boot cho ổ cứng di động HDD Box thủ công không mất dữ liệu Tạo phân vùng khởi động cho HDD Boot

Tải về phần mềm Partition Wizard Portale (password giải nén: anh-dv.com)

Chạy phần mềm PartitonWizard với quyền Admin, tạo 1 phân vùng Unallocated ở đầu của ổ cứng di động làm phân vùng boot. Nếu HDD Box của bạn chứa sẵn nhiều dữ liệu, thì quá trình tạo phân vùng boot này sẽ mất chút thời gian. Ngoài ra bạn có thể tạo phân vùng Boot ở cuối ổ HDD Box để giảm thời gian, tuy nhiên một số máy khó tính sẽ không boot được.

Nhấp phải chuột vào phân vùng Unallocated và chọn Create

Các thông số của phân vùng HDD-BOOT đặt như hình trên.

Nhấp phải chuột vào phân vùng boot HDD-BOOT vừa tạo và chọn Set Active.

Copy dữ liệu vào phân vùng HDD-BOOT

Nhấp đúp vào file ISO Anhdv Boot để mở lên (với Windows 8.1, 10), copy tất cả các file và thư mục vào phân vùng HDD-BOOT

Nạp MBR cho HDD Boot

Các bước trên là để copy dữ liệu, bây giờ cần phải nạp MBR cho HDD Boot. Có 2 lựa chọn bộ nạp khởi động (bootloader) đó là Grub2 và Grub4dos. Grub4dos tương thích với nhiều loại máy hơn, còn Grub2 hỗ trợ Linux và Antivirus tốt hơn.

Kết hợp với bảo vệ phân vùng khác bằng NTFS Drive Protection là không lo ổ bị virus làm hỏng file.

Ổ Cứng (Hdd), Ổ Cứng Di Động Dành Cho Máy Tính

Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được

Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các “đĩa cứng” như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang

Cấu tạo

Ổ đĩa cứng gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản và giải thích sơ bộ như sau:

Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ.

Đĩa từ

Trục quay: truyền chuyển động của đĩa từ

Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa.

Cụm đầu đọc

Đầu đọc (head): Đầu đọc/ghi dữ liệu

Cần di chuyển đầu đọc (head arm hoặc actuator arm).

Cụm mạch điện

Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.

Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa cứng.

Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện.

Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.

Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.

Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ đĩa cứng:

Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc khác…

Vỏ đĩa cứng:

Vỏ ổ đĩa cứng gồm các phần: Phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó, phần nắp đậy lại để bảo vệ các linh kiện bên trong. Vỏ ổ đĩa cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh kiện và đảm bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa cứng. Ngoài ra, cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ đĩa cứng.

Do đầu từ chuyển động rất sát mặt đĩa nên nếu có bụi lọt vào trong ổ đĩa cứng cũng có thể làm xước bề mặt, mất lớp từ và hư hỏng từng phần (xuất hiện các khối hư hỏng (bad block))… Thành phần bên trong của ổ đĩa cứng là không khí có độ sạch cao, để đảm bảo áp suất cân bằng giữa môi trường bên trong và bên ngoài, trên vỏ bảo vệ có các hệ lỗ thoáng đảm bảo cản bụi và cân bằng áp suất.

Đĩa từ

Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác nhau. Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.

Track

Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm thành các track. Track có thể được hiểu đơn giản giống các rãnh ghi dữ liệu giống như các đĩa nhựa (ghi âm nhạc trước đây) nhưng sự cách biệt của các rãnh ghi này không có các gờ phân biệt và chúng là các vòng tròn đồng tâm chứ không nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn ốc như đĩa nhựa. Track trên ổ đĩa cứng không cố định từ khi sản xuất, chúng có thể thay đổi vị trí khi định dạng cấp thấp ổ đĩa (low format ).

Khi một ổ đĩa cứng đã hoạt động quá nhiều năm liên tục, khi kết quả kiểm tra bằng các phần mềm cho thấy xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad block) thì có nghĩa là phần cơ của nó đã rơ rão và làm việc không chính xác như khi mới sản xuất, lúc này thích hợp nhất là format cấp thấp cho nó để tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ

Sector

Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu. Theo chuẩn thông thường thì một sector chứa dung lượng 512 byte. Số sector trên các track là khác nhau từ phần rìa đĩa vào đến vùng tâm đĩa, các ổ đĩa cứng đều chia ra hơn 10 vùng mà trong mỗi vùng có số sector/track bằng nhau.

Bảng sau cho thấy các khu vực với các thông số khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng Các khu vực ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng Hitachi Travelstar 7K60 2,5″.

Cylinder

Tập hợp các track cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các mặt đĩa khác nhau thành các cylinder. Nói một cách chính xác hơn thì: khi đầu đọc/ghi đầu tiên làm việc tại một track nào thì tập hợp toàn bộ các track trên các bề mặt đĩa còn lại mà các đầu đọc còn lại đang làm việc tại đó gọi là cylinder (cách giải thích này chính xác hơn bởi có thể xảy ra thường hợp các đầu đọc khác nhau có khoảng cách đến tâm quay của đĩa khác nhau do quá trình chế tạo). Trên một ổ đĩa cứng có nhiều cylinder bởi có nhiều track trên mỗi mặt đĩa từ.

Trục quay

Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.

Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm) và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không được sai lệch – bởi chỉ một sự sai lệch nhỏ có thể gây lên sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn đến quá trình đọc/ghi không chính xác

Đầu đọc/ghi

Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit (trước đây là lõi sắt) và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các công nghệ mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ xít chặt hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo các ứng dụng công nghệ mới.

Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.

Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có nghĩa chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn trong trường hợp ví dụ hai đĩa nhưng chỉ sử dụng 3 mặt).

Cần di chuyển đầu đọc/ghi

Cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay).

Các cần di chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do chúng được gắn chung trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khi việc đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng vị trí tương ứng ở các bề mặt đĩa còn lại.

Sự di chuyển cần có thể thực hiện theo hai phương thức:

Sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động.

Sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ

Ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã chế tạo ra những ổ cứng mang lại nhiều tiện ích cho người dùng cũng như việc lưu trữ dữ liệu như:

Nhỏ gọn có thể mang theo khả năng lưu trữ cao

Độ bền không thua kém ổ cứng PC

Cách Biến Hdd, Ssd Thành Ổ Cứng Di Động Gắn Ngoài Cực Đơn Giản

Nếu như bạn đang có ý định mua một ổ cứng HDD hoặc SSD để sử dụng như một ổ cứng di động, thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách biến ổ cứng máy tính thành ổ cứng di động. 1. Tại sao nên sở hữu riêng ổ cứng rời

Ổ cứng ngoài hay còn gọi là ổ cứng di động. Công dụng của chúng cũng giống như chiếc USB nhưng với dung lượng cực lớn và có cấu trúc phức tạp hơn.

Chúng ta nên sở hữu riêng cho mình một ổ cứng ngoài để tiện cho công việc như lưu trữ các phần mềm hỗ trợ học tập và công việc.

Chỉ cần kết nối ổ cứng di động vào laptop hoặc PC của bạn để sao chép và lưu dữ liệu một cách nhanh chóng.

2. Một số mẹo và lưu ý để chọn ổ cứng phù hợp làm ổ cứng rời – Sử dụng ổ cứng cũ khi không dùng đến

Điều này sẽ tận dụng được những ổ cứng cũ tưởng chừng phải bỏ do tốc độ load dữ liệu quá chậm, không thể dùng làm ổ đĩa khởi động hoặc do các tác nhân khác nhưng vẫn chứa được dữ liệu. Nó sẽ tiết kiệm hơn cho các bạn rất nhiều.

– Kiểm tra sức khoẻ ổ cứng

Phần mềm này cho phép bạn kiểm tra được nhiệt độ, thời gian sử dụng, dung lượng,.. từ đó sẽ suy ra được trình trạng của ổ cứng là xấu hay tốt, nhằm tránh trường hợp mất dữ liệu nếu lỡ ổ cứng bất chợt không hoạt động được nữa.

– Kích thước ổ cứng

Có 2 loại:

Cỡ lớn 3.5 Inch: Loại này thường được dùng cho PC (máy bàn).

Cỡ nhỏ 2.5 Inch : Thường được dùng cho các loại laptop và các ổ cứng di động được bán ngoài thị trường. Và kích thước của một ổ cứng SSD lớn nhất cũng là 2.5 Inch.

– Tốc độ và dung lượng ổ cứng

Đối với các ổ cứng HDD thì phổ biến là tốc độ 7200 rpm hoặc 5400 rpm (vòng trên phút). Tốc độ càng lớn thì đồng nghĩa với việc truy xuất dữ liệu nhanh nhưng sẽ khiến máy nhanh nóng và tiêu hao nhiều năng lượng.

Còn đối với các ổ cứng thì không có tốc độ vòng quay do dữ liệu được lưu trực tiếp lên vi mạch và truy xuất với tốc độ rất nhanh và hầu như không tiêu hao nhiều năng lượng.

– Giao diện ổ cứng

Ổ cứng được kết nối với máy tính thông qua các giao thức PATA hoặc SATA, và giao thức SATA là loại kết nối phổ biến nhất hiện nay.

3. Chọn mua hộp và Dock đọc ổ cứng phù hợp​

Lưu ý: Các bạn nên lưu ý về kích thước của ổ cứng, bởi ổ cứng có kích thước 3.5 inches sẽ phải cần dùng đế nguồn hỗ trợ mới có thể sử dụng như ổ cứng rời, nhưng đối với những ổ cứng có kích thước 2.5 inches thì chỉ cần cáp chuyển đổi sang USB là có thể sử dụng được bình thường (chỉ áp dụng cho ổ cứng HDD, SSD không quá quan trọng)

– Chọn hộp đựng ổ cứng phù hợp với kích thước

Cuối cùng, những người mua hộp đựng ổ cứng cho một ổ đĩa laptop 2.5 Inch thì nên lưu ý thêm về chiều cao của ổ cứng (12.5 mm, 9.5 mm, 7mm) và ô cứng có kích thước 12.5 mm khá hiếm, chủ yếu là 9.5 mm và 7 mm.

– Giải pháp sử dụng Dock đọc ổ cứng

Dock ổ cứng là thiết bị chuyên dụng để đọc dữ liệu ổ cứng với cách thức hoạt động là bạn chỉ việc cắm ổ cứng vào 1 dock như thả một miếng bánh mì vào lò nướng. Cách này cho bạn tốc độ sử dụng cao và dễ dàng thay đổi các ổ cứng có sẵn.

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Một số sản phẩn đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Ổ Cứng Ssd Là Gì? So Sánh Ổ Cứng Ssd Và Hdd

Hôm nay Phong Vũ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như: Ổ cứng SSD là gì? So sánh ổ cứng SSD và HDD Ổ cứng SSD là gì?

SSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive” là ổ đĩa thể rắn. Ổ cứng SSD thực hiện các công việc cùng chức năng như HDD, nhưng thay vì được phủ 1 lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện. Còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive là ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian lựa chọn 1 chiếc túi trong cửa hàng), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.

Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD?

Đối với SSD thì việc di chuyển các file có dung lượng lớn và nhỏ đều rất nhanh như file iso, exp.. các file dung lượng nhỏ như doc, excel, dll…

Ổ cứng được sử dụng nhiều nhất rộng rãi nhất trên các máy chủ hiện nay là ổ cứng HDD với giá thành hợp lý không quá cao mà dung lượng lưu trữ rất lớn. Dạng ổ đĩa cứng HDD này, sử dụng đĩa từ để lưu trữ dữ liệu, máy sẽ truy cập dữ liệu bằng cách dùng đầu đọc chạy trên mặt đĩa xoay quanh trục.

Thế hệ ổ cứng tiên tiến mới là ổ cứng SSD khác biệt hoàn toàn về thiết kế cũng như cách thức hoạt động so với HDD. Do ở trạng thái rắn vậy nên SSD hoạt động rất mượt và êm, chống sốc tối đa và ổn định, những ưu điểm mà trên HDD không có.

Ưu nhược điểm của SSD và HDD là gì?

Như đã biết công dụng của cả hai loại này đều dùng để lưu trữ dữ liệu. Nhưng mỗi loại ổ cứng sẽ mang cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Giá: SSD giá thành đắt hơn rất nhiều so với HDD. VD: 1 ổ đĩa HDD với dung lượng 1TB bạn chỉ mất khoảng 1tr VNĐ nhưng với ổ cứng SSD 1TB sẽ là 10tr VNĐ, gấp 10 lần.

Hiệu suất và sự thông dụng: SSD ổn định hơn so với HDD rất nhiều. Bên cạnh đó là SSD có khả năng chống sốc cực tốt so với HDD. Tuy nhiên, HDD vẫn được sử dụng thông dụng hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn.

Tốc độ: là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sanh với HDD. SSD chỉ mất vài giây để có thể khởi động máy tính thì HDD mất đến 1 phút hoặc nhiều hơn, tốc độ này cũng đúng trong các chương trình trên máy, chơi game hay sử dụng đồ họa.

Độ bền: Độ bền của SSD hơn hẳn so với HDD do cấu tạo vật lý của SSD là cố định. Còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục trục quay và đĩa từ.

Tiếng ồn: HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm được một phần về tiếng ồn. Trong khi đó, ổ cứng SSD hoạt động cực kì mượt và yên lặng.

Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.

Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).

Nên sử dụng ổ cứng SSD ở trường hợp nào?

Ổ cứng SSD thích hợp với tất cả mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là những đối tượng sử dụng dịch vụ yêu cầu sự đọc ghi (in/ out) lớn của ổ cứng. Do sự chênh lệch về chi phí khá lớn cũng như giới hạn về dung lượng lưu trữ của SSD khá khiêm tốn (SSD có 2 dung lượng phổ biến hiện nay thường sử dụng cho server là 120GB và 240GB). Phong Vũ khuyến nghị những trường hợp khách hàng nên sử dụng SSD để lưu trữ dữ liệu như khách hàng dùng để lưu trữ và truy xuất cơ sở dữ liệu (database), khách hàng lưu trữ các dịch vụ file dung lượng vừa phải và yêu cầu truy cập thường xuyên…

PC Build 101: Mọi điều bạn cần biết khi chọn mua SSD

6 Lợi Ích Khi Nâng Cấp Lên Ổ Ssd Thay Cho Ổ Cứng Hdd

Những lợi ích thiết thực khi lắp ổ cứng SSD cho máy tính

Mình xin chia sẻ với các bạn một số tiện ích khi bạn sử dụng và nâng cấp lên ổ SSD thay cho ổ cứng HDD mà bạn đang sử dụng. Hiện nay các ổ SSD ngày càng rẻ và tốc độ đọc ghi rất nhanh, chính vì thế đã đến lúc cần nâng cấp lên SSD cho máy tính của bạn là được rồi đó !

1. Tốc độ khởi động – copy dữ liệu

máy tính của mình lúc chưa thay ổ SSD, với chế độ chạy windows 10 UEFI kể từ lúc nhấn nút nguồn khởi động cho đến lúc vào được tới hệ điều hành cũng phải mất hàng 50 giấy, tuy nhiên khi tôi thử nghiệm trên ổ SSD với tốc độ truy xuất cực nhanh gấp đến hàng 10 lần so với ổ HDD thì lần thử nghiệm sau đối với SSD thì chỉ còn 6-7 giây, gần như không có độ trễ load Hệ điều hành của HDD, chính vì thế mà tôi dùng ổ SSD thay thế cho ổ HDD truyền thống.

2. Tốc độ Load chương trình và khởi động ứng dụng

khi tôi thử nghiệm với các chương trình nặng về đồ họa như Corel, photoshop, 3Dmax… tốc độ load phần mềm thật đáng kinh ngạc, gần như tức khác chương trình đã khởi động xong để làm việc, thao tác vẽ, chỉnh sửa chơn chu hơn.

3. Tiết kiệm điện năng tiêu thụ, tăng thời gian sử dụng

Tôi đang dùng ổ ssd của Samsung, mức tiêu hao chỉ khoảng 2-3w điện, mà trong khi ổ HDD Samsung của tôi chạy khoảng 8w điện, chính vì thế khi bạn lắp vào máy tính xách tay thì bình thường bạn chạy được khoảng 5 tiếng thì khi thay ổ ssd bạn có thể dùng máy thêm được 30 phút nữa khoảng 5.30 tiếng, thật sự rất tuyệt đúng không.

4. Máy tính của bạn nhẹ hơn.

Thay vì sử dụng các phiến đĩa cơ học thế nên ổ SSD nhẹ hơn hẳn so với HDD truyền thống, khi bạn cầm trên tay thì cảm thấy nhẹ hơn khoảng 3 lần, chính vì sử dụng chíp nhớ nên bạn không cần dùng đến phần mềm chống phân mảnh dữ liệu.

5. Ít tỏa nhiệt, laptop trở nên mát mẻ hơn

nếu bạn quan tâm đến nhiệt độ của ổ cứng bạn có thể dùng các phần mềm để đo và hiện thị. khi tôi dùng ổ HDD thì rơi khoảng 40 độ hoặc hơn tùy vào độ thoáng mát khi lắp ổ cứng. Đến lúc thay ổ cứng SSD gần như bạn sờ tay vào không có cảm giác nóng như khi dùng ổ HDD.

6. không cần chăm sóc nhiều

khi bạn dùng ổ HDD truyền thống thì việc bạn phải dùng phần mềm để dồn file để chống phân mảnh dữ liệu cho ổ cứng chạy nhanh hơn. Nhưng về SSD lại khác, việc chống phân mảnh là không cần dùng đến, và không cần bận tâm đến chống phân mảnh.

ổ cứng HDD khi bạn cầm trên tay hoặc áp vào tai nghe thì thấy tiếng lạch cạch, mơ tơ quay, nếu khi cầm trên tay SSD bạn ko thể nghe được những âm thanh đó.

Và ngay bây giờ, máy tính của bạn chạy chậm, vào windows lâu, muốn khởi động nhanh thì việc nâng cấp lên ổ SSD là hoàn toàn hợp lý,

Maytinhlaptop24h chuyên nhận nâng cấp ổ cứng SSD và thay thế SSD tại nhà quý khách

– Nhận thay thế tại nhà quý khách cho laptop, PC các dòng ổ cứng của các hãng như: Samsung, Toshiba, Western, Kington, ColoFull, Segate, Kingmax… với các dung lượng phổ biến như 120gb, 128gb, 256gb, 500gb, 1TB, 2TB, 4TB…. với giá cả ưu đã nhất trên thị trường cho quý khách

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 0986.57.57.45 – 0383.46.64.92

Chúng Tôi tư vấn những cấu hình máy tính PC chơi game dành cho các Streamer game thủ Những cấu hình máy tính dành cho Live Streamer game cho các Streamer mong muốn để có dành cho công việc như khởi nghiệp với Streamer game hay streamer để phục vụ kiếm tiền qua các kênh thế giới ảo. Ngày nay Nghành công nghiệp Streamer game video đang rất thịnh hành và bùng nổ rất mạnh tại viêt nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Chính vì thế các Streamer nên đầu tư như thế nào và bao nhiêu cho đủ vừa để tiết kiệm chi phí và vừa để đảm bảo được chất lượng tốt nhất về chất lượng hình ảnh video Streamer hoặc để trải nghiệm các tựa game đình đám hiện nay trên thị trường game? …

CHUYỂN ĐỔI THUÊ BAO DI ĐỘNG 11 SỐ SANG 10 SỐ TỪ NGÀY 15/9/2023 …

Thông báo mới nhất từ hệ thống cáp quang AAG-NOC và từ VNPT-NET được biết hệ thống cáp biển AAG có kế hoạch sửa chữa lỗi trên tuyến cáp biến AAG nhánh S1 …

Ổ Cứng Di Động Tốc Độ Cao, Giá Giảm Cực Sốc Tới 22%

Thường xuyên di chuyển, mua ổ cứng di động nào tốt?

Như chúng ta đã biết, ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu thường được gắn cố định trong bộ máy tính. Nhưng với những ngưới thường xuyên di chuyển thì sao, làm thể nào để có thể mang ổ cứng theo để sao lưu dữ liệu kịp thời? Đó chính là lí do mà ổ cứng di động được ra đời. Với những người làm nghề phóng viên, nhiếp ảnh, quay phim,… việc có được một chiếc ổ cứng di động để back up dữ liệu kịp thời là điều hết sức tuyệt vời. Nhưng trên thị trường hiện nay, ổ cứng di động có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, dung lượng với nhiều thương hiệu khác nhau nên khiến người tiêu dùng rất băn khoăn. Vậy ổ cứng di động nào tốt nhất hiện nay ?

Ổ cứng di động là gì ?

Ổ cứng di động là loại ổ cứng có cấu tạo tương đương với ổ cứng của máy tính nhưng có thể hoạt động độc lập không cần cấp nguồn như ổ HDD thông thường. Thay vào đó, ổ cứng di động sẽ kết nối với máy tính qua cáp USB để sao lưu dữ liệu. Nói cách khác, ổ cứng di động có thể coi như một chiếc USB có dung lượng cực lớn, dễ dàng mang theo người khi di chuyển để lưu dữ liệu.

Ổ cứng di động tốt nhất hiện nay 1. Ổ Cứng Di Động WD My Passport

WD là thương hiệu ổ cứng vô cùng nổi tiếng và không còn quá xa lạ với các anh em. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn ổ cứng di động từ thương hiệu này. Với phong các thiết kế nhỏ gọn nhiều mầu sắc đặc trưng tuyệt đẹp bạn có thể lựa chọn mầu sắc cho riêng mình và đem nó đến bất kỳ nơi nào bạn muốn.

Wd my passport ultra được thiết kế chuyên dụng cho những người thường xuyên phải sao chép chỉnh sửa dữ liệu với hệ thống backup dữ liệu tự động với phần mềm WD Backup Software đi kèm, bạn không phải lo lắng khi ai đó lén xem trộm dự liệu của mình với hệ thống bảo mật bằng mật khẩu được mã hóa trực tiếp vào phần cứng.

Ngoài ra nó còn hỗ trợ đầu cắm USB 3.0 mới nhất giúp cải thiện tốc độ sao chép dữ liệu đáng kể và nhiều lựa chọn dung lượng khác nhau như 1 TB, 2TB, 4 TB phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

2. Sandisk Extreme Portable 500GB

Ổ cứng di động SanDisk Extreme Portable SSD mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu vượt trội, lên đến 550MB/s nên rất phù hợp với những bạn đang làm về nhiếp ảnh, đồ họa hoặc dụng video có độ phân giải cao.

Sản phẩm đạt chuẩn IP55, tức nó có thể kháng được nước và bụi đồng thời được trang bị khả năng chống sốc, rung và nhiệt độ cao nên bạn có thể an tâm ơn khi sử dụng thiết bị để lưu trữ. Chính vì là một sản phẩm mới được ra mắt trong thời gian gần đây mà nó được trang bị những thứ khá mới mẻ và hữu ích, chẳng hạn hổ trợ cả USB Type-C và USB-A hay tương thích tốt với cả macOS và Windows.

Về thương hiệu SanDisk thì chúng ta không còn quá xa lạ gì bởi với 25 trước thì hãng đã tạo ra một trong những ổ đĩa ở trang thái rắn sử dụng Flash đầu tiên trên thế giới và tất cả chỉ là khởi đầu cho một sự bùng nổ sau này.

3. Ổ cứng di động Seagate Backup Plus Slim 1TB

Ổ cứng di động 1tb giá rẻ – Seagate Backup Plus Slim ra đời 2023 với nhiều tính năng nổi bật cho nhu cầu sao lưu dữ liệu máy tính một cách dễ dàng.

Dung lượng bộ nhớ lớn 1TB cho khả năng lưu trữ thông tin, hình ảnh và các chương trình nặng. Sao lưu hình ảnh trên mạng xã hội đơn giản với phần mềm Dashbroad tích hợp sẵn trong ổ cứng.

Seagate Backup Plus Slim tương thích hệ điều hành Windows và Mac cho phép sao lưu và chia sẻ dữ liệu giữa 2 thiết bị mà không cần định dạng lại.

Tốc độ của ổ cứng di động Seagate Backup Plus Slim khá cao. Với tốc độ đọc lên đến 114Mbps tốc độ ghi trên 100Mbps khá ổn định. Các file nặng vẫn duy trì tốc độ lên đến 40Mbps.

Thiết kế sang trọng, bền đẹp, kiểu dáng ổ cứng khá nhỏ gọn. Chất liệu kim loại cao cấp, chống va đập hiệu quả, bảo vệ thiết bị ổn định. Giá ổ cứng di động khoảng 1.5 triệu, bảo hành 3 năm.

4. Ổ cứng gắn ngoài Transcend StoreJet M3 1TB USB 3.0

Ổ cứng di động Transcend StoreJet M3 có thiết kế nhỏ gọn và có trọng lượng khá nhẹ, bạn có thể dễ dàng mang theo bên mình thông qua balo hoặc túi xách. Một trong những ưu điểm khác đó chính là ổ cứng có vỏ ngoài được làm bằng chất liệu Silicon có khả năng chống bụi, chống thấm nước và còn hạn chế được sự va đập. Ổ cứng cũng được trang bị cổng USB 3.0 và sự tương thích ngược với USB 2.0 giúp bạn truyền tải dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

5. Ổ cứng chống sốc ADATA HD650 1TB

Ổ cứng di động chống sốc ADATA HD650 1TB là sản phẩm được sản xuất bởi hãng công nghệ nổi tiếng thế giới Adata được thiết kế theo phong cách nồi đồng cối đá sử dụng chất liệu silicon bên trong thân chính gồm 3 lớp bảo vệ chuyên dụng giúp cho nó trở lên cực kỳ khó vỡ với những vụ va chạm như bị dớt.

Công nghệ đầu nối USB 3.0 giúp cho tốc độ sao chép dữ liệu nhanh đáng kể, tương thích với đa số hệ điều hành phổ biến hiện nay như windows hay macos giúp cho việc sử dụng trở lên thuận tiện và dễ dàng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tạo Boot Cho Ổ Cứng Di Động Hdd Box Không Mất Dữ Liệu, Hỗ Trợ Uefi trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!