Xu Hướng 6/2023 # Tác Hại Của Quả Sung Là Gì? Ai Không Nên Ăn Quả Sung? # Top 15 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tác Hại Của Quả Sung Là Gì? Ai Không Nên Ăn Quả Sung? # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Tác Hại Của Quả Sung Là Gì? Ai Không Nên Ăn Quả Sung? được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các nội dung chính trong bài viết

Trong y học cổ truyền, quả sung có tính bình, vị ngọt, chát. Mặc dù không có tính nóng nhưng một số trường hợp ăn nhiều sung chín gặp phải tình trạng bị xuất huyết trong. Do vậy, không nên ăn nhiều sung chín vì nó không hề tốt cho cơ thể. Lưu ý một chút đó là một số thông tin nói rằng ăn sung hại máu là không đúng. Có thể xuất phát từ việc ăn nhiều sung chín gây ra xuất huyết nên nói rằng ăn sung hại máu chứ thực ra ăn sung rất tốt cho máu giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường khí huyết.

Axit chlorogen trong quả sung giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát lượng đường trong máu trong tình trạng đái tháo đường týp II (khởi phát ở người trưởng thành). Do vậy ăn sung rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng nếu không bị tiểu đường hoặc đường huyết thấp mà ăn quá nhiều sung có thể gây ra triệu chứng giảm đường huyết trong máu rất nguy hiểm.

Trong quả sung có acid oxalic, loại axit này bình thường không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sung sẽ khiến lượng axit oxalic tăng cao và lượng axit dư thừa chưa được bài tiết ra ngoài cơ thể sẽ phản ứng với canxi tạo thành muối oxalate là nguyên nhân gây ra sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang. Do vậy, những người bị các vấn đề về thận, mật hay bàng quang nên hạn chế ăn sung để tránh làm bệnh tình nặng hơn.

Trong quả sung có chứa hàm lượng chất xơ khá cao, lượng chất xơ có trong qua sung trong cùng trọng lượng còn cao hơn cả bắp cải, măng tre hay hành tây. Do vậy, nếu ăn quá nhiều sung sẽ khiến lượng chất xơ bị dư thừa làm cản trở quá trình tiêu hóa khiến cơ thể gặp các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Sung là một loại quả khá sạch và thường không cần phun thuốc sâu. Tuy nhiên cấu tạo của quả sung lại rất đặc biệt nên thường hay có côn trùng ở bên trong quả sung nhất là sung chín. Nhiều địa phương khi ăn sung đều ăn cả các con côn trùng bên trong và khẳng dịnh là “không sao”. Tuy nhiên các bác sĩ đều khuyên không nên ăn như vậy rất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do vậy, đối với quả sung nhất là sung chín nên bổ ra và sửa sạch trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bạn.

Với 6 tác hại từ quả sung vừa kể trên chúng ta đã có thể dễ dàng trả lời câu hỏi ” Ai không nên ăn quả sung “rồi phải không. Những ai có vấn đề về sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang và những người bị chứng đường huyết thấp không nên ăn nhiều sung. Ngoài ra, quả sung chín cũng có nhiều tác hại tiềm tàng nên cũng không nên ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, những bạn bị da nhạy cảm không nên ăn sung không tốt cho da.

Ngoài những chú ý trên, còn một chú ý nữa là quả sung trong y học cổ truyền được dùng để chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, khi các bạn dùng quả sung để chữa bệnh thì nên chú ý hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Tác Dụng Và Tác Hại Của Quả Sung

Báo Thanh niên đưa tin, quả sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương… Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài.

Quả sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh… được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K.

Do có nhiều như vậy nên quả sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

Báo Phụ nữ chúng tôi cho biết, quả sung giàu kali lại ít natri. Ăn nhiều muối natri mỗi ngày là một trong những nguyên nhân chính làm thiếu hụt kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến cho huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng. Do đó, việc hạn chế ăn muối, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có trái sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp. Không chỉ vậy, trái sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và Omega-6 giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

Trái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Vì có đặc tính kháng khuẩn nên khi bị viêm da hoặc mụn trứng cá, bạn có thể nướng trái sung chín, sau đó nghiền nát rồi đắp lên vết thương, tình trạng da sẽ được cải thiện.

Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong trái sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm trái sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.

Tác dụng phụ của quả sung nếu ăn nhiều

Theo Sức khỏe và đời sống, ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.

Ngoài việc gây đau bụng, sung còn gây phồng rộp. Một cốc nước hạt hồi có thể giúp giải quyết vấn đề trên

Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da, nhưng lại làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da. Ngoài ra, còn gây phát ban. Tránh phơi nắng quá lâu nếu bạn ăn sung thường xuyên để tránh các vấn đề về da.

Sung có thể gây hại cho gan, hạt sung có thể làm tắc ruột. Mặc dù không có dấu hiệu lúc ăn nhưng hạt sung lại gây khó tiêu.

Tác Dụng Của Cây Sung, Quả Sung

Quả sung chứa rất nhiều vitamin rất có lợi cho sức khỏe như: Canxi, phốt pho, vitamin A, C, E, K, chất xơ, đồng, sắt, ma giê, kẽm…Không chỉ vậy quả sung còn có tác dụng rất tốt cho mẹ bầu, quả sung cũng là nguyên liệu làm đẹp phổ biến cho chị em phụ nữ. Ngoài ra cây, quả sung là vị thuốc chữa hiệu quả nhiều bệnh.

Cây sung, quả sung

Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối. Sung ưa thích sống tại các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các cao độ từ 100 tới 1.700 m.

Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,… Lá sung tật – tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên – được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, hiện tại cây sung còn được sử dụng làm bonsai.

Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.

Nhựa sung được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, hen, chốc lở, ghẻ ngứa…

Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe

Ngăn ngừa tăng huyết áp

Mọi người thường sử dụng natri dưới dạng muối ăn, nhưng ít kali và hàm lượng natri nhiều có thể dẫn tới tăng huyết áp. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.

Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ

Trái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Viêm khớp

Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Mụn nhọt, lở loét

Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Ngăn ngừa một số loại ung thư

Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.

Ngừa loãng xương 

Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Xoa dịu thần kinh

Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.

Ngừa ung thư và tiểu đường

Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong trái sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm trái sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số tác dụng khác của cây sung, quả sung

– Khi bị sây sát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng đỏ hoặc tím.

– Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.

– Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.

– Chữa hen: Hòa nhựa sung với mật ong uống trước khi đi ngủ.

– Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.

– Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.

– Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.

Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.

Tác dụng làm đẹp của quả sung

Giảm cân

Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.

Chữa mụn cóc hay mụn đầu đen

Cách làm như sau: dùng lá có vò lấy nhựa hoặc dùng dao khứa một ít trên cành cóc nhỏ cho nhừa rỉ ra, rồi thoa trực tiếp lên mụn cóc, khoảng 5-6 ngày mụn sẽ rụng. Nếu qua khoảng thời gian trên mà mụn không rụng bạn vẫn có thể áp dụng tiếp tục cho đên khi mụn rụng thì thôi mà không lo các tác hại nào ảnh hưởng đến da bạn.

Ngăn ngừa mụn

Sử dụng các lát mỏng cà chua thoa lên mặt, xoa đều khắp mặt theo vòng xoắn ốc từ trong ra ngoài vừa massage cho da sẽ giúp da mịn màng hơn. Đồng thời, giúp làm sạch lỗ chân lông, cân bằng độ dầu trên da, tránh các chất bẩn tích tụ gây mụn cho da.

Giúp da tươi sáng

Ép khoảng 4 -5 quả sung, pha thêm 1 chén sữa tươi để uống hàng ngày. Sau vài tuần bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với làn da của mình.

Với các cách làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên không thể mang lại cho bạn hiểu quả tức thì phải kết hợp các loại mỹ phẩm nhiều hương liệu khác, nó đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định nhưng khi đã phát huy được tác dụng thì hiệu quả lại được duy trì rất lâu, tiết kiệm thời gian cho bạn về sau.

Quả sung có tác dụng tốt cho mẹ bầu

Khỏe mẹ đẹp con

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh và phòng chống ung thư, so với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Quả sung giàu các loại axit amin, axit hữu cơ, magiê, đồng, mangan, kẽm, boron, vitamin và các nguyên tố vi lượng như calo, phospho,… Do đó, khi ăn sung bà bầu sẽ được cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu.

Ngoài ra, quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai. Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.

Trị táo bón cho mẹ bầu

Một chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; do cuối thai kỳ, thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào cũng khiến bà bầu hết sức khó chịu.

Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón. Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Một bài thuốc khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Ngoài ra, quả sung cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.

Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.

Lợi sữa

Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

Chữa sưng vú ở sản phụ

Rửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.

Ngoài quả thì lá sung cũng có tác dụng rất tốt, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén. Lá sung còn dùng để chữa hậu môn chảy máu bằng cách: rửa sạch 30 gam lá, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần lúc nước còn ấm.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sung, quả sung

Trị bỏng

Lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi nhiều lần.

Trị sốt rét, phong tê thấp

Vỏ cây sung, cây vú bò mỗi thứ 20g. Vỏ sung cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái phiến mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt đoạn, phơi khô, chích mật ong. Cả hai đem sắc, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.

Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém

Lá sung bánh tẻ 200g, hoài sơn (sao vàng), liên nhục, đảng sâm, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), ngải cứu tươi, táo nhân (sao đen), mỗi vị 100g. Tất cả tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm. Người lớn uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12 viên, trẻ em 5 – 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.

Ung thư dạ dày, ung thư ruột

Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.

Ung thư thực quản

Trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.

Ung thư bàng quang

Trái sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.

Ung thư phổi

Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày.

Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.

Chữa khản tiếng

Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Chữa đau họng do viêm họng

Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.

Chữa loét dạ dày, hành trá tràng

Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.

Đại tiện táo bón

Dùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.

Trĩ lở loét

Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).

Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước.

Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Thủy đậu

Dùng lá sung tươi 100 – 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.

Chữa zona

Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.

Chữa mụn cơm (mụn cóc)

Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.

Lợi Và Hại Từ Quả Sung Ai Cũng Cần Biết

Sung chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không lưu ý khi sử dụng, sung có thể gây ra những tác hại khôn lường.

Quả sung không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, chữa viêm ruột, lòi rom, sa trực tràng…

Một số tác dụng từ quả sung

Hạ huyết áp

Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.

Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Ngừa loãng xương

Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.

Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Ngừa ung thư và tiểu đường

Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng

Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

Tụt đường huyết

Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.

Oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Hại Của Quả Sung Là Gì? Ai Không Nên Ăn Quả Sung? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!