Bạn đang xem bài viết Sự Hình Thành Và Phân Loại Trong Màu Sắc Của Đá Quý được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
phân loại màu sắc đá quý Sự đa dạng màu sắc trong đá quý Các nguyên tố cấu trúc. Màu tự sắc (idiochromatic colours) Đây là nhóm đá quý tự chúng đã có màu (tự sắc), gây ra bởi các thành phần hóa học chính tham gia vào cấu trúc tinh thể của chúng. Các thành phần gây ra màu được ghi trong công thức hóa học của các loại đá quý này.
Nhóm đá quý tự sắc không nhiều. Ví dụ điển hình là màu hồng, hồng thịt do Mn gây ra trong rhodonite, rhodochrosite; màu lục và màu lam do Cu gây ra trong đá lông công (malachite) và biruza (turquoise); màu lục, lục phớt vàng và lục phớt nâu gây ra bởi Fe trong peridot.
Điểm đặc trưng của đá quý tự sắc là màu của chúng nói chung luôn ổn định và có ý nghĩa giám định.
Các nguyên tố tạp chất. Màu ngoại sắc (allochromatic colours) Khác với màu tự sắc, nhóm đá quý ngoại sắc ở trạng thái tinh khiết thường là không màu, chỉ khi lẫn các tạp chất khác chúng mới có các màu khác nhau. Các nguyên tố tạp chất không phải là những nguyên tố cấu trúc chính của khoáng vật đá quý, bản thân chúng không được ghi trong công thức hóa học của khoáng vật, hàm lượng của chúng thường không cao (từ 0,00n-n%). Chúng thường thay thế những vị trí nhất định của các nguyên tố cấu trúc.
Đây là nhóm đá quý chiếm tỷ lệ cao nhất và các nguyên tố tạp chất là nguyên nhân chủ yếu tạo màu cho đá quý. Ví dụ, khi crôm lẫn trong thành phần corindon sẽ tạo ra ruby màu đỏ, trong thành phần beryl sẽ tạo ra emerald màu lục, trong thành phần chrysoberyl tạo ra alexandrite đổi màu,… Hoặc cũng là corindon nhưng lẫn Fe2+ và Ti4+ sẽ có màu lam (sapphire), beryl lẫn Fe2+ và Fe3+ thì có màu xanh lơ.
Các nguyên tố gây màu (cả tự sắc và ngoại sắc) đều thuộc hai nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đó là:
Nhóm tám nguyên tố chuyển tiếp (Cr, Fe, Co, V, Ti, Ni, Mn, Cu). Chúng có đặc điểm chung là nằm ở vị trí chuyển tiếp và có các điện tử không cặp đôi ở vành điện tử ngoài cùng. Đá quý có thể chứa một vài nguyên tố chuyển tiếp. Màu tạo ra không chỉ phụ thuộc vào bản thân các nguyên tố này mà còn phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể và thành phần hóa học của đá quý. Nhóm nguyên tố đất hiếm (thuộc nhóm lantanoid) Trong khi đó các nguyên tố chính của bảng hệ thống tuần hoàn lại chủ yếu tạo ra các khoáng vật không màu.
Bảng màu sắc đá quý do các nguyên tố chuyển tiếp gây ra Nguyên tố Ký hiệu Đá quý Coban Co Spinel lam và lục tổng hợp, thạch anh tổng hợp màu lam, thủy tinh màu lam Crom Cr Ruby, emerald, alexandrite, spinel đỏ Đồng Cu Malachit, biruza, diopsit, sapphire tổng hợp và màu lục Mangan Mn Spesartin (garnet), rodocrosit, rodonit, morganit, andalusit, thạch anh hồng Niken Ni Chrysopras, sapphire tổng hợp màu lục và vàng Titan Ti Tanzanit, saphir lam Sắt Fe Peridot, almandine, sapphire, aquamarine, tourmaline màu lơ và lục, thạch anh tím amethyst Vanadi V Beryl màu lục, grossular, sapphire tổng hợp đổi màu Đá quý tự sắc Quá trình tạo màu của các nguyên tố gây màu trong đá quý tự sắc và ngoại sắc được các nhà khoa học giải thích bằng các lý thuyết trường tinh thể và lý thuyết quỹ đạo phân tử.
Lý thuyết trường tinh thể Ví dụ điển hình của quá trình tạo màu theo lý thuyết này là trường hợp crom (Cr) tạo màu đỏ của ruby.
Bình thường, khi chưa có ánh sáng chiếu vào, crom ở trạng thái không bị kích thích (mức cơ sở), điện tử ở vành ngoài cùng có mức năng lượng thấp. Khi ánh sáng chiếu vào, crom sẽ nhận được một năng lượng kích thích, điện tử vành ngoài cùng sẽ nhảy lên mức năng lượng cao hơn. Vì ánh sáng có dạng xung ngắt quãng nên khi hết năng lượng của một xung, điện tử ở mức năng lượng cao sẽ nhảy xuống các mức năng lượng thấp hơn, kèm theo đó nó sẽ phát ra năng lượng thứ cấp dưới dạng ánh sáng màu đỏ.
Lý thuyết theo quỹ đạo phân tử Quá trình tạo màu theo lý thuyết này có thể minh họa bằng trường hợp sapphire màu xanh lam do sự có mặt đồng thời của Fe2+ và Ti4+ ở các vị trí kế cận (thay thế Al3+).
Khi có ánh sáng chiếu vào, một điện tử từ quỹ đạo của ion Fe2+ sẽ chuyển dịch sang quỹ đạo của Ti4+ và cả hai đều trở thành có hóa trị 3. Sự chuyển dịch này diễn ra được nhờ năng lượng E có được từ sự hấp thụ ánh sáng. Khi xung quanh ánh sáng ngừng chiếu điện tử lại nhẩy trở về vị trí ban đầu đồng thời phát ra ánh sáng thứ cấp màu lam:
Fe2++Ti4+ ⇔ Fe3++Ti+3
Quá trình này còn có tên gọi là sự chuyển dịch điện tích giữa hóa trị (intervalence charge transfer-IVCT)
đá quý tự sắc Sự chuyển dịch điện tích kéo theo sự di chuyển của điện tử (e) Dịch nghĩa:
Đặc điểm cấu trúc bên trong Màu giả sắc (pseudochomatic colours) Có một số loại đá quý khi có cấu trúc tinh thể hoàn chỉnh thì không màu, nhưng khi có các sai lệch khác nhau trong cấu trúc thì có thể có màu và một số hiệu ứng quang học đặc biệt.
Tâm màu Màu của một vài loại đá quý có thể tạo ra hoặc bị biến đổi do các sai lệch trong cấu trúc tinh thể của chúng. Nguyên nhân của các sai lệch này thường là do hiện tượng phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo.
Ví dụ về các loại đá quý có màu do tâm màu gây ra là zircon (do chứa các nguyên tố phóng xạ là U và Th), màu kim cương (do quá trình phóng xạ tự nhiên) hoặc màu saphir vàng (do chiếu xạ nhân tạo). Ngoài ra, thạch anh và fluorit cũng có thể có màu do tâm màu. Màu do tâm màu tạo ra có thể kém ổn định theo thời gian hoặc dưới tác dụng của nhiệt độ.
Các đặc điểm cấu trúc khác Một số đặc điểm cấu trúc trong khoáng vật đá quý có thể gây ra các hiệu ứng quang học (sắc màu) khác nhau, như:
Cấu trúc phân lớp (của các quả cầu SiO2), gây nên hiệu ứng biến màu (do nhiễu xạ và giao thoa) trog opal. Cấu trúc phân phiến (do phá hủy dung dịch cứng), tạo ra các hiệu ứng labrador và adularescence. Các khe nứt nhỏ song song, có thể gây ra hiệu ứng ngũ sắc (trong thạch anh) hoặc mắt mèo (chrysoberyl, thạch anh) Các bao thể, có thể gây ra hiệu ứng sao, mắt mèo, ánh lụa và aventurine.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Quá Trình Hình Thành Đá Quý Tự Nhiên
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHOÁNG VẬT (ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊN)
Trên thế giới hiện tại có
hơn 5.300 loại khoáng vật được biết đến. Hơn 5.070 trong số này đã được sự chấp thuận của Hiệp hội Khoáng vật học quốc tế(IMA). Một trong số các khoáng vật đó được biết đến với tên gọi đá quý tự nhiên, được ứng dụng trong trang sức làm đẹp và nội thất.
Sự khác biệt về thành phần và cấu trúc tinh thể sẽ tạo ra các loại khoáng vật khác nhau. Các tính chất này đến lượt nó lại bị ảnh hưởng bởi môi trường địa chất mà khoáng vật đó được thành tạo. Nhiệt độ, áp suất đều có thể thay đổi thay đổi đặc điểm khoáng vật học của nó.
Khoáng vật là gì?
Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên được hình thành trong các quá trình
địa chất
Phần lớn các loại khoáng vật trên thế giới đều hình thành theo chu kì và trong điều kiện tự nhiên nhất định, tại khu vực địa chất thích hợp. Các loại khoáng vật này đã hình thành và sẽ luôn tiếp tục hình thành trong sự vận động của trái đất và các thành phần cấu tạo nên trái đất. Gọi là quá trình địa chất theo chu kì tạo khoáng, trong một số quá trình sẽ tạo ra
đá quý tự nhiên.
Thế nào là chu kì khoáng?
Chu kì khoáng là quá trình hình thành khoáng vật. Trải qua 3 quá trình magma, quá trình trầm tích và quá trình biến chất.
Qúa trình magma:
Sự vận động này làm các khối nóng chảy magma và chuyển động. Sau khi dâng lên các độ sâu khác nhau, khối magma này sẽ nguội dần. Các khoáng vật bắt đầu kết tinh. Tùy vào khu vực địa chất mà quả trình diễn ra sâu dưới lòng đất hay trên mặt đất.
Hình ảnh: Các dòng năng lượng magma
Tùy vào nhiệt độ nóng chảy khác nhau mà các các khoáng vật cũng đc hình thành khác nhau. Cụ thể như sau:
– Pha magma sớm:
– Pha magma muộn: Diễn ra ở khoảng nhiệt độ 1500-1600oC
Các đá magma khác nhau được thành trong giai đoạn này như:
+ Đá mafic và siêu mafic, có thành phần chủ yếu là các khoáng vật sẫm màu (hornblend, augit, olivin…).Ví dụ như các đá peridot, gabro, basalt…
+ Đá axit, có thành phần là các khoáng vật sáng màu như thạch anh, felspat, mica (đá granit, ryolit…).
Gia đoạn này cũng hình thành một số loại đá quý như spinel, zircon, apatit, peridot, kim cương, corundum.
Có một số đá quý được hình thành rất sâu bên trong lớp vỏ trái đất. Sau đó chúng được một số magma đặc biệt cuốn theo trong các quá trình chuyển động magma. Kim cương thường được magma kimberlit hoặc lamproit mang theo. Corundum như ruby, sapphire được magma basalt cuốn theo.
– Pha pegmatit
Pha pegmatit cũng chính là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự hình thành đá quý tự nhiên. Với những khoáng vật như tourmaline, beryl, felspat,… và cả thạch anh tự nhiên
– Pha khí hóa – nhiệt dịch
Lúc này hàm lượng các chất bốc tăng hơn hẳn. Nhiệt độ giảm hơn nữa và áp suất tăng phụ pha khí hóa diễn ra ở nhiệt độ (500-300oC) Quá trình kết tinh từ dung dịch khí. Vì vậy mà có tên gọi là quá trình khí hóa.
Phụ pha nhiệt dịch diễn ra trong đó các khoáng vật kết tinh từ các dung dịch lỏng là chủ yếu. Nguồn dung dịch nhiệt dịch vận động 2 chiều. Quá trình tạo khoáng thường diễn ra trong các khe nứt, các lỗ hổng trong lòng đất.
Giai đoạn này hình thành 1 số đá quý là emerald, beryl, thạch anh, fluorit, barit, calcit.
Quá trình trầm tích
Với sự vận đồng của trái đất, những khoáng vật sâu trong lòng đất dần được đẩy lên và lộ ra. Những khoáng vật có cấu trúc không bền sẽ bị phá hủy và phong hóa đên ao hồ, sông, bể. Hoặc vùng trũng hình thành nên một số khoáng vật như: chrysopras, opal
Hình ảnh: Quá trình trầm tích tạo ra đá quý tự nhiên
Quá trình biến chất
Tất cả các khối rắn được hình thành trước đó. Khi chìm xuống sâu sẽ bị quá trình magma tạo sau phủ lên. Khi điều kiện tự nhiên thay đổi, khoáng vật sẽ trải qua các biển đổi khác nhau gọi là hoạt động biến chất. Và hình thành nên một số đá quý tự nhiên như emerald, ruby, alexandrite, garnet…
Các khoáng vật thường gặp
Nhóm tinh thể
Góc
Chiều dài
Tên Khoáng
Lập phương
α=β=γ=90°
a=b=c
Granat, halit, pyrit
Hệ tinh thể bốn phương
α=β=γ=90°
a=b≠c
Rutil, zircon, andalusit
Hệ tinh thể trực thoi
α=β=γ=90°
a≠b≠c
Olivin, aragonit, orthopyroxen
Sáu phương/Ba phương
α=β=90°, γ=120°
a=b≠c
Thạch anh, canxit, tourmaline
Hệ tinh thể một nghiêng
α=γ=90°, β≠90°
a≠b≠c
Clinopyroxene, orthoclase, thạch cao
Hệ tinh thể ba nghiêng
α≠β≠γ≠90°
a≠b≠c
Anorthit, albit, kyanit
Như vậy, dựa vào một số thông tin về hình thành khoáng vật và đá quý tự nhiên, phần nào giúp chung ta có thêm kiến thức về những sản phẩm thiên nhiên này.
Jazz, Sự Hình Thành Và Phát Triển
Đối với mỗi người đều có riêng cho mình thể loại yêu thích, hầu hết mọi người đều thích những bài thuộc thể loại country, R&B, soul, về sau lại thích pop, edm… Nhưng với Jazz có lẽ không có quá nhiều người thích vì Jazz có vẻ mang đậm tính nghệ sĩ và cũng không quá dễ nghe với đại đa số, nhưng ở Jazz thật sự khiến những người đã thích rồi thì lại như một “kẻ si tình” với nó.
Chính vì có nguồn gốc như vậy, nên Jazz thuở sơ khai là sự kết hợp của nhiều yếu tố:
Tiết tấu âm nhạc Châu Phi (bắt nguồn là blue, ragtime).
Các bài ca nô lệ gốc Phi hát khi họ lao động trên đất Mỹ
Âm nhạc đặc trưng của New Orleans trong các cuộc diễu binh, hành quân và tang lễ.
Và cả một số yếu tố âm nhạc Châu Âu…
Những bài hát thường được người nông dân da đen hát trong quá trình lao động. Jazz có lịch sử kéo dài hơn 100 năm, vì có nguồn gốc như vậy nên rất khó để có thể định nghĩa hoàn hảo.
Jazz là thể loại âm nhạc dựa trên sự ứng biến tài tình và sự cấp bách nhưng lại rất nhịp nhàng trong giai điệu. Sự ứng biến là cách mà các nghệ sĩ thể hiên bản thân và phải sáng tạo âm nhạc theo cách ngẫu hứng riêng của mình.
Quá trình phát triển hơn 100 năm
Đầu thập niên 1910, New Orleans jazz khởi đầu kết hợp đội hình brass band quân đội, điệu quadrille, biguine, ragtime và blues với ứng tác phức điệu tập thể.
Thập niên 1930, swing big band, Kansas City jazz, và Gypsy jazz là những phong cách nổi trội.
Vào thập niên 1940, Bebop xuất hiện đưa jazz từ thứ âm nhạc đại chúng nhảy nhót thành “âm nhạc của nhạc công”, với nhịp độ nhanh và ứng tác dựa trên hợp âm.
Vào cuối thập niên 1940, Cool jazz phát triển giới thiệu loại âm nhạc bình tĩnh và mượt mà hơn với những dòng giai điệu dài.
Thập niên 1950, là sự nổi lên của free jazz, khi nhạc công chơi nhạc mà không cần beat hay cấu trúc nào.
Và hard bop, mang theo ảnh hưởng từ rhythm and blues, nhạc Phúc âm, và blues, đặc biệt ở cách chơi piano và saxophone.
Modal jazz ra đời cũng vào những năm 1950, sử dụng mode làm cơ sở của cấu trúc âm nhạc và ứng tác.
Jazz-rock và jazz fusion xuất hiện vào cuối thập niên 1960 – đầu 1970, kết hợp ứng tác jazz với phần nhịp (rhythm), nhạc cụ điện và âm thanh được khuếch đại của rock.
Thập niên 1980, smooth jazz trở nên thành công, có được nhiều lượt phát trên radio cũng như sự chú ý từ đại chúng.
Ngẫu hứng và nghệ sĩ
Nói về tác phẩm của nhạc Jazz, theo cuốn Jazz – Rook – Pop của nhiều tác giả, nhạc sĩ Andre Hodeir viết:
“Tác phẩm nhạc Jazz, thường khi chỉ là một giây lát âm nhạc bay đi mất vào quên lãng, được may mắn cứu sống nhờ ở băng từ tính thu thanh, mà sau này sớm hay muộn được ghi lại thì đã khác trước mất rồi. Sự nghiệp của người nghệ sĩ Jazz chứa chất hàng triệu những giây lát âm nhạc, xuất hiện rồi mất đi giữa lúc nửa đêm cho đến rạng đông tảng sáng, trong làn khói của một hộp đêm ở New York, London hay Chicago…”.
Nhạc sĩ Jelly Roll Morton viết: “Nhạc Jazz thuộc về một phong cách thể hiện chứ không thuộc về sáng tác”.
Giai điệu có đặc trưng riêng
Giai điệu Jazz được xây dựng chủ yếu trên thang âm có những “blue notes” (nốt ở quãng ba và nốt ở quãng bảy của thang âm này bị giảm về cao độ). Trong cách thể hiện kỹ thuật sử dụng nhạc cụ bắt nguồn trực tiếp từ lối hát của người da đen. Các nhạc công đã sáng tạo ra loại kỹ thuật khiến cho các nhạc cụ vang lên như giọng người: đó là đưa vào những nốt hóa, những nốt hoa mỹ, nốt “Blues”, glissando (vuốt nốt) và vibrato.
Trong nhạc Jazz luôn cho chúng ta thấy được điều mới mẻ, khác lạ so với các thể loại khác về nhiều khía cạnh âm nhạc như: hòa thanh, giai điệu, tiết tấu, cách thể hiện. Ở Jazz là sự tự do trong âm nhạc, đa màu sắc, mỗi bài hát mỗi nghệ sĩ là một màu sắc dấu ấn riêng.
Tiết tấu trong Jazz
Một đặc điểm đặc trưng của Jazz đó là tiết tấu. Khi chúng ta so sánh giữa tiết tấu cổ điển và tiết tấu nhạc Jazz thi có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn. Tiết tấu cổ điển thường là các dạng tiết tấu không quá phức tạp nghe thuận tai và chú trọng phần kĩ thuật chạy ngón. Jazz chú trọng đến các tiết tấu đảo phách, nghịch phách và giật. Chính vì vậy, dòng nhạc Jazz khó khi nào bị nhầm lẫn với các dòng nhạc khác.
Có thể nhận ra nhịp đập tiết tấu đặc thù của dòng nhạc này là các tiết nhịp 2 phách trong hành khúc nhà binh được thay thế bằng nhịp 4 phách, nhấn mạnh phách 2 và phách 4 trong ô nhịp.
Sử dụng nhiều các tiết tấu đảo phách, nghịch phách và nhấn vào các phách nhẹ là điểm đặc trưng ở các tác phẩm nhạc Jazz. Tiết tấu này được sử dụng ở cả hai tay hoặc tay phải đảo phách còn tay trái giữ nhịp. Trong mỗi trường phái Jazz đều có các dạng tiết tấu đặc thù để phân biệt chúng.
Hòa thanh trong Jazz
Một tác phẩm nhạc hoàn thiện cần phải có vai trò của hòa thanh để làm tác phẩm âm nhạc có cấu trúc, giai điệu rõ nghĩa và màu sắc riêng. Chính vì vậy, nhạc Jazz cũng rất chú trọng vào phần hòa thanh.
Vòng hòa thanh của dòng nhạc Jazz phức tạp hơn nhiều so với quy luật cổ điển. Cách sử dụng hợp âm đặc trưng trong hòa thanh nhạc Jazz bao gồm tăng, giảm, hợp âm 7, hợp âm thêm các âm ngoài hợp âm như âm 9, âm 13, âm 11, …
Nhạc cụ chơi Jazz
Những nhạc cụ chơi trong nhạc jazz thường là những nhạc cụ của châu Âu nhưng cách diễn tấu lại mang phong cách Mỹ. Bao gồm:
Kèn trumpet, cornet, trombone, saxophone, clarinette.
Bộ trống và các nhạc cụ gõ.
Ngoài ra còn có các loại nhạc cụ khác như piano; banjo; guitar; contrebass…
Phong cách thể hiện nhạc blues và jazz có chung một cội nguồn từ những bài ca tôn giáo, những bản hợp xướng của đạo Tin Lành.
Sự phát triển của Jazz trên thế giới
JAZZ ngày nay được xem như là âm nhạc đa sắc tộc, nó giúp xoá bớt phần nào ranh giới phân biệt chủng tộc, góp phần vào những thay đổi tích cực cho xã hội. Ngày nay, nhiều người da trắng yêu thích và chơi jazz. John McLaughlin là nghệ sĩ da trắng chơi jazz lớn nhất tại Mỹ, ông vừa chơi với Miles Davis vừa chơi với các nhóm nhạc Ấn Độ và biểu diễn ở Nhật Bản.
Jazz với nền âm nhạc Việt
Những năm 50-60 thế kỷ trước, Jazz hình thành ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc, đã được chơi bởi những người nhạc công Việt Nam ở miền Bắc, tuy nhiên phong trào nhạc Jazz lúc đó chưa thực sự phát triển cho đến khi Jazz “đổ bộ” vào miền Nam Việt Nam cùng quân đội Hoa Kỳ.
Vào khoảng từ năm 1989, các band nhạc Jazz từ Pháp về giao lưu văn hóa Việt Nam. Họ biểu diễn và tổ chức những buổi dạy, hội thảo về Jazz. Khi về nước, họ gửi lại tài liệu về Jazz cho Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Vào khoảng đầu những năm 1990, Nhạc viện Hà Nội quyết định đưa vào thử nghiệm việc đào tạo nhạc jazz.
Vào khoảng những năm 1996-2000, với tư duy cởi mở, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội (nay là Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội) đã góp phần thúc đẩy phong trào nhạc Jazz phát triển với thế hệ lớp nghệ sỹ trẻ được đào tạo trong trường dưới sự dẫn dắt của lớp nghệ sỹ đầu tiên được tiếp xúc với Jazz.
Những nghệ sỹ hàng đầu ở Việt Nam như nghệ sỹ saxophone Quyền Văn Minh và nghệ sỹ saxophone Trần Mạnh Tuấn vẫn đang là hai trong số những người đi đầu về phát triển Jazz ở Việt Nam.
Nếu để giải thích về Jazz thì có lẽ khó mà nói hết được những xúc cảm mà nó mang lại cho người nghe, đây quả thực là thể loại nhạc đa sắc tộc, đa màu sắc, đa cảm xúc. Jazz để lại ấn tượng mạnh mẽ và khác biệt trong lịch sử nền âm nhạc của nhân loại. Đến với nhạc Jazz, người nghe sẽ luôn cảm nhận được sự tự do sáng tạo của người nghệ sĩ để rồi dần hòa mình và cảm nhận được giai điệu đang lan tỏa.
https://en.wikipedia.org/wiki/Jazz
http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=139&articleid=4462
http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=139&articleid=4462
Biên soạn: Phạm Thu Hằng
Hướng dẫn: Giảng viên âm nhạc Đoàn Nhược Quý
Nên Chọn Màu Sắc Nào Trong 4 Phiên Bản Màu Của Iphone 11 Pro Max
iPhone 11 Pro Max là thế hệ siêu phẩm đỉnh nhất làng công nghệ hiện nay là giấc mơ sở hữu của nhiều người dùng. Bên cạnh những trang bị tối ưu về hiệu năng, màn hình mới, chức năng camera thì iPhone 11 Pro Max còn có những phiên bản màu đa dạng hơn cho người dùng dễ dàng chọn lựa.
Như đã biết, iPhone 11 Pro Max năm nay được Apple trang bị một mặt lưng kính mờ chống bám vân tay, cụm camera 3 ống kính với bố trí khung vuông và tùy chọn màu sắc mới đẹp hơn. Nhưng, không ít người khi quyết định chọn mua iPhone 11 Pro Max lại tỏ ra bối rối, họ không biết rằng mình sẽ nên mua màu sắc nào, phiên bản nào là phù hợp nhất.
Nếu là một trong số đó, bạn hãy thử tìm hiểu trong bài viết hôm nay của Bạch Long Mobile để đưa cho mình sự tùy chọn phù hợp nhất.
Phiên bản màu Xám không gian
Phiên bản màu Xám này đã có từ khá lâu, đó là từ năm iPhone 7 chính thức trình làng. Và màu sắc của iPhone 11 Pro Max năm nay cũng sẽ y như thế. Đây cũng là phiên bản được nhiều người tùy chọn vì mang được hơi hướng mạnh mẽ, cá tính.
Nhưng bạn nên lưu ý rằng phần camera của máy vẫn được phủ một lớp sơn bóng nên màu sắc sẽ có phần tương phản hơn sới mặt lưng. Nhưng điều này xuất hiện trên tất cả bản màu nên không có gì bất ngờ dành cho bạn.
Phiên bản màu sắc mới này của Apple cũng chính được nhiều người yêu thích và sử dụng hàng đầu hiện tại. Bởi đây là màu mới, mang nét hòa hợp giữa chút tươi mát, chút ngầu, chút mạnh mẽ. Có lẽ thế nên sản phẩm có được cho mình sự yêu thích nhiều hơn bởi người dùng công nghệ.
Thật ra, đây cũng là phiên bản màu sắc khác biệt và cũng là một dấu hiệu để nhận ra bạn đang dùng iPhone 11 Pro Max mà không phải là iPhone Xs Max. Bởi 3 bản màu còn lại là kế thừa từ iPhone Xs Max trước đây. Đây là lý do lớn để mọi người đổ xô chọn mua iPhone 11 Pro Max xanh.
iPhone 11 Pro Max cũng có tùy chọn màu vàng như năm trước. Đây là màu sắc từng gây sốt trong năm 2018 và cũng là màu yêu thích của nhiều người. Nhất là màu vàng này không quá đậm, không quá rực rỡ nhưng vẫn sang trọng. Nhất là kết hợp cùng khung viền thép không gỉ nên càng tôn lên vẻ đẹp sang, hấp dẫn của máy.
Quan niệm của mọi người về màu sắc thường màu vàng, đỏ – những màu tươi sáng sẽ mang đến sự may mắn. Đó là lý do mà iPhone 11 Pro Max màu vàng được nhiều người yêu thích, chọn lựa và sử dụng.
Màu bạc cũng là một màu sắc khá phổ biến hiện nay nhưng lại trông sáng nhất trong 4 màu của iPhone 11 Pro Max. Màu sắc này thể hiện được vẻ thuần khiết, sang trọng đến ấn tượng cho người sử dụng hiện nay.
Dù là một màu sắc cũ nhưng màu bạc cũng được nhiều người chọn lựa về việc nó sáng, nổi bật đến tinh khiết. Nhưng chắc chắn, về độ hot sẽ không thể sánh bằng bản xanh lá và vàng.
Bạch Long Mobile
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Hình Thành Và Phân Loại Trong Màu Sắc Của Đá Quý trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!