Bạn đang xem bài viết Sống Khỏe, Sống Thọ, Sống Đẹp Nhờ… Đậu Đen Ngâm Dấm được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo kinh nghiệm dân gian, đậu đen (đặc biệt là loại đậu đen xanh lòng) ngâm với dấm (tỷ lệ 500g đậu đen/1 chai giấm), ngâm trong vòng 2 tháng thì sử dụng được.
Mỗi ngày 2 thìa có thể chữa được nhiều bệnh như bệnh huyết áp, mỡ máu, táo bón mãn tính, đau lưng, đau chân, tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt, tóc bạc sớm… Tuy nhiên phải sử dụng một cách kiên trì và lâu dài thì mới có kết quả.
Sống khỏe, sống thọ nhờ ăn 2 thìa đậu đen ngâm giấm mỗi ngày
Trong cuốn sách về Trung y dược của Trung Quốc “Bản thảo cương mục” có nêu ví dụ nuốt hạt đậu đen vào buổi sáng giúp con người sống khỏe, sống thọ.
Tại sao vài thìa đậu đen ngâm giấm lại có tác dụng kỳ diệu như vậy? Theo Đông y, đậu đen vốn là thực phẩm dưỡng sinh truyền thống.
Trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền câu nói “muốn sống thường thọ, hãy ăn đậu đen”. Bởi khi kết hợp đậu đen và giấm, các thành phần trong giấm và đậu đen có thể phát huy tối đa tác dụng, tạo nên lợi ích kép do kết hợp thực phẩm.
Theo các chuyên gia về đông y, việc kiên trì ăn đậu đen ngâm giấm có thể giúp chữa được những bệnh như:
1. Tác dụng giảm mỡ máu
Đậu đen có chứa một lượng lớn glycinin có thể làm giảm cholesterol, acid linoleic, acid linolenic, lecithin và các axit béo khác. Các thành phần hữu ích này có thể làm mềm mạch máu, giãn nở các mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Viện Sinh học Nhật Bản đã nghiên cứu cho thấy tác dụng của đậu đen ngâm giấm có hiệu quả trong việc hạ lipid máu, nghiên cứu này cũng cho thấy việc ăn đậu đen ngâm giấm trong 8 tuần thì có tới hơn 80% số người có chỉ số lipid giảm.
2. Tác dụng làm hạ huyết áp
Trung tâm y tế Y học Thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang (TQ) tiến hành một nghiên cứu trên 60 người mắc bệnh cao huyết áp và cho ăn đậu đen ngâm giấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hạ huyết áp của nhóm bệnh nhân thử nghiệm có tác dụng rõ ràng.
3. Điều trị các bệnh mãn tính
Cải thiện các triệu chứng táo bón mãn tính, huyết áp cao, cholesterol cao, đau lưng, đau chân, tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt, tóc bạc sớm, bệnh tim mạch vành.
4. Cải thiện thị lực
Tại sao đậu đen có thể ức chế việc giảm thị lực? Bởi vì chất chống oxy hóa anthocyanin có lợi cho mắt có rất nhiều trong đậu đen. Bên cạnh đó, do rất giàu vitamin A, khi ngâm giấm sẽ làm cho đậu giải phóng các chất, góp phần giúp cơ thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng.
Vì vậy, ăn đậu đen ngâm giấm có thể cải thiện thị lực, giúp bạn phòng tránh một phần tác hại khi xem máy tính, TV, điện thoại quá lâu, các hiện tượng đau mỏi mắt, khô mắt cũng sẽ được cải thiện. Những người có bệnh về mắt khác cũng nhận được những tác dụng tốt.
Mặc dù đậu đen ngâm giấm có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu như vậy nhưng người bị bệnh thận mãn tính có triệu chứng suy thận không nên ăn đậu đen, bởi vì nó có chứa chất purine, có thể gây suy thận ở những bệnh nhân có acid uric cao.
Đánh bay được những vùng mỡ thừa “vững chắc như thành đồng” như bụng bà bầu sau sinh
Đậu đen ngâm dấm không chỉ giúp sống khỏe, sống thọ mà còn là thực phẩm giúp chị em phụ nữ làm đẹp và giảm cân một cách an toàn và nhanh chóng. Những vùng mỡ thừa tưởng là “vững chắc như thành đồng” như bụng bà bầu sau sinh đều có thể bị đánh bay nhờ thực phẩm rẻ tiền và sẵn có này.
Một nghiên cứu trên tạp chí sức khỏe của Mỹ cho hay, đậu đen ngâm giấm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh được các bệnh mãn tính.
Trong giảm cân làm đẹp, việc giảm cân bằng đậu đen ngâm giấm cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein và anthocyanin lớn giúp trung hòa axit và thúc đẩy hoạt động chuyển hóa các chất, khiến bạn cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
Mặt khác, hàm lượng axit amin có trong giấm giúp tăng tốc độ phân hủy và đào thải chất béo, ngăn chặn tích tụ mỡ thừa dưới da, giúp giảm cân hiệu quả, vóc dáng thọn gọn, khỏe mạnh. Nó cũng giúp da bạn sáng khỏe hơn, mái tóc óng ả, mượt mà.
Trên các diễn đàn chia sẻ, nhiều chị em phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm giảm cân bằng giấm và đậu đen giúp giảm đc từ 4-6kg/ tháng. Chỉ cần mỗi ngày 2-3 muỗng đậu đen đã ngâm giấm (trong 3-5 ngày) và ăn trước bữa ăn 30p. Dùng liên tục như vậy trong 1 tháng.
Tuy nhiên việc giảm được bao nhiêu kg còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống luyện tập của bạn có hợp lý và khoa học hay không? Nếu ăn hợp lý, tập luyện khoa học bạn còn có thể giảm được nhiều kg hơn nữa.
Ngân Khánh (th)
Sống Khỏe Nhờ Nhai Dầu Mè Thải Độc
ng 90 bà 85 tuổi, tóc bạc trắng nhưng thần thái nhanh nhẹn, trí tuệ minh mẫn. Hai cụ cho biết mình sống khỏe nhờ nhai dầu mè thải độc.
Khu tập thể Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phương Mai (đường Lương Định Của, Hà Nội) ai cũng ngưỡng mộ vợ chồng ông Thái Bá Chu và bà Nguyễn Thị Thanh Kim. Ông 90 bà 85 tuổi, tóc bạc trắng nhưng thần thái nhanh nhẹn, trí tuệ minh mẫn, vẫn leo 5 tầng cầu thang thoăn thoắt. Bí quyết sống khỏe của hai cụ là nhai dầu mè thải độc.
Hai vợ chồng cụ Thái Bá Chu-Nguyễn Thị Thanh Kim chia sẻ bí quyết sống khỏe nhờ nhai dầu mè thải độc. Nhớ vanh vách từng cột mốc thời gian
Gia đình ông bà Chu-Kim ở phòng 504, Tập thể Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phương Mai Hà Nội. Vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ngày ngày ông bà vẫn đi chợ, chăm sóc con cháu, bà nội trợ, ông làm thơ. Cả hai ông bà tóc bạc phơ nhưng thần thái tươi trẻ, luôn cười nói vui vẻ, vanh vách kể lại từng dấu mốc của cuộc đời mình, chính xác đến từng chi tiết.
Ông bảo, cả đời ông đi viện tổng cộng chỉ 40 ngày. 21/8/1945 ông tham gia cướp chính quyền rồi vào vệ quốc đoàn luôn. Đến 10/1945, Pháp đánh Nam Bộ thì ông tham gia đoàn quân Nam Tiến. Đi bộ đội về tự dưng nôn khan hơi hồng hồng nên các bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị bắt nằm viện 1 tuần theo dõi, không thấy bệnh, khỏe mạnh bình thường nên lại cho về. Lần 2 đi nằm viện là do uống các loại thuốc tiêu độc, bị phá ra, nhiệt miệng, sưng môi, nằm Bạch Mai ít ngày…
Ông bà thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Mới đây, khám xong bác sĩ bảo ông: “Hôm nay cụ nhặt được vàng! 90 tuổi mà mọi thứ đều ổn như thế này là quý hơn cả vàng!”
Không được như cụ ông, cụ bà có tiền sử bệnh tim, huyết áp lên xuống thất thường, khớp gối cũng bị thoái hóa hở cả đốt, 6 lần chảy máu dạ dày… Thế nhưng, đến nay, cụ bà hàng ngày vẫn đi chợ, nấu cơm, trông cháu và chăm sóc ông. Bà cười rất duyên khi mọi người trầm trồ khen da bà đẹp hồng hào, cổ rất ít nếp nhăn… Bà khoe, mấy năm nay “trộm vía” bà khỏe, huyết áp ổn hơn nhiều, răng cũng chắc hơn, không thấy bệnh tật. Ông bà cùng bảo: “Mình có thể nghèo tiền nhưng không nghèo tình cảm, không nghèo sức khỏe là được, con ạ!”.
Kiên trì nhai dầu mè thải độc
Cả hai ông bà đều khẳng định, mình có sức khỏe như ngày hôm nay là nhờ sống điều độ, tập thể dục, ăn không quá no và nhai dầu mè mỗi ngày. Ông kể, năm 1992 có hội nghị quốc tế báo cáo đề tài “Nhai dầu vừng chữa bệnh và kiện toàn sức khỏe kỳ diệu”. Báo cáo cho thấy nhai dầu mè chữa gần 30 loại bệnh kể cả ung thư, tiểu đường…
Đặc biệt, vị bác sĩ bác sĩ báo cáo bị nhiễm trùng máu 12 năm mà kiên trì nhai dầu mè khỏi nên ông bà làm theo. Lúc đầu cũng bập bõm không tin. Sau bà bị đau răng, đi Bệnh viện Việt Đức chữa, bác sĩ không nhổ được vì đo huyết áp cao cứ cao 170-200. Về nhà kiên trì nhai dầu mè 1 tuần, bà Kim thấy răng chắc lại, không đau, từ bấy đến nay không sâu răng. Trước hay đau đầu, cảm vặt, khô khớp, huyết áp cao… giờ sức khỏe ổn định, không còn ốm vặt.
Mong muốn chia sẻ bí quyết sống khỏe, cụ Chu hào hứng mang chai dầu mè thường dùng xào nấu hàng ngày ra chỉ dẫn. Mỗi sáng, khi ngủ dậy, không ăn uống gì (thật đói), cho 2 thìa cà phê dầu mè vào miệng nhai để “hút hết chất bẩn, chất độc từ lưỡi và chân răng ra”. Thời gian nhai khoảng 20 phút, sau đó lấy nước muối ấm súc miệng lại, đánh răng rửa mặt bình thường
Nếu người mệt ốm, có thể nhai ngày tối đa 3 lần. Đặc biệt chú ý phải nhai đều đặn hàng ngày và nhai khi hoàn toàn đói mới có tác dụng. Nếu lỡ uống 1 cốc nước thì sau 1h mới được nhai dầu thải độc, nếu ăn thì phải sau 3 tiếng. Lúc đầu nhai không quen thì phải hết sức tập trung để tránh dầu vào cổ họng. Ông bà nhai quen rồi thì cứ vừa nhai vừa làm, không xuống họng bao giờ.
Chia sẻ thêm về bí quyết sống khỏe, cụ Chu cho biết, dù có cỗ bàn sơn hào hải vị, lễ tết hay ngày thường, 2 cụ cũng chỉ ăn vừa tầm, không ăn no quá 80%. Hàng ngày tập thể dục đi bộ nhẹ nhàng. 3 tháng nhai hết 1 lít dầu mè.
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, định kỳ đi khám sức khỏe. Hàng ngày vui chơi với con cháu, làm thơ, đọc báo, đánh cờ… hạn chế các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Người già, quan trọng nhất là có bạn. Đi đâu hai ông bà cũng có nhau, cùng nhau chia sẻ cuộc sống, sống vui khỏe có ích cho con cháu và xã hội.
Hồng Linh.
Thông thường người ta chúc sức khỏe và sống thọ. Nhưng những nguyên tắc giúp sống lâu thì không phải ai cũng biết. Nó rất đơn giản và trong tầm tay.
Cột Sống Con Người Có Bao Nhiêu Đốt Sống?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh Bình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Trong cơ thể con người, cột sống chính là phần trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các đốt xương trên cột sống kết hợp với dây chằng cùng với đĩa đệm tạo thành một ống sống giúp bảo vệ tủy sống bên trong.
1. Chiều dài và hình dạng cột sống của con người
Cột sống là cấu trúc hỗ trợ trung tâm của cơ thể con người. Nó giữ cho cơ thể đứng thẳng và kết nối các bộ phận khác của bộ xương lại với nhau: đầu, ngực, xương chậu, vai, cánh tay và chân. Mặc dù cột sống được tạo thành từ một chuỗi xương nhưng nó rất linh hoạt do hệ thống các dây chằng đàn hồi và đĩa đệm cột sống.
Chiều dài cột sống của một người phụ thuộc vào chiều cao của họ. Chiều dài trung bình là 71cm ở nam và 61cm ở nữ. Cột sống của người có nhiều chức năng: nó chịu trọng lượng của đầu, thân và cánh tay, cho phép cơ thể di chuyển theo mọi hướng. Một số phần của cột sống linh hoạt hơn những phần khác. Phần linh hoạt nhất là cột sống ở vùng cổ. Xương tạo nên cột sống cũng bảo vệ tủy sống.
Nhìn nghiêng, cột sống có độ cong tự nhiên. Độ cong hình chữ S này làm cho cột sống ổn định, giúp giữ thăng bằng khi chúng ta ở tư thế thẳng đứng, hoạt động như một bộ giảm xóc khi chúng ta đi bộ và bảo vệ các xương riêng lẻ trong cột sống (đốt sống) khỏi tình trạng gãy xương.
2. Cột sống con người có bao nhiêu đốt?
Cột sống con người thường do tổng cộng 32-34 đốt sống tạo thành, chia thành 5 đoạn bao gồm:
Đoạn cổ gồm 7 đốt sống cổ: được kí hiệu từ C1 cho đến đến C7 (C là chữ viết tắt của từ: Cervical), đoạn này thân đốt sống nhỏ, rộng bề ngang, cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt sống
Đoạn ngực gồm 12 đốt sống ngực: được kí hiệu từ T1 cho đến T12 (T là chữ viết tắt của từ: Thoracic), đoạn này mỏm gai dài đi chếch xuống dưới, mỏm ngang có diện khớp với đầu xương sườn để tạo thành khớp sống sườn
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống thắt lưng: được kí hiệu từ L1 cho đến L5 (L là chữ viết tắt của từ: Lumbar). Đoạn này có thân đốt sống to, rộng ngang, cuống đốt sống dày, mỏm gai hình chữ nhật
Đoạn cùng gồm 5 đốt sống cùng: được kí hiệu từ S1 cho đến S5, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng (S là chữ viết tắt của từ: Sacrum), nơi với xương chậu bởi hai khớp cùng chậu
Đoạc cụt gồm từ 3 – 5) đốt, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác(còn được gọi là coccyx).
3. Đĩa đệm giữa các đốt sống
Có 23-24 đĩa đệm đàn hồi giữa các đốt sống, ngoại trừ giữa hộp sọ và đốt sống cổ thứ nhất, giữa đốt sống cổ thứ nhất và thứ hai, xương cùng và xương cụt không thể di chuyển và chỉ được tạo thành từ xương, không có đĩa đệm.
Các đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi dày từ 3-9mm, rất đàn hồi, được cấu tạo bởi các lớp sụn và vòng sợi, có vỏ cứng, nhiều lớp, trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình cầu hoặc hình bầu dục, được bao bọc xung quanh bởi các lớp vòng sợi, nhân nhầy thường nằm ở vị trí 2/3 sau của đĩa đệm.
Đĩa đệm có tổng chiều cao chiếm 1⁄4 chiều cao của cột sống, không cản quang trên phim chụp X quang thông thường, có chức năng giữ cho cột sống linh hoạt, giúp chúng ta có thể nghiêng người và xoay thân trên. Đĩa đệm còn hấp thụ lực từ các va chạm tác động đến cột sống khi chúng ta chạy hoặc nhảy, ví dụ:
Khi tác động lực lên cột sống, các đĩa đệm cột sống bị nén lại và trở nên mỏng hơn, khi áp suất giảm, đĩa đệm lại hấp thụ chất lỏng và trở nên đặc hơn (giống như được giải nén). Do chúng ta thường gây áp lực lên cột sống nhiều hơn vào ban ngày và giảm bớt áp lực vào ban đêm, vì vậy cột sống thường ngắn hơn chiều dài bình thường khoảng 1.5 đến 2cm vào cuối ngày.
Trong nhiều năm, khi chúng ta già đi, các đĩa đệm cột sống giảm độ đàn hồi trở nên mỏng hơn, các đốt sống bị dồn lại gần nhau, các thân đốt sống cũng giảm chiều cao do giảm mật độ xương và cột sống cong hơn. Đó là lý do tại sao con người thường thấp đi một chút (vài cm) khi chúng ta già.
4. Dẫn truyền thần kinh trong ống sống
Ống tủy do các lỗ sống chồng lên nhau tạo thành, ống tủy ở đoạn cổ và thắt lưng rộng hơn đoạn ngực. Ống tủy có hình tam giác, trừ đoạn ngực hình tròn. Chiều ngang ống tủy được xác định bằng khảng cách giữa hai chân cuống sống trên phim XQ thẳng, chiều rộng trước sau được xác định bằng khảng cách giữa mặt thân đốt sống với mặt trước của mấu khớp dưới.
Các ngách rễ thần kinh: Ngoại trừ 2 đốt sống đầu tiên ở cổ (C1, C2), xương cùng và xương cụt, tất cả các đốt sống đều được tạo thành từ một thân đốt sống ở phía trước và các mỏm xương hướng về phía sau. Tại điểm mà hai đốt sống kết hợp với nhau, chúng tạo thành hai khoảng trống nơi các hốc gặp nhau, một ở bên trái và một ở bên phải của cột sống. Các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống thông qua các khoảng trống này. Các dây thần kinh cột sống mang tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ của bộ xương và các cơ quan nội tạng thông qua tủy sống. Tương tự, chúng mang thông tin cảm giác như: va chạm, áp lực, lạnh, ấm, đau và các cảm giác khác từ da, cơ, khớp và các cơ quan nội tạng đến não thông qua tủy sống. Tủy sống và não tạo nên hệ thống thần kinh trung ương.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Cột Sống Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của Cột Sống Người
Cột sống người được chia thành bốn vùng chính với nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống. Đây là cấu trúc chịu trọng lượng cơ thể và tạo ra sức mạnh cơ bắp, do đó rất dễ bị tổn thương hoặc chấn thương.
Cột sống là gì?
Cột sống (hay xương sống) là xương dài bắt đầu từ nền sọ đến xương chậu có nhiệm vụ như một trụ cột để hỗ trợ trọng lượng cơ thể và bảo vệ tủy sống. Có ba đường cong tự nhiên tạo nên hình chữ “S” khi nhìn từ bên cạnh. Các đường cong này giúp xương sống chịu được trọng lượng lớn tác động cách phân bố lực đồng đều.
Cột sống được tạo thành từ 33 – 35 xương (đốt sống) xếp chồng lên nhau. Ở giữa các đốt sống là các đĩa đệm chịu trách nhiệm giảm ma sát và lực tác động. Bên cạnh đó, xương sống cũng là cơ quan hỗ trợ chính cho cơ thể, phục vụ việc đứng thẳng, uốn cong, xoay người và hỗ trợ sức mạnh cơ bắp để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cấu trúc và chức năng của cột sống người
1. Các phần của cột sống người
Trong giải phẫu người, cột sống hay xương sống bao gồm 33 – 35 đốt sống, xương cùng, các đĩa đệm cột sống, xương cụt ở phía cuối lưng. Chức năng chính của xương sống là bảo vệ tủy sống (được chứa bên trong ống tủy sống) và nâng đỡ cơ thể.
Cột sống có bốn vùng chính được đặt tên tùy theo vị trí từ trên xuống dưới. Cấu tạo cột sống người thường bao gồm:
– Cột sống cổ:
Cổ hỗ trợ trọng lượng của đầu và bảo vệ các dây thần kinh chạy từ não đến các phần còn lại của cơ thể.
Một người bình thường, khỏe mạnh có 7 đốt (xương) sống cổ được đánh số từ C1 đến C7. Hai đốt sống cổ đầu tiên (C1 và C2) nằm tách biệt và chịu trách nhiệm cho việc cử động cổ. Đốt sống C1 nằm giữa hộp sọ và phần còn lại của cột sống. C2 có hình chiếu xương vừa với mỗi lỗ nhỏ vừa với đốt sống đội và cho phép cổ xoay.
Đường cong ở cột sống cổ hơi cong vào trong, giống như chữ “C”.
Trong trường hợp đau cổ kéo dài hơn 2 tuần đến 3 tháng và có thể gây đau cánh tay, tê hoặc ngứa ran, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các vấn đề xương sống. Điều này có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống cổ hoặc chèn ép các dây thần kinh ở cổ.
– Cột sống ngực:
Cột sống ngực có cấu tạo từ 12 đốt sống, được đánh dấu từ T1 đến T12 ở phần ngực, còn được gọi là phần lưng trên. Đường cong của xương sống ngực uốn cong ra ngoài tương tự như hình chữ “C” ngược.
Phần lưng trên cơ thể không được thiết kế để chuyển động, do đó rất ít khi hao mòn hoặc chấn thương xuất hiện ở vùng xương sống này. Tuy nhiên, cơ lưng và cơ vai lớn thường hoặc các khớp ở lưng trên rất dễ bị tổn thương, tác động. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau lưng, đau vai, đau thương vị.
Mặc dù rất ít phổ biến nhưng đôi khi các vấn đề xương sống như thoát vị đĩa đệm cột sống ngực cũng có thể xảy ra.
– Cột sống thắt lưng:
Cột sống thắt lưng (lưng dưới) thường bao gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 đến L5. Bên cạnh đó, một số người có thể có 6 đốt sống lưng. Xương sống thắt lưng có nhiệm vụ kết nối xương sống ngực với xương chậu, thường chịu phần lớn trọng lượng cơ thể và là đốt sống lớn nhất.
Cột sống lưng dưới được thiết kế để chuyển động và chịu trọng lượng cơ thể, do đó rất dễ bị tổn thương. Chuyển động ở xương sống thắt lưng được phân chia thành 5 phân đoạn bao gồm:
Hầu hết các chuyển động ở xương sống thắt lưng là ở L3 – L4 và L4 – L5. Vì vậy những phân đoạn này dễ bị tổn thương, vỡ do hao mòn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm xương khớp hoặc bệnh phồng đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm.
Hai đĩa đệm ở đốt sống thấp nhất (L4 – L5 và L5 – S1) chịu nhiều áp lực nhất và có khả năng thoát vị cao nhất. Tình trạng này có thể gây đau lưng dưới và có thể gây tê lan tỏa đến chân, xuống bàn chân (đau thần kinh tọa).
Phần lớn các cơn đau ở lưng dưới là do căng cơ. Tuy nhiên, đôi khi chấn thương nghiêm trọng ở lưng dưới có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, cơ mô mềm, cơ có thể cung cấp máu và chất dinh dưỡng để tự chữa lành, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
– Vùng xương cùng:
Vùng xương cùng (phần dưới cùng của xương sống) tạo nên khu vực phía sau xương chậu. Khu vực xương cùng có một đốt sống hình thành trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Xương cùng có hình dạng như hình tam giác nằm ở giữa hai xương chậu và có nhiệm vụ kết nối xương sống với phần dưới của cơ thể. Bên dưới xương chậu là một xương nhỏ gọi là xương đuôi, là một xương chuyên biệt khác, được tạo ra bởi sự hợp nhất một số xương nhỏ hơn trong quá trình phát triển.
Các cơn đau ở xương cùng thường được gọi là rối loạn chức năng khớp sacroiliac (hay còn gọi là khớp SI). Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
2. Các đốt sống
Các đốt sống xếp chồng lên nhau tách biệt bởi các đĩa đệm để tạo nên cột sống chắc chắn. Các đốt sống hoạt động như một cột hỗ trợ xương sống và giữa khoảng một nửa trọng lượng cơ thể.
Mỗi khu vực của xương sống khác biệt về chức năng và hình thức. Cụ thể như sau:
Cột sống cổ tử: Cột sống cổ có 7 đốt sống được đánh số từ C1 đến C7. Không giống các phần còn lại của xương sống, các đoạn ở xương sống cổ chứa các lỗ mở ở mỗi đốt sống để đưa các mạch máu lên não. Các đốt sống cổ cũng chịu trách nhiệm bảo vệ tủy sống và kết nối não và phần còn lại của cơ thể.
Đốt sống cột sống ngực: Các đốt sống ngực rất ít chuyển động vì vậy ít chấn thương hoặc hao mòn tự nhiên ảnh hưởng đến khu vực này. Tuy nhiên, do chịu trọng tải lớn nê các đốt sống ở lưng trên rất dễ gãy do bị nén, đặc biệt là ở bệnh nhân loãng xương. Những tổn thương, bao gồm gãy xương, có thể dẫn đến đau lưng mãn tính và gây biến dạng xương sống.
Đốt sống cột sống thắt lưng: Xương sống thắt lưng được chia thành 5 đốt, được đánh số từ L1 – L5 và là cơ quan chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Khoảng 50% lực uốn cong về phía trước xảy ra ở hong và 50% xảy ra ở thắt lưng (lưng dưới). Do đó, khu vực cột sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương, hao mòn tự nhiên và dẫn đến một số bệnh lý cột sống.
3. Đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm cột sống là những miếng đệm tròn, phẳng, nằm giữa các đốt sống. Một người bình thường khỏe mạnh có 23 đĩa đệm với 3 chức năng chính bao gồm:
Nằm giữa các đốt sống và hấp thụ lực tác động vào xương sống.
Kết nối và giữ chặt các đốt sống với nhau.
Cho phép các khớp di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt trong xương sống và đảm bảo các hoạt động hàng ngày.
Đĩa đệm thực chất bao gồm 2 phần cơ bản là phần bao xơ bên ngoài và phần lõi mềm bên trong. Cụ thể như sau:
Bao xơ (xơ Annulus): Là phần bên ngoài của đĩa đệm, có hình tròn, dẹt, cứng và được tạo thành từ các sợi đồng tâm, bao quanh các lõi bên trong.
Nhân nhầy: Nhân nhầy là phần lõi mền bên trong chứa chứa 80% là nước với nhiệm vụ chính là chịu tải trọng của cơ thể, duy trì sức mạnh và đảm bảo sự dẻo dai.
Theo thời gian các đĩa đệm cột sống có thể bị thoái hóa, trở nên cứng hơn và dẫn đến nhiều bệnh lý bao gồm phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể gây đau và tạo áp lực chèn ép lên các dây thần kinh.
4. Tủy sống và rễ thần kinh
Tủy sống bắt đầu từ não đến xương sống, ngực và kết thúc ở phần dưới của xương sống ngực. Tủy sống không đi qua thắt lưng (lưng dưới). Sau khi tủy sống dừng lại ở xương sống ngực, các rễ thần kinh phân bố khắp cơ thể tương tự như đuôi ngựa và thoát khỏi xương sống.
Do đó, xương sống thắt lưng không có tủy sống. Vì vậy ngay cả những tình trạng nghiêm trọng bao gồm thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương xương sống ở lưng thường không gây liệt (mất chức năng vận động ở chân).
5. Mô mềm
Các mô mềm, cơ, và gân có trách nhiệm nâng đỡ xương sống, giữ xương sống thẳng đứng và cho phép cơ thể di chuyển, xoắn, xoay và uốn cong theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, các cơ và mô mề cũng liên kết các xương và tăng sức mạnh cho các khớp.
Chức năng chính của cột sống
Cột sống có 3 chức năng chính bao gồm:
Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh.
Hỗ trợ cấu trúc và cân bằng cơ thể để duy trì các tư thế đứng thẳng. Bên cạnh đó, xương sống cũng đảm bảo sự liên kết, linh hoạt của các hoạt động hàng ngày.
Đảm bảo sự linh hoạt của cơ thể bao gồm các hoạt động như uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện các chuyển động khác.
Các bệnh lý thường gặp ở cột sống
Một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng đĩa đệm bị vỡ, phình hoặc trượt khỏi vị trí ban đầu và có thể dẫn đến các cơn đau hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh.
Thoái hóa đĩa đệm: Là tình trạng hao mòn các đĩa đệm theo theo gian và các thể dẫn đến những cơn đau lưng hoặc đau cổ cấp tính.
Hẹp ống sống: Hẹp ống xương sống là tình trạng được gây ra bởi sự thu hẹp không gian xung quanh tủy sống, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh xương sống. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau, tê, ngứa ran và yếu cơ. Các trường hợp nghiêm trọng cũng có thể gây ra các vấn đề về bàng quang và ruột.
Vẹo cột sống: Là tình trạng biến dạng ở xương sống và có thể dẫn đến nhiều vấn đề như đau lưng mãn tính hoặc ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và tim.
Gù cột sống: Là một tổn thương ở xương sống gây biến dạng lưng tròn. Nếu không được tiều trị có thể gây ảnh hưởng đến tư thế và các hoạt động thường ngày.
Đau thần kinh tọa: Đây là tình trạng đau các dây thần kinh ở hông và vùng dưới xương chậu. Các dây thần kinh này được hình thành từ đoạn dưới của tủy sống và được từ rễ thần kinh thắt lưng và xương chậu. Bất cứ sự chèn ép hoặc kích thích nào đến các rễ thần kinh này đều có thể dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sống Khỏe, Sống Thọ, Sống Đẹp Nhờ… Đậu Đen Ngâm Dấm trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!