Bạn đang xem bài viết Số Heo Con Cai Sữa Trên Suốt Vòng Đời Heo Nái được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Số heo con cai sữa trên suốt vòng đời heo nái – một chỉ số chưa được khám pháChia sẻ
Lượt xem
4160
Ecovet
-
Một trong những chỉ số nhận được nhiều sự quan tâm đó là số heo con cai sữa trên suốt vòng đời heo nái (WSL). Chỉ số này đề cập đến tổng số heo con mà heo nái đã cai sữa được trong suốt vòng đời sản xuất của chúng.
Tính toán của chỉ số này dựa trên hai biến giá trị: số lứa trung bình đẻ được trước khi loại thải và số heo con cai sữa trung bình trong mỗi lứa đẻ.
Mục đích của thông số này là để cung cấp thông tin của một con nái khi loại khỏi trang trại, nái bị chết hoặc bị bán đến lò mổ vì bất kỳ lý do gì. Chắc chắn tất cả chúng ta đều muốn rằng heo nái trong trại trước khi bị loại bỏ vì một lý do nào đó thì nó đã mang lại mức năng suất sản xuất cao nhất từ trước đến nay.
Vấn đề là đôi khi có những chỉ số khác khiến người chăn nuôi chú ý hơn, ví dụ như số heo con cai sữa/nái/năm, và vì lý do đó nên thời gian sản xuất trong suốt vòng đời của heo nái ở trang trại không được chú ý nhiều. Nhưng chúng ta không được quên rằng sau một thời gian heo nái sẽ bị giảm giá trị sản xuất, và chỉ số “số heo con cai sữa trên vòng đời một con nái” là một chỉ số tốt để người chăn nuôi hiểu sâu sắc hơn kiến thức về sự giảm giá trị sản xuất của heo nái.
Để làm rõ cho khái niệm sản xuất này, chúng tôi đang lấy ví dụ ở 2 trang trại. Bảng 1. Các chỉ số sản xuất chính trên trang trại A và B. Năm 2023.
Như thể hiện trong Bảng 1, cả hai trang trại đều có mức sản xuất rất giống nhau (heo con/heo cai sữa/heo nái/năm). Mặc dù số heo con cai sữa trung bình trên heo nái ở trang trại A cao hơn, nhưng trang trại B thì có chỉ số đẻ con cao hơn do thời gian cho con bú của heo nái ngắn hơn.
Nhìn gần hơn về sức sản xuất của heo nái bị loại thải ở cả hai trang trại trong một giai đoạn cụ thể thì một số thay đổi nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn giữa cả hai trang trại.
Bảng 2. Những đặc điểm chính của heo nái bị chết/loại thải ở trại A và B. Năm 2023.
Bảng 3. Các đặc điểm chính của heo nái đã bán ở các trang trại A và B. Năm 2023.
Trong trường hợp heo nái được đưa đi giết mổ, thì các chỉ tiêu vẫn tương tự như trường hợp trước. Ở đây, sự khác biệt giữa số lứa đẻ trung bình của heo nái được bán ở hai trang trại thấp (chênh lệch 0,6 lứa đẻ), mặc dù số heo con cai sữa ở trang trại B cao hơn và tạo ra sự khác biệt giữa các trang trại đối với heo con cai sữa trên heo nái được bán nhưng nó vẫn cho thấy một giá trị tương tự như của heo nái bị chết.
Điều đó cho thấy rằng, nếu như vòng đời sản xuất của heo nái ở trại A giống như ở trại B thì năng suất của trại A sẽ như thế nào? Hay nói cách khác, mức độ sản xuất với số lứa đẻ trung bình cao hơn khi loại bỏ là gì?
Bảng 4. Năng suất ước tính trên trại A nếu tuổi thọ heo nái dài hơn (giống như trại B). Năm 2023
Trong tình huống này, chúng ta có thể thấy rằng heo nái sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ tiềm năng lớn hơn của chúng vì thời gian sản xuất dài hơn (hàm ý một số lượng lớn lứa đẻ khi loại thải) cùng với năng suất cao hơn (được gọi là số heo con cai sữa trung bình/heo nái loại thải). Cụ thể, sự khác biệt sẽ là 8,38 heo con/heo nái khi loại bỏ ở trại A hoặc trại B.
Tóm lại, chúng ta không nên chỉ tập trung vào một số chỉ số sản xuất mà bỏ qua các khía cạnh khác trong trại. Nếu chúng ta muốn hiểu sâu về trang trại thì chúng ta cần nên biết được một số chỉ số thường bị che giấu, những chỉ số đó chắc chắn cung cấp được nhiều thông tin có giá trị về năng suất heo nái, hoặc như trong trường hợp này đó là thông tin về heo nái bị đưa đi giết mổ.
Nguồn: Pig333.com Biên dịch: Ecovet Team Chia sẻ
Lượt xem
4160
Đặc Điểm Một Số Giống Heo Ngoại
Giống heo Yorkshire
Tên tiếng Anh: Yorshire
Tên khác: Heo Đại Bạch
Nguồn gốc: Là một giống của nhóm heo Yóoc Sai, được tạo nên tại bang Yorshire – Anh. Được nhập từ Liên Xô (cũ) 1964, Cu Ba (1970), Nhật Bản (1986), Bỉ (1986), Mỹ (2000).
Phân bố: Các miền Bắc, Trung, Nam
Hình thái: Lông da trắng tuyền, tai to, đứng, trán rộng, mặt gãy. Bốn chân chắc, khỏe, thân hình vững, chắc, nhìn ngang có hình chữ nhật, mình dài, mông vai nở, lưng thẳng, bụng thon. Có 12 vú; Heo đực nặng: 250 – 320 kg/con; Heo cái nặng: 200 – 250 kg/con.
Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2,0 – 2,1 lứa, mỗi lứa 10 – 13 con. Tỷ lệ nạc: 52 – 55%.
Giống heo LandratTên tiếng Anh: Landrace
Nguồn gốc: Đan Mạch. Nhập từ Cu ba năm 1970. Sau này còn nhập từ Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật.
Phân bố: Nhiều nơi trong nước
Hình thái: Lông da trắng tuyền, tai to, mềm, cụp, che lấp mặt. Đầu dài, thanh. Thân dài, mông nở, mình thon, trông ngang giống hình cái nêm; Khối lượng sơ sinh: 1,2 – 1,3 kg/con; Heo đực nặng 270 – 300 kg/con; Heo cái nặng: 200 – 230 kg/con.
Năng suất sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7 – 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2,0 – 2,2 lứa, mỗi lứa 10 – 12 con. Tỷ lệ nạc: 54 – 56%.
Giống heo PietrainTên tiếng Anh: Pietrain
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bỉ, được công nhận giống năm 1956. Nhập vào Việt Nam từ các nước khác nhau như: Bỉ, Pháp và Anh
Phân bố: Các tỉnh phía Nam và một số ít ở phía Bắc
Hình thái: Lông da có những đốm màu sẫm đen và trắng không đều trên toàn thân, tai đứng, mông vai rất phát triển, trường mình. Thân vững chắc, cân đối; Heo đực nặng 270-350 kg/con; Heo cái nặng: 220 – 250 kg/con.
Giống heo DurrocTên tiếng Anh: Duroc
Nguồn gốc: Là giống heo của Mỹ, được nhập vào miền Nam Việt Nam trước năm 1975, nhập vào miền Bắc từ Cu Ba (năm 1978), từ Mỹ năm 2000
Phân bố: Các tỉnh phía Nam
Hình thái: Màu lông hung đỏ hoặc nâu thẫm, bốn móng, chân, mỗm đen. Tai rủ về phía trước, chân chắc, khỏe. Thân hình vững chắc, bộ phận sinh dục lộ rõ; Heo đực nặng 300 – 350 kg/con; Heo cái nặng: 200 – 250 kg/con.
Năng suất sản phẩm: Mỗi lứa đẻ 7-8 con. Tăng khối lượng nhanh 0,74kg/ngày. Nuôi 175 ngày đạt 100 kg. Tỷ lệ nạc: 58 – 60,4%.
Giống heo HamsiaTên tiếng Anh: Hampshire
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ, được công nhận giống năm 1820
Phân bố: Một số tỉnh phía Nam
Hình thái: Lông màu đen, vai ngực và hai chân trước có đai màu trắng; Tai thảng, đầu to vừa phải, mõm thẳng. Thân dài to, bốn chân chắc khỏe…
Năng suất sản phẩm: Khả năng sinh sản thấp hơn heo Yóoc Sai và Landdrat; Mỗi lứa đẻ được 7 – 8 con.
Bệnh Hô Hấp Phức Hợp Trên Heo
Việc xác định được heo đang mắc cụ thể là bệnh nào trong hội chứng PRDC như: Viêm phổi dính sườn (APP) hay Suyễn heo (do Mycoplasma hyopneumoniae), … hay do yếu tố nào gây lên sẽ giúp ta giảm được những thiệt hại không nhỏ trong chăn nuôi heo như: giảm tỷ lệ chết, tăng tăng trọng ngày, giảm FCR, thời gian xuất chuồng, giảm chi phí thuốc, …
Bệnh trên đường hô hấp chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, bởi vậy việc quan tâm đến cách mà bệnh xâm nhập vào cơ thể heo cũng như các bệnh tích trên phổi cũng là một phương pháp đánh giá đem lại kết quá tương đối chính xác.
Sơ qua về cấu tạo giải phẫu của phổi heo.Điều này giải thích vì sao khi mà heo hít không khi bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh thì bệnh tích sẽ tập trung trên thùy đỉnh nhiều hơn so với các thùy khác.
Giống như các bộ phận khác, phổi được bao bởi một lớp màng liên kết mỏng, người ta gọi là lá tạng. Bên ngoài lá tạng là màng liên kết khác bao phủ lồng ngực được gọi là lá thành. Giữa lá thành và lá tạng được gọi là xoang màng phổi. Lá thành và lá tạng gặp nhau ở cuống phổi.
Đầu mút dây thần kinh cảm giác nằm trên mô liên kết của lá thành, chúng tập trung nhiều ở mặt lưng hơn là ở phần rìa của phổi. Cho nên khi heo bị nhiễm bệnh hô hấp, gây ra các bệnh tích trên phổi sẽ khiến heo bị đau, ảnh hưởng đến sự hô hấp của heo.
Phổi heo dính với sườn
Các nhân tố gây lên PRDC trên heoHeo bị mắc PRDC có thể do virus hoặc do vi khuẩn gây ra, hoặc có thể chỉ là các yếu tố môi trường, di truyền; hoặc cũng có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:
– Vi khuẩn ta có thể gặp các tác nhân như: Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây lên , Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Hemophilus parasuis, Pasterella multocida, Steptococcus suis, Salmonella cholerasuis.
– Virus ta có thể gặp như: PRRSv ( Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản), Aujeczky virus (Giả dại – AD), Swine Influenza Virus ( CSF), Circo virus. Cúm heo – SIV), Classic Swine Fever ( Dịch tả heo –
– Yếu tố môi trường: mật độ dày, thay đổi nhiệt độ, thời tiết, ký sinh trùng …
Các nhân tố này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ở các bài viết khác.
Ảnh hưởng của bệnh PRDC trên heo
PRDC thường xảy ra ở 14 – 20 tuần tuổi, và khoảng 8 – 10 tuần sau khi chuyển chuồng, với các biểu hiện giảm tăng trọng, giảm năng suất do có triệu chứng, bệnh tích trên đường hô hấp. Với các triệu chứng lâm sàng như:
– Biếng ăn, ăn kém, bỏ ăn
– Chảy nước mũi
– Nhãn cầu giãn, có thể chảy nước mắt.
– Ho: ho thành từng cái một, hay ho thành 1 tràng, cũng có thể ho về đêm và rạng sáng, …
– Khó thở, có thể thở thể bụng, có thể thở đau, …
– Xuất hiện các điểm, mảng tím trên da, đặc biệt là phần tai.
Tất cả các triệu trứng biểu hiện lâm sàng trên sẽ làm cho heo giảm năng suất, giảm tăng trọng, dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, thiệt hại về kinh tế không chỉ về chi phí điều trị mà còn tăng trọng, FCR, sức khỏe của đàn heo mới là những chi phí thiệt hại ngầm nặng nề hơn cả.
Không phải trên một con heo có thể biểu hiện hết tất cả các triệu chứng trên, cũng có heo biểu hiện một số triệu chứng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của heo nhiễm bệnh.
Để chẩn đoán được bệnh PRDC, ta cần phải có càng chi tiết các dấu hiệu lâm sàng trên heo càng tốt, có thể về tuổi mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn, tỷ lệ chết, lịch tiêm phòng, đáp ứng điều trị của heo, các triệu chứng, các bệnh tích đặc biệt là bệnh tích trên phổi, …
Heo bị chảy nước mũi
Việc phòng ngừa, kiểm soát thành công bệnh PRDC không chỉ đòi hỏi tiêm phòng vaccine kịp thời mà còn phải loại bỏ những yếu tố môi trường gây stress cho heo, thậm chí trong một số trường hợp chúng ta cũng phải thay đổi cả cách quản lý chăm sóc trại heo.
– Tiêm phòng là yếu tố quan trọng hàng đầu mà chúng ta có thể làm. Cần phải tiềm phòng đầy đủ các bệnh gây PRDC.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm vaccine trong kiểm soát PRDC:* Độ tuổi của heo được làm vaccine, miễn dịch thụ động (Kháng thể mẹ truyền): Một heo con được làm vaccine phòng quá sớm khi mà lượng kháng thể mẹ truyền trong heo đang ở mức cao sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine.
* Môi trường chăn nuôi: Môi trường có áp lực mầm bệnh quá lớn, cũng ảnh hưởng đến sự hiệu quả của việc làm vaccine.
* Sinh miễn dịch của vaccine: hiệu quả tạo miễn dịch của vaccine.
* Kỹ thuật làm vaccine và bảo quản vaccine cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc là m vaccine.
An toàn sinh học cũng có vai trò quan trọng trong kiểm soát PRDC:* Vệ sinh chuồng trại sát trùng định kỳ, hoặc giữa các lứa nuôi trong trang trại, trong và ngoài trang trại, cổng hoặc cửa ra vào cần có hệ thống sát trùng.
* Tránh, hạn chế di chuyển heo, chỉ làm khi thật sự cần thiết.
* Những trại có tiền sử xảy ra PRDC thì nên xây dựng riêng cho mình một chương trình phòng và kiểm soát bệnh.
* Theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi thường xuyên, tránh biến động nhiệt độ ± 2°C
* Định kỳ tẩy giun sán cho heo, làm giảm sự di chuyển của các ấu trùng gây lên PRDC.
PRDC vẫn là một thách thức không chỉ với những người chăn nuôi mà còn với cả với những người làm chuyên môn, các bác sỹ thú y trên toàn thế giới do tính phức tạp của nó, mà ở đó để kiếm soát được PRDC ta cần phải làm đồng bộ kết hợp nhiều biện pháp từ tiêm chủng cho đến quản lý chăm sóc, an toàn sinh học.
Theo báo cáo của BPHS: Chúng ta có thể kiếm soát PRDC bằng cách theo dõi, chấm điểm phổi tại lò mổ và ghi lại kết quả rồi đánh giá. Từ đó, ta có thể biết được heo đang chính xác bị bệnh gì và đưa ra biện pháp kiểm soát phù hợp.
Lưỡi Heo Hướng Hữu Cơ
Lưỡi heo
Trong nghệ thuật ẩm thực của Đông lẫn Tây, các món ăn được chế biến từ lưỡi của một số động vật như heo, bò, vịt… rất được ưa chuộng. Vì hương vị những món này thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng.
Vì sao lưỡi dẻo?
Cái lưỡi được cấu tạo bởi một khung lưỡi và các cơ lưỡi. Khung lưỡi gồm có xương móng và các cân là cân lưỡi và vách lưỡi. Các cơ lưỡi gồm: các cơ ở ngay trong lưỡi, là cơ dọc lưỡi trên và dưới thường bám vào khung lưỡi và tận hết trong lưỡi, cơ ngang lưỡi và cơ thẳng lưỡi. Ngoài ra, còn có các cơ ngoại lai, đi từ các bộ phận lân cận đến lưỡi như cơ cằm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm lưỡi và cơ sụn lưỡi.
Trong cơ thể súc vật cũng như trong cơ thể người, các cơ của lưỡi thuộc loại cơ vân. Nhưng có điều đặc biệt là, chúng chỉ có một đầu bám vào xương móng mà thôi, còn đầu kia tựa vào vách lưỡi nên tha hồ mà múa máy dọc ngang. Và nhờ vậy mà cơ lưỡi tuy vận động thường xuyên nhưng vẫn giữ được “tính cách mềm dẻo” của nó.
Ở động vật có vú, lưỡi là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía dưới là lớp mô liên kết. Mặt trên lưỡi có nhiều nhú cảm giác (chồi cảm giác), nhú chứa các cơ quan hóa học nhạy cảm với chất hóa học có trong dung dịch. Trên lưỡi chia thành một số vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị giác khác nhau. Ở đa số động vật, lưỡi gắn với phía sau khoang miệng và thò ra phía trước, cử động lên xuống, qua lại linh hoạt.
Lưỡi bổ vào đâu?
Một điều hết sức oan ức cho cái lưỡi trong câu chuyện ngụ ngôn của Ê-dốp (Lưỡi không xương trăm đường lắt léo) khiến lưỡi trở thành món ăn dở nhất trên đời. Thật ra, những món ăn được chế biến từ lưỡi chỉ từ ngon ít đến ngon nhiều mà thôi.
Theo Đông y, lưỡi có mối quan hệ mật thiết với các tạng Tâm, Tỳ, và những tạng phủ khác trong cơ thể. Gặp bác sĩ giỏi, có thể xem lưỡi bạn mà đoán biết tình trạng bệnh lý của cơ thể.
Về mặt dinh dưỡng, cơ lưỡi là cơ vân nên các thành phần dinh dưỡng của lưỡi cũng như thịt của động vật sở hữu nó.
Từ đó suy ra, theo Đông y, lưỡi heo có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ Tỳ Vị, ích khí huyết, cường kiện cân cốt, sinh tân dịch, chỉ khát. Lưỡi bò rất có ích cho người bị suy nhược cơ thể, hư lao, gầy mòn, Tỳ Vị suy yếu, lưng và gối mỏi yếu, đau nhức, thủy thũng, tiêu khát. Tuy nhiên những người bị cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, nên hạn chế ăn thịt và lưỡi bò. Và bạn cần lưu ý, theo cơ quan An toàn thực phẩm và Giám định thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, phần họng gần cuống lưỡi cần phải được loại bỏ hoàn toàn. Do phần này có thể chứa chất lây nhiễm bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh bò điên.
Tương tự, theo Đông y, lưỡi heo giúp bổ thận tư âm, bổ dưỡng can huyết, nhuận táo, nhuận da. Lưỡi heo có ích cho người thể chất hư nhược do can thận âm hư gây nên, suy nhược sau khi ốm dậy, sưng thũng…
Đinh Công Bảy
Vài Trò Của Ngành Chăn Nuôi Lợn (Heo)
Nhiều tài liệu đã chứng tỏ rằng: Tổ tiên xa xưa của lợn là lợn hoang dã được con người săn bắn để cung cấp thực phẩm cho cuộc sống. Dần dần họ nhận ra rằng thay vì săn bắn, nuôi lợn có thể được tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ lại một số lợn săn bắn được hoặc mua từ nơi khác để nuôi.
Ý nghĩa tầm quan trong của nghề chăn nuôi lợn ở nước taChăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nói chung lợn có một số vai trò nổi bật như sau:
a. Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. GS. Harris và CTV (1956) cho biết cứ 100 g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22 g protein.
b. Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn…
c. Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao.
d. Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.
e. C hăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.
f. Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám.
g. Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như “cầm tinh tuổi hợi” hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới.
Thông Tin Giá Heo Hơi An Giang Mới Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Số Heo Con Cai Sữa Trên Suốt Vòng Đời Heo Nái trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!