Xu Hướng 3/2023 # Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? # Top 3 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

SGOT là gì?

SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay còn gọi là AST (Aspartate Aminotransferase) là một men gan thuộc nhóm Transamine (có nhiệm vụ xúc tác cho phản ứng trao đổi gốc NH2 giữa các amin với nhau). Ngoài ALT thì AST là hai loại men gan đặc trưng cho gan. 

AST của người bình thường sẽ vào khoảng từ 20 – 40 UI/L (20-40 đơn vị trên 1 lít huyết thanh). Khi có nhiều tế bào trong gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai loại men này sẽ được đào thải vào máu. Nếu chỉ số AST cao hơn giới hạn đó thì được xem như là cảnh báo về sự tổn thương gan.

Xét nghiệm SGOT

Thực hiện xét nghiệm SGOT thường được chỉ định để đánh giá chính xác mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan. Xét nghiệm SGOT thường được thực hiện cùng xét nghiệm SGPT (ALT). 

Chỉ số của người bình thường (người có lá gan khỏe mạnh) thường là:

Chỉ số SGOT (AST): 20 – 40 UI/L

Chỉ số SGPT (ALT): 20 – 40 UI/L

Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L

Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L

Xét nghiệm SGOT có thể được chỉ định thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác khi xuất hiện một số biểu hiện của triệu chứng suy giảm chức năng gan như:

Mệt mỏi

Ăn uống kém ngon

Buồn nôn

Đầy chướng bụng, đau tức hạ sườn phải

Vàng mắt, vàng da

Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu

Có xu hướng dễ bầm tím

Chẩn đoán kết quả xét nghiệm SGOT

Chỉ số SGOT tăng nhẹ: mức độ tổn thương gan còn thấp. Lúc này gan của người bệnh có khả năng viêm, xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn, hoặc có thể do tắc mật. Chỉ số SGOT cũng có thể tăng lên nhẹ do cơn đau tim hoặc chấn thương cơ.

Chỉ số SGOT tăng vừa: cao hơn mức giới hạn trung bình từ 2 đến 8 lần, thường gặp ở những người viêm gan do uống quá nhiều rượu bia.

Chỉ số SGOT tăng cao: tế bào gan có thể đã bị hoại tử do viêm gan do virus cấp tính, mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc..

Khi tăng men gan cần lưu ý gì?

Nếu sau khi xét nghiệm và phát hiện men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bước tiếp theo để xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong quá trình này, bệnh nhân cũng phải cần lưu ý những vấn đề sinh hoạt thường ngày như:

Cần kiêng rượu, bia và các loại thức uống có cồn

Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh

Không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ

Không vận động mạnh, quá sức

Không tự ý mua, sử dụng các loại thuốc dân gian lan truyền không có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng có khả năng làm bệnh tình của bệnh nhân càng thêm trầm trọng

Có chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học hàng ngày.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Sgpt, Sgot, Ggt Tại Đà Nẵng.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được bác sĩ tiến hành gồm các định lượng thông số ALT, AST, GGT:

– Aspartate Transaminase (AST): AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh.

– Gamma-glutamyltransferase (GGT):GGT là một enzym trong máu, nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3-60 U/L. Nếu nồng độ GGT cao hơn bình thường cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan:

Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, nếu kết quả xét nghiệm cho bạn biết bạn đang bị bệnh thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ cho tinh thần luôn ổn định. Và điều bạn hướng đến lúc này là điều trị bệnh, chứ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần. Rất nhiều trường hợp người bệnh đã khỏi hẳn hoàn toàn nhờ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời với người bị bệnh gan, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thịt mỡ, thịt dê, lòng đỏ trứng… Bổ sung rau củ xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và hồi phục chức năng gan.

Xét nghiệm chức năng gan ở Đà Nẵng:

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm chức năng gan với chi phí chỉ 70.000vnđ, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao như xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm ADN, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.

Với phương châm phục vụ : UY TÍN – TẬN TÂM – CHẤT LƯỢNG, phòng khám hi vọng sẽ là nơi được quý khách đặt niềm tin và an tâm khi đến đây.

Địa chỉ: 97 Cao Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ : 091.555.1519 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

8 loại trái cây cải thiện chức năng gan:

Chỉ Số Ast (Sgot) Là Gì? Ast Trong Máu Cao Có Nguy Hiểm?

Chỉ số AST là chỉ số men gan dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của gan. Theo các chuyên gia, AST (Aspartate aminotransferase) hay còn gọi với tên gọi khác là SGOT (glutamic-oxaloacetic transaminase) là một loại enzyme được tạo ra bởi gan. Bên cạnh đó, enzyme này cũng được các cơ quan khác tạo ra như tim, não và thận nhưng số lượng nhỏ hơn gan.

Thông thường, nếu gan khỏe, nồng độ AST trong máu thường thấp. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương, chúng sẽ đưa nhiều AST vào trong máu và khiến hoạt chất này tăng cao. Một khi mức enzyme này trong máu cao hơn mức bình thường, khả năng gan bị tổn thương là rất cao.

Thế nhưng, trong một số trường hợp chỉ số AST cao không đồng nghĩa với vấn đề men gan tăng và gan bị chấn thương mà là sự tổn thương ở các cơ quan khác gây nên như:

Bệnh tim

Thận

Thai kỳ

Viêm tụy

Chấn thương cơ bắp

Thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao

Mắc bệnh đông kinh

Phẫu thuật

Ngoài ra, xét nghiệm SGOT đôi khi cho kết quả dương tính giả. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chủ yếu là do sử dụng thuốc kháng sinh như erythromycin estolate, axit para-aminosalicylic hoặc thuốc Ketoacidosis tiểu đường.

Xét nghiệm SGOT là gì?

Xét nghiệm SGOT hay AST là xét nghiệm máu nhằm đo lượng nồng độ AST trong máu, từ đó giúp kiểm tra tổn thương gan. Nhân viên y tá hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ dùng kim châm lấy máu ở tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh.

Sau khi lấy máu, họ sẽ cho máu vào một ống hoặc lọ đựng máu chuyên dụng có đầy đủ thông tin của người xét nghiệm rồi chuyển về phòng phân tích. Thông thường, quá trình thực hiện xét nghiệm máu chỉ mất một vài phút và người bệnh sẽ nhân được kết quả trong khoảng một ngày.

Những rủi ro có thể xảy ra khi xét nghiệm AST?

Trong quá trình lấy máu xét nghiệm AST có thể sẽ gây ra một vào rủi ro phổ biến. Cụ thể, người bệnh có thể gặp triệu chứng khó chịu khi lấy máu. Hoặc cũng có thể bị đau tại vị trí đâm kim lấy máu.

Người xét nghiệm bị ngất xỉu do kim đâm

Tại vị trí châm kim có thể gây chảy máu nhiều

Khó lấy máu dẫn đến việc đâm kim nhiều lần gây đau nhức

Tích tục máu dưới da hoặc nhiễm trùng tại vị trí lấy máu

Chỉ số AST cho biết điều gì?

Theo các chuyên gia về gan cho biết, chỉ số AST ở người có sức khỏe gan bình thường thường là 20 – 40 UI/L. Chỉ số này ở nữ và nam thường thể hiện khác nhau. Cụ thể, chỉ số AST bình thường ở nữ giới là 9 – 32 UI/L, còn nam là 10 – 40 UI/L.

Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số AST tăng nhẹ 40 – 80 UI/L, tăng trung bình 80 – 200 UI/L, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về gan sau:

Viêm gan mạn tính (bệnh đang diễn ra)

Xơ gan do sẹo gan hoặc do tổn thương lâu dài ở gan

Sự tắc nghẽn trong các ống mật mang chất lỏng tiêu hóa từ gan đến ruột và túi mật

Bệnh ung thư gan

Viêm gan siêu vi cấp tính

Tổn thương gan do các chất độc hại gây ra, trong đó có khói thuốc và thuốc tân dược

Tắc nghẽn lưu lượng máu đến gan

Ngoài việc dựa vào chỉ số AST để chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể so sánh giữa AST và ALT. Nếu người bệnh bị bệnh gan, chỉ số ALT thường sẽ cao hơn chỉ số AST.

Chỉ số AST trong máu cao có nguy hiểm?

Như đã đề cập ở trên, chỉ số AST là trị số giúp chẩn đoán mức độ tổn thương ở gan. Nếu chỉ số này tăng nhẹ ở mức 40 – 80 UI/L, khi đó men gan tăng nhẹ và mức đổ tổn thương ở gan còn thấp. Tuy nhiên, với chỉ số men gan này sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân lên đến 32%.

Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Ggt Là Gì

Đây là xét nghiệm đo lường mức độ gamma-glutamyl transferase (GGT) trong máu. GGT là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan, như thận, lá lách, gan và tuyến tụy; tuy nhiên, gan là nguồn gốc chính của GGT trong máu.

Việc hàm lượng GGT tăng trong cơ thể với hầu hết các bệnh đều gây ra những tổn thương gan cấp tính, hoặc ảnh hưởng tới ống dẫn mật. Tuy vậy, nó không phân biệt được rõ ràng các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan.

KHI NÀO ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM GGT?

Xét nghiệm này được chỉ định khi bạn có mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng . Nếu bạn có kết quả thử nghiệm ALP cao, trong khi các xét nghiệm chức năng gan khác lại ở mức bình thường (chỉ số AST và ALT không tăng); khi đó việc thử nghiệm GGT được chỉ định để xác định nguyên nhân tại sao ALP tăng.

Trong 1 số trường hợp, thử nghiệm GGT cũng được chỉ định cùng với những xét nghiệm khác để theo dõi, cũng như kiểm tra chức năng gan khi người đó có dấu hiệu của bệnh gan.

Việc chỉ số GGT tăng, hầu như đều gây ra những thiệt hại về gan, về ống dẫn mật. Như đã nói ở trên, thử nghiệm GGT không có ích trong việc xác định nguyên nhân cụ thể dẫn tới tổn thương gan. Do đó, Viện Hàn lâm Quốc gia và Hiệp hội hóa sinh lâm sàng Mỹ khuyên bạn không nên sử dụng thường xuyên xét nghiệm GGT. Nó chỉ hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của ALP cao.

Ngoài ra, GGT còn được chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn tất quá trình điều trị bệnh. Ý nghĩa xét nghiệm GGT lúc này sẽ giúp giám sát sự tuân thủ của bệnh nhân với các chương trình điều trị.

Chỉ số GGT ở mức thông thường sẽ giao động từ 8-58UI/L.

Ở nam giới, chỉ số GGT lúc bình thường là vào khoảng 11-50 UI/L.

Ở nữ giới, chỉ số GGT lúc bình thường là vào khoảng 07-32 UI/L.

Khi cơ thể có những tổn thương ở gan, hay 1 số bệnh lý khác khiến cho GGT tăng cao thì cần cảnh giác và có những biện pháp khắc phục sớm.

1 số yếu tố ảnh hưởng tăng GGT

Các bệnh lý gan mật: viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm trùng (viêm gan A, B), tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng, …

Viêm gan cấp

Viêm gan mãn hoạt động

GGT tăng do ảnh hưởng từ sinh hoạt, lối sống không khoa học

Gan ngộ độc do hóa chất, các chất độc hại từ thực phẩm cũng sẽ khiến lượng GGT tăng

GGT tăng cao trong trường hợp sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc các loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ ảnh hưởng tới gan.

Nhìn chung, nguyên nhân khiến GGT tăng cao có thể tới từ nhiêu yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do người bệnh mắc viêm gan, và những người dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính (bệnh tim, thuốc chữa lao, thuốc động kinh, …)

Ý NGHĨA KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM GGT LÀ GÌ?

Mức độ GGT cao có thể cho thấy một nguyên nhân nào đó gây tổn hại gan nhưng không cụ thể nguyên nhân gì. Hàm lượng cao có thể là do bệnh gan, nhưng GGT cao cũng có thể là do các bệnh khác, chẳng hạn như suy tim sung huyết và tiêu thụ rượu. Mức độ GGT cao sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân ALP tăng do chứng rối loạn xương.

Nếu kết quả xét nghiệm GGT thấp hoặc bình thường, nhưng chỉ số ALP lại tăng, rất có khả năng là do bệnh xương. Dù cho kết quả GGT có thấp hay bình thường thì vẫn chưa khẳng định được là người đó không bị bệnh gan hoặc không uống rượu.

CẦN LÀM GÌ KHI CHỈ SỐ GGT TĂNG CAO?

Nếu lượng GGT tăng cao, bạn cần thực hiện 1 số biện pháp sau để xác định tình trạng sức khỏe và có phương pháp điều trị kịp thời.

Tới gặp bác sĩ và thực hiện các thăm khám cần thiết

Tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác cho chức năng gan như: AST, ALT

Theo dõi men gan và siêu âm định lượng

Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

Có kế hoạch giảm cân cụ thể nếu bạn đang thừa cân, béo phì

Không nên ăn các thực phẩm chiên rán có nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn trứng gà và các thực phẩm cay nóng

Tăng cường các vitamin và khoáng chất, các thực phẩm giàu đạm hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: thịt lợn, cá, rau xanh (rau xanh tốt cho gan như rau họ cải, cà chua, bí đao, bí đỏ…), hoa quả (chuối, nho, cam, bưởi,…)

Không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thăm khám thường xuyên để theo dõi định lượng GGT trong cơ thể

Chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý,không nên thức khuya, tránh căng thẳng.

Chỉ số GGT tăng cao chính là một dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương, cần sớm có biện pháp kiểm soát đúng đắn nhằm ngăn chặn nguy cơ biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan, xơ gan cổ trướng làm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Qua bài viết trên, mong rằng đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc về xét nghiệm GGT là gì, GGT bao nhiêu là cao, cũng như ý nghĩa xét nghiệm GGT. Chỉ số GGT cao chính là 1 dấu hiệu cảnh báo những tổn hại nhất định về gan. Bạn nên tham khám thường xuyên để xác định cụ thể được nguyên nhân, biện pháp khắc phục, tránh để dẫn tới những biến chứng đáng tiếc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thay đổi nếp sống, lối sinh hoạt ngay từ hôm nay, ngay từ lúc này chính là cách bảo vệ bản thân tốt nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!