Bạn đang xem bài viết Ruột Già Là Gì, Nằm Ở Đâu Và Bao Nhiêu Mét? Cấu Trúc Và Vị Trí Đau được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ruột già hay còn được gọi với một tên khác là đại tràng hoặc là colon. Đây là bộ phận áp cuối của hệ thống tiêu hóa hay cũng là chặng cuối cùng của hệ thống tiêu hóa là hậu môn.
Ruột già bắt đầu ở vùng chậu phía bên phải và dưới thắt lưng phía bên phải, đây là nơi nối với đầu dưới của ruột non, sau đó nó tiếp tục đi lên phía trên bụng và qua chiều rộng của khoang bụng và sau đó đi xuống phía dưới, điểm cuối tiếp xúc là vùng hậu môn.
Về tổng thể thì ruột già có hình chữ U ngược thông với ruột non tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Mục đích là tiếp nhận phần thức ăn mà ruột non không thể nào tiêu hóa được.
Giữa ruột già và ruột non thường có van hồi, nhiệm vụ của van này là giữ cho chất dịch có trong đại tràng không thể nào di chuyển trở lại ruột non.
Cấu trúc của ruột già
Ruột già có cấu trúc gồm 3 phần chính đó là: mạnh tràng, kết tràng và trực tràng. Với mỗi bộ phận lại có kích thước và chức năng khác nhau.
Manh tràng: có hình dạng giống như một cái túi tròn và nằm ngay ở khu vực hỗng tràng đổ vào ruột già. Chiều dài của mãnh tràng khoảng 6-7 cm và đường kính 7cm. Phía đầu mãnh tràng được bịt kín có một đoạn ngắn hình giun được gọi là ruột thừa. Ruột thừa có hình dạng giống đầu ngón tay và có chiều dài khoảng 9cm và đường kính từ 0.5 đến 1cm.
Kết tràng: Đây là bộ phận chính của ruột già và được chia thành 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Trực tràng: Độ dài của trực tràng khoảng 20cm và kết thúc ở phần hậu môn. Hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng được kiểm soát ở bàng quang (nam) và ở tử cung (nữ).
Ruột già cũng gồm 5 lớp thứ tự từ trong ra ngoài: lớp niêm mạch, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.
Ngoài 3 phần chính ở trên thì ruột già cũng có phần dịch ruột. Trong ruột già không có enzyme tiêu hóa chỉ có dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc.
Ruột già dài bao nhiêu?
Ruột già có chiều dài trung bình khoảng 1,5m và tùy vào cơ địa của mỗi người mà có chiều dài khác nhau, có người lại dài tới 1,9m. Thông thường chiều dài của ruột già sẽ ngắn hơn khoảng ¼ lần so với chiều dài của ruột non nhưng tiết diện của lại lớn hơn so với ruột non.
Chức năng của ruột già
Ruột già và ruột non, dạ dày đều thực hiện tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, mỗi bộ phận lại có cấp độ khác nhau như: dạ dày sẽ là cấp 1 có tác dụng tiêu hóa thức ăn ban đầu. Ruột non ở cấp độ 2 có tác dụng chính, ruột già ở cấp độ thứ 3 sẽ đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hết.
Ở vai trò tiêu hóa thức ăn, ruột già sẽ tập trung xử lý những chất xơ, đạm, mỡ mà ruột non không thể nào tiêu hóa được. Điều này có thể thực hiện được là nhờ vào hệ vi khuẩn đa dạng có ở ruột già.
Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất
Sau khi thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn ruột già sẽ hấp thụ lại dưỡng chất thêm một lần nữa. Ngoài ra, ruột già cũng hấp thụ các chất muối khoáng và nhiều nguyên tố khác. Các chất dinh dưỡng này sẽ được đưa vào máu cùng với chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể.
Hấp thụ nước và thực hiện đóng khuôn chất bã
Đây là chức năng quan trọng của ruột già trong việc đào thải chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Lúc này lượng nước ở trong ruột già sẽ được chuyển qua thận để lọc lại trước khi đưa ra ngoài..
Với những thông tin ở trên, có thể thấy được ruột già không chỉ là nơi chứa chất thải mà nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ chính của ruột già đó là hấp thụ nước và đóng khuẩn chất thải, nhiệm vụ này rất quan trọng và không có cơ quan nào trong cơ thể có thể thay thế được.
Vị trí đau ruột già
Do ruột già là phần cuối của đường tiêu hóa nên rất dễ bị viêm nhiễm và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy hại. Trên thực tế thì vị trí thường xuyên bị đau ruột già là ở phần kết tràng sigma và những phần khác cũng có nguy cơ bị tổn thương nhưng sẽ bị nhẹ hơn.
Đối với những người bệnh bị viêm ruột già (viêm đại tràng) thông thường sẽ có những biểu hiện đau âm ỉ ở một vị trí cố định tại vùng bụng. Nơi xảy ra các triệu chứng đau sẽ chính là vị trí của vết viêm loét đại tràng.
Nếu tình trạng viêm xảy ra ở phần kết tràng thường khiến cho người bệnh bị đau ở vùng dưới sườn phải.
Đau ở vùng kết tràng ngang cơn đau sẽ xuất hiện ở phần trên rốn.
Đau ở vùng kết tràng xuống người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện ở vùng hạ sườn trái
Xuất hiện những cơn đau ở vùng hố chậu trái sẽ chính là vị trí viêm ruột già xích ma. Còn đau ở hố chậu phải sẽ là manh tràng.
Đối với tình trạng bị viêm trực tràng sẽ không xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng mà cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng đốt sống gần hậu môn.
Hiện nay để xác định được vị trí đau ruột già thì phương pháp tốt nhất đó là nội soi. Đây chính là phương pháp chẩn đoán vị trí đau ruột già được tốt nhất. Chính vì vậy, người bệnh muốn xác định được vị trí đau thì nên đến các trung tâm y tế uy tín để thực hiện nội soi.
Ruột Non Là Gì, Nằm Ở Đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng
Khi cần thiết, người ta có thể cắt bỏ đến 3,5m ruột non mà cơ thể vẫn phát triển bình thường. Vậy thực chất ruột non là gì, nằm ở đâu, có cấu tạo và chức năng thế nào mà người ta có thể cắt bỏ nó nhiều đến vậy?
Ruột non là gì? Vị trí của ruột non trong cơ thể người
Ruột non là một bộ phận thuộc ống tiêu hóa và của hệ tiêu hóa. Ngoài ruột non, ống tiêu hóa còn có ruột già, dạ dày, miệng, hầu, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Còn hệ tiêu hóa thì bao gồm ống tiêu hóa và những cấu trúc và cơ quan phối hợp như: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, gan, túi mật và tuyến tụy.
Trong cơ thể người, ruột non nằm sau dạ dày và trước ruột già (còn gọi là đại tràng). Chiều dài của ruột non được tính từ môn vị dạ dày đến góc tá – hỗng tràng. Ở người trưởng thành, chiều dài của bộ phận này giao động từ 5 – 9m. Nó dài hơn cả ruột già (từ 1,2 – 1,8m) và là bộ phận dài nhất trong cơ thể. Bên cạnh đó, tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non cũng rất lớn. Nó có thể đạt đến 500m2.
Các thành phần cấu tạo ruột non
Tá tràng
Là phần đầu của ruột non. Nó dài khoảng 25cm và có hình chữ C. Tá tràng ôm quanh đầu tụy và đi theo đường gấp khúc. Phần trên hơi phình to còn được gọi là bóng tá tràng.
Hỗng tràng và hồi tràng
Ranh giới giữa 2 thành phần này khó được phân định chính xác. ⅘ độ dài đoạn đầu được gọi là hỗng tràng. Phần còn lại là hồi tràng. Để bụng có thể chứa được chiều dài của 2 thành phần này. Chúng được uốn lại như hình chữ U. Trung bình có 14 – 16 quai chữ U.
Trong đó, các quai chữ U ở trên nằm ngang, ở dưới nằm dọc. Chúng được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non. Bao quanh hỗng tràng và hồi tràng là ruột già.
Đặc điểm giải phẫu của ruột non
Các cơ quan ở ống tiêu hóa giống nhau ở cấu tạo 4 lớp gồm: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Trong đó, lớp cơ được phân thành cơ dọc và cơ vòng. Cấu tạo của ruột non cũng không ngoại lệ.
Màng bọc có cấu tạo gồm phúc mạc ở mặt dưới và mô liên kết ở mặt sau. Phúc mạc gồm 2 lớp: lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.
Lớp cơ có 2 lớp cơ trơn. Giữa hai lớp này là các mạch máu, mạch bạch huyết và đám rối thần kinh tự chủ, làm nhiệm vụ chi phối cơ trơn. Lớp cơ có các nhu động ruột làm nhiệm vụ nhào trộn thức ăn và di chuyển chúng đến ruột già.
Lớp dưới niêm mạc có các mô liên kết lỏng lẻo. Nơi đây chứa các đám rối mạch máu và thần kinh; các mạch bạch huyết và các mô dạng này.
Lớp niêm mạc trong ruột non có chức năng tiết dịch, hấp thụ chất dinh dưỡng và bảo vệ cơ quan này. Do đó, nó có cấu tạo là lớp tế bào thượng mô trụ. Xen kẽ là các tế bào tiết nhầy.
Bề mạc niêm mạc của ruột non được phủ nhiều nhung mao. Mỗi nhung mao có nhiều mao mạch và mạch bạch huyết. Chúng phân bố dày đặc đến từng lông ruột. Tốc độ thay mới tế bào ở ruột non giao động từ 1-3 ngày. Các kiểu vận động để tiêu hóa và vận chuyển thức ăn ở ruột non là: vận động lắc lư, vận động của nhung mau, co bóp nhu động và co bóp phân đoạn.
Chức năng của ruột non
Phần lớn các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu ở ruột non. Người ta tính toán được rằng lượng dịch hằng ngày tại ruột non giao động từ 8 – 9 lít. Trong đó có cả dịch tiêu hóa và dịch thức ăn. Khoảng 7,5 lít dịch sẽ được ruột non hấp thu. Còn lại chuyển xuống ruột già.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non được diễn ra như sau:
Thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non sẽ được tiêu hóa bởi dịch tụy, mật và dịch ruột. Chất dinh dưỡng, chất điện giải và nước sẽ được hấp thu qua thành ruột. Các chất này (bao gồm cả chất độc hại) sẽ theo đường tĩnh mạch và đi qua gan để lọc lại. Sau đó, nó tiếp tục theo tĩnh mạch chủ về tim. Tim sẽ co tống máu chứa chất dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ cơ thể.
Một số bệnh thường gặp ở ruột non
Mỗi ngày, ruột non phải làm nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu lượng lớn thức ăn. Dù vậy, chúng lại là cơ quan rất dễ bị tổn thương. Các bệnh lý thường gặp ở cơ quan này là:
Các biểu hiện của bệnh này thường bị nhầm lẫn với người viêm ruột thừa cấp tính. Các triệu chứng phổ biến là đau bụng, phân lẫn máu, buồn nôn và nôn mửa. Bệnh mang yếu tố bẩm sinh. Cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ bị viêm túi thừa Meckel. Bệnh xảy ra khi các túi nhỏ trong ruột non phình ra ngoài.
Nếu bệnh không thể hiện triệu chứng ra ngoài và không có nguy cơ gây biến chứng thì bệnh nhân không cần điều trị. Trường hợp ngược lại, các bác sĩ sẽ cắt bỏ phần ruột non có túi thừa. Nếu đã xảy ra biến chứng (tắc ruột hoặc nhiễm trùng đường ruột), người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Tình trạng này hay xảy ra ở hồi tràng của ruột non. Dấu hiệu của bệnh là đau bụng từng cơn và tập trung vùng quanh rốn. Sau đó, cơn đau nhiều hơn và lan rộng ra xung quanh. Bệnh nhân có thể bị nôn mửa, táo bón, chướng bụng, dễ đổ mồ hôi và suy nhược cơ thể. Kéo dài bệnh có thể dẫn đến thủng, viêm màng bụng và nhiễm khuẩn huyết.
Điều trị tình trạng này, các bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp hỗ trợ hoặc phẫu thuật. Các biện pháp hỗ trợ gồm: giảm sức ép đường ruột bằng hút mũi – dạ dày; điều chỉnh các chất điện giải, chất keo; dùng kháng sinh.
Nếu các biện pháp trên không có kết quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Khi đó, các bác sĩ sẽ tháo tắc ruột và cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử. Sau đó nối các đoạn ruột khỏe mạnh lại với nhau.
Tình trạng này xảy ra khi cơ vòng thực quản không kín. Bình thường cơ vòng này chỉ mở khi nuốt thức ăn. Dịch tiết từ ruột có thể tràn lên dạ dày và vào thực quản. Triệu chứng thường gặp là ợ nóng, ợ chua và khó nuốt khi ăn. Kéo dài tình trạng này có thể gây viêm loét dạ dày và tổn thương thực quản.
Phần lớn các trường hợp bị trào ngược axit ở dạng nhẹ có thể tự điều trị bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Trong những trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm giảm axit và một số thuốc chống trào ngược. Ngoài ra, phẫu thuật cũng sẽ được cân nhắc trong một số trường hợp.
Người ta thường biết đến hội chứng kích thích ruột xảy ra ở đại tràng (ruột già) nhưng ít ai biết rằng ruột non cũng xảy ra tình trạng này. Đây là hiện tượng rối loạn chức năng của ruột tái phát nhiều lần. Khá nhiều người mắc phải hội chứng kích thích ruột.
Dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt. Triệu chứng của người mắc phải hội chứng kích thích ruột là: bụng đầy hơi, nặng và đau; nhức đầu, mất ngủ, đi đại tiện xong vẫn cảm giác chưa hết phân.
Điều trị bệnh này cần tập trung vào chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trong đó, cần kiêng những đồ dễ gây dị ứng và khó tiêu. Chú ý bổ sung nhiều chất xơ. Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ và không được ăn quá no. Ngoài ra, trường hợp nặng có thể dùng thuốc chống đau, chống táo bón, chống sình hơi, thuốc an thần và triệt khuẩn ruột. Tuy nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này.
Ic Xe Máy Là Gì ? Tác Dụng Ra Sao Và Vị Trí Nằm Ở Đâu ?
Trong quá trình cung cấp dịch vụ sửa khóa xe máy, thợ khóa Đức Quang nhận được khá nhiều câu hỏi từ phía khách hàng như: IC xe máy là gì ?, IC xe máy nằm ở đâu ?, tác dụng của IC xe máy là gì ?, cách tháo lắp IC xe máy an toàn, …
Để giúp quý khách có thêm nguồn thông tin tham khảo cũng như giải đáp được các thắc mắc kể trên, trong bài viết này, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của thợ khóa Đức Quang sẽ chia sẻ chi tiết về IC xe máy cũng như hướng dẫn cách bảo vệ IC đúng cách. Xin mời quý khách cùng tham khảo.
IC xe máy là gì ?
IC xe máy có tên tiếng anh là Intergated Circuit, đây là một bộ phận khởi động quan trọng, đặc biệt với các dòng xe tay ga. Khi thiếu IC các xe số có thể khởi động bằng cách đạp cần khởi động còn xe tay ga thì không thể.
Do tần suất sử dụng thường xuyên (mỗi lần khởi động máy) nên thiết bị này khá dễ hỏng, đặc biệt còn hay bị trộm cắp nên quý khách cần có sự am hiểu nhất định về IC để từ đó có kế hoạch sử dụng đúng cách, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.
IC xe máy có tác dụng gì ?
Trong xe máy, IC có tác dụng điều chỉnh dòng điện, chuyển dòng điện của mâm lửa từ dòng xoay chiều sang dòng điện một chiều. Cùng với đó, IC còn có chức năng điều khiển các tia lửa điện của Bugi sao cho hoạt động đồng bộ với tốc độ quay của máy. Sau đó khiến động cơ đốt trong bùng nổ tạo ra sự chuyển động của Pittong.
IC xe máy nằm ở đâu ?
Quý khách lưu ý với một số dòng xe như Piaggio thì IC xe máy và chip từ IC chống trộm là 2 bộ phận khác nhau và có vị trí cũng khác nhau. Chip từ IC thường được đặt ở đuôi chìa khóa xe máy vậy nên quý khách không nên sử dụng khoan hoặc vật nhọn chọc vào vị trí này vì sẽ khiến chip từ IC bị hỏng.
Đó là về vị trí của chip từ IC, còn về vị trí của bộ IC xe máy thì tùy vào từng hãng xe khác nhau như: Honda, Yamaha, Piaggio, SYM, … mà vị trí sẽ khác nhau. Ví dụ như,
Với các dòng xe Piaggio thì bộ IC sẽ được lắp ở phía đầu xe (sau mặt chắn) hoặc ở dưới yên xe. Nếu xe sử dụng kim phun xăng điện tử thì chắc chắn IC được đặt ở phía dưới yên xe.
Với dòng xe Honda Vision thì IC được đặt bên trong mặt nạ, phía đầu xe và có ốc vít + đai sắt bảo vệ
Với dòng xe Honda Lead cũ thì IC được gắn bên trong mặt nạ phía bên phải đầu xe. Mặt nạ chỉ được giữ bằng 2 ốc vít nhỏ nên rất dễ tháo. Đây chính là nguyên nhân khiến dòng xe máy có tỉ lệ bị trộm IC cao nhất.
Với Honda Lead đời mới, vị trí lắp IC đã có sự thay đổi những vẫn ở phía trước đầu xe, sau mặt nạ, thay vì dùng lẫy như phiên bản cũ thì đã được thay bằng ốc vít. Tuy nhiên chỉ là ốc vít bắt vào nhựa nên vẫn dễ dàng cậy và tháo IC ra ngoài.
Chính bởi lý do này mà trong các vụ trộm IC xe máy, dòng xe Honda Lead chiếm tới hơn 80%. Hy vọng trong tương lai nhà sản xuất sẽ sớm có sự điều chỉnh để khắc phục sự cố này.
IC xe máy có giá bao nhiêu ?
Ứng với mỗi dòng xe, nguồn gốc IC (hàng nhập, hàng nội địa, hàng chính hãng, hàng fake, …) mà giá IC xe máy có thể khác nhau. Tuy nhiên khi mua IC hoặc độ IC xe máy, ngoài mức giá thì quý khách nên chú ý đến các thông số kĩ thuật nhằm đảm bảo sau khi lắp đặt xe sẽ vận hành tốt nhất, quá trình đánh lửa cũng nhanh chóng, ổn định hơn.
Với các dòng xe số, xe côn tay như: Exciter, Wave Alpha, Wave RSX, … thì mức giá IC dao động ở mức từ 700.000 – 1.000.000 VNĐ.
Với các dòng xe ga hiện đại như: Lead, Piaggio, Airblade, Vespa, … thì mức giá IC cao hơn khá nhiều, dao động ở mức từ: 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ. Thậm chí một số dòng chính hãng của Piaggio có mức giá lên tới 8.000.000 VNĐ (mức giá cập nhật mới nhất năm 2019)
Với mức giá cao, dễ dàng tháo lắp, thị trường tiêu thụ lại rộng lớn nên IC của các dòng xe tay ga nhất là xe Honda Lead thường là ” món mồi béo bở ” của rất nhiều tên trộm.
Cách chống trộm IC xe máy đơn giản mà hiệu quả cao
Như chúng ta đã biết, IC xe máy là một bộ phận rất quan trọng hơn nữa, bộ phận này lại nhỏ, nhẹ, dễ dàng tháo lắp, cất giấu, giá IC xe máy lại cao, đặc biệt dễ tiêu thụ nhất là các dòng IC chính hãng nên thiết bị này trở thành mục tiêu hàng đầu của những trên “đạo chích”.
Nhờ thợ sửa xe máy di chuyển IC đến một vị trí phù hợp khác trên xe máy, ưu tiên những vị trí khó phát hiện.
Mua các loại khóa chống trộm xe máy, khóa chống trộm IC để tăng khả năng bảo vệ. Mức giá của bộ chống trộm IC cũng chỉ dao động từ 100 – 200 nghìn đồng.
Để xe tại những nơi có bảo vệ trông coi, thiết bị camera theo dõi, cảnh bảo đầy đủ.
Hy vọng qua những thông tin mà Đức Quang vừa chia sẻ, quý khách đã hiểu rõ hơn về IC xe máy cũng như có biện pháp để bảo vệ IC xe máy khỏi tay của những trên trộm.
Thận Nằm Ở Đâu? Chức Năng, Vị Trí, Vai Trò Của Thận
Vị trí của thận nằm ở đâu?
Thận là một trong số những cơ quan đặc biệt quan trọng của đường tiết niệu. Vậy thận nằm ở vị trí nào trong cơ thể chúng ta?
Thận có hình dạng giống như hạt đậu (dài 12cm, ngang 6cm, dày 2,5cm) nằm trong ổ bụng ngay phía sau phúc mạc, đối xứng qua hai bên cột sống thắt lưng ngang đốt sống ngực từ T1 đến đốt sống thắt lưng T3 trong khung xương sườn. Mỗi người có 2 quả thận, thông thường thận phải cao hơn, nặng hơn nên cực dưới của nó thấp hơn thận bên trái khoảng 2cm (tương đương với 1 đốt sống).
Chức năng của thận
Lọc máu và các chất độc ra bên ngoài cơ thể
Qua màng lọc cầu thận những chất không cần thiết sẽ được thải ra ngoài, chỉ giữ lại protein và tế bào máu. Hằng định nội mô bao gồm những chức năng sau:
Điều hòa độ PH của máu: Thận tham gia vào việc điều hòa độ PH của máu bằng cách thay đổi sự bài tiết H+ thông qua hệ thống đệm như HCO3-, NH3. Các hệ thống này sẽ có tác dụng trung hòa H+ để độ PH trong lòng ống không tụt xuống thấp.
Điều hòa thể tích máu trong dịch ngoại bào: Khi thể tích máu trong dịch ngoại bào thay đổi, nồng độ Natri trong huyết tương sẽ làm cho huyết áp và mức lọc ở cầu thận cùng lúc thay đổi theo. Sự trao đổi các chất ở ống thận cũng được điều chỉnh để thể tích máu điều hòa trở lại.
Điều hòa áp lực thẩm thấu ở dịch ngoại bào: Chúng được tạo thành từ các chất hòa tan có trong huyết tương để duy trì áp lực hằng định ở mức khoảng 300 mOsm/L.
Điều hòa nồng độ các chất có trong huyết tương: Thông qua chức năng tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận, các thành phần có trong máu đã được duy trì và ổn định.
Tạo và bài tiết nước tiểu
Nước tiểu ở người được tạo thành từ một đơn vị cầu thận gọi là Nephron. Nước tiểu được tạo thành qua 3 quá trình:
Quá trình lọc máu
Quá trình hấp thụ lại
Quá trình bài tiết
Các quá trình lọc máu sẽ đi qua màng lọc để tạo thành nước tiểu. Cứ mỗi phút các bó mạch (bao gồm động mạch và tĩnh mạch) thận sẽ vận chuyển khoảng 0,5 đến 1 lít máu vào. Qua quá trình hấp thu và chuyển hóa cơ thể sẽ tạo ra một lượng nước tiểu nhất định. Nước tiểu tạo thành sẽ được đổ vào bể thận, xuống niệu quản sau đó tích tụ ở bàng quang và được đưa ra ngoài qua niệu đạo. Do đó khi chúng ta uống nhiều nước thì bàng quang sẽ căng lên và ngược lại.
Thận có chức năng sản sinh ra glucose từ lactate. Giai đoạn này diễn ra được là nhờ tác dụng vô cùng quan trọng của Insulin. Tái hấp thu Protein và các Acid amin: Các Acid amin được tái hấp thu cùng với Natri. Riêng Protein thì theo cơ chế khác: các phân tử Protein sẽ được đưa vào bên trong màng tế bào sau đó được phân giải thành các Acid amin. Quá trình vận chuyển này đòi hỏi cần nhiều năng lượng để diễn ra.
Điều hòa huyết áp
Thận tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp. Khi lưu lượng máu đến thận bị giảm chúng sẽ thúc đẩy cạnh cầu thận bài tiết hormon Renin. Dưới tác dụng của renin Angiotensinogen sẽ biến đổi thành Angiotensinogen II gây co mạch, tăng tiết ADH, Aldosteron và kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi.
Tiết Erythropoietin để tăng tạo hồng cầu
Cũng giống như tủy xương thận là cơ quan tạo ra Erythropoietin tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu. Khi bị mất máu cấp hoặc mạn tính chúng sẽ tác động lên thận làm sản xuất ra yếu tố kích thích tạo hồng cầu. Đây cũng là một trong những chất được y học dùng để điều trị thiếu máu.
Tăng cường khả năng hấp thụ Vitamin D
Thận tham gia vào quá trình tổng hợp Vitamin D giúp xương thêm vững chắc.
Điều hòa quá trình chống đông máu
Urokinase là chất do tiểu cầu thận tiết ra có tác dụng ức chế quá trình cầm máu, làm tan cục máu đông.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ruột Già Là Gì, Nằm Ở Đâu Và Bao Nhiêu Mét? Cấu Trúc Và Vị Trí Đau trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!