Bạn đang xem bài viết Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì? Và Quy Định Liên Quan được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quy hoạch sử dụng đất là gì?
Theo Điều 3, Luật đất đai 2013 định nghĩa “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”
Như vậy, có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, phân theo từng mục đích sử dụng được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì?
Theo khoản 6, Điều 3, Luật đất đai quy định “Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.”
Đất dính quy hoạch là sao?
Đất dính quy hoạch là đất nằm trong ranh quy hoạch một dự án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường… hay bất kỳ mục đích nào khác. Đất dính quy hoạch sẽ bị giải tỏa đền bù theo khung giá nhà nước ban hành để thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Ví dụ về quy hoạch: Một số quy hoạch thường gặp như; Quy hoạch khu nhà ở Qi-island, quy hoạch sân bay Long Thành, quy hoạch đường cao tốc Bắc Nam, quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né, quy hoạch Khu công nghiệp – Đô thị Becamex…
Đất thuộc diện quy hoạch thì có được bán?
Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định về việc đất thuộc diện quy hoạch thì có được bán hay không. Đối với vấn đề này sẽ được chia thành 2 trường hợp như sau:
Không có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: Mặc dù đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất dã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì được phép bán và tặng cho, thừa kế, chuyến đổi, thế chấp…
Có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: Trái lại với trường hợp trên, nếu đất thuộc diện quy hoạch và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất cho đến khi có quyết định thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch. Tuy nhiên vẫn bị hạn chế một số quyền như không được xây nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm…
Vậy có nên mua đất dính quy hoạch không?
Đất nằm trong diện quy hoạch khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị thu hồi và được đền bù theo quy định của Nhà nướcThông. Nên thường khi nghe “đất dính quy hoạch” thì người mua sẽ “quay xe” ngay. Tuy nhiên vẫn có người đi săn tìm đất quy hoạch để mua đất kiếm lời. Vì vậy còn tùy thuộc theo từng trường hợp mới có câu trả lời nên hay không nên.
*Lưu ý: Khung giá đất nhà nước ban hành luôn chênh lệch so với thị trường, cụ thể là luôn thấp hơn. Bên dưới có hướng dẫn xem bảng giá đất online.
Một số lưu ý khi mua đất đai có dính quy hoạch
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có đủ điều kiện sau:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Ngoài ra đối với đất thì còn phải xem xét 2 yếu tố sau
1. Miếng đất đó có nằm hết trong ranh quy hoạch không hay một phần?
2. Quy hoạch đó là gì?
Mua đất trong diện quy hoạch tồn tại nhiều nguy cơ rủi ro, tuy nhiên trong trong “nguy” thì luôn có “cơ”. Hãy tỉnh táo xem xét thấu đáo trước mọi quyết định.
Cách tra cứu bảng giá đất online
Bước 1: Truy cập vào đường link https://thuvienphapluat.vn/page/BangGiaDat.aspx
Bước 2: Nhập tỉnh/thành phố, huyện/quận, tên đường/khu vực sau đó bấm xem giá.
Thời hạn thu hồi đất dính quy hoạch là bao lâu?
Khoản 3, Điều 49, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ: Phần đất nằm trong diện quy hoạch sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi thì cơ quan Nhà nước phải điều chỉnh, hủy bỏ và công bố việc điều chỉnh phần đất đó.
Trong trường hợp cơ quan điều chỉnh không tiến hành thì người sử dụng có thể tiếp tục thực hiện các quyền cơ bản của người sử dụng đất mà không bị ảnh hưởng bởi các thủ tục pháp lý.
Có khi nào bạn tự hỏi tại sao tại sao đất mình đang ở lại bị dính quy hoạch và bạn không đồng ý thì bị cưỡng chế giải tỏa không?
Thứ nhất: Bạn không có sở hữu miếng đất nào cả mà chỉ được trao quyền sử dụng đất.
Luật đất đai 2013 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Thứ hai:Theo điều 13, Luật đất đai 2013 quy định về “Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai” như sau;
Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Quyết định mục đích sử dụng đất
Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
Quyết định giá đất.
Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
Quyết định chính sách tài chính về đất đai.
Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Xem quy hoạch sử dụng đất ở đâu?
Toàn bộ nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định sau đây:
b) Việc công bố công khai được thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc công khai được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Một số website, ứng dụng xem quy hoạch hiện nay (2021)
Tỉnh thành Website App (ứng dụng)
Hồ Chí Minh Thông tin quy hoạch TP.HCM
Bình Dương Thông Tin Quy Hoạch Bình Dương
Đồng Nai DNAI.LIS
Bà Rịa – Vũng Tàu Quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu
Hà Nội Quy hoạch sử dụng đất TP Hà Nội
Đà Nẵng
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm?
1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
2. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Ai có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất?
Việc quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Quy định về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới nhất
1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
– Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;
– Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
3. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 Luật Đất đai 2013.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.
Quy hoạch sử dụng đất được phân cấp như thế nào?
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
d) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.
Màu, ký hiệu trong bản đồ hiện trạng SDD và quy hoạch sử dụng đất
Nguồn: Thông tư 12/2016/tt-bxd quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Nội dung tham khảo
Quy Hoạch Đất Hỗn Hợp Là Gì ? Có Được Xây Dựng ?
Đất hỗn hợp là gì – Đất quy hoạch hỗn hợp có được mua bán hoặc chuyển nhượng không
Trong vài năm trở lại đây, hàng trăm công trình nhà ở trong thành phố của các hộ dân đang bị treo. Theo chúng tôi được biết đa phần là do không được giấy phép xây dựng chính thức. Mà nguyên nhân chủ yếu đó là đất hỗn hợp và đất ở xây dựng mới. Nên chưa được chính quyền địa phương tiến hành pháp lý và cấp phép xây dựng.
Dù những trường hợp này khá phổ biến, xong những quy định về đất hỗn hợp vẫn chưa được gỡ bỏ. Điều này gây ra không ít bất lợi cho người dân, bởi không hiểu rõ đất hỗn hợp là gì. Từ những công trình bị treo trên, nhiều bà con mới thắc mắc gửi về cho Abcland. Với mong muốn được giải thích ” đất hỗn hợp là gì ? Tại sao lại không được xây nhà trên đất hỗn hợp ?
Trong bài viết này các chuyên gia về luật cũng như có kinh nghiệm trong nghề sẽ giải đáp cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem Đất hỗn hợp là gì ? Quy hoạch đất hỗn hợp ra sao nhé.
Đất hỗn hợp là gì
Theo quy định của Bộ xây dựng thì đất hỗn hợp là quỹ đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ, hoặc đất ở kết hợp với sản xuất…
Như vậy, đất quy hoạch xây dựng mới hoặc hỗn hợp là việc định hướng trước điểm dân cư. Hoặc tổ chức không gian đô thị, không gian vùng, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Quy hoạch đất hỗn hợp là gì
Việc quy hoạch đất phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân. Các lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Tất cả đều vì mục đích chung là nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời xác định chức năng xây dựng và phát triển tại mỗi khu đất đó.
Tại sao lại không được cấp phép xây nhà trên đất hỗn hợp
Trong thời gian qua, hiện trạng đất quy hoạch hỗn hợp không được giải quyết. Không được cấp giấy phép xây dựng đã khiến hàng trăm hộ dân trong thành phố bức xúc trong thời gian dài. Đối với đất sử dụng hỗn hợp trong đó không có chức năng ở thì không được cấp phép xây dựng nhà ở. Đặc biệt không được chuyển mục đích sang đất ở và tách thửa.
Những khu vực nhà ở dính đất quy hoạch hỗn hợp đã gây nhiều vướng mắt về thủ tục đất đai và xây dựng cho người dân. Khi đó công trình xây dựng vẫn chỉ tính là cấp phép tạm. Xây xong cũng không được giải quyết hồ sơ hoàn công.
Cuối năm 2018, Sở Xây dựng chúng tôi đồng ý đề xuất của Sở Quy hoạch – kiến trúc. Về việc phân loại các tiêu chí để cấp giấy phép xây dựng cho người dân trong khu vực quy hoạch. Có 2 trường hợp để căn cứ cấp GPXD như sau:
Những khu vực chiếm 50% đất hỗn hợp
Khu vực chiếm 50% diện tích đất hỗn hợp với cấu cấu chức năng chính là loại hình nhà ở chung cư. Kết hợp với thương mại và dịch vụ văn phòng nhưng không có công viên cây xanh, công trình công cộng. Hiện trạng khu vực có nhiều nhà ở, đất ở gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân thì sẽ được cấp GPXD chính thức.
Những khu vực chiếm 30% diện tích đất hỗn hợp
Khu vực chiếm 30% diện tích đất hỗn hợp với cơ cấu chức năng chính là công trình thương mại – dịch vụ – văn phòng, trong đó không có nhà ở. Những khu vực chỉ có nhà xưởng, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm cần di dời. Không gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân thì được cấp GPXD có thời hạn. Với điều kiện người dân phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những Khu vực quy hoạch đất dân cư xây dựng mới và những loại đất ở khác. Trong đó có những khu vực như: đất ở nhà vườn, đất ở hạ tầng. Đất ở cao tầng thì được cấp Giấy phép xây dựng đầy đủ.
Đất quy hoạch hỗn hợp có được mua bán hoặc chuyển nhượng không
Đã có rất nhiều người sau khi mua đất mới biết đất đó có quy hoạch đất hỗn hợp. Bắt đầu lo lắng không biết rằng đất hỗn hợp có chuyển nhượng, mua bán được hay không ?
Dựa vào Khoản 2, Điều 49 Luật Đất Đai năm 2013, nếu đất thuộc diện quy hoạch của Nhà nước nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ cấp huyện trở lên thì người sử dụng được phép thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật. Đó là được chuyển nhượng, thừa kế..
Trường hợp đã có thông báo về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đến các cơ quan chức năng. Thì người sử dụng đất phải tiến hành đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch. Tuy vẫn được tiếp tục hưởng các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng nhà ở mới, công trình, hoặc trồng xây lâu năm trên đất…
Bên cạnh đó, đất quy hoạch hỗn hợp nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ vẫn được bồi thường khi bị thu hồi đất.
Phải làm gì khi mua phải đất quy hoạch hỗn hợp
Thật ra cho đến nay, quy hoạch đất hỗn hợp vẫn còn gây ra nhiều khó khăn cho người dân. Nhất là việc xây dựng vẫn chưa được chính thức cấp phép mà chỉ được xem là công trình xây dựng tạm. Sau khi hoàn tất xây dựng , nếu có thu hồi thì vẫn không được hoàn công.
Và công tác quy hoạch đất còn chưa có hướng xử lý thỏa đáng cho người dân trong những khu vực đất quy hoạch hỗn hợp. Cho nên nếu bạn đang có dự định mua đất để xây nhà ở trong nội thành thì nên xem xét quy hoạch của phần đất này. Xem có thuộc diện nào để có kế hoạch mua và sử dụng cho thích hợp.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Đất Phù Hợp Quy Hoạch: Mỗi Nơi Hiểu Mỗi Kiểu
“Chỉ duy nhất có đất quy hoạch khu dân cư hiện hữu chỉnh trang là đạt được sự thống nhất giữa các quận, huyện, sở, ngành khi giải quyết cho chuyển mục đích sang đất ở, cấp giấy chứng nhận, tách thửa và cấp phép xây dựng chính thức” – đó là kết quả được rút ra sau khi Sở QH-KT chúng tôi khảo sát, lấy ý kiến các quận, huyện về công tác quản lý xây dựng đô thị, quản lý đất đai trong quá trình thực hiện theo quy hoạch chi tiết 1/2.000 trên địa bàn TP.
Nơi giải quyết, nơi không
Với các loại đất được quy hoạch chức năng khác, giữa các địa phương đang không thống nhất trong việc giải quyết những thủ tục trên cho người dân.
Cụ thể, về trường hợp được quy hoạch là đất sử dụng hỗn hợp (hoặc đất phức hợp, đất đa chức năng) không có chức năng ở thì giữa các địa phương có quan điểm rất khác biệt. Chỉ một số ít quận như quận 4, Bình Thạnh cho rằng trường hợp này được chuyển mục đích sử dụng, tách thửa và cấp phép xây dựng chính thức. Đa số các quận, huyện khác không giải quyết. Riêng quận Tân Phú cho rằng sẽ cấp giấy phép xây dựng chính thức nếu phù hợp quy hoạch hoặc cấp tạm nếu không phù hợp quy hoạch nhưng trước đó đã có nhà ở.
Giữa các quận, huyện và sở, ngành đang có những cách hiểu khác nhau về chức năng sử dụng đất. Ảnh: HTD
Với đất được thể hiện trong quy hoạch là sử dụng hỗn hợp (hoặc đất đa chức năng, đất phức hợp) có chức năng ở thì nhiều quận, huyện đồng ý giải quyết các thủ tục. Riêng một số nơi như quận 12, Bình Thạnh… không cho chuyển mục đích, tách thửa và đi kèm là chỉ cấp phép xây dựng tạm. Đáng chú ý, một số quận, huyện cho chuyển mục đích hoặc tách thửa nhưng lại không giải quyết cấp phép xây dựng mà chỉ cấp phép tạm.
Đối với đất có chức năng dân cư xây dựng mới cũng tương tự. Một số quận như quận 4, 9, 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp cho rằng trường hợp này được chuyển mục đích, tách thửa từ đất nông nghiệp sang đất ở. Trong khi huyện Nhà Bè lại không giải quyết và chỉ cho phép xây dựng tạm. Theo Sở QH-KT, có thể cho phép tách thửa đất ở tại các khu chức năng dân cư xây dựng mới. Nhưng muốn vậy thì phải điều chỉnh, bổ sung các quyết định 19/2009 và 54/2012 về diện tích tối thiểu khi tách thửa để tránh tình trạng né việc lập dự án đầu tư, xé nhỏ khu đất, hình thành các nhóm ở không đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thiếu hạ tầng xã hội.
Tình trạng bất nhất trong quan điểm xử lý (cho hay không cho chuyển mục đích, tách thửa, cấp phép xây dựng chính thức hay cấp phép tạm…) cũng xảy ra với đất có quy hoạch là khu vực tái thiết đô thị; đất du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; đất dịch vụ đô thị…
Do hiểu khác nhau về chức năng đất
Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở QH-KT, sở dĩ có độ vênh trong việc giải quyết các thủ tục trên là do quận, huyện đã hiểu khác nhau về tính chất, mục đích của chức năng sử dụng đất hoặc chức năng sử dụng đất chưa được xác định rõ. Cùng đó còn có sự lúng túng do chưa xác định được thời hạn thực hiện nhưng lại chưa có cơ chế chính sách về nhà, đất phù hợp trong giai đoạn chờ thực hiện quy hoạch.
“Không nên để xảy ra tình trạng ông A có hai căn nhà ở hai quận, tình trạng quy hoạch giống nhau nhưng quận này thì cho tách thửa, chuyển mục đích và cấp phép xây dựng chính thức, trong khi căn nhà thuộc quận kia lại không cho. Người dân sẽ thắc mắc, so bì và cơ quan nhà nước khó có thể giải thích” – ông Toàn nhận xét.
CẨM TÚ
Lao Động Đặc Thù Là Gì Theo Quy Định?
Cháu là Nguyễn Thu Hằng, hiện đang là học sinh cấp 3 ở Thái Nguyên. Cháu rất hay đọc báo lao động. Cháu đọc báo thấy có khái niệm lao động đặc thù. Cháu chưa hiểu rõ khái niệm này lắm. Luật sư có thể giải thích giúp cháu lao động đặc thù là gì? Lao động đặc thù bao gồm những nhóm nào?
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về lao động đặc thù. Có quan điểm cho rằng lao động đặc thù là những người lao động chưa đủ năng lực hành vi lao động hoặc bị khuyết tật về thể chất tinh thần.
Quan điểm khác cho rằng lao động đặc thù là những người lao động có đặc điểm riêng về thể lực, trí lực, tâm sinh lí và độ tuổi.
Nhưng hiểu một cách đơn giản nhất thì lao động đặc thù là lao động có đặc điểm riêng về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý.
Đặc điểm của lao động đặc thù?
– Thể chất: lao động đặc thù có sức khỏe kém, không đủ hoặc chưa đủ để tham gia vào quan hệ lao động. Một số khác thì bị khiếm khuyết bôj phận, chức năng nào đó khiến cho họ bị suy giảm khả năng lao động.
– Tinh thần, trí tuệ: Đây là nhóm đối tượng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bị hạn chế . Họ thường bị ảnh hưởng của phong tục, tập quán, truyền thống trong lao động.
– Tâm sinh lý: thường biểu hiện về mặt giới tính. Ví dụ như lao động nữ còn có thiên chức làm mẹ, làm vợ, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Nhóm khac cần có điều kiện để phát triển năng lực pháp luật, năng lực hành vi.
Phân loại lao động đặc thù?
Lao động đặc thù bao gồm các nhóm sau:
– Lao động nữ là người lao động có giới tính là nữ, đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động có giao kết hợp đồng lao động.
– Lao động chưa thành niên (là người lao động dưới 18 tuổi có khả năng lao động, giao kết hợp đồng lao động),
– Lao động cao tuổi: là người lao động đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng lao động.
– Lao động khuyết tật: là người lao động khiếm khuyết một phần hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng, biểu hiện dưới dạng tật khiến cho sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
Đối với mỗi nhóm trong lao động đặc thù pháp có quy định và sự điều chỉnh riêng được thể hiện trong Chương XI – Bộ Luật lao động 2012. Đặc biệt đối với nhóm lao động khuyết tật trước đây thường quy định rải rác tại các điều khác nhau nhưng từ khi có Bộ Luật lao động 2012, nhóm lao động khuyết tật có sự điều chỉnh riêng thành một mục trong bộ luật và còn được quy định tại Luật người khuyết tật năm 2010.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 để được tư vấn.
Em là Mai Thanh Phương, năm nay 17 tuổi. Quên ở Đồng Nai. Luật sư có thể cho em biết những công việc mà pháp luật cấm sử dụng người chưa thành niên là những công việc nào? Nếu như những nơi sử dụng người chưa thành niên làm công việc cấm thì xử lí như thế nào?
Cảm ơn em đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của em chúng tôi xin trả lời như sau:
Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Pháp luật có quy định người sử dụng lao động được sử dụng người chưa thành niên vào làm việc. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng được sử dụng lao động chưa thành niên mà chỉ trong những công việc nhất định, phù hợp với sức khỏe của người chưa thành niên.
Thứ nhất: Công việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên:
Căn cứ Khoản 1 Điều 165 Bộ Luật lao động 2012: “1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên”.
Pháp luật có quy định cấm như vậy nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên, đảm bảo cho họ có thời gian được học văn hóa.
Thứ hai: Hình thức xử lí khi sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc cấm sử dụng:
Những trường hợp vi phạm quy định khi sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc cấm sử dụng thì bị xử phạt vi phạ hành chính theo quy định Khoản 3 Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;
Như vậy khi sử dụng người chưa thành niên làm công việc bị cấm sử dụng thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, em có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Hoạch Sử Dụng Đất Là Gì? Và Quy Định Liên Quan trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!