Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin # Top 8 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

MÔ HÌNH PHÂN RÃ CHỨC NĂNG

Xác định chức năng nghiệp vụ là bước đầu tiên của việc phân tích hệ thống. Để phân tích yêu cầu thông tin của tổ chức ta phải biết được tổ chức đó thực hiện những nhiệm vụ, chức năng gì. Từ đó, tìm ra các dữ liệu, các thông tin được sử dụng và tạo ra trong các chức năng. Đồng thời, cũng phải tìm ra những hạn chế, mối ràng buộc đặt lên các chức năng đó.

1               Định nghĩa mô hình phân rã chức năng

Mô hình phân rã chức năng (BFD – Business Function Diagram) là công cụ biểu diễn việc phân rã có thứ bậc đơn giản các công việc cần thực hiện. Mỗi công việc được chia ra làm các công việc con, số mức chia ra phụ thuộc kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống. Ví dụ về mô hình phân rã chức năng:

 Hình 3.1. Sơ đồ phân rã chức năng của hệ thống quản lý doanh nghiệp

2               Các thành phần của mô hình phân rã chức năng

2.1          Khái niệm về chức năng trong hệ thống thông tin

Chức năng là công việc mà tổ chức cần làm và được phân theo nhiều mức từ tổng hợp đến chi tiết.

Ví dụ: Chức năng lấy đơn hàng, Mua hàng, Bảo trì kho….được biểu diễn như sau: + Hình thức biểu diễn: hình chữ nhật Tên chức năng Mua hàng

2.2          Quan hệ phân cấp chức năng

Mỗi chức năng được phân rã thành các chức năng con.

Các chức năng con có quan hệ phân cấp với chức năng cha. Biểu diễn mối quan hệ phân cấp chức năng như sau:

Mô hình phân rã chức năng được biểu diễn thành hình cây phân cấp.

Ví dụ về mô hình phân rã chức năng của chức năng tuyển nhân viên như sau:

Hình 3.2. Sơ đồ phân cấp chức năng của công việc tuyển nhân viên

3               Đặc điểm và mục đích của mô hình phân rã chức năng

3.1          Đặc điểm

Mô hình phân rã chức năng có các đặc điểm sau:

– Cung cấp cách nhìn khái quát về chức năng

– Dễ thành lập

– Gần gũi với sơ đồ tổ chức

3.2          Mục đích

Mục đích của mô hình phân rã chức năng là:

– Xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích

– Cho phép mô tả khái quát dần các chức năng của tổ chức một cách trực tiếp, khách quan, phát hiện được chức năng thiếu hoặc trùng lặp

– Tạo điều kiện thuận lợi khi hợp tác giữa nhà thiết kế và người sử dụng trong qua trình phát triển hệ thống.

4               Xây dựng mô hình phân rã chức năng

4.1          Nguyên tắc phân rã các chức năng

Trong quá trình tiếp cận một tổ chức theo phương pháp từ trên xuống (topdown) ta nhận được thông tin về các chức năng từ mức gộp (do lãnh đạo cung cấp) đến mức chi tiết (do các bộ phận chức năng cung cấp). Cách phân rã cho này là phù hợp với sự phân công các chức năng của một tổ chức nào đó.

Cách phân chia này thường theo nguyên tắc sau:

– Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó.

– Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được các chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng

Quy tắc này được sử dụng để phân rã một sơ đồ chức năng nhận được còn đang ở mức gộp. Quá trình phân rã dần thường được tiếp tục cho đến khi ta nhận được một mô hình với các chức năng ở mức cuối mà ta hoàn toàn nắm được nội dung thực hiện nó.

4.2           Cách tiến hành

4.2.1     Bước 1: Xác định chức năng

Trong hầu hết các hoàn cảnh, các chức năng cha và chức năng con trong hệ thống có thể được xác định một cách trực giác trên cơ sở thông tin nhận được trong khảo sát. Ở mức cao nhất, một chức năng chính sẽ thực hiện một trong ba điều sau:

– Cung cấp sản phẩm (VD: Phát hàng)

– Cung cấp dịch vụ (VD: Đặt hàng)

– Quản lý tài nguyên (VD: Quản lý nhân sự, bảo trì kho..)

4.2.2     Bước 2: Phân rã các chức năng

Khi phân rã các chức năng cần phân rã có thứ bậc và thực hiện việc phân rã chức năng theo các nguyên tắc phân rã. Khi phân rã một chức năng thành các chức năng con có thể căn cứ vào một số gợi ý sau:

– Xác định nhu cầu hoặc kế hoạch mua sắm.

– Mua sắm và/hoặc cài đặt.

– Bảo trì và hỗ trợ

– Thanh lý hoặc chuyển nhượng

Ví dụ Chức năng đặt hàng :

Gợi ý về kế hoạch mua sắm : Chọn nhà cung cấp.

Gợi ý về mua sắm : Làm đơn hàng

Gợi ý về hỗ trợ :Cập nhật kết quả thực hiện đơn hàng.

4.2.2.1Việc bố trí sắp xếp các chức năng phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Không nên quá 6 mức đối với hệ thống lớn, không quá 3 mức đối với hệ thống nhỏ.

– Sắp xếp các công việc trên một mức cùng một hàng đảm bảo cân đối.

– Các chức năng con của cùng một mẹ nên có kích thước, độ phức tạp và tầm quan trọng xấp xỉ như nhau.

– Các chức năng mức thấp nhất nên mô tả được trong không quá nửa trang giấy, nó chỉ có một nhiệm vụ hoặc một nhóm nhiệm vụ nhỏ do từng cá nhân thực hiện. Mô hình phân rã chức năng cho ta một cái nhìn chủ quan về hệ thống nên cần tạo ra mô hình tốt và đạt được sự thống nhất với người sử dụng.

Hình: Mô hình phân cấp chức năng của hệ thống cung ứng vật tư

4.2.3     Bước 3: Mô tả chi tiết chức năng mức lá

Đối với mỗi chức năng lá (mức thấp nhất) trong mô hình cần mô tả trình tự và cách thức tiến hành nó bằng lời và có thể sử dụng mô hình hay một hình thức nào khác.

Mô tả thường bao gồm các nội dung sau:

– Tên chức năng

– Các sự kiện kích hoạt (khi nào? cái gì dẫn đến? điều kiện gì?)

– Quy trình thực hiện

– Yêu cầu giao diện cần thể hiện (nếu có)

– Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu)

– Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có)

– Dữ liệu ra (các báo cáo hay kiểm tra cần đưa ra)

4.2.4    – Quy tắc nghiệp vụ cần tuân thủ

Ví dụ: Mô tả các chức năng lá “kiểm tra khách hàng”:

Người ta mở sổ khách hàng để kiểm tra xem có khách hàng nào như trong đơn hàng không? (họ tên, địa chỉ,…)

Nếu không có, đó là khách hàng mới.

Ngược lại là khách hàng cũ thì cần tìm tên khách hàng trong sổ nợ và xem khách có nợ không và nợ bao nhiêu, có quá số nợ cho phép hông và thời gian nợ có quá thời hạn hợp đồng không.

5               Các dạng mô hình phân rã chức năng

Mô hình phân rã chức năng nghiệp vụ có thể biểu diễn ở hai dạng: dạng chuẩn và dạng công ty. Chọn dạng nào để dùng là tuỳ thuộc vào chiến lược xử lý dữ liệu của công ty và tầm quan trọng; độ mềm dẻo của hệ thống.

5.1          Mô hình dạng chuẩn

Dạng chuẩn được sử dụng để mô tả các chức năng cho một lĩnh vực khảo sát (hay một hệ thống nhỏ).

Mô hình dạng chuẩn là mô hình cây: ở mức cao nhất chỉ gồm một chức năng, gọi là “chức năng gốc” hay “chức năng đỉnh”; những chức năng ở mức dưới cùng (thấp nhất) gọi là “chức năng lá”

Mô hình dạng công ty

Dạng công ty được sử dụng để mô tả tổng thể toàn bộ chức năng của một tổ chức có qui mô lớn. Ở dạng công ty, mô hình thường gồm ít nhất hai mô hình trở lên.

Một “mô hình gộp” mô tả toàn bộ công ty với các chức năng thuộc mức gộp (từ hai đến ba mức). Các mô hình còn lại các các “mô hình chi tiết” dạng chuẩn để chi tiết mỗi chức năng lá của mô hình gộp. Nó tương ứng với các chức năng mà mỗi bộ phận của tổ chức thực hiện, tức là một miền được khảo cứu.

Ví dụ:

Hình: Sơ đồ chức năng nghiệp vụ dạng chuẩn

Hình: Sơ đồ chức năng nghiệp vụ mức cao nhất

Với cách tiếp cận công ty, phân tích toàn bộ công ty, xác định tất cả các chức năng nghiệp vụ mức cao nhất. Bất cứ dự án nào đang được phát triển đều là một phần của một trong những chức năng mức cao này.

6       Ma trận thực thể chức năng

6.1      Mô tả ma trận

Là công cụ để phân tích dữ liệu trong quá trình khảo sát. Gồm các cột mô tả với từng thực thể, các dòng mô tả từng chức năng.

Nếu giữa Chức năng và thực thể có mối quan hệ thì sẽ được đánh dấu hoặc mô tả rõ  quan hệ như R(read) U(update) C(create)

6.2      Vai trò và ý nghĩa của ma trận thực thể chức năng

Ma trận giúp hiểu rõ quan hệ giữ E và F ( Thực thể và chức năng)

Phát hiện được những thực thể và chức năng cô lập

Nếu thực thể cô lập thì, cột ko được đánh dấu thì do khảo sát thiếu hoặc thực thể không cần thiết

Nếu Chức năng cô lập thì dòng đó không phải là 1 tiến trình hoặc khảo sát thiếu 1 thực thể mang dữ liệu

Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Vận Chuyển Và Định Lượng Thực Phẩm

Băng tải là một máy vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang bằng cách cho vật liệu nằm trên một mặt băng chuyển động. Vật liệu sẽ được mang từ đầu nầy tới đầu kia của băng và được tháo ra ở cuối băng.

Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại được mắc vào hai puli ở hai đầu. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị chùng khi mang tải. Một trong hai puli được nối với động cơ điện con puli kia là puli căng băng. Tất cả được đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo băng di chuyển theo.

Vật liệu cần chuyển được đặt lên một đầu băng và sẽ được băng tải mang đến đầu kia. Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thể dùng các tấm gạt hoặc xe tháo di động. Thông thường puli căng là puli ở vịtrí nạp liệu, còn puli dẫn động ở phía tháo liệu vì với cách bố trí như vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh thẳng giúp mang vật liệu đi dễ dàng hơn. Để tránh hiện tượng trượt, giữa puli và băng cần có một lực ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải được căng thẳng nhờ puli căng được đặt trên một khung riêng có thể kéo ra phía sau được.

− Không làm hư hỏng vật liệu do vật liệu không có chuyển động tương đối với mặt băng

− Có thể áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau như các loại vật liệu rời, vật liệu đơn chiếc hoặc các loại vật liệu không đồng nhất.

− Có khả năng vận chuyển tương đối xa.

− Chiếm nhiều diện tích và không gian lắp đặt.

− Tiêu tốn năng lượng trên một đơnvị khối lượng vận chuyển tương đối cao

Năng suất của băng tải có thể tính theo công thức

trong đó Q: năng suất vận chuyển của băng tải, kg/h

v: vận tốc chuyển động của băng, m/phút

A: diện tích mặt cắt ngang trung bình lớp vật liệu trên băng, m2

ρ*: khốilượng riêng xốp của vật liệu vậtliệu, kg/m3

D: đường kính puli truyền động,m

Cấu tạo giống băng tải vận chuyển nhưng ngắn hơn do chỉ dùng để định lượng hơn là vận chuyển. Phễu chứa nguyên liệu được lắp phía trên băng giúp cho việc cung cấp được đồng đều. Cửa ra của phễu nạp liệu có tấm chắn điều chỉnh diện tích cửa ra để thay đổi lượng cung cấp. Dọc theo hai bên băng có lắp thêm tấm chắn khi đó mặt cắt của lớp sản phẩm trên băng là một hình chữ nhật, giúp cho quá trình định lượng được chính xác. Lượng cung cấp có thể xác định theo công thức:

trong đó n: số vòng quay puli, v/phút

b, h: bề rộng và chiếu dầy lớp vật liệu trên băng,m

v: vận tốc chuyển động của băng, m/s

D: đường kính puli chủ động,m

ρ∗:khối lượng riêng xốpcủa vậtliệu, kg/m3

k: hệ số trượt giữa puli và băng

Ðể có thể tự động hoá quá trình định lượng, một hệ thống cảm biến thường được lắp để nhận biết sự thay đổi trọng lượng hoặc thể tích vật liệu trên băng. Khi trọng lượng vật liệu trên băng thay đổi, hệ thống cảm biến sẽ làm thay đổi tần số rung của một máy rung cấp liệu đặt ở cửa ra của phễu nạp liệu làm thay đổi tương ứng lượng cung cấp hoặc làm thay đổi số vòng quay của puli băng tải.

Vít định lượng là thiết bị định lượng vật liệu rời với độ chính xác trung bình. Cấu tạo của vít

định lượng tương tự nhưmột vít tải,tuy nhiên thường có kích thước tương đối nhỏ và không quá dài. Khi vít định lượng quay với số vòng quay không đổi, lượng cung cấp cũng không thay đổi theo thời gian. Ðể thay đổi lượng cung cấp, tốc độ quay của vít định lượng được điều chỉnh nhờ một bộ biến tốc vô cấp.

Năng suất của vít cấp liệu được xác định theo công thức :

trong đó

D: đường kính ngoài vít xoắn, m d : đường kính trong vít xoắn, m

S: bước vít,m, thường thường S = (0,8÷1) D

ψ:hệsố nạp đầy ψ= 0,6÷0,8

n: số vòng quay của vít xoắn, v/phút

thông thường n = 40-80 v/ph, khi độ linh động của sản phẩm giảm xuống thì n= 20-40 v/ph. Ðể tránh vật liệu tích tụ trong vít định lượng cầnphải đảm bảo tỉ lệ :

dC: kích thước lớn nhất của sản phẩm.

ρ*:khốilượng riêng xốp của vật liệu, kg/m3

Năng suất vận chuyển của gàu được tính bằng công thức:

Vận chuyển vật liệu bằng không khí được ứng dụng đầu tiên vào vận chuyển những vật liệu dạng sợi và hạt. Nhờ có nhiều uu điểm nên hình thức vận chuyển nầy được ứng dụng rộng rãi và trong rất nhiều trường hợp được thay thế hoàn toàn cho phương pháp vận chuyển cơ khí.

Vận chuyển vật liệu bằng không khí dựa trên nguyên lý sử dụng dòng khí chuyển động trong ống dẫn với tốc độ đủ lớnđể mang vật liệu từ chỗ này đến chỗ khác dưới trạng thái lơ lửng. Theo lý thuyết, dòng khí có vận tốc đủ lớn có thể vận chuyển vật liệu có khối lượng riêng và kích thước bất kỳ. Nhưng vì năng lượng để vận chuyển và tiêu tốn tăng nhanh rất nhiều lần so với trọng lực của hạt vật liệu, cho nên trong phạm vi thực tế ứng dụng của phương pháp vận chuyển bằng không khí thường chỉ sử dụng cho các loại vật liệu hạt có kích thước tương đối nhỏ, nhẹ .

Trong các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, hệ thống áp suất thấp và trung bình (chênh áp giữa đầu hút và đẩy <0,1 at) được sử dụng rộng rãi để cơ giới hóa các nguyên công vận chuyển trong phân xưởng và giữa các phân xưởng với nhau. Những hệ thống nầy làm việc

với vận tốc khí trong ống khoảng 18-20 m/s, nồng độ hỗn hợp tương đối thấp (µ= 5kg vật liệu/kg không khí), suất tiêu tốn không khí khá lớn. Trong nhiều trường cho phép kết hợp vận chuyển với một vài quá trình công nghệ khác như làm mát, phân loại, sấy, v.v…

Để đảm bảo cho các hệ thống vận chuyển bằng không khí làm việc không bị ngưng trệ và đáng tin cậy, cần chọn tốc độ không khí như sau:

– Trường hợp vận chuyển hạt trong các ống dẫn nằm ngang khi µ = 1- 4 kg/kg v≥ 18 – 22 m/s.

Hệ Thống Máy Và Thiết Bị Lạnh

Bình ngưng ống chùm nằm ngang

Bình ngưng ống chùm nằm ngang là thiết bị ngưng tụ được sử dụng rất phổ biến cho các hệ thống máy và thiết bị lạnh hiện nay. Môi chất sử dụng có thể là amôniắc hoặc frêôn. Đối bình ngưng NH 3 các ống trao đổi nhiệt là các ống thép áp lực C 20 còn đối với bình ngưng frêôn thường sử dụng ống đồng có cánh về phía môi chất lạnh.

Bình ngưng ống chùm nằm ngang NH3

Trên hình 6-1 trình bày cấu tạo bình ngưng sử dụng trong các hệ thống lạnh NH 3. Bình ngưng có thân hình trụ nằm ngang làm từ vật liệu thép CT 3, bên trong là các ống trao đổi nhiệt bằng thép áp lực C 20. Các ống trao đổi nhiệt được hàn kín hoặc núc lên hai mặt sàng hai đầu. Để có thể hàn hoặc núc các ống trao đổi nhiệt vào mặt sàng, nó phải có độ dày khá lớn từ 2030mm. Hai đầu thân bình là các nắp bình. Các nắp bình tạo thành vách phân dòng nước để nước tuần hoàn nhiều lần trong bình ngưng. Mục đích tuần hoàn nhiều lần là để tăng thời gian tiếp xúc của nước và môi chất; tăng tốc độ chuyển động của nước trong các ống trao đổi nhiệt nhằm nâng cao hệ số toả nhiệt alpha. Cứ một lần nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bình thì gọi là một pass. Ví dụ bình ngưng 4 pass, là bình có nước chuyển động qua lại 4 lần (hình 6-2). Một trong những vấn đề cần quan tâm khi chế tạo bình ngưng là bố trí số lượng ống của các pass phải đều nhau, nếu không đều thì tốc độ nước trong các pass sẽ khác nhau, tạo nên tổn thất áp lực không cần thiết.

1- Nắp bình; 2- Ống xả khí không ngưng; 3- Ống Cân bằng; 4- Ống trao đổi nhiệt; 5- Ống gas vào; 6- Ống lắp van an toàn; 7- Ống lắp áp kế ; 8- Ống xả air của nước; 9- Ống nước ra; 10- Ống nước vào; 11- Ống xả cặn; 12- Ống lỏng về bình chứa

Hình 6-1 : Bình ngưng ống chùm nằm ngang

Các trang thiết bị đi kèm theo bình ngưng gồm: van an toàn, đồng hồ áp suất với khoảng làm việc từ 0  30 kG/cm 2 là hợp lý nhất, đường ống gas vào, đường cân bằng, đường xả khí không ngưng, đường lỏng về bình chứa cao áp, đường ống nước vào và ra, các van xả khí và cặn đường nước. Để gas phân bố đều trong bình trong quá trình làm việc đường ống gas vào phân thành 2 nhánh bố trí 2 đầu bình và đường ống lỏng về bình chứa nằm ở tâm bình.

Nguyên lý làm việc của bình như sau: Gas từ máy nén được đưa vào bình từ 2 nhánh ở 2 đầu và bao phủ lên không gian giữa các ống trao đổi nhiệt và thân bình. Bên trong bình gas quá nhiệt trao đổi nhiệt với nước lạnh chuyển động bên trong các ống trao đổi nhiệt và ngưng tụ lại thành lỏng. Lỏng ngưng tụ bao nhiêu lập tức chảy ngay về bình chứa đặt bên dưới bình ngưng. Một số hệ thống không có bình chứa cao áp mà sử dụng một phần bình ngưng làm bình chứa. Trong trường hợp này người ta không bố trí các ống trao đổi nhiệt phần dưới của bình. Để lỏng ngưng tụ chảy thuận lợi phải có ống cân bằng nối phần hơi bình ngưng với bình chứa cao áp.

Hình 6-2: Bố trí đường nước tuần hoàn

Tuỳ theo kích cỡ và công suất bình mà các ống trao đổi nhiệt có thể to hoặc nhỏ. Các ống thường được sử dụng là: 27×3, 38×3, 49×3,5, 57×3,5.

Từ bình ngưng người ta thường trích đường xả khí không ngưng đưa đến bình xả khí, ở đó khí không ngưng được tách ra khỏi môi chất và thải ra bên ngoài. Trong trường hợp trong bình ngưng có lọt khí không ngưng thì áp suất ngưng tụ sẽ cao hơn bình thường, kim đồng hồ thường bị rung.

Các nắp bình được gắn vào thân bằng bu lông. Khi lắp đặt cần lưu ý 2 đầu bình ngưng có khoảng hở cần thiết để vệ sinh bề mặt bên trong các ống trao đổi nhiệt. Làm kín phía nước bằng roăn cao su, đường ống nối vào nắp bình bằng bích để có thể tháo khi cần vệ sinh và sửa chữa.

Trong quá trình sử dụng bình ngưng cần lưu ý:

– Định kỳ vệ sinh bình để nâng cao hiệu quả làm việc. Do quá trình bay hơi nước ở tháp giải nhiệt rất mạnh nên tạp chất tích tụ ngày một nhiều, khi hệ thống hoạt động các tạp chất đi theo nước vào bình và bám lên các bề mặt trao đổi nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt. Vệ sinh bình có thể thực hiện bằng nhiều cách: ngâm Na 2CO 3 hoặc NaOH để tẩy rửa, sau đó cho nước tuần hoàn nhiều lần để vệ sinh. Tuy nhiên cách này hiệu quả không cao, đặc biệt đối với các loại cáu cặn bám chặt lên bề mặt ống. Có thể vệ sinh bằng cơ khí như buộc các giẻ lau vào dây và hai người đứng hai phía bình kéo qua lại nhiều lần. Khi lau phải cẩn thận, tránh làm xây xước bề mặt bên trong bình, vì như vậy cặn bẫn lần sau dễ dàng bám hơn.

– Xả khi không ngưng.

Khí không ngưng lọt vào hệ thống làm tăng áp suất ngưng tụ do đó cần thường xuyên kiểm tra và tiến hành xả khí không ngưng bình.

Bình ngưng môi chất Frêôn

Bình ngưng có ống trao đổi nhiệt bằng thép có thể sử dụng cho hệ thống frêôn, nhưng cần lưu ý là các chất frêôn có tính tẩy rửa mạnh nên phải vệ sinh bên trong đường ống rất sạch sẽ và hệ thống phải trang bị bộ lọc cơ khí.

Đối với frêôn an toàn và hiệu quả nhất là sử dụng bình ngưng ống đồng, vừa loại trừ vấn đề tắc bẩn, vừa có khả năng trao đổi nhiệt tốt hơn, nên kích thước bình gọn.

Trên hình 6-3 giới thiệu các loại bình ngưng ống đồng có cánh sử dụng cho môi chất frêôn. Các cánh được làm về phía môi chất frêôn.

Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bình ngưng ống chùm nằm ngang

1- Nắp bình, 2,6- Mặt sàng; 3- ống TĐN; 4- Lỏng ra; 5- Không gian giứa các ống

Hình 6-3a: Bình ngưng frêôn

a): Kiểu mặt bích: 1- Vỏ; 2- Mặt sàng; 3- Nắp; 4- Bầu gom lỏng; 5-Van lấy lỏng; 6- Nút an toàn. b) Kiểu hàn : 1- ống trao đổi nhiệt có cánh; 2- Cánh tản nhiệt; 3- Vỏ; 4- Vỏ hàn vào ống xoắn; 5- Lỏng frêôn ra; 6- Hơi frêôn vào

Hình 6-3b: Bình ngưng frêôn

Hình 6-3c: Bình ngưng frêôn

* Ưu điểm

– Bình ngưng ống chùm nằm ngang, giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả giải nhiệt cao, mật độ dòng nhiệt khá lớn q = 3000  6000 W/m 2, k= 8001000 W/m 2.K, độ chênh nhiệt độ trung bình delta t = 56 K. Dễ dàng thay đổi tốc độ nước trong bình để có tốc độ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt, bằng cách tăng số pass tuần hoàn nước.

– Hiệu quả trao đổi nhiệt khá ổn định, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

– Cấu tạo chắc chắn, gọn và rất tiện lợi trong việc lắp đặt trong nhà, có suất tiêu hao kim loại nhỏ, khoảng 4045 kg/m 2 diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, hình dạng đẹp phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.

– Dễ chế tạo, lắp đặt, vệ sinh, bảo dưỡng và vận hành.

– Có thể sử dụng một phần của bình để làm bình chứa, đặc biệt tiện lợi trong các hệ thống lạnh nhỏ, ví dụ như hệ thống kho lạnh.

– Ít hư hỏng và tuổi thọ cao: Đối với các loại dàn ngưng tụ kiểu khác, các ống sắt thường xuyên phải tiếp xúc môi trường nước và không khí nên tốc độ ăn mòn ống trao đổi nhiệt khá nhanh. Đối với bình ngưng, do thường xuyên chứa nước nên bề mặt trao đổi nhiệt hầu như luôn luôn ngập trong nước mà không tiếp xúc với không khí. Vì vậy tốc độ ăn mòn diễn ra chậm hơn nhiều.

* Nhược điểm

– Đối với hệ thống lớn sử dụng bình ngưng không thích hợp vì khi đó đường kính bình quá lớn, không đảm bảo an toàn. Nếu tăng độ dày thân bình sẽ rất khó gia công chế tạo. Vì vậy các nhà máy công suất lớn, ít khi sử dụng bình ngưng.

– Khi sử dụng bình ngưng, bắt buộc trang bị thêm hệ thống nước giải nhiệt gồm: Tháp giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt, hệ thống đường ống nước, thiết bị phụ đường nước vv… nên tăng chi phí đầu tư và vận hành. Ngoài buồng máy, yêu cầu phải có không gian thoáng bên ngoài để đặt tháp giải nhiệt. Quá trình làm việc của tháp luôn luôn kéo theo bay hơi nước đáng kể, nên chi phí nước giải nhiệt khá lớn, nước thường làm ẩm ướt khu lân cận, vì thế nên bố trí xa các công trình.

– Kích thước bình tuy gọn, nhưng khi lắp đặt bắt buộc phải để dành khoảng không gian cần thiết hai đầu bình để vệ sinh và sửa chữa khi cần thiết.

– Quá trình bám bẩn trên bề mặt đường ống tương đối nhanh, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém.

Khi sử dụng bình ngưng ống vỏ nằm ngang cần quan tâm chú ý hiện tượng bám bẩn bề mặt bên trong các ống trao đổi nhiệt, trong trường hợp này cần vệ sinh bằng hoá chất hoặc cơ khí. Thường xuyên xả cặn bẩn đọng lại ở tháp giải nhiệt và bổ sung nước mới. Xả khí và cặn đường nước.

Bình ngưng ống vỏ thẳng đứng

Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Để tiết kiệm diện tích lắp đặt người ta sử dụng bình ngưng ống vỏ đặt đứng. Cấu tạo tương tự bình ngưng ống chùm nằm ngang, gồm có: vỏ bình hình trụ thường được chế tạo từ thép CT 3, bên trong là các ống trao đổi nhiệt thép áp lực C 20, kích cỡ 57×3,5, bố trí đều, được hàn hoặc núc vào các mặt sàng. Nước được bơm bơm lên máng phân phối nước ở trên cùng và chảy vào bên trong các ống trao đổi nhiệt. Để nước chảy theo thành ống trao đổi nhiệt, ở phía trên các ống trao đổi nhiệt có đặt các ống hình côn. Phía dưới bình có máng hứng nước. Nước sau khi giải nhiệt xong thường được xả bỏ. Hơi quá nhiệt sau máy nén đi vào bình từ phía trên. Lỏng ngưng tụ chảy xuống phần dưới của bình giữa các ống trao đổi nhiệt và chảy ra bình chứa cao áp. Bình ngưng có trang bị van an toàn, đồng hồ áp suất, van xả khí, kính quan sát mức lỏng.

Trong quá trình sử dụng bình ngưng ống vỏ thẳng đứng cần lưu ý những hư hỏng có thể xảy ra như sự bám bẩn bên trong các ống trao đổi nhiệt, các cửa nước vào các ống trao đổi nhiệt khá hẹp nên dễ bị tắc, cần định kỳ kiểm tra sửa chữa. Việc vệ sinh bình ngưng tương đối phức tạp. Ngoài ra khi lọt khí không ngưng vào bình thì hiệu quả làm việc giảm, áp suất ngưng tụ tăng vì vậy phải tiến hành xả khí không ngưng thường xuyên. Bình ngưng ống vỏ thẳng đứng ít sử dụng ở nước ta do có một số nhược điểm quan trọng.

Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng

* Ưu điểm

– Hiệu quả trao đổi nhiệt khá lớn, phụ tải nhiệt của bình đạt 4500 W/m 2 ở độ chênh nhiệt độ 45K, tương ứng hệ số truyền nhiệt k = 8001000 W/m 2.K

– Thích hợp cho hệ thống công suất trung bình và lớn, không gian lắp đặt chật hẹp, phải bố trí bình ngưng ở ngoài trời.

– Do các ống trao đổi nhiệt đặt thẳng đứng nên khả năng bám bẩn ít hơn so với bình ngưng ống chùm nằm ngang, do đó không yêu cầu chất lượng nguồn nước cao lắm.

– Do kết cấu thẳng đứng nên lỏng môi chất và dầu chảy ra ngoài khá thuận lợi , việc thu hồi dầu cũng dễ dàng. Vì vậy bề mặt trao đổi nhiệt nhanh chóng được giải phóng để cho môi chất làm mát.

1- Ống cân bằng, 2- Xả khí không ngưng, 3- Bộ phân phối nước, 4- Van an toàn; 5- Ống TĐN, 6- áp kế, 7- Ống thuỷ, 8- Bể nước, 9- Bình chứa cao áp

Hình 6-4 : Bình ngưng ống vỏ thẳng đứng

* Nhược điểm

– Vận chuyển, lắp đặt, chế tạo, vận hành tương đối phức tạp.

– Lượng nước tiêu thụ khá lớn nên chỉ thích hợp những nơi có nguồn nước dồi dào và rẻ tiền.

– Đối với hệ thống rất lớn sử dụng bình ngưng kiểu này không thích hợp, do kích thước cồng kềnh, đường kính bình quá lớn không đảm bảo an toàn.

Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản

Hình 6-6: Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản

Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản được ghép từ nhiều tấm kim loại ép chặt với nhau nhờ hai nắp kim loại có độ bề cao. Các tấm được dập gợn sóng. Môi chất lạnh và nước giải nhiệt được bố trí đi xen kẻ nhau. Cấu tạo gợn sóng có tác dụng làm rối dòng chuyển động của môi chất và tăng hệ số truyền nhiệt đồng thời tăng độ bền của nó. Các tấm bản có chiều dày khá mỏng nên nhiệt trở dẫn nhiệt bé, trong khi diện tích trao đổi nhiệt rất lớn. Thường cứ 02 tấm được hàn ghép với nhau thành một panel. Môi chất chuyển động bên trong, nước chuyển động ở khoảng hở giữa các panel khi lắp đặt.

Trong quá trình sử dụng cần lưu ý hiện tượng bám bẩn ở bề mặt ngoài các panel (phía đường nước) nên cần định kỳ mở ra vệ sinh hoặc sử dụng nguồn nước có chất lượng cao. Có thể vệ sinh cáu bẩn bên trong bằng hoá chất, sau khi rửa hoá chất cần trung hoà và rửa sạch để không gây ăn mòn làm hỏng các panel.

Ưu điểm và nhược điểm

* Ưu điểm:

– Do được ghép từ các tấm bản mỏng nên diện tích trao đổi nhiệt khá lớn, cấu tạo gọn.

– Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh sửa chữa và thay thế. Có thể thêm bớt một số panel để thay đổi công suất giải nhiệt một cách dễ dàng.

– Hiệu quả trao đổi nhiệt cao, tương đương bình ngưng ống vỏ amôniắc,

* Nhược điểm:

– Chế tạo khó khăn. Cho đến nay chỉ có các hãng nước ngoài là có khả năng chế tạo các dàn ngưng kiểu tấm bản. Do đó thiếu các phụ tùng có sẵn để thay thế sửa chữa.

– Khả năng rò rỉ đường nước khá lớn do số đệm kín nhiều.

Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Lái Cho Xe Tải Cỡ Lớn Trên Cơ Cở Xe Tải Hyundai

1.

Đề tài thiết kế: Thiết kế hệ thống lái cho ôtô tải cỡ lớn có hai cầu dẫn hướng Tham khảo các số liệu xe tải HYUNDAI 3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: – Tính toán dẫn động lái cho hai cầu dẫn hướng – Tính toán cơ cấu lái – Tính toán cường hoá lái – Lắp ráp, kiểm tra – Quy trình công nghệ gia công chi tiết

Thiết kế hệ thống lái cho xe tải 27 tấn có hai cầu dẫn hướng, với công thức bánh xe 8 x 4

Yêu cầu đối với hệ thống lái xe tải lớn: An toàn chuyển động trong giao thông vận tải bằng ôtô là chỉ tiêu hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng thiết kế và sử dụng phương tiện này. Một trong các hệ thống quyết định đến tính an toàn và ổn định chuyển động của ôtô là hệ thống lái. Để đảm bảo tính êm dịu chuyển động, hệ thống lái cần đảm bảo các yêu cầu sau : + Hệ thống lái phải đảm bảo dễ dàng điều khiển, nhanh chóng và an toàn. + Đảm bảo ổn định bánh xe dẫn hướng + Đảm bảo khả năng quay vòng hẹp dễ dàng + Đảm bảo lực lái thích hợp + Hệ thống lái không được có độ dơ lớn + Đảm bảo khả năng an toàn bị động của xe + Đảm bảo tỷ lệ thuận giữa góc quay vô lăng với góc quay bánh xe dẫn hướng. + Không đòi hỏi người lái xe một cường độ lao động quá lớn khi điều khiển ôtô.

Số liệu tham khảo thiết kế hệ thống lái

Xe tải hạng nặng HUYNDAI  đời 1994

Chiều dài toàn bộ :12270 mm

Chiều cao toàn bộ  :2780 mm

Khoảng cách giữa hai trụ  quay đứng : B0=1880 mm

Chiều dài cơ sở của cầu dần hướng thứ nhất là : L1=7060 mm

Chiều dài cơ sở của cầu dẫn hướng thứ hai là : L2=5360 mm.

Trọng lượng không tải : G0=93000 N

Trọng Lượng toàn tải :  GT=273000 N

Ký hiệu lốp :10.00-20

Trọng lượng toàn tải phân bố ra hai cầu dẫn động lái (cầu I và cầu II) :

                               GT1=GT2=32500 N

Trọng lượng toàn tải phân bố ra hai cầu sau (cầu III và cầu IV ) :

GT3=GT4=104000 N

An toàn chuyển động trong giao thông vận tải bằng ôtô là chỉ tiêu hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng thiết kế và sử dụng phương tiện này. Một trong các hệ thống quyết định đến tính an toàn và ổn định chuyển động của ôtô là hệ thống lái. Để đảm bảo tính êm dịu chuyển động, hệ thống lái cần đảm bảo các yêu cầu sau :+ Hệ thống lái phải đảm bảo dễ dàng điều khiển, nhanh chóng và an toàn.+ Đảm bảo ổn định bánh xe dẫn hướng+ Đảm bảo khả năng quay vòng hẹp dễ dàng+ Đảm bảo lực lái thích hợp+ Hệ thống lái không được có độ dơ lớn+ Đảm bảo khả năng an toàn bị động của xe+ Đảm bảo tỷ lệ thuận giữa góc quay vô lăng với góc quay bánh xe dẫn hướng.+ Không đòi hỏi người lái xe một cường độ lao động quá lớn khi điều khiển ôtô.

Nội dung thiết kế hệ thống lái xe tải

Ảnh chụp từ đồ án:

Bản vẽ kết cấu hệ thống lái xe tải

Các bản vẽ và đồ thị (ghi rõ tên và kích thước các bản vẽ): – Bản vẽ phương án bố trí dẫn động lái (A0) – Bản vẽ đồ thị động học quay vòng (A0) – Bản vẽ kết cấu hệ thống lái (A0) – Bản vẽ phương án bố trí cường hoá (A0) – Bản vẽ cơ cấu lái (A0) – Bản vẽ xylanh lực (A0) – Bản vẽ nguyên lý hoạt động (A0) – Bản vẽ chi tiết (A0) – Bản vẽ quy trình công nghệ gia công rotule (A0)

Tài liệu đồ án được bán với giá 100K.

Tại đây

Liên hệ mua tài liệu:

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!