Bạn đang xem bài viết Phân Biệt Giữa Chế Độ Bridge Và Repeater Của Wireless được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
tonthatanhquan Sat Mar 10, 2012 4:58 pm
1)Bridge là thiết bị hoạt động ở layer 2 (data link) trong mô hình OSI với chức năng dùng để kết nối các network segment lại với nhau. Chức năng này cũng tương tự như repeater và hub, nhưng nó hoạt động theo cơ chế Bridging để quản lý luồng dữ liệu lưu thông giữa các segment một cách hiệu quả, giúp hoạt động của hệ thống mạng được tối ưu hơn thay vì chỉ đơn thuần là chuyển tải dữ liệu trên toàn mạng.
Do hoạt động ở layer 2 nên Bridge sẽ xử lý các thông tin trong từng frame dữ liệu mà nó nhận được với các thông tin địa chỉ MAC của thiết bị gửi và thiết bị nhận. Để phân giải ra các network segment chứa trong thông tin địa chỉ MAC của các frame dữ liệu nhận được, các bridge sẽ sử dụng hai phương pháp sau đây:
* Transparent bridging: Sử dụng cơ sở dữ liệu chuyển tiếp để gửi các frame sang các network segment. Ban đầu, cơ sở dữ liệu chuyển tiếp này chưa có thông tin, khi bridge nhận các frame dữ liệu thì các mục ghi trong cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật để sử dụng. Nếu không tìm thấy một mục ghi địa chỉ trong cơ sở dữ liệu chuyển tiếp thì bridge sẽ phát tán lại frame cho tất cả các port của bridge, khi mạng đích nhận được sẽ gửi tín hiệu trả lời cho Bridge và khi đó mục ghi mới sẽ được cập nhật lên cơ sở dữ liệu để sử dụng cho các lần chuyển tiếp tiếp theo. Ưu điểm của Bridge được thể hiện qua việc nó không những có thể ghi lại đường đi của các frame đến các network segment tương ứng mà còn có thể theo dõi giám sát băng thông của các luồng dữ liệu này để ngăn chặn các hiện tượng looping trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Các Bridge sử dụng phương pháp này được gọi là adaptive bridges.
* Source route bridging: Phương pháp này sử dụng hai dạng frame để tìm ra đường đi đến các network segment cho các frame dữ liệu, hai dạng frame này là Single-Route (SR) và All-Route(AR). Các frame Single-Route chứa đựng hầu hết các lưu thông mạng và đích đến, trong khi các frame All-Route thường để tìm đường đi. Bridge gửi các frame All-Route bằng cách phát tán chúng lên các nhánh mạng và lưu lại từng đường đi của chúng, khi frame All-Route đầu tiên đến được địa chỉ đích cần đến thì nó sẽ được xem đó là đường đi nhanh nhất cho các frame Single-Route sau đó, còn các frame All-Route còn lại sẽ bị loại bỏ. _Ưu điểm của bridge có thể cấu hình được, giá thành tương đối thấp, giúp giảm qui mô xung đột mạng, cho phép quản lý và điều khiển truy cập, phân chia các mạng tương kết một cách tách biệt rõ ràng, đặc biệt là không bị ràng buộc về các yếu tố vật lý như số lượng thiết bị đầu cuối, số lượng repeater và chiều dài của các phân đoạn mạng. _Tuy nhiên, bridge vẫn còn tồn tại những điểm yếu như: không thể giới hạn các phân vùng phát tán dữ liệu, không áp dụng được cho các hệ thống mạng có qui mô đặc biệt lớn, khả năng lưu trữ và chuyển tiếp còn chậm, bị lỗi khi kết nối các giao thức MAC khác nhau. Và do bridge thực hiện nhiều tác vụ xử lý hơn so với repeater nên khi xử lý các lưu lượng mạng lớn sẽ khiến nó trở nên chậm hơn và có giá thành cao hơn so với repeater.
_Riêng về wireless bridge thì cũng với chức năng kết nối một hoặc nhiều network segment riêng biệt lại với nhau bằng sóng wireless theo các tiêu chuẩn qui định 802.11 của tổ chức IEEE. Các wireless bridge thường hoạt động theo cặp đôi hoặc nhiều hơn và có thể triển khai dưới hai hình thức liên kết point–to–point hoặc point–to-multipoint. Trong đó, liên kết point-to-point hoạt động theo cặp đôi wireless bridge để kết nối hai network segment lại với nhau, điển hình như kết nối hệ thống mạng LAN của hai toà nhà, văn phòng ở xa nhau. Liên kết point-to-multipoint lại hoạt động kết hợp nhiều hơn ba wireless bridge lại với nhau, trong đó có một wireless bridge đóng vai trò là root bridge, các bridge còn lại sẽ đóng vai trò là non-root bridge và kết nối vào root bridge này. Khi đó, một non-root bridge này muốn chuyển dữ liệu cho một non-root bridge khác thì bắt buộc nó phải chuyển dữ liệu cho root bridge làm điểm trung gian.
2)Repeater cũng có chức năng tương tự như bridge là mở rộng phạm vi kết nối mạng nhưng hoạt động ở physical layer thấp hơn nhưng chỉ đơn thuần là tăng cường tín hiệu và chuyển tiếp dữ liệu mà thôi. Hiểu một cách chính xác hơn thì repeater khi nhận tín hiệu sẽ khuyếch đại tín hiệu lên và chuyển tiếp ở cấp độ và công suất cao hơn để tín hiệu có thể truyền ở phạm vi xa hơn. Có hai dạng repeater hoạt động theo hai cách thức khác nhau là analog (khuếch đại tín hiệu nhận được để chuyển tiếp mà không cần quan tâm đến trạng thái của dữ liệu như thế nào) hoặc digital (cũng khuếch đại tín hiệu nhưng có thêm các bước định hình, định lại giờ cho tín hiệu nhận được trước khi truyền đi). Tùy vào tín hiệu truyền dạng nào (analog hay digital) mà ta sử dụng repeater phù hợp. Nhưng đa số các repeater sử dụng trong các mạng máy tính hiện nay đều là digital repeater. _Như vậy, về tính năng thì Bridge và Repeater khá giống nhau, nhưng xét về kỹ thuật thì 2 thiết bị này hoàn toàn khác nhau do chúng hoạt động trên 2 layer khác nhau theo các cách thức khác biệt hoàn toàn. Repeater chỉ đơn thuần là 1 thiết bị vật lý để khuyếch đại tín hiệu và chuyển tiếp nên khả năng xử lý của nó nhanh hơn so với bridge, nhưng bù lại nó không có các cơ chế tối ưu hiệu năng cho hệ thống mạng. Ngược lại, Bridge là một thiết bị thông minh hơn, không chỉ đơn thuần là tăng cường chất lượng tín hiệu mạng mà còn có thể mở rộng mạng bằng cách kết nối thêm nhiều network segment lại với nhau, ngoài ra còn có các cơ chế giúp cho hệ thống mạng vận hành ổn định và hiệu quả hơn như đã đề cập trong phần ưu điểm của bridge mà các repeater không có được. Đôi khi một wireless bridge cũng có thể vừa là Bridge vừa là Repeater, tùy vào từng tình huống cụ thể và cách thiết lập mà nó sẽ hoạt động theo chức năng nào.
Trong trường hợp bạn cần mở rộng một hệ thống mạng wireless để kết nối thêm nhiều network segment khác lại với nhau và quản lý chúng thì khi đó bắt buộc bạn phải cần đến Bridge. Lúc này, Bridge sẽ được đặt tại vị trí trung tâm giao nhau của các network segment để các network segment này có thể giao tiếp với nhau thông qua Bridge trung tâm tương tự như một hub/switch nhưng khác ở chỗ là hub/switch chỉ có thể liên kết các IP có cùng Net ID trong khi Bridge có thể liên kết các IP có Net ID khác nhau. Một số ít wireless bridge không có cổng ethernet thì chỉ có thể kết nối các mạng wireless với nhau, nhưng thông thường đa số các wireless bridge đều có một hoặc nhiều cổng ethernet (JR45) để liên kết các network segment dùng cable lại với nhau, hoặc liên kết cả các network segment dùng cable lẫn các network segment wireless thành một mạng thống nhất.
Còn nếu chỉ đơn giản là mở rộng phạm vi phủ sóng của hệ thống mạng wireless hiện tại để hoạt động xa hơn thì chỉ cần đến Repeater là đủ. Khi đó, Repeater sẽ được đặt tại vị trí giao thoa giữa các network segment để tăng cường tín hiệu trao đổi giữa các network segment đó nhằm mở rộng hệ thống mạng về phạm vi hoạt động, thông thường thì các wireless repeater được thiết kế nhằm mục đích mở rộng tầm phủ và tăng cường tín hiệu sóng wireless nên đa số không có các cổng ethernet như Bridge, một số thiết bị Bridge đôi khi còn được nhà sản xuất thiết kế để có thể hoạt động như là một Repeater thông thường.
Do không có một qui định cụ thể về giao diện của trình quản lý các thiết bị này nên mỗi hãng sản xuất đều viết trình quản lý và trình bày giao diện theo ý riêng của mình, vì vậy không thể chỉ dẫn cụ thể cách truy cập vào mục quản lý của từng thiết bị được, mà chỉ nêu ra các bước thực hiện để thiết lập cho các thiết bị này mà thôi.
Tìm Hiểu Về Hub, Repeater, Router, Switch, Bridge, Gateway.
Trong hệ thống mạng LAN, khoảng cách truyền dẫn tín hiệu tối đa là 100m, đối với dây cáp mạng UTP CAT5e. Do đó, khi khách hàng muốn truyền tín hiệu ở một khoảng cách xa hơn thì cần một bộ khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn 100m này. REPEATER chính là một thiết bị như trên.
Hub có thể được xem là một Repeater có nhiều cổng. Nhưng HUB là gì? Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.
Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi – rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
Bridge là gì? Bridge là một thiết bị được dùng để ghép nối 2 mạng khác nhau để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng khác nhau. Nếu có một gói tin được gởi từ mạng này sang một mạng khách. Bridge sẽ sao chép lại gói tin này, đồng thời gởi nó đến mạng đích.
Switch là gì? Switch có thể được xem là một Bridge có nhiều cổng. Switch có thể liên kết được nhiều Segment lại với nhau. Số lượng Segment tuỳ thuộc vào số cổng (Port) trên Switch. Tương tự như cách hoạt động của Bridge, Switch cũng sao chép các gói tin mà nó nhận được từ các máy trong mạng, sau đó, Switch tổng hợp các gói tin này lên bảng Switch, bảng này có vai trò cung cấp thông tin nhằm giúp các gói tin được gởi đến đúng địa chỉ trong hệ thống mạng.
Ngoài ra, Switch còn có một khả năng khách là tạo mạng LAN ảo (VLAN) nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng hệ thống mạng LAN thông qua việc tăng tính bảo mật, kha thác tối đa lợi ích sử dụng của các cổng ( Port) hay tăng cường tính linh động trong việc thêm hoặc bớt máy vào hệ thống mạng.
Router hay còn gọi là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến, là thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến.
Chức năng chủ yếu của Router là gởi các gói dữ liệu mạng giữa 2 hoặc nhiều mạng, từ một tới nhiều điểm đích đến cuối cùng từ router sao cho việc gởi và nhận phải đúng địa chỉ. Router còn có thể phát sóng Wifi (Wifi giúp chúng ta kết nối mạng mà không cần dùng đến cáp mạng đấy ^^!) hoặc truyền các gói tín hiệu thông qua Modern.
Gateway có thể chuyển đổi giao thức của một mạng thành một giao thức khác, thông qua đó, kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau.
Trường hợp muốn kết nối nhiều máy tính vào router ADSL chỉ có một cổng LAN, thì giải pháp là bạn chọn mua thêm một Hub/Switch nhiều cổng. Sau đó, bạn nối một trong các cổng trên Hub/Switch vào cổng LAN trên Router ADSL, và kết nối các máy tính vào các cổng còn lại.
Vấn đề cần quan tâm là bạn đang có bao nhiêu máy tính trong mạng, và bạn dự định sẽ gắn thêm bao nhiêu máy tính nữa vào để dùng chung đường internet ấy.
Bạn cũng đừng quên việc dự phòng thêm một vài cổng khi chúng bị hỏng, và một cổng để mở rộng việc kết nối Switch và điểm phát sóng truy cập Wi-Fi. Các Switch thường có số lượng cổng là lũy thừa của hai, như bốn, tám hay mười sáu cổng. Vì thế, bạn cần cân nhắc để chọn lựa số cổng hợp lý khi mua và sử dụng.
Vậy tôi nên mua Hub hay Switch để dùng trong gia đình?
Hub và Switch đều có các cổng RJ45 xếp thành một hoặc hai hàng, được đánh số thứ tự hoặc không. Tuy nhiên, theo mô hình mạng bảy lớp OSI, thì Hub hoạt động ở lớp 1 (Physical), thấp hơn Switch vốn là thiết bị hoạt động ở lớp 2 (Data Link). Điều này đồng nghĩa với việc thay vì chỉ kết nối về mặt tín hiệu điện giữa các card mạng máy tính lại với nhau như Hub, thì Switch có phần mềm điều khiển, cho phép thực hiện các tác vụ lọc và chuyển tiếp các gói tin với tốc độ nhanh và ổn định hơn.
Ngoài ra, tại một thời điểm chỉ có một cặp máy tính duy nhất được phép trao đổi với nhau trong Hub, vì chúng chiếm toàn bộ băng thông kết nối của Hub. Nếu có nhiều hơn một máy tính cùng gửi tín hiệu lên đường kết nối chung này, thì cả hai tín hiệu đều bị hỏng, gọi là sự va chạm (collision). Vì thế khi bạn kết nối nhiều máy tính vào Hub, xác suất xảy ra va chạm rất cao, đến một ngưỡng nào đó thì trong Hub chỉ toàn các gói tin bị va chạm và không máy tính nào còn có thể truyền dữ liệu cho nhau nữa.
Các Switch có băng thông lớn hơn rất nhiều so với Hub, và nó được chia thành nhiều kênh nhỏ. Mặt khác, khi truyền dữ liệu giữa hai máy tính gắn vào Switch, dữ liệu sẽ chỉ chiếm một phần băng thông, và đi từ một cổng giao tiếp máy tính gửi sang một cổng giao tiếp máy tính nhận. Do đó, các máy tính khác còn lại trong mạng LAN gắn vào Switch vẫn có thể tiếp tục truyền dữ liệu với nhau mà không lo xảy ra va chạm tín hiệu.
Lý do duy nhất để người dùng còn chọn sử dụng Hub là vấn đề giá thành của nó rẻ hơn Switch. Vì thế, nếu không quá bận tâm về chi phí, thì bạn nên chọn mua một chiếc Switch, khi cần kết nối nhiều máy tính trong mạng LAN lại với nhau.
Khi kết nối nhiều Hub, Switch lại với nhau, tôi phải dùng cáp thẳng hay cáp chéo?
Ở mức độ cơ bản, bạn chỉ cần nhớ có hai loại cáp chính: cáp thẳng (straigh through) dùng để nối máy tính vào Hub hay Switch, và cáp chéo (cross over) là cáp dùng để nối hai máy tính trực tiếp lại với nhau, hoặc hai Switch với nhau.
Có hai cách sắp xếp các sợi đồng bọc nhựa màu, trong cáp mạng UTP, là chuẩn T568A và T568B. Để có sợi cáp chéo, bạn cần bấm một đầu cáp theo chuẩn T568A còn đầu kia theo chuẩn T568B.
Tuy nhiên, một số loại Switch đời mới đã hỗ trợ tính năng nhận dạng và tự động chuyển đổi, nên bạn có thể sử dụng cáp thẳng hay cáp chéo đều được.
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Aha Và Bha
Không cần phải bàn cãi, AHA và BHA là các chất tẩy tế bào chết an toàn và có khả năng đem đến sự thay đổi “ngoạn mục” trên làn da. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ về hai thành phần tuyệt vời này? Sự khác nhau giữa chúng là gì? Hãy đọc để biết thêm chi tiết.
Thành phần AHA và BHA
AHA (Alpha Hydroxy Acid) và BHA (Beta Hydroxy Acid) là các thành phần thuộc nhóm axit có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng hoạt động bằng cách “bóc tách” liên kết giữa các tế bào chết, khiến chúng tự rụng đi, để lộ làn da tươi trẻ, khỏe mạnh vốn dĩ bị che lấp bởi các tế bào chết xù xì, xấu xí.
Khi được đặt ở độ pH chuẩn mực dao động trong khoảng từ 3 đến 4, cả AHA và BHA đều sẽ đem đến lợi ích:
Làm mờ nếp nhăn.
Giúp da săn chắc hơn.
Cải thiện màu da không đồng đều.
Tinh chỉnh bề mặt da, giảm thiểu các vùng thô ráp.
Sự khác nhau giữa AHA và BHA
Mặc dù cùng đem đến lợi ích nhất định nhưng mỗi thành phần đều mang những đặc tính riêng biệt, khiến chúng trở nên đặc biệt phù hợp với từng loại da và từng mối quan tâm về da. Cụ thể:
AHA hoạt động trên bề mặt da và hòa tan trong nước. AHA được khuyên dùng với da thường đến da khô nhờ khả năng đẩy mạnh các yếu tố giữ ẩm tự nhiên trong da, chúng cũng được chứng minh về hiệu quả cải thiện các khuyết điểm gây bởi ánh nắng mặt trời.
Trong khi đó BHA hoạt động cả trên bề mặt da và tận sâu bên trong lỗ chân lông, nó có đặc tính hòa tan trong dầu do đó thường được ưa thích bởi người có làn da dầu đến hỗn hợp, những ai có làn da dễ nổi mụn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nở rộng. BHA đồng thời có tính chất làm dịu da tự nhiên, do đó nó đủ dịu nhẹ đối với làn da nhạy cảm, ửng đỏ hoặc bị rosacea.
Với những lợi ích chung và riêng biệt độc đáo, việc sử dụng AHA/BHA sẽ mang lại kết quả tuyệt vời cho làn da của bạn. Bạn có thể sử dụng một hoặc cả hai loại thành phần này trong chế độ chăm sóc da, tùy thuộc vào loại da, mối quan tâm cụ thể và quan trọng nhất là cách mà da bạn phản ứng. Hãy tỉnh táo để hiểu làn da cần gì, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng với những gì nhận được.
Các sản phẩm chứa AHA / BHA tốt nhất hiện nay
Cách Để Phân Biệt Giữa Vi Khuẩn Và Vi Rút
Nắm được sự khác biệt cơ bản. Giữa vi khuẩn và vi rút có những khác biệt cơ bản về kích thước, nguồn gốc và tác động đối với cơ thể.
Vi rút là dạng sống nhỏ nhất và đơn giản nhất; chúng có kích thước chỉ bằng 1/100 đến 1/10 vi khuẩn.
Vi khuẩn thuộc loại đơn bào có thể sống ở trong hoặc ngoài các tế bào khác. Chúng có thể tồn tại không cần tế bào túc chủ. Trong khi đó, vi rút là sinh vật sống trong tế bào, có nghĩa là chúng xâm nhiễm tế bào túc chủ và sống trong tế bào đó. Vi rút làm thay đổi vật liệu di truyền của tế bào túc chủ từ hoạt động bình thường để tự sản sinh ra vi rút.
Thuốc kháng sinh không thể diệt vi rút nhưng có thể diệt hầu hết vi khuẩn trừ khi vi khuẩn kháng được kháng sinh. Sử dụng sai hoặc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Thuốc kháng sinh có xu hướng kém hiệu quả trước những vi khuẩn nguy hiểm trong tương lai. Vi khuẩn gram âm có khả năng kháng mạnh đối với kháng sinh điều trị, nhưng có thể bị tiêu diệt bởi một số kháng sinh khác.
Nhận biết sự khác biệt về cơ chế sinh sản. Vi rút phải có tế bào chủ sống để sinh sôi, như thực vật hoặc động vật, Trong khi đó, hầu hết vi khuẩn có thể phát triển trên bề mặt không có sự sống.
Vi khuẩn có đủ “bộ máy” (cơ quan tế bào) cần thiết để phát triển và nhân rộng và thường sinh sản vô tính.
Ngược lại, vi rút thường chứa đựng thông tin – ví dụ như DNA hoặc RNA, được bao quanh bởi một lớpphủ bảo vệ protein. Chúng cần cơ quan của tế bào túc chủ để sinh sản. “Chân” của vi rút bám vào bề mặt tế bào và vật liệu di truyền trong vi rút xâm nhiễm vào tế bào. Nói một cách khác, vi rút không thực sự là sinh vật “sống”, mà là bộ gien chứa thông tin (DNA hoặc RNA) chuyển động xung quanh cho đến khi gặp vật chủ phù hợp.
Xác định liệu một sinh vật có lợi cho cơ thể hay không. Mặc dù có vẻ khó tin nhưng rất nhiều sinh vật nhỏ bé sống trong cơ thể chúng ta (nhưng khác với cơ thể). Trên thực tế, nếu chỉ tính đến số lượng tế bào thì cơ thể con người có đến 90% là vi khuẩn và chỉ 10% là tế bào. Nhiều vi khuẩn tồn tại hòa bình trong cơ thể; một số còn thực hiện những nhiệm vụ rất quan trọng như tạo vitamin, chia nhỏ chất thải và tạo ôxi.
Ví dụ, phần lớn quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi một loại vi khuẩn gọi là “vi khuẩn đường ruột”. Những vi khuẩn này cũng giúp duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể.
Trong khi chúng ta quen với khái niệm “vi khuẩn có ích” (như vi khuẩn đường ruột), cũng có những vi rút “có ích”, như thể thực khuẩn, có tác dụng “chiếm đoạt” cơ quan tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt tế bào đó. Các chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Yale đã tạo ra vi rút có thể tiêu diệt khối u não. Tuy vậy, hầu hết vi rút chưa được chứng minh là hoạt động có lợi cho con người. Chúng thường chỉ gây hại.
Xác định liệu một sinh vật có đạt tiêu chí có sự sống hay không. Mặc dù không có khái niệm chính thức, rõ ràng về thứ cấu tạo nên sự sống, các nhà khoa học thống nhất rằng vi khuẩn không nghi ngờ gì nữa là sinh vật sống. Trong khi đó, vi rút giống như xác chết sống lại (zombie): chúng không chết nhưng chắc chắn cũng không phải là sinh vật sống. Ví dụ, vi rút có một số đặc điểm của sự sống như có vật liệu di truyền, tiến hóa theo thời gian thông qua chọn lọc tự nhiên, và có thể sinh sản bằng cách tạo ra nhiều bản sao của chúng. Tuy nhiên, vi rút không có cấu tạo tế bào hay cơ chế trao đổi chất riêng; chúng cần tế bào túc chủ để sinh sản. Mặt khác, về cơ bản, vi rút không phải là sinh vật sống. Hãy xem xét các đặc điểm sau:
Khi không xâm nhiễm vào cơ quan của một tế bào khác, vi rút sẽ không hoạt động. Không có một quá trình sinh học nào xảy ra bên trong chúng. Chúng không thể trao đổi chất dinh dưỡng, tạo ra hay bài tiết chất thải, hay tự vận động. Nói cách khác, chúng rất giống một chất liệu không sự sống. Chúng có thể tồn tại trong trạng thái “không sự sống” như vậy trong thời gian dài.
Khi tiếp xúc với tế bào mà vi rút có thể xâm nhiễm, chúng bám vào tế bào đó và một enzyme protein hòa tan vào thành tế bào để tiêm vật liệu di chuyền trong tế bào đó. Tại thời điểm này, khi đã chiếm đoạt tế bào để tạo ra bản sao của mình, vi rút bắt đầu cho thấy một trong những đặc điểm quan trọng của sự sống, đó là: khả năng chuyển vật liệu di truyền vào các thế hệ vi rút sau, sản sinh ra nhiều sinh vật giống chúng hơn.
Nhận biết những nguyên nhân gây bệnh thông thường do vi khuẩn và vi rút. Nếu bạn bị bệnh và bạn biết đó là bệnh gì, việc tìm hiểu liệu bạn bị nhiễm khuẩn hay vi rút có thể đơn giản như thể bạn tìm hiểu thông tin về căn bệnh đó. Những bệnh thông thường do vi khuẩn và vi rút gây ra bao gồm:
Vi khuẩn: Viêm phổi, ngộ độc thức ăn (thường do khuẩn E. coli gây ra), viêm màng não, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm tai, nhiễm trùng vết thương, bệnh lậu.
Vi rút: cảm cúm, thủy đậu, cảm lạnh thông thường, viêm gan B, rubella, SARS, sởi, Ebola, sùi mào gà (HPV), mụn giộp, bệnh dại, HIV (vi rút gây ra bệnh AIDS).
Chú ý là một số bệnh như tiêu chảy và “bệnh sởi” có thể do một trong hai loại sinh vật trên gây ra.
Nếu bạn không biết chính xác bệnh là gì, khó có thể chỉ ra được sự khác biệt giữa vi khuẩn và vi rút vì khó phân biệt được triệu chứng của từng nguyên nhân gây bệnh. Cả vi khuẩn và vi rút đều gây ra triệu chứng chóng mặt, nôn mửa, sốt, kiệt sức và tình trạng khó chịu thông thường. Cách tốt nhất (và đôi khi là cách duy nhất) để xác định bạn bị nhiễm vi khuẩn hay vi rút là gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để biết bạn bị viêm nhiễm kiểu gì.
Một cách để xác định liệu bạn bị nhiễm vi rút hay vi khuẩn là xem việc điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả hay không. Kháng sinh như penicillin chỉ có tác dụng đối với nhiễm khuẩn, chống chỉ định với nhiễm vi rút. Đó là lý do vì sao bạn không nên uống kháng sinh trừ khi bác sĩ kê đơn.
Hầu hết các bệnh và viêm nhiễm do vi rút gây ra, kể cả cảm lạnh thông thường, không có cách điều trị, nhưng có thuốc chống vi rút để kiểm soát và giảm bớt triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vi khuẩn
Lớn hơn (khoảng 1000 nanomét)
Một tế bào: Vách tế bào peptidoglycan/polysaccharide; màng tế bào; ribosome; DNA/RNA chuyển động tự do
Sinh sản vô tính. Nhân đôi DNA và sinh sản bằng cách phân đôi (chia tách).
Kháng sinh; chất tẩy rửa kháng khuẩn tạo ra môi trường vô trùng
Có
Vi rút
Nhỏ hơn (20-400 nanomét)
Không có tế bào: cấu trúc protein đơn giản; không thành tế bào hay màng tế bào; không ribosome, DNA/RNA được bảo vệ trong màng protein
Xâm nhiễm tế bào túc chủ, tạo ra bản sao DNA/RNA của vi rút; vi rút mới được sinh ra từ tế bào túc chủ.
Chưa có. Vắc xin có thể phòng bệnh; triệu chứng có thể được điều trị.
Chưa biết; không đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn truyền thống của sự sống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt Giữa Chế Độ Bridge Và Repeater Của Wireless trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!