Xu Hướng 3/2023 # Nhu Cầu Máu Và Lợi Ích Của Việc Hiến Máu # Top 12 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nhu Cầu Máu Và Lợi Ích Của Việc Hiến Máu # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Nhu Cầu Máu Và Lợi Ích Của Việc Hiến Máu được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau:

– Hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy

– Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể

– Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu.

– Huyết tương: gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng…

Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì:

– Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì :

– Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá…

– Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…

– Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng…

Mỗi năm nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị.

Máu cần cho điều trị hằng ngày, cho cấp cứu, cho dự phòng các thảm họa, tai nạn cần truyền máu với số lượng lớn. Hiện tại chúng ta đã đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho điều trị. Tại Việt Nam, từ năm 2008, các hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế Người hiến máu đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện chỉ đạo, tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm máu vẫn luôn thường trực.

Lợi ích của việc hiến máu

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng. Tuy vậy, nhiều người vẫn còn ngại ngần về việc hiến máu có thể gây tổn hại sức khỏe. Chính nhờ chu kỳ sinh lý của máu, hiến máu hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe nếu thể tích máu hiến phù hợp với thể trạng cũng như tần suất hiến hợp lý. Thậm chí, hiến máu còn được xem là một cơ hội giúp sức khỏe được tăng cường tốt hơn. Đây chính là những lý do ít người biết về ý nghĩa đem lại cho người đi hiến máu. Các lợi ích này gồm:

GIÚP KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG TẠO MÁU

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Khi một lượng máu trong cơ thể bị mất đi, hệ thống tủy xương sẽ có phản ứng tạo ra nguồn máu mới. Chính điều này giúp máu trong cơ thể có cơ hội được thay đổi, chất lượng hồng cầu được trẻ hóa nên sẽ làm việc hiệu quả hơn.

2. ĐƯỢC KHÁM SỨC KHỎE

Khám sức khỏe trước khi đi hiến máu là một điều bắt buộc ở mỗi cá nhân. Bạn phải đủ tiêu chuẩn về tuổi tác và cả các điều kiện về thể lực theo giới mới được phép hiến máu. Theo đó, bạn sẽ được lấy số đo cân nặng, chiều cao, chỉ số mạch và huyết áp. Tiếp theo, bạn sẽ được một bác sĩ thăm khám trực tiếp nhằm đảm bảo bạn không mắc các bệnh lý nội khoa nặng khác như suy tim, suy gan, suy thận, thiếu máu mãn tính, bệnh ác tính…

3. LOẠI BỎ LƯỢNG SẮT THỪA

Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra. Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể.

4. GIẢM NGUY CƠ MẮC CÁC BỆNH

Hiến máu có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gan do tình trạng cơ thể thừa sắt quá mức gây ra. Một chế độ ăn uống giàu sắt có thể làm tăng nồng độ sắt trong máu.

5. ĐỐT CHÁY CALO

Tư vấn và khuyến khích người dân hiến máu an toàn

Có thể nói, máu là một móm quá vô giá mà người hiến máu đã tặng cho người bệnh cần truyền máu để họ có thêm cơ hội để chống chọi với bệnh tật. Họ rất đáng được xã hội trân trọng và ghi nhớ. Thực tế đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.

Năm 2018, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu. Trong đó, 98,3% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương hơn 1,4% dân số tham gia hiến máu. Những cá nhân hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2018, họ đến từ các vùng sâu, biên giới, hải đảo, với những ngành nghề, vị trí công tác khác nhau, nhưng ở họ có một điểm chung, đó là nhiệt huyết với phong trào hiến máu tình nguyện. Trong đó, có những người thuộc nhóm máu hiếm đã tích cực tham gia hiến máu và vận động hàng trăm người cùng tham gia hiến máu.

Mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.

Bạn chỉ nên hiến máu ở những nơi uy tín như bệnh viện, phòng khám hoặc tại ngân hàng máu, các sự kiện – nơi có sự xuất hiện của các chuyên gia y tế.

Để hiến máu an toàn:

– Đêm trước khi hiến máu không nên thức quá khuya, ăn nhẹ (ít đạm, mỡ)

– Không uống rượu bia trước khi hiến máu, chuẩn bị tâm lý ổn định, thoải mái

– Mang theo giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu

– Sau khi hiến máu giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường, hạn chế các hoạt động gắng đòi hỏi nhiều thể lực, bổ sung các chất dinh dưỡng bổ máu, hạn chế sử dụng rượu biatrong ngày đầu sau khi hiến máu.

Những Lợi Ích Từ Việc Hiến Máu

Có nên hiến máu nhân đạo không, hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không… là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu vấn đề này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có buổi trò chuyện với bác sĩ Lương Tố Quyên, Trưởng khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Bác sĩ Lương Tố Quyên, Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (bên trái) đang kiểm tra sức khỏe cho người tham gia hiến máu.

– Bác sĩ có thể cho biết hiến máu có tốt cho sức khỏe hay không và những lợi ích từ hiến máu?

+ Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp mà hầu hết mọi người có thể thực hiện dễ dàng, nhằm giúp đỡ những người cần phải truyền máu. Bên cạnh niềm vui được giúp đỡ mọi người, hiến máu còn có ích cho sức khỏe đối với cả người hiến.

Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu chứa 70% sắt, dẫn tới không ít người thừa sắt trong máu của mình và thừa nhiều có hại hơn lợi. Khi ta cho máu tức là loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.

Nếu trong máu vượt quá một lượng sắt nhất định, có thể kích thích sự hình thành các tế bào gốc tự do trong cơ thể, gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường, làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư. Điều này có nhiều khả năng gây lo ngại cho nam giới lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4-8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tham gia hiến máu, tất cả mọi người đều được kiểm tra sức khỏe, kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo nhịp tim và nhiệt độ. Đây cũng là dịp để đánh giá chức năng cơ thể hoạt động ra sao và nếu có bệnh thì phát hiện kịp thời. Nếu bạn đăng ký hiến máu thường xuyên, như 2 tháng một lần, bạn sẽ có 6 lần kiểm tra sức khỏe trong một năm.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những ai thường xuyên hiến máu giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và ung thư gan, phổi, ruột, dạ dày và cổ họng.

Các trang thiết bị hiện đại tại khoa Huyết học-Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phục vụ hiệu quả công tác xét nghiệm sàng lọc để có máu an toàn trước khi truyền cho người bệnh

– Nhiều người lo lắng khi hiến máu, bác sĩ có thể cho biết hiến máu có hại gì không?

+ Nếu như hiến máu có yếu tố gây hại gì đó cho bản thân bạn thì cơ quan tiếp nhận máu sẽ không đồng ý lấy máu của bạn. Các quy định rất chặt chẽ để sao cho máu không gây hại gì cho người hiến máu

– Điều kiện để tham gia hiến máu là gì, thưa bác sĩ?

+ Điều kiện đầu tiên chính là mọi người tự nguyện đăng ký hiến máu. Độ tuổi nam giới là từ 18 đến 60 tuổi, nữ giới từ 18 – 55 tuổi. Cân nặng từ 45 kg trở lên.

Qua kiểm tra sức khỏe, người hiến máu có các chỉ số mạch, huyết áp trong giới hạn: Mạch 60-90 lần/1 phút; huyết áp tối đa 100-140mmHg, tối thiểu 60-90mmHg. Không mắc các bệnh tim mạch, gan, phổi, thận, ung thư, tiểu đường và các bệnh lý về máu. Không nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu: HIV/AIDS, viêm gan B-C, giang mai, sốt rét. Khi đi hiến máu phải mang theo giấy chứng minh nhân dân

Điều kiện hiến máu nhắc lại: Hiến máu toàn phần 4 lần/1 năm; hiến huyết tương 2 tuần/1 lần; hiến tiểu cầu 4 tuần/1 lần

Trước khi hiến máu, mọi người nên nghỉ ngơi, ngủ tốt đêm trước ngày hiến máu. Không uống rượu, bia trước ngày hiến máu. Ăn nhẹ hoặc ăn sáng bình thường và uống nước trà đường trước khi hiến máu. Ngồi nghỉ 15 phút trước khi khám chọn hiến máu.

Sau khi hiến máu cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tránh làm việc nặng nhọc trong ngày hiến máu. Nên uống viên thuốc sắt sau khi hiến máu. Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Bác sĩ có thể cho biết những dấu hiệu thường gặp sau khi hiến máu?

+ Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể, không gây ra các phản ứng phụ nào khác. Tuy nhiên, có rất ít các trường hợp sau khi hiến máu có cảm giác choáng váng, tình trạng này chủ yếu là do tâm lý.

Trên thực tế, việc hiến máu còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người hiến máu.

Lợi Ích Của Việc Hiến Máu Nhân Đạo

Bạn chỉ nên hiến máu ở những nơi uy tín như bệnh viện, phòng khám hoặc tại ngân hàng máu, các sự kiện – nơi có sự xuất hiện của các chuyên gia y tế. Ngoài ra, người hiến máu cần làm kiểm tra để đảm bảo người nhận máu không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khi tiếp nhận.

Hiến máu có thể mang lại hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, các chứng rối loạn xuất huyết, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và một số bệnh dị tật máu di truyền khác.

Chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt

Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra.

Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng thừa sắt của cơ thể. Tuy nhiên, người hiến tặng cần đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hiến máu.

Giữ tim và gan luôn khỏe mạnh

Hiến máu có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gan do tình trạng cơ thể thừa sắt quá mức gây ra. Một chế độ ăn uống giàu sắt có thể làm tăng nồng độ sắt trong máu.

Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể hấp thu một lượng sắt hạn chế, dẫn đến tình trạng sắt thừa sẽ tích tụ lại trong tim, gan và tuyến tụy. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, suy gan, tổn thương tụy và các tình trạng bất thường về tim mạch như nhịp tim không đều. Trong khi đó, hiến máu có tác dụng giúp duy trì mức sắt đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Hình thành các tế bào máu mới

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

8 Lợi Ích Không Ngờ Của Việc Hiến Máu

Việc hiến máu giúp duy trì nồng độ sắt và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, đồng thời giúp duy trì nhịp tim. Bằng cách kiểm tra nồng độ sắt, việc hiến máu cũng giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

2. Ngăn ngừa bệnh thừa sắt (hemochromatosis)

Một trong những lợi ích sức khỏe chính của việc hiến máu là giảm nguy cơ mắc bệnh thừa sắt (hemochromatosis). Đúng như tên gọi, đó là một tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt. Tình trạng này là do di truyền hoặc có thể do nghiện rượu, thiếu máu và các rối loạn khác gây ra. Việc hiến máu thường xuyên sẽ giảm tình trạng quá tải chất sắt trong cơ thể.

3. Giảm nguy cơ tổn thương gan

Khi nồng độ sắt trong cơ thể bạn trở nên quá mức, nó làm tăng nguy cơ suy gan và tổn thương tuyến tụy. Do đó, việc hiến máu giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa. Điều này, đến lượt nó, giúp giảm nguy cơ tổn thương gan và tuyến tụy, theo Bold Sky.

4. Kiểm soát huyết áp

Một trong những lợi ích quan trọng khác của việc hiến máu là tác động của nó đối với việc kiểm soát mức huyết áp cao. Khi bạn hiến máu, thể tích máu được cân bằng, do đó ngăn ngừa sự gia tăng huyết áp. Vì vậy, một trái tim khỏe mạnh là tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

5. Kích thích sản xuất tế bào máu

Một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng khác của việc hiến máu là nó giúp kích thích việc sản xuất tế bào máu mới, bù cho việc mất máu, qua đó giúp duy trì sức khỏe tổng thể và sức khỏe của bạn, theo Bold Sky.

Theo Đại học California (Mỹ), một người có thể đốt cháy khoảng 650 calorie mỗi lần hiến 1 pint (khoảng 473 cm3) máu. Những người hiến máu có thể giảm cân nếu thực hiện điều này thường xuyên do nó giúp đốt cháy những calorie thừa trong cơ thể bạn. Điều này rất hữu ích cho những người béo phì và có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các rối loạn sức khỏe khác. Tuy nhiên, hiến máu thường xuyên không được khuyến cáo như một cách để giảm cân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhu Cầu Máu Và Lợi Ích Của Việc Hiến Máu trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!