Xu Hướng 3/2023 # Nhân Vật Trong Tác Phẩm Văn Học # Top 7 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nhân Vật Trong Tác Phẩm Văn Học # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Nhân Vật Trong Tác Phẩm Văn Học được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Khái niệm và chức năng của nhân vật a. Khái niệm: Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng…Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. b. Chức năng: Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. 2. Phân loại nhân vật a. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật. Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống…có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án. b. Xét từ góc độ kết cấu (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm). Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh. c. Xét từ góc độ thể loại Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. d. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động…cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể…Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau. 3. Một số biện pháp xây dựng nhân vật a. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo…Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại…Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật b. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. c. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu…Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. d. Miêu tả nhân vật qua hành động Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện…Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật. (Đào Văn Âu, Lý luận văn học)

Sử Thi Trong Văn Học Việt Nam – Văn Học, Tác Phẩm Văn Học Kinh Điển

1. Khái niệm

Sử thi vốn là một khái niệm dùng để chỉ một thể loại hoặc một loại hình nội dung văn học thường xuất hiện trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Thường xây dựng hình tượng ở thang giá trị cao nhất, đẹp nhất, hoàn hảo nhất, nên sự thể hiện cái tôi sử thi luôn ở tâm thế ngưỡng mộ, sùng kính. Lời nói của sử thi là lời của nhân dân, lời của cộng đồng, lời đầu tiên và cũng là lời kết luận cuối cùng…

Sau này, những đặc trưng cơ bản của sử thi dần biến đổi, từ khái niệm sử thi – thể loại văn học, giới nghiên cứu văn học đã đưa ra khái niệm văn học sử thi. Văn học sử thi không thuộc thể loại sử thi, nhưng chứa đựng những đặc điểm cơ bản của sử thi. Nghĩa là cái tôi trữ tình sử thi vừa phải mang đặc tính loại hình (sử thi) vừa phải mang đặc trưng loại thể (trữ tình). Không lặp lại sử thi cổ đại, nhưng nguyên tắc sử thi vẫn được các nhà nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào phạm trù văn học hiện đại. Sự biến đổi của thể loại sử thi đã được tiểu thuyết hiện đại tiếp nhận để hình thành một thể loại mới: “Tiểu thuyết sử thi”.

Văn học sử thi hướng tới cái chung, cái cao cả, sự kiện lịch sử, số phận toàn dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó thường phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính cách toàn dân. Sử thi không phải là những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cộng đồng, của dân tộc trước thử thách quyết liệt. Nhân vật trung tâm không đại diện cho con người cá nhân, mà đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại với tính cách dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Con người sống chủ yếu với hiện tại và tương lai.

2. Phân loại sử thi

Sử thi anh hùng dân gian: kể về những bậc thủy tổ – những anh hùng văn hóa, về các tích truyện dũng sĩ; xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca

Sử thi cổ điển: nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh và các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo

Sử thi anh hùng: ác tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ để bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, toàn dân tộc

3. Đặc điểm sử thi

Là tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế hệ.

Xây dựng hình tượng: Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc… đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí cũng như phẩm chất chung của cả cộng đồng. Số phận cá nhân gắn chặt với số phận cộng đồng. Các vấn đề đời tư hầu như không được đặt ra, nếu có thì cũng chỉ nhằm nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng với cộng đồng.

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm.

Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc. Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Khi xây dựng những hình tượng, nhân vật, thường là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào..Cho nên cảm hứng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng mạn

Không gian sử thi: Không gian sử thi có hai dạng: Không gian của sử thi thần thoại mang đặc điểm của không gian thần thoại và truyền thuyết suy nguyên. Không gian sử thi anh hùng có cả không gian truyền thuyết anh hùng và không gian cổ tích thần kì. Đó là không gian cộng đồng, không gian bao gồm tất cả mọi khía cạnh: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Không gian thiên nhiên là núi non, sông ngòi, cây cỏ, chim chóc, thú vật, sản vật. Không gian xã hội là bản làng, sinh hoạt lao động sản xuất và chiến đấu. Không gian sử thi có chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu không gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, trải qua nhiều loại hình xã hội từ hồng hoang đến công xã nguyên thủy rồi công xã thị tộc, tiếp cuối cùng là xã hội phụ quyền. Chiều rộng là không gian bao quát từ làng quê đến bộ lạc, từ nông thôn đến núi rừng, từ mặt đất đến bầu trời, từ cảnh người đến cảnh vật và cảnh trời.

Thời gian sử thi: Thời gian sử thi là thời gian kéo dài nhiều triều đại, nhiều biến cố. Đó là thời gian lịch sử một dân tộc, bộ lạc, thời gian lịch sử của một dòng họ, một chế độ. Trong suốt thời gian dài có những khoảng thời gian ngắn tương ứng với từng thời kỳ, từng cuộc đời, từng số phận con người. Có khoảng thời gian xác định như thời gian của cuộc đời nhân vật nhưng cũng có khoảng thời gian không xác định đó là thời gian thời kỳ hồng hoang, thời kỳ hình thành dân tộc. Như vậy là ở sử thi có hai loại thời gian: thời gian thần thoại là thời gian không xác định và thời gian truyền thuyết là thời gian xác định, tất cả đều là thời gian quá khứ.

Nếu quý vị thấy bài viết Sử Thi trong văn học Việt Nam thú vị và hữu ích đừng quên chia sẻ để nhiều người được biết đến.

Lợi Ích Xã Hội Của Khoa Học Nhân Văn

Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa về kinh tế, các khoa học nhân văn có một lợi ích xã hội và chính trị. Biện luận này của Nussbaum dựa trên niềm tin rằng “nếu chúng ta gắn bó với các giá trị dân chủ, thì chúng ta phải đào tạo ra không chỉ những nhà kỹ thuật giỏi, mà còn là những con người nam và nữ có những khả năng phê phán và đồng cảm với tha nhân để có thể làm tròn vai trò công dân của mình”. Không có nghĩa là các ngành nhân văn cứ điềm nhiên tọa thị

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này, nhưng không có nghĩa là các ngành nhân văn cứ việc điềm nhiên tọa thị, ung dung với cách làm hiện nay. Ngược lại, các ngành nhân văn phải bước ra khỏi tháp ngà và gắn chặt với đời sống hiện đại, với những vấn đề nó đặt ra và sử dụng những phương pháp và công cụ quen thuộc của nó (toán học, công nghệ thông tin vv). Một ví dụ rõ ràng: ở Mỹ trong khi đa số các trường đại học mang tính hàn lâm hiện nay ngày càng có xu hướng thu hẹp các ngành nhân văn, thì ở ĐH Stanford, một đại học tư nổi tiếng về các ngành công nghệ và khoa học ứng dụng, lại bỏ rất nhiều tiền và công sức để đầu tư cho các ngành nhân văn và có một chương trình nghiên cứu độc đáo là digital humanities (ngành nhân văn kỹ thuật số). Họ cho rằng các kỹ sư của trường đào tạo ra gặt hái nhiều thành công là vì không chỉ giỏi công nghệ và khoa học tự nhiên mà còn rất giỏi về khoa học nhân văn.

Tuy nhiên, đó là với các ngành nhân văn ở Mỹ, còn ở Việt Nam các ngành nhân văn rất yếu kém trong việc hình thành tư duy cho người học, vì chỉ đào tạo theo lối học vẹt, nói theo người trên, chưa kể có những giảng viên dạy những điều vô bổ. Với tư duy học vẹt như vậy, những con người được đào tạo ra không chỉ đóng góp thấp về hiệu quả kinh tế cho xã hội, mà đóng góp hiệu quả tinh thần cũng sẽ hoàn toàn là số không nếu không phải là số âm! Do đó, từ quan điểm của Nussbaum về giá trị của các ngành nhân văn trong việc đào tạo ra những con người có tư duy phê phán và năng lực đồng cảm, chúng ta càng thấy rằng các ngành nhân văn ở Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi cải cách vô cùng cấp bách.

Vũ Thị Phương Anh

Cách Học Giỏi Môn Vật Lý Trong Trường Phổ Thông

Các bạn học sinh cũng cần lưu ý về những công thức được rút gọn trong sách giáo khoa từ một công thức tổng quát. Ưu điểm của việc rút gọn công thức là giúp bạn dễ dàng làm nhanh những bài tập trắc nghiệm nhưng lại có một hạn chế là có quá nhiều công thức khiến cho bạn không nhớ nổi và dễ nhầm lẫn.

Kinh nghiệm học vật lý trong trường hợp này là phải cẩn thận và ghi nhớ tốt. Nên nhớ một công thức tổng quát, sau đó đơn giản công thức tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng nhớ hết thì càng tuyệt vời nhưng phải đảm bảo là bạn đang nhớ đúng và không nhầm lẫn, nếu không chắc chắn thì nên học theo cách nhớ tổng quát.

Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm và cách học bài hiệu quả , một điều nữa cũng hết sức quan trọng đó là xây dựng lòng say mê đối với môn học. Vì nếu bạn không yêu thích và có cảm giác chán nản, sợ hãi đối với môn học thì bạn sẽ không bao giờ học tốt được. Vậy làm thế nào để xây dựng lòng yêu thích đối với môn Vật lý ?

Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên mở rộng kiến thức thay vì chỉ chăm chú vào những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Hãy tìm kiếm thêm tư liệu từ internet hoặc những sách tham khảo có bán tại nhiều nhà sách. Đó cũng là bí quyết học môn Vật lý hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua.

Nếu bạn cảm thấy sự tìm tòi của cá nhân bạn không mấy thú vị và không mang lại hiệu quả thì hãy lập cho mình những nhóm học tập. Sau đó cùng nhau lên kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng. Nếu một mình bạn loay hoay mãi mà không tìm được đường đi cho một bài tập khó thì với nhiều người, khả năng tìm ra đáp án sẽ nhanh hơn và việc học hỏi lẫn nhau cũng là phương pháp giúp bạn học ngày càng tiến bộ hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhân Vật Trong Tác Phẩm Văn Học trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!