Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân, Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Thường Biến Là Gì? được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thường biến chỉ biến đổi về kiểu hình và không biến đổi kiểu gen, thường biến không di truyền từ thế hệ bố mẹ sang các đời sau. Có thể dễ dàng nhận ra thường biến thông qua các biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định của các loại thực vật hay động vật. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường tác động lên kiểu hình của cá thể.
Hoa liên hình. Màu sắc của hoa liên hình có thể thay đổi không phụ thuộc bố mẹ mà là do nhiệt độ môi trường. Lấy giống F1 hoa liên hình đỏ nhân giống với F1 hoa liên hình đỏ sẽ cho ra dòng con lai F2 có ¼ là hoa liên hình màu trắng và ¾ là hoa màu đỏ.
Hoa liên hình đỏ giống thuần chủng sẽ cho ra hoa màu trắng khi trồng ở nhiệt độ 350 độ C. Thế hệ sau của hoa liên hình trắng sẽ cho ra hoa màu đỏ nếu trồng ở nhiệt độ 200 độ C. Sau đó lại cho giống hoa liên hình trắng thuần chủng trồng ở 350 độ C và 200 độ C đều cho ra hoa trắng.
Có thể khẳng định dòng bố mẹ không di truyền các tính trạng sẵn có của mình sang dòng con mà di truyền một kiểu gen. Kiểu gen này sẽ quy định các phản ứng của cơ thể cây con trước môi trường. Đây chính là thường biến, là sự tương tác giữa môi trường và kiểu gen.
Cây rau mác khi còn mọc trong nước có lá hình tròn, mặt lá và độ dày lá mảnh.
Tuy nhiên khi chúng vươn ra khỏi mặt nước sẽ thường biến tác động với môi trường tạo ra lá hình mũi mác vươn thẳng.
Thường biến là kiểu biến đổi không gây ảnh hưởng đến chất lượng của cá thể, nó chỉ tác động đến kiểu hình bên ngoài. Nhờ vậy mà thường biến giúp các loại sinh vật thích nghi và thay đổi phù hợp với từng dạng môi trường. Đây là kiểu biến đổi có lợi đối với cả thực vật lẫn các loài động vật. Biến đổi thường biến mang đến các ưu điểm và lợi ích hơn so với đột biến gây thay đổi gen.
Không di truyền.
Tương ứng với điều kiện môi trường dẫn đến biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định.
Thường biến là gì cho ví dụ? – Thường biến về bản chất chính là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Đặc điểm của thường biến là gì?
Mức phản ứng là gì? Hay mức phản ứng của thường biến là gì? – Đây chính là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hoặc nhóm gen) điều kiện môi trường khác nhau. Mỗi gen có mức phản ứng riêng, các kiểu gen khác nhau sẽ quy định mức phản ứng khác nhau.
Các kiểu gen chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường là kiểu gen có mức phản ứng rộng. Ngược lại kiểu gen ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sẽ có mức phản ứng hẹp. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất cây trồng hay vật nuôi. Trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định, kĩ thuật quyết định năng suất cụ thể của giống. Tác động của giống và biện pháp kĩ thuật sẽ quyết định năng suất.
Giúp thực vật và động vật thích nghi với môi trường luôn thay đổi, có lợi cho bản thân sinh vật.
Không di truyền các tính trạng xấu sang dòng F2.
Biến đổi vật chất di truyền, biến đổi kiểu hình, không biến đổi gen.
Theo những nghiên cứu về thường biến thì cha mẹ không truyền cho con những kiểu hình (tính trạng) đã được hình thành sẵn mà lại truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng của kiểu hình đó trước môi trường.
Tính trạng (kiểu hình) chính là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
Tính trạng chất lượng sẽ phụ thuộc chủ yếu bởi kiểu gen, chứ không phải môi trường.
Tính trạng số lượng lại chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường hay kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
Ý nghĩa của thường biến là gì?
Thường biến ở người có thể biểu thị thông qua việc cùng ở dưới một môi trường nhưng có người da trắng và da đen, da vàng. Hay mùa hè tóc sẽ mọc nhiều hơn đến mùa đông tóc sẽ thưa và rụng nhiều. Da vào mùa hè thường đổ dầu và mùa đông lại khô nứt.
Tác giả: Việt Phương
Quản Trị Nguồn Nhân Lực Là Gì? Vai Trò, Mục Tiêu Và Ý Nghĩa
1.1. Nhân lực là gì? Nguồn nhân lực là gì?
Nhân lực là bao gồm toàn bộ các tiềm năng của con người trong một tổ chức (từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao). Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động.
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động trong tổ chức đó. Bao gồm tất cả các cá nhân tham gia bất kỳ hoạt động nào của tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì.
Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi cá nhân bao gồm cả thể lực và trí lực.
Thể lực là sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người phụ thuộc vào giới tính, thời gian công tác, độ tuổi….
Trí lực chính là chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách…của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh chuyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu, đã được khai thác triệt để. Sự khai thác tiềm năng trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của con người.
1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Theo Mathis & Jackson (2007), quản trị nguồn nhân lực là việc thiết kế các hệ thống chính thức trong một tổ chức để đảm bảo hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài năng của con người nhằm thực thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức, quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hoá), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Xét về nội dung, có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông quan tổ chức của nó nhằm thu hút, xây dựng và phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, thực chất của quản trị nguồn nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức với người lao động. Nói cách khác, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm đưa con người vào tổ chức, giúp con người thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
2.1. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực hay quản trị nhân sự nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người ở tầm vĩ mô có hai mục tiêu cơ bản:
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp (Trần Kim Dung, 2006) [1]
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau:
Do sự canh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm và gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu.
Nghiên cứu về quản trị nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đạt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung của nhân viên với mình và biết nhạy cảm vói nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong tuyển mộ, tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.
Đối với Việt Nam, là một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức thấp, kinh tế chưa ổn định và Nhà nước chủ trương ” quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người ”, thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho nhà quản trị nhân lực rất nhiều vấn đề cần giải quyết bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những biến động không ngừng của thị trường lao động…tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, tài chính, trình độ phát triển ở các tổ chức.
Hầu như tất cả các tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động cơ bản như sau: xác định nhu cầu nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân viên,đào tạo, trả công…Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực được chia làm 3 nhóm:
Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp và gồm các hoạt động như: Hoạch định nhu cầu nhân viên, Phân tích công việc, tuyển dụng nhân viên. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc, vị trí nào cần tuyển thêm người.
Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt đối với các ứng viên là như thế nào? Việc áp dụng những kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng cử viên tốt nhất cho công việc.
Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực thường có các hoạt động: dự báo và hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Nhóm này thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức-phương pháp quản lý mới, kỹ thuật công nghệ mới cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Nhóm chức năng duy trì nguồn lực chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.
Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp. (Nguồn: Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Tp.HCM).
Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ viết thuê luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, cao học. Nếu bạn bận rộn không có thời gian để hoàn thành hay gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành bài luận, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề.
Fdi Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Fdi
FDI là viết tắt của từ ” Foreign Direct Invesment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoà i . Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và chiếm quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Hiện nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp FDI này chưa thực sự rõ ràng. Luật Đầu tư 2014 không đề cập trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Đặc điểm của FDI
– Có khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư lớn
– Thúc đẩy các nước muốn có nhu cầu thu hút vốn FDI với hành lang pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
– Theo pháp luật của mỗi quốc gia thì tỷ lệ vốn gọp giữa các nhà đầu tư có sự thay đổi cho phù hợp với lợi nhuận cũng như rủi ro gặp phải;
– Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp;
– Các nước được đầu tư có cơ hội tiếp nhận được công nghệ tiên tiến từ các nhà đầu tư bởi các nước đầu tư sẽ đưa theo công nghệ của mình tới nơi muốn đầu tư
– Chủ đầu tư có quyền quyết định về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đi theo đó là việc chịu trách nhiệm cũng như được hưởng quyền lợi từ quyết định của mình.
Vai trò của FDI
Tác động tích cực
Những tác động tích cực của FDI đem lại bao gồm:
– Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
– Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
– Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
– Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
– Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
– Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Tác động tiêu cực
– Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
– Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
– Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
– Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật 024 6258 7666
Tài Nguyên Biển Là Gì? Vai Trò, Đặc Điểm, Thực Trạng Tài Nguyên Biển
Nước Việt Nam vốn có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú nhưng hiện nay đã không còn được như trước do tốc độ khai thác mạnh mẽ và bị tác động từ nhiều yếu tố. Nhiều người băn khoăn về khái niệm tài nguyên biển là gì? Tài nguyên biển và hải đảo được biết đến là nguồn tài nguyên sinh vật cùng với tài nguyên phi sinh vật có trong lòng biển, đại dương, hải đảo như sinh vật dưới biển, khoáng sản, nước, năng lượng thủy triều…
Tài nguyên biển cung cấp đa dạng thực phẩm, dầu lửa, khoáng sản, nguyên liệu quý giá phục vụ cho cuộc sống con người và sự phát triển của kinh tế. Tài nguyên biển còn được ví như máy điều hòa nhiệt độ của Trái Đất và khí hậu Việt Nam nói riêng.
Tài nguyên biển là gì? Biển cung cấp vô vàn loại hải sản với số lượng lớn như tôm, cua, cá, rong, tảo, ngọc trai, san hô, đồi mồi,…Trong nguồn nước biển có chứa muối và khoáng chất dạng muối. Và ven biển có cát và hóa chất có trong cát.
Ở biển con người có thể khai thác dầu ở, khí đốt phục vụ công nghiệp, sản xuất. Biển cung cấp năng lượng gió và thủy triều. Giao thông đường biển tạo thuận lợi cho con người di chuyển tới nơi khác hay vận chuyển hàng hóa số lượng lớn nhanh hơn.
Vai trò tài nguyên biển là gì?
Có thể thấy, tài nguyên biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nước ta có tài nguyên biển dồi dào, biển vây quanh dọc suốt chiều dài lãnh thổ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người. Có thể nói biển cũng là nơi cung cấp nguồn sinh sống cho con người tồn tại và phát triển.
Tài nguyên biển cung cấp khối lượng lớn thực phẩm đa dạng giàu dinh dưỡng cho bữa ăn con người ngon lành, đảm bảo sức khỏe. Biển như cỗ máy điều hòa giúp không khí mát mẻ, làm dịu sự khốc liệt nóng bức, khô hạn của thời tiết. Biển thu và lưu giữ lượng CO2 lớn tầm 30% thừa trong nhà kính, giúp sự sống ổn định sinh sôi.
Tài nguyên biển cung cấp hóa chất, khoáng sản phục vụ các ngành nghề kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển đất nước. Nguồn năng lượng đòi dào phục vụ khoa học, công nghệ cải tiến đời sống dân cư hiện đại hơn. Năng lượng sạch từ biển như năng lượng sóng, thủy triều đang khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và lợi ích khác. Tài nguyên biển phong phú thuận tiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, thu hút du khách quốc tế.
Đặc điểm tài nguyên biển Việt Nam?
Đặc điểm của tài nguyên biển là gì? Nước ta có tài nguyên biển với nhiều loài sinh vật phong phú, cụ thể khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.000 loài cá khác nhau. Trong đó có khoảng 83 loài sinh vật biển được đưa vào trong Sách Đỏ Việt Nam. Bao gồm 37 loài cá, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật mảnh vỏ và 3 loài mực.
Việt Nam có nguồn tài nguyên phi sinh vật lớn, bao gồm khoáng sản, tài nguyên năng lượng và nhiều loại tài nguyên khác…
Tài nguyên đặt biệt có mặt ở nhiều biển đảo cung cấp dồi dào năng lượng phục vụ cuộc sống của con người. Đôi khi tài nguyên này khó định lượng không giống như 2 loại tài nguyên trên, cụ thể là địa hình bờ và đảo, không gian mặt biển. Biển nước ta nối thông với nhiều nước nên thuận lợi cho giao thương, phát triển giao thông vận tải biển, đẩy mạnh quan hệ hợp tác các nước về nhiều lĩnh vực.
Hiện trạng tài nguyên biển hiện nay
Từ khái niệm tài nguyên biển là gì, nhiều người cũng quan tâm đến thực trạng của tài nguyên biển và hải đảo hiện nay. Trên thực tế, kinh tế biển nước ta đang phát triển khai thác tài nguyên ngày càng nhiều, vì vậy đã dẫn tới tình trạng suy thoái tài nguyên vùng biển và hải đảo. Thủy hải sản bị đánh bắt quá mức, thậm chí trái phép ở nhiều vùng biển dẫn tới cạn kiệt. Hệ sinh thái như san hô, thảm cỏ, rừng ngập mặn đang bị phá hoại và suy thoái.
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng khiến cho tài nguyên biển bị đe dọa ở mức báo động trầm trọng. Điển hình là vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả nước thải trái phép khiến hải sản chết hàng loạt khiến tài nguyên biển bị cạn kiệt ở diện rộng.
Hiện trạng tài nguyên biển trên thế giới
Trên thế giới nguồn tài nguyên biển phong phú thế nhưng trước sức ép dân số tăng nhanh, khai thác tiềm năng phục vụ kinh tế nên dần khiến tài nguyên bị báo động. Biển ở mọi nơi bị khai thác với tốc độ chóng mặt và không có tính xây dựng, giữ gìn nên khó phục hồi. Chủ yếu con người tập trung vào lợi nhuận và tiện ích trước mắt mà xem nhẹ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm, gia tăng mức nước biển, thay đổi nhiệt độ khiến tài nguyên bị đe dọa khan và tiêu diệt nhiều giống loài. Theo khảo sát thì có khoảng 80% lượng cá đã bị khai thác. Tài nguyên khoáng sản, dầu khí bị khai thác nhiều, phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tăng nhanh.
Dân cư ven biển tăng, hoạt động kinh tế vẫn mạnh nên nước thải xả ra vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm. Từ đó khiến gia răng mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ nhiều và mức phá hủy lớn.
Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí tài nguyên biển
Ý nghĩa khi sử dụng hợp lý tài nguyên biển là gì? Tài nguyên biển không phải là vô tận, để hình thành như hiện nay mất cả triệu năm, nếu bị khai thác và hủy hoại cạn kiệt sẽ khó phục hồi và tốc độ cực kỳ chậm. Do đó việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng chính là để nguồn sống cho con người.
Sử dụng hợp lý tài nguyên đảm bảo sự tồn tại bền vững, có thời gian sản sinh thêm nữa. Giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức một cách bừa bãi, hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước, không khí. Từ đó bảo vệ được sức khỏe của con người. Ngăn chặn sự tác động và biển chuyển khốc liệt của thiên tai tới đời sống con người.
Please follow and like us:
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân, Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Thường Biến Là Gì? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!