Xu Hướng 9/2023 # Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Máy Lạnh Công Nghiệp # Top 11 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Máy Lạnh Công Nghiệp # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Máy Lạnh Công Nghiệp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho bảo quản, máy làm đá cây và nguyên lý hoạt động của hệ thống máy lạnh công nghiệp Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho bảo quản tương đối đa dạng. Có hai dạng phổ biến nhất hay sử dụng là giải nhiệt bằng gió (dàn ngưng) và giải nhiệt bằng nước (bình ngưng).

Hình sau giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh thường sử dụng cho các kho lạnh bảo quản trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản hoặc các đơn vị cung cấp máy sản xuất đá viên.

Trước kia người ta hay sử dụng kiểu giải nhiệt bằng gió trong hệ thống máy lạnh công nghiệp, tuy nhiên qua thực tế sử dụng, nhận thấy những ngày mùa hè nóng nực hiệu quả giải nhiệt kém, nhiều hệ thống áp suất ngưng tụ khá cao, thậm chí rơ le áp suất cao ngắt không hoạt động được.

Ví dụ ở Đà Nẵng, mùa hè nhiều ngày đạt 38 độ C, khi sử dụng dàn ngưng giải nhiệt bằng gió, thì nhiệt độ ngưng tụ có thể đạt 48 độ C, nếu kho sử dụng R22, áp suất tương ứng là 18,543 bar. Với áp suất đó rơ le áp suất cao HP sẽ ngắt dừng máy, điều này rất nguy hiểm, sản phẩm có thể bị hư hỏng. Áp suất đặt của rơ le HP thường là 18,5 kG/cm2.

Vì vậy, hiện nay người ta trong hệ thống máy lạnh công nghiệp, thường sử dụng bình ngưng trong các hệ thống lạnh của kho lạnh bảo quản. Xét về kinh tế giải pháp sử dụng bình ngưng theo kinh nghiệm chúng tôi vẫn rẻ và có thể dễ dàng chế tạo hơn so với dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí.

Điểm đặc biệt trong sơ đồ nguyên lý hệ thống máy đá cây, kho lạnh này là bình ngưng kiêm luôn chức năng bình chứa cao áp. Đối với bình ngưng kiểu này, các ống trao đổi nhiệt chỉ bố trí ở phần trên của bình.

Với việc sử dụng bình ngưng – bình chứa, hệ thống máy lạnh công nghiệp trở nên đơn giản, gọn hơn và giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, nhiệt độ lỏng trong bình thường lớn hơn so với hệ thống có bình chứa riêng, nên áp suất ngưng tụ cao và hiệu quả làm lạnh có giảm.

Máy Lạnh Công Nghiệp, Điều Hòa Công Nghiệp, Hệ Thống Máy Lạnh Công Nghiệp

– Điều hòa VRV

Điều hòa VRV là kiểu hệ thống máy lạnh công nghiệp các tòa nhà cao tầng, công trình với diện tích sử dụng lớn, hoặc có yêu cầu cao về tiện ích sử dụng và có sự hạn chế về vị trí đặt các dàn nóng giải nhiệt riêng rẽ.

Máy lạnh trung tâm VRV là dòng sản phẩm tốt nhất trên thị trường với nhiều ưu điểm vượt bậc hơn so với những thương hiệu khác trên thị trường. Sự phát triển cũng như càng ngày càng cải tiến nâng cấp chất lượng đến người dùng, hệ thống máy lạnh trung tâm VRV đã ra đời cho đến nay được hơn 30 năm với 4 thế hệ VRV I, II, III, IV phù hợp nhu cầu lắp đặt điều hòa nhà xưởng.

1. Cấu tạo hệ thống điều hòa công nghiệp VRV

Bao gồm các thiết bị chính: Dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống đường ống dẫn và phụ kiện

Dàn nóng: Là một dàn trao đổi nhiệt lớn ống đồng, cánh nhôm trong có bố trí một quạt hướng trục. Môtơ máy nén và các thiết bị phụ của hệ thống làm lạnh đặt ở dàn nóng. Máy nén lạnh thường là loại máy ly tâm dạng xoắn ống gió mềm

Dàn lạnh: Bộ phận này có nhiều chủng loại như các dàn lạnh của các máy điều hòa rời. Một dàn nóng được lắp không cố định với một số dàn lạnh nào đó, miễn là tổng công suất của các dàn lạnh dao động trong khoảng từ 50 ÷ 130% công suất dàn nóng. Nói chung các hệ VRV có số dàn lạnh trong khoảng từ 4 đến 16 dàn.

Nối dàn nóng và dàn lạnh là một hệ thống ống đồng và dây điện điều khiển. Ống đồng trong hệ thống này có kích cỡ lớn hơn máy điều hòa rời. Hệ thống ống đồng được nối với nhau bằng các chi tiết ghép nối chuyên dụng gọi là các REFNET rất tiện lợi

Hệ thống có trang bị bộ điều khiển tỷ tích vi (PID) để điều khiển nhiệt độ phòng lọc bụi

Hệ có hai nhóm đảo từ và điều tần (Inverter) và hồi nhiệt (Heat recovery). Máy điều hoà VRV kiểu hồi nhiệt có thể làm việc ở 2 chế độ sưởi nóng và làm lạnh.

Hệ thống điều hòa trung tâm VRV gồm 4 loại: VRV âm trần nối ống gió VRV đặt sàn VRV treo tường

2. Đặc điểm của hệ thống máy lạnh trung tâm VRV

– Một cụm dàn nóng có thể kết nối với nhiều dàn lạnh khác nhau: 1 dàn nóng có thể nối với 32 dàn lạnh.

– Có thể đặt dàn nóng trên sân thượng làm tăng tính thẩm mỹ của công trình vì đường ống gas nối giữa dàn nóng – dàn lạnh lên đến 1000m.

– Dàn nóng làm việc với công suất bằng với công suất dàn lạnh. Chúng ta nên lưu ý: Dàn nóng giảm tải thấp nhất là 10%/ tổng công suất dàn nóng.

3. Ưu điểm của máy lạnh trung tâm VRV

Tiết kiệm năng lượng

– Điều khiển cục bộ chính xác và công nghệ inverter giảm thiểu điện năng tiêu thụ giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu.

Thiết kế dễ thích nghi

– Đa dạng về kiểu dáng máy ví dụ như máy lạnh công nghiệp âm trần giúp tiết kiệm diện tích sử dụng trong nhà xưởng.

– Phong phú với các loại công suất điều hòa, đảm bảo hệ thống được thiết kế phù hợp với không gian cần lắp đặt.

Điều khiển cục bộ

– Hệ thống VRV cho phép điều khiển nhiệt độ từng vị trí riêng biệt mang lại tiện nghi tối đa cho toàn bộ khu vực nhà xưởng công nghiệp.

Linh hoạt trong cách bố trí

Do giải nhiệt bằng gió nên hệ thống có thể được lắp đặt ở bất kỳ nơi đâu và không đòi hỏi những thiết bị kèm theo như các hệ thống giải nhiệt bằng nước (yêu cầu phải có bơm nước, tháp giải nhiệt …)

Độ an toàn cao

– Với khả năng kết nối với hệ thống báo cháy của khu vực, khi có hỏa hoạn xảy ra, máy lạnh nhà xưởng sẽ tự động ngắt nguồn điện hoặc ở từng vị trí hoặc toàn bộ không gian.

– Cùng với đó hệ thống không sử dụng những đường ống dẫn gió lớn nên sẽ hạn chế được việc dẫn lửa và lan truyền khói trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra.

Tiết kiệm chi phí lắp đặt và vận hành

– Đường ống gas nối giữa dàn nóng và dàn lạnh chỉ là những ống đồng có tiết diện rất nhỏ do đó sẽ làm giảm thiểu tối đa chi phí lắp đặt.

– Tiết kiệm chi phí vận hành nhờ việc sử dụng việc thay đổi lưu lượng môi chất trong hệ thống thông qua điều chỉnh tần số dòng điện của máy nén, do đó đạt hiệu quả cao trong khi hoạt động, tiết kiệm được chi phí vận hành của hệ thống.

Bài viết khác

Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Lạnh

Cấu tạo của máy lạnh

Máy lạnh được cấu tạo bởi 2 thành phần chính đó là dàn nóng và dàn lạnh.

Dàn nóng máy lạnh (dàn nóng điều hòa) là nơi trao đổi nhiệt giữa khi bên ngoài môi trường theo kiểu ống đồng cánh nhôm.dàn nóng có cánh quạt theo kiểu hướng trục.Vì vậy mà khi dàn nóng đước lắp đặt ngoài trời thì cũng không cần phải che đậy lại, dàn nóng này có khả năng chịu đựng được cả nắng mưa. Nói vậy thôi chứ khi lắp đặt cũng không nên lắp đặt dàn nóng tiếp xúc trực tiếp của các tia bức xạ mặt trời nó sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của dàn nóng.

Dây điện điều khiển: Sự kết nối giữa giàn nóng điều hòa và giàn lanh điều hòa thì ngoài 2 ống dẫn gas còn phải sử dụng các dây điện điều khiển.

Cấu tạo chính dàn nóng: Bao gồm máy nén(block máy lạnh) và cánh quạt. Việc sử dụng máy lạnh tiêu hao điện năng là do bộ phận dàn nóng quyết định. Nó có thể chiếm đến 95% lượng điện tiêu thụ của máy. Còn lại là sự tiêu thụ điện của dàn lạnh(chỉ có quạt và board điều khiển nên điện năng tiêu thụ không đáng kể, khoảng 5%.)

Máy nén: là thiết bị có nhiệm vụ nén Gas ở thể khí sang thể lỏng ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao

Motor quạt: Những motor của cánh quạt sẽ giúp sự tản nhiệt cho dàn ngưng

Van tiết lưu điện tử: Nhiệm vụ chính của van tiết lưu là khi môi chất lạnh đi qua nó, thì nó sẽ chuyển những dung môi này từ thể lỏng sang thể khí.

Dây điện động lực: Dây điện động lực hay còn gọi là dây điện nguồn. Dây này thường được nối trực tiếp với giàn nóng từ nguồn điện cung cấp. Tuỳ theo máy điều hòa có công suất như thế nào mà ở đó ta nên sử dụng nguồn điện 1 pha hay là 3 pha.

Kinh nghiệm: Đối với những máy điều hòa có công suất từ 36.000 trở lên thì ta nên sử dụng điện 3 pha. Còn nhỏ hơn thì sử dụng điện 1 pha.

Dàn lạnh điều hòa

Dàn lạnh điều hòa (dàn lạnh máy lạnh) là thiết bị được lắp đặt ở trong căn phòng hay một không gian nào đó, là nơi để trao đổi nhiệt theo kiểu ống đồng cánh nhôm.

Dàn trao đổi nhiệt: có nhiệm vụ thải nhiệt và thải ẩm cho dàn lạnh.

Cảm biến nhiệt: bao gồm các cảm biết đó là cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến độ ẩm và cảm biến độ dàn.

Motor quạt dàn lạnh: Những motor quạt này có nhiệm vụ điều khiển cánh quạt đảo dọc hay đảo ngang và quạt lồng sóc hút không khí sau đó đẩy qua fin lọc.

Dàn lạnh của điều hòa có nhiều dạng khác nhau tùy vào kiểu mẫu mà người dùng lựa chọn. Với mỗi kiểu thì dàn lạnh cũng được thiết kế lắp đặt khác nhau.

Máy lạnh đặt sàn: Máy lạnh kiểu này này có cửa thổi gió được thiết kế phía trên, cửa hút không khí đặt bên hông, phía trước. Dạng này chỉ phù hợp với những nơi có không gian cao rộng.

Máy lạnh áp trần: Máy lạnh áp trần được thiết kế lắp đặt ở áp sát trần nhà. Dàn lạnh áp trần chỉ phù hợp cho những không gian có trần thấp và rộng.

Máy lạnh dấu trần: Máy lạnh dấu trần có dàn lạnh được dấu hẳn bên trong trần hay la phông trần nhà. Loại dấu trần này chỉ phù hợp ở những nơi như văn phòng sang trọng, công sở hay những khu thương mai có trần giả.

Máy lạnh treo tường: Máy lạnh treo tường là dạng phổ biến nhất. Dàn lạnh điều hòa treo tường này được thiết kế lắp đặt trên tường. Dạng này chỉ phụ hợp với những nơi có không gian vừa và nhỏ.

Máy lạnh cassette: Máy lạnh cassette khi lắp đặt người thợ thường sẽ khoét trần và sẽ lắp đặt áp lên bề mặt của trần nhà. Toàn bộ dàn lạnh Cassettle này sẽ nằm sâu trong trần, chỉ có duy nhất cho mặt trước của dàn lạnh là nổi ra ngoài bề mặt trần.Loại này phù hợp cho khu vực có không gian rộng như các hội trường, phòng họp, đại sảnh…

Ngoài ra, cấu tạo của điều hòa còn có những thiết bị khác như: Cuộn cảm, đầu nối, đèn báo hiệu,cầu chì, trạm nối dây hay hệ điều khiển…

Nguyên lý hoạt động của điều hòa Chu trình hoạt động của điều hòa

Với mỗi dòng máy lạnh với công nghệ khác nhau thì nó cũng sẽ có những cấu tạo khác nhau, nhưng hầu như đa số các bộ phận chính và chức năng hoạt động của những dòng máy lạnh đó đều không có nhiều thay đổi.

Quá trình này diễn ra trong trình tự tuần hoàn khép kín

Một lượng môi chất làm lạnh như Freon trộn với một lượng nhỏ dầu nhẹ (để bôi trơn máy nén) được nén bởi máy nén làm cho nó trở thành khí nóng, áp suất cao, khí nóng này chạy qua một loạt các cuộn dây (các cuộn dây màu đỏ trong sơ đồ) và với sự giúp đỡ của quạt tản nhiệt này sang bên ngoài.

Trong quá trình này, freon nguội đi và ngưng tụ thành chất lỏng sau đó chạy qua một van mở rộng, tại thời điểm đó chất lỏng bay hơi trở thành khí áp suất thấp lạnh (các cuộn màu xanh trong sơ đồ). Đi qua một loạt các cuộn dây và với sự hỗ trợ của cánh quạt tản nhiệt thứ 2, hấp thụ nhiệt và làm mát bên trong của tòa nhà hay căn phòng

Các cuộn dây làm mát (màu xanh) gây ra độ ẩm trong không khí ấm hơn bên trong để ngưng tụ thành nước nhỏ giọt và chảy ra bên ngoài của tòa nhà, quá trình ngưng tụ này làm giảm độ ẩm bên trong. Nguyên tắc ngưng tụ này cũng là cách các máy khử ẩm hoạt động.

Nguyên tắc tương tự cho nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, thiết bị khác

Nguyên lý hoạt động Tủ lạnh cũng làm việc trên cùng một nguyên tắc như nguyên lý hoạt động máy lạnh, phần màu đỏ của cuộn dây chạy phía sau bên ngoài của tủ lạnh và phần màu xanh của cuộn dây chạy bên trong các bức tường cách nhiệt của tủ lạnh. Để làm mát phần tủ lạnh của tủ lạnh hơn phần còn lại của tủ lạnh, nhiều cuộn dây được chạy trong khu vực đó hơn là các phần khác của tủ lạnh.

Đây là một mô tả cơ bản về cách điều hòa không khí hoạt động, trong cuộc sống thực, các bộ ổn nhiệt được thêm vào để thiết lập nhiệt độ mong muốn, các thiết bị bảo vệ để bảo vệ máy nén khỏi bị quá nhiệt.

Nếu lỗ thông hơi không đầy đủ hoặc bị che khuất trên máy điều hòa không khí có thể làm cho thiết bị bị đóng băng nặng đến mức luồng không khí bị chặn. Nếu điều này xảy ra, hãy tắt thiết bị và để thiết bị rã đông hoàn toàn, đôi khi bạn có thể chọn để quạt chạy (không chạy máy nén) để tăng tốc quá trình rã đông.

Sau khi rã đông, đảm bảo rằng không có sự tắc nghẽn của luồng không khí tồn tại. Những thứ như màn cửa hoặc rèm che bên trong máy điều hòa không khí đủ để cản trở luồng không khí và làm cho nó bị đóng băng. Một tủ quần áo rất gần trong một số trường hợp cũng có thể có ảnh hưởng đến luồng không khí.

Đối với máy điều hòa trung tâm, máy nén và cuộn dây màu đỏ (như minh họa trong sơ đồ) ngồi trong một thiết bị bên ngoài, các cuộn dây màu xanh (như minh họa trong sơ đồ) được lắp đặt trong không khí cưỡng bức của lò, quạt bên trong lò được sử dụng giúp truyền nhiệt tới các cuộn dây và cho phép không khí lạnh bị ép vào bên trong nhà.

Đến đây thì chắc hẳn bạn đọc đã biết được ít nhiều về cấu tạo nguyên lý hoạt động của chiếc máy lạnh nhà mình như thế nào rồi đó.

Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng máy lạnh, bạn gặp vấn đề gì thì có thể liên hệ đến cho công ty chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết hơn.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Lái

Từ trước đến nay tồn tại một cặp cơ cấu lái khác nhau. Có thể tóm tắt chung nhất là cơ cấu bánh răng – thanh răng (Rack-and-pinion) và trục vít – bánh vít (recirculating ball). Trước hết chúng ta cùng xem xét nguyên lý của hệ thống bánh răng – thanh răng.

Hình 3: Xin mời kích chuột vào vô lăng để xem nguyên lý

Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng xuất hiện và rất nhanh được sử dụng phổ biến trên các xe ô tô du lịch và xe tải nhỏ, xe SUV. Nó là một cơ cấu cơ khí khá đơn giản. Một bánh răng được nối với một ống kim loại, một thanh răng được gắn trên một ống kim loại. Một thanh nối (tie rod) nối với hai đầu mút của thanh răng.

Bánh răng tròn được nối với trục tay lái. Khi bạn xoay vành tay lái, bánh răng quay làm chuyển động thanh răng. Thanh nối ở hai đầu thanh răng được gắn với một cánh tay đòn trên một trục xoay (hình 4).

Cặp bánh răng – thanh răng làm hai nhiệm vụ:

Chuyển đổi chuyển động xoay của vành tay lái thành chuyển động thẳng cần thiết để làm đổi hướng bánh xe.

Nó cung cấp một sự giảm tốc, tăng lực để làm đổi hướng các bánh xe dễ dàng và chính xác hơn.

Trên đa số xe hơi hiện nay người ta thường phải xoay vành tay lái ba đến bốn vòng để chuyển hướng bánh xe từ cuối cùng bên trái sang tận cùng bên phải và ngược lại. Tỉ số truyền của hộp tay lái là tỉ số biểu thị mối quan hệ của góc quay vành tay lái với góc mà bánh xe đổi hướng. Ví dụ, nếu vành tay lái quay đượcmột vòng (360 độ) mà chiếc xe đổi hướng 20 độ, thì khi đó tỉ số lái là 360 chia 20 bằng 18: 1. Một tỉ số cao nghĩa là bạn cần phải quay vành tay lái nhiều hơn để bánh xe đổi hướng theo một khoảng cách cho trước. Tuy nhiên, một tỉ số truyền cao sẽ không hiệu quả bằng tỉ số truyền thấp. Nhìn chung, những chiếc ô tô hạng nhẹ và thể thao có tỉ số này thấp hơn so với các xe lớn hơn và các xe tải hạng nặng. Tỉ số thấp hơn sẽ tạo cho tay lái phản ứng nhanh hơn, bạn không cần xoay nhiều vành tay lái khi vào cua gấp, và đây chính là một đặc điểm có lợi cho các xe đua. Các ô tô loại nhỏ này khá nhẹ nên chỉ cần loại tay lái có tỷ số thấp, các loại xe lớn thường phải dùng loại hộp tay lái có tỷ số cao hơn đển giảm lực tác động của người lái khi điều khiển xe vào cua.

Một số chiếc xe có hộp số với tỷ số thay đổi được, vẫn sử dụng bộ bánh răng thanh răng nhưng có bước răng ở phần giữa và phần bên ngoài khác nhau (bước răng là số răng trên một đơn vị độ dài). Điều này làm cho chiếc xe có phản ứng nhanh hơn khi bác tài bắt đầu đánh lái nhưng lại giảm được lực khi các bánh xe gần ở vị trí hạn chế.

Hệ thống lái bánh răng-thanh răng có trợ lực

Ở hệ thống lái này, thanh răng được thiết kế hơi khác so với loại thường một chút. Một phần của thanh răng có chứa một xi lanh và một piston luôn ở vị trí giữa. Piston được nối với thanh răng. Có hai đường ống dẫn chất lỏng ở hai bên của piston. Một dòng chất lỏng (thường là dầu thuỷ lực) có áp suất cao sẽ được bơm vào một đầu đường ống để đẩy piston dịch chuyển, hỗ trợ thanh răng chuyển dịch. Như vậy, khi bạn đánh lái sang bên nào thì cũng có sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lực sang bên đó.

Cơ cấu lái trục vít-êcu-bi-cung răng

Cơ cấu này hiện đang được sử dụng trên hầu hết các xe tải và SUV. Sự liên kết của các chi tiết trong cơ cấu hơi khác với cơ cấu lái kiểu bánh răng – thanh răng.

Bạn có thể tưởng tượng rằng cơ cấu có hai phần. Phần thứ nhất là một khối kim loại có một đường ren rỗng trong đó. Bên ngoài khối kim loại này có một vài răng ăn khớp với một vành răng (có thể dịch chuyển một cánh tay đòn). Vành tay lái được nối với một trục có ren (giống như một cái êcu lớn) và ăn khớp với các rãnh ren trên khối kim loại nhờ các viên bi tròn (xem hình 7). Khi xoay vành tay lái, êcu quay theo. Đáng lẽ khi vặn chiếc êcu này, nó phải đi sâu vào trong khối kim loại đúng theo nguyên tắc ren nhưng nó đã bị giữ lại nên khối kim loại phải di chuyển ngược lại. Điều này đã làm cho bánh răng ăn khớp với khối kim loại này quay và dẫn đến di chuyển các cánh tay đòn làm các bánh xe chuyển hướng.

Như trên hình vẽ đã thể hiện, chiếc êcu ăn khớp với khối kim loại nhờ các viên bi tròn. Các bi này có hai tác dụng: một là nó giảm ma sát giữa các chi tiết. Thứ hai, nó làm giảm độ rơ của cơ cấu. Độ rơ xuất hiện khi đổi chiều tay lái, nếu không có các viên bi, các răng sẽ rời nhau ra trong chốc lát gây nên độ dơ của tay lái.

Hệ thống trợ lực của cơ cấu lái này cũng tương tự như của cơ cấu lái bánh răng – thanh răng. Việc hỗ trợ cũng được thực hiện bằng cách đưa dòng chất lỏng áp suất cao vào một phía của khối kim loại.

Bơm thuỷ lực

Để cung cấp cho hệ thống thuỷ lực hoạt động hỗ trợ cho hệ thống lái, người ta sử dụng một bơm thuỷ lực kiểu cánh gạt (hình 8). Bơm này được dẫn động bằng mô men của động cơ nhờ truyền động puli – đai. Nó bao gồm rất nhiều cánh gạt (van) vừa có thể di chuyển hướng kính trong các rãnh của một rô to. Khi rô to quay, dưới tác dụng của lực ly tâm các cánh gạt này bị văng ra và tì sát vào một không gian kín hình ô van. Dầu thuỷ lực bị kéo từ đường ống có áp suất thấp (return line) và bị nén tới một đầu ra có áp suất cao. Lượng dầu được cung cấp phụ thuộc vào tốc độ của động cơ. Bơm luôn được thiết kế để cung cấp đủ lượng dầu ngay khi động cơ chạy không tải, và do vậy nó sẽ cung cấp quá nhiều dầu khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao. Để tránh quá tải cho hệ thống ở áp suất cao, người ta phải lắp đặt cho hệ thống một van giảm áp (xem hình 9).

Hệ thống trợ lực lái sẽ hỗ trợ người lái khi anh ta tác dụng một lực trên vành tay lái (khi muốn chuyển hướng xe). Khi người lái không tác động một lực nào (khi xe chuyển động thẳng), hệ thống không cung cấp bất cứ một sự hỗ trợ nào. Thiết bị dùng để cảm nhận được lực tác động lên vành tay lái được gọi là van quay.

Chi tiết chính của van quay là một thanh xoắn. Thanh xoắn là một thanh kim loại mỏng có thể xoắn được khi có một mô men tác dụng vào nó. Đầu trên của thanh xoắn nối với vành tay lái còn đầu dưới nối với bánh răng hoặc trục vít, vì vậy toàn bộ mô men xoắn của thanh xoắn cân bằng với tổng mô men người lái sử dụng để làm đổi hướng bánh xe. Mô men mà người lái tác động càng lớn thì mức độ xoắn của thanh càng nhiều.

Hình 11: Hình động này sẽ cho bạn biết quá trình hoạt động của van xoay và sự đóng, mở các van khi bạn tác động lực vào vành lái (xin mời kích chuột vào tâm hình tròn màu trắng để xem nguyên lý hoạt động của van xoay)

Đầu vào của trục tay lái là một thành phần bên trong của một khối van hình trụ ống. Nó cũng nối với đầu mút phía trên của thanh xoắn. Phía dưới của thanh xoắn nối với phía ngoài của van ống. Thanh xoắn cũng làm xoay đầu ra của cơ cấu lái, nối với bánh răng hoặc trục vít phụ thuộc vào kiểu hệ thống lái.

Khi thanh xoắn bị vặn đi, nó làm bên trong của van ống xoay tương đối với phía ngoài. Do phần bên trong của van ống cũng được nối với trục tay lái (tức là nối với vành tay lái) nên tổng số góc quay giữa bên trong và ngoài của van ống phụ thuộc vào việc người lái xoay vành tay lái.

Khi vành tay lái không có tác động, cả hai đường ống thuỷ lực đều cung cấp áp suất như nhau cho cơ cấu lái. Nhưng nếu van ống được xoay về một bên, các đường ống sẽ được mở để cung cấp dòng cao áp cho đường ống phía bên đó. Tuy nhiên các hệ thống bổ trợ trên có hiệu quả thấp. Chúng ta cùng nghiên cứu một số hệ thống trong tương lai cho hiệu suất cao hơn.

Hệ thống lái trợ lực điện (Electric Power Steering)

1. Vô lăng (lực tay đánh lái); 2. Mô tơ trợ lực điện; 3. Phản lực từ mặt đường lên lốp xe; 1+2. Trợ lực khi đánh lái​

Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện được dựa trên tín hiệu về cảm biến mô men nằm trong cụm trợ lực lái. Khi người lái tác dụng lên vô lăng thực hiện việc chuyển hướng, dưới tác dụng của phản lực từ mặt đường qua bánh xe, thước lái tác dụng lên thanh xoắn nằm trong cụm trợ lực điện. Cảm biến mô men có tác dụng đo mô men đánh lái (độ biến dạng của thanh xoắn) từ đó gửi tín hiệu về hộp điều khiển. Căn cứ vào tín hiệu của cảm biến mô men hộp điều khiển đưa ra dòng điện điều khiển mô tơ trợ lực đủ lớn để hỗ trợ việc xoay trục tay lái theo chiều của người lái điều khiển, vì vậy lực đánh lái sẽ được hỗ trợ và trở lên nhẹ hơn rất nhiều.

So sánh hệ thống lái trợ lực điện và trợ lực thủy lực

Khi so sánh hệ thống lái trợ lực điện với hệ thống lái trợ lực thủy lực, thì hệ thống lái điện có nhiều ưu điểm nổi bật so với hệ thống lái thủy lực, cụ thể:

Hệ thống lái điện không cần dẫn động từ động cơ nên động cơ không phải mất công suất lai cho hệ thống trợ lực lái do vậy sẽ tiết kiệm 2%-3% nhiên liệu khi hoạt động.

Hệ thống lái điện không sử dụng môi chất (dầu thủy lực) dẫn động trợ lực nên đảm bảo vệ sinh môi trường hơn.

Hệ thống lái điện cho cảm giác lái thật hơn ở tốc độ cao. Đối với hệ thống lái thủy lực, tốc độ càng cao lái càng nhẹ do vậy làm cho người lái rất dễ bị đánh lái quá và xe không ổn định đặc biệt khi vào cua gấp. Đối với hệ thống điện thì điều này lại khác hoàn toàn, trợ lực nhẹ khi tốc độ thấp và nặng hơn khi xe chạy ở tốc độ cao, điều này cho cảm giác lái thật hơn, chắc chắn hơn.

Trợ lực lái điện nhẹ và nhạy hơn so với trợ lực lái thủy lực.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm lớn nhất của hệ thống trợ lực lái điện đó là chi phí sửa chữa. Khi hỏng các chi tiết bên trong cụm trợ lực thì cần phải thay toàn bộ cụm trợ lực mà không nên sửa chữa để đảm bảo an toàn khi lái xe, không bị mất lái đột ngột.

Cấu Tạo Và Sơ Đồ Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Làm Lạnh

Các thiết bị sử dụng hệ thống lạnh

Thực tế cho thấy phần lớn các thiết bị điện tử trong gia đình như tủ lạnh, điều hòa, tủ rã đông đều phải sử dụng hệ thống làm lạnh để vận hành máy móc. Có thể nói he thong lanh rất đa dạng về kết cấu và thiết bị, tuy nhiên chúng đều giống nhau về nguyên lý hoạt động. Việc chúng ta tìm hiểu về kết cấu, nguyên lý vận hành sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa các sản phẩm để tiêu dùng. Đồng thời điều này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản để có thể dễ dàng xử lý máy móc khi chúng gặp những trục trặc hay sự cố bất ngờ.

Cấu tạo cơ bản của hệ thống máy lạnh

1/ Hệ thống làm lạnh của điều hòa

Để có thể giúp bạn dễ hiểu, chúng tôi sẽ cung cấp sơ đồ nguyên lý hệ thống làm lạnh của điều hòa cơ bản. Như đã đề cập bên trên, điều hòa chắc chắn sẽ cần dàn lạnh và quạt dàn lạnh, bảng mạch điện tử được lắp bên trong nhà để phục vụ việc làm lạnh không khí. Các bộ phận còn lại như dàn nóng, quạt dàn nóng, van tiết lưu hay tụ điện và các linh kiện khác sẽ có tác dụng liên kết nối giữa cục nóng và cục lạnh qua đường dẫn gas và dây điện. Đây là hệ thống làm lạnh cơ bản nhất. Tuy nhiên ở một số gia đình bạn sẽ thấy có sự khác biệt một chút. Điều này sẽ phụ thuộc vào các kỹ thuật viên tìm cách xử lý và lắp đặt sao cho phù hợp nhất với thiết kế của gia đình bạn.

2/ Hệ thống làm lạnh của tủ lạnh

Bên trên điện lạnh Minh Bảo đã cung cấp chi tiết về hệ thống làm lạnh của điều hòa. Ví dụ tiếp theo chính là sơ đồ hệ thống lạnh của tủ lạnh. Giống như điều hòa, dàn lạnh sẽ lắp đặt bên trong tủ lạnh và dàn nóng sẽ được bố trí ở đằng sau nó hoặc hai bên thành tủ lạnh. Máy nén và van tiết lưu sẽ được đặt ở vị trí sau khoang máy. Điểm khác biệt lớn nhất của tủ lạnh và điều hòa chính là cách hoạt động nguyên lý của chúng. Bởi nếu điều hòa chỉ cần làm lạnh ở mức độ khoảng 20 độ C thì tủ lạnh cần một mức độ thấp hơn để có thể tạo thành đá. Chính vì tính khác biệt nhỏ này mà hệ thống vận hành cũng có sự khác biệt một chút.

Sơ đồ và cấu tạo chung của hệ thống làm lạnh

Để có thể giúp bạn hiểu kỹ hơn, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích một cách chi tiết nhất về tính năng và công dụng của từng bộ phận được liệt kê bên trên

1/ Dàn lạnh

Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống làm lạnh. Bộ phận này sẽ bao gồm ống dẫn gas chạy song song với các lá nhôm dẫn nhiệt. Dàn lạnh sẽ được thiết kế có nhiều lỗ hổng ở giữa để các lá nhôm có thể thuận tiện trao đổi không khí đi qua dàn lạnh.

2/ Quạt dàn lạnh

Tác dụng chính của quạt dàn lạnh là tạo giá luồng gió lưu thông liên tục trong phòng. Từ đó luồng gió này có thể đi qua dàn lạnh để trao đổi nhiệt

3/ Dàn nóng

Khác hẳn với dàn nóng, dàn lạnh được thiết kế để xả nhiệt ra bên ngoài môi trường và làm mát môi chất trong dàn nóng. Nhiệt nóng được truyền từ môi chất qua ống đồng đến lá nhôm bắt đầu tản nhiệt

4/ Quạt dàn nóng

Tác dụng chính của quạt dàn nóng chính là thổi mát qua dàn nóng giúp môi chất giảm nhiệt khi đi qua đây

5/ Ống dẫn gas

Ống dẫn gas đóng một vai trò quan trọng chính là liên kết các bộ phận dàn nóng, quạt dàn nóng và dàn lạnh, quạt dàn lạnh cũng như các chi tiết nhỏ khác. Tùy thuộc vào công suất hoạt động của loại thiết bị đó mà kích thước ống dẫn cũng khác nhau.

6/ Máy nén

Máy nén được xem là bộ phận trung tâm của thiết bị lạnh. Bộ phận này có tác dụng hút gas dạng khí từ dàn lạnh để nén sang gas dạng lỏng đẩy vào dàn nóng. Như vậy quá trình này sẽ tạo ra được sự luân chuyển liên tục của gas trong đường ống

Ngoài những bộ phận quan trọng trên, sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm lạnh còn bao gồm các chi tiết và bộ phận nhỏ như tụ điện, rơ le nhiệt, bộ xả đá,.. Tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể mà sẽ có những bộ phận và chi tiết đặc thù không thể thiếu. Nhưng khi mua các sản phẩm điện tử trên thì hầu như không thể thiếu được các bộ phận cơ bản đó.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Nén Lạnh

News & Event

“Nguyên lý hoạt động của máy nén lạnh”

Máy nén lạnh là bộ phận quan trọng nhất trong các hệ thống lạnh nén hơi. Máy nén lạnh có nhiệm vụ: liên tục hút hơi môi chất lạnh sinh ra ở thiết bị bay hơi để nén lên áp suất cao và đẩy vào thiết bị ngưng tụ. Máy nén lạnh cần phải có năng suất hút đủ lớn để duy trì được áp suất bay hơi p0 (tương ứng với nhiệt độ bay hơi t0­) đạt yêu cầu ở dàn bay hơi và có áp suất đầu đẩy đủ lớn để đảm bảo áp suất trong dàn ngưng tụ đủ cao, tương ứng với nhiệt độ môi trường làm mát hiện có.

Máy nén lạnh quan trong một mặt là do chức năng của nó trong hệ thống mặt khác là do gồm nhiều bộ phận chuyển động phức tạp nên chất lượng, độ tin cậy và năng suất lạnh của hệ thống chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng, độ tin cậy và năng suất của máy nén lạnh.

Trong kĩ thuật lạnh nói chung và trong việc làm kho lạnh bảo quản nói riêng người ta thường sử dụng hầu như tất cả các kiểu máy nén với các nguyên lý làm việc khác nhau, nhưng những loại máy nén hay được sử dụng nhất là máy nén pittong, trục vít, rô to xoắn ốc làm việc theo nguyên lí nén thể tích và máy nén tuabin làm việc theo nguyên lý động học.

Theo nguyên lý nén thể tích thì quá trình nén từ áp suất thấp lên áp suất cao nhờ thay đổi thể tích của khoang hơi giữa pittong và xilanh. Máy nén thể tích làm việc theo chu kì và không liên tục. Hơi được hút và nén theo những phần riêng, do đó đường hút và đẩy có hiện tượng xung động. Trong các máy nén lạnh làm việc theo nguyên lý động học, áp suất của dòng hơi tăng lên là do động năng biến thành thế năng . Quá trình làm việc của máy nén tuabin được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu dòng hơi được tăng tốc nhờ đĩa quay và cánh quạt. Giai đoạn 2 dòng hơi có động năng lớn được dẫn đến buồng khuếch tán ở đó động năng biến thành thế năng và áp suất tăng dần. Đặc điểm của máy nén động học là làm việc liên tục và không có van.

Máy nén thể tích có thể tạo ra áp suất lớn chỉ với khối lượng hơi nhỏ, nhưng ngược lại, máy nén động học đòi hỏi 1 dòng hơi và lưu lượng hơi rất lớn, tỉ số áp suất đạt được qua mỗi tầng cánh quạt lại tương đối hạn chế và phụ thuộc nhiều và tính chất của từng môi chất nhất định.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Trụ sở : 86 Đồng Đen, Phường 14, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Nhà máy sản xuất : Lô MM3-2, đường số 04, KCN Đức Hòa 1, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hoà, Long An

Điện thoại : (+84) 028 38494943 – 028 62937108 – 0913132339

Email : info@tanlongvn.com

website: http://tanlongvn.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Máy Lạnh Công Nghiệp trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!