Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Về Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động – Active Noise Cancelling được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại sao cần chống ồn cho tai nghe ?
Trong khi thưởng thức âm nhạc, yếu tố làm ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh không gì khác chính là tiếng ồn bên ngoài. Khi đeo tai nghe Earbud, chẳng hạn như chiếc Apple Airpods, để nghe nhạc trên đường, chắc chắn người dùng sẽ không thể tập trung vào bản nhạc. Thay vào đó, tiếng còi xe, tiếng nói chuyện sẽ lọt vào tai người đeo, lấn hết âm thanh từ tai nghe. Để tạm thời khắc phục vấn đề này, người dùng thường có xu hướng tăng tiếp âm lượng lên để át lại tiếng ồn, buộc tai người phải chịu đựng hai nguồn âm lớn cùng một lúc. Đây là cách nghe nhạc không khoa học, và có thể ảnh hưởng lớn đến thính lực người dùng sau này.
Để có thể nghe nhạc trong môi trường nhiều tạp âm, các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều kiểu tai nghe chống ồn. Dòng tai nghe này được chia ra làm hai loại, bao gồm chống ồn chủ động Active Noise Cancelling (ANC) và chống ồn thụ động Passive Noise Cancelling (PNC). Trong đó ANC chắc chắn là công nghệ chống ồn hiện đại và hiệu quả hơn so với PNC.
Chống ồn chủ động là gì ?
Chắc chắn bạn đã từng nghe qua cụm từ này ở các sản phẩm Headphone của Bose hay Sony. Active Noise Cancelling là một công nghệ hiện đại được phát triển bởi hãng âm thanh Bose trong những năm cuối thế kỉ 20.
Nguyên lý hoạt động của ANC cũng không quá phức tạp. Những chiếc Headphone sở hữu công nghệ này sẽ được trang bị Micro để ‘nghe’ âm thanh từ môi trường ngoài, sau đó tai nghe sẽ chủ động tạo ra âm ngược pha với những gì Mic thu được. Hai hỗn hợp âm này gặp nhau, và vì chúng dao động ngược hướng nhau, nên cả hai đều sẽ bị triệt tiêu. Kết quả là người dùng sẽ không còn nghe thấy tạp âm từ môi bên ngoài. Như vậy, người đeo có thể thoải mái thưởng thức bản nhạc yêu thích khi đi trên phố hay ở chỗ đông người.
Tuy nhiên đây chưa phải là công nghệ hoàn hảo. Khi tính năng chống ồn chủ động được kích hoạt, chiếc tai nghe sẽ tạo nên màng nhĩ người đeo một áp lực nhẹ, cảm giác tương tự như khi ta ngồi trên máy bay vừa cất cánh. Bạn không cần quá lo lắng, do áp lực này không mạnh nên không gây đau tai như hiện tượng trên máy bay. Cùng với đó, khi hệ thống ANC hoạt động, bạn có thể sẽ nghe được tiếng xì nhỏ trên nền bản nhạc. Cuối cùng, chống ồn chủ động không cản được hoàn toàn 100% tiếng ồn từ môi trường, vì vậy người nghe vẫn có thể nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh.
Chống ồn chủ động khác gì với chống ồn thụ động ?
Chống ồn thụ động chỉ đơn giản là sử dụng Tips tai nghe In-Ear hoặc EarPad trên Headphone để cản một phần tiếng ồn từ bên ngoài. Nguyên lý hoạt động cũng giống như khi bạn bịt tai để tránh ồn vậy.
Còn chống ồn chủ động là hệ thống điện tử có khả năng tự xác định và triệt tiêu nguồn âm. Đương nhiên ANC là công nghệ cao cấp và phức tạp hơn, vì vậy các tai nghe sở hữu tính năng này đều có giá thành cao hơn Headphone thường.
Chọn tai nghe ANC nào tốt ?
Vì Bose là người khai sinh ra công nghệ này, nên không có gì bất ngờ khi dòng tai nghe Bose QuietComfort đang là chuẩn mực về khả năng chống ồn. Hiện tại, chiếc Bose QC35 II, đang là sản phẩm flagship của hãng trên thị trường headphone ANC. Với chất âm hay, khả năng cách âm tốt và trọng lượng nhẹ, đây là lựa chọn tai nghe phù hợp để đem theo mình trong chuyến đi dài ngày.
Tuy nhiên, Bose không phải là nhà sản xuất độc chiếm thị trường tai nghe chống ồn, ta còn có nhiều lựa chọn tuyệt vời nữa đến từ Sony. Dòng Headphone chống ồn WH của hãng không thua kém gì khi so sánh với đối thủ. Sản phẩm cao cấp nhất trong dòng tai này là chiếc Sony WH-1000XM2. Sony cung cấp cho sản phẩm này những công nghệ cực kỳ hiện đại, bao gồm khả năng tùy chỉnh kiểu cách âm qua ứng dụng trên Smartphone và điều khiển tai nghe bằng thao tác chạm. Chất lượng âm thanh và khả năng cản tiếng ồn trên WH-1000XM2 cũng được đánh giá rất cao.
Kết luận
Tóm lại, những chiếc Headphone Active Noise Cancelling có thể tạo ra không gian âm nhạc yên tĩnh riêng tư, giúp người nghe không bị làm phiền bởi tiếng ồn từ môi trường ngoài. Mặc dù chất lượng âm thanh không tốt bằng các headphone Audiophile cùng tầm giá, kiểu tai nghe ANC ghi điểm nhờ vào trải nghiệm thoải mái mang lại cho người dùng.
4 Cách Kích Hoạt Tính Năng Chống Ồn Chủ Động Trên Tai Nghe Airpods Pro
Trên tai nghe AirPods Pro mới ra mắt của Apple có một tính năng rất hay đó là chống ồn chủ động – ANC.
Táo Khuyết giới thiệu thế hệ tai nghe cao cấp mới nhất của hãng, AirPods Pro. Bên cạnh mức giá cao, thiết kế mới, và hộp sạc (charging case) lớn hơn, thay đổi lớn nhất từ trước đến nay trên dòng tai nghe true-wireless của Apple nằm ở tính năng chống ồn chủ động tên gọi Active Noise Cancellation (viết tắt là ANC). Cuối cùng, chúng ta có thể nghe nhạc thoải mái khi đi máy bay, khi di chuyển trên đường bằng xe máy, hoặc trong môi trường nhiều tiếng ồn bất kỳ.
Lưu ý: Trong các bài giới thiệu của mình, Apple cho biết tính năng ANC tương thích với hầu hết các thiết bị của hãng bao gồm iPhone, iPad, iPod Touch, máy Mac và Apple TV, không đề cập đến Android hoặc PC. Điều này có nghĩa, ở thời điểm hiện tại, nếu bạn muốn sử dụng tính năng chống ồn chủ động, bạn bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm trong hệ sinh thái của Apple. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến cách kiểm soát tính năng chống ồn chủ động trên iPhone.
Active Noise Cancellation (ANC) là gì?
ANC là tính năng khử tiếng ồn chủ động trên tai nghe AirPods Pro của Apple. Nó sử dụng hai micro kết hợp với phần mềm xử lý tiên tiến để loại bỏ tiếng ồn, mang đến cho người dùng trải nghiệm nghe nhạc hoặc đàm thoại tốt hơn.
Cụ thể, micro đầu tiên hướng ra ngoài, làm nhiệm vụ thu nhận và phân tích tiếng ồn của môi trường xung quanh. Dựa trên dữ liệu phân tích được, AirPods Pro sẽ tạo ra lượng tiếng ồn tương đương (và ngược pha) để triệt tiêu tiếng ồn xung quanh trước khi nó đến tai người nghe. Micro thứ hai hướng vào trong, làm nhiệm vụ thu nhận và phân tích tiếng ồn ở phía tai của người dùng, và AirPods Pro sẽ loại bỏ phần tiếng ồn còn lại do micro này thu được. Quá trình khử tiếng ồn này diễn ra 200 lần mỗi giây.
Bên cạnh khả năng khử tiếng ồn chủ động, AirPods Pro còn có một tùy chọn khác tên Transparency. Có thể nói đây gần như là tính năng đối cực của Active Noise Cancellation: Nó cho phép AirPods Pro thu nhận âm thanh từ môi trường xung quanh, thay vì triệt tiêu toàn bộ chúng. Nhờ vậy, bạn vừa có thể nghe nhạc hoặc đàm thoại trong khi vẫn theo dõi được những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Bạn cần chạy iOS 13.2
Trước khi tìm hiểu những cách bật tính năng ANC, bạn cần nâng cấp iOS trên iPhone lên phiên bản 13.2 hoặc mới hơn. Nếu việc chi khoảng 250 USD cho AirPod Pro vẫn chưa đủ động lực để bạn cập nhật, iOS 13.2 bao gồm hơn 70 biểu tượng cảm xúc mới, Deep Fusion cho iPhone 11, 11 Pro, và 11 Pro Max; và tính năng Announce Message with Siri, cũng như 19 tính năng và thay đổi quan trọng khác.
Cách 1: Bật ANC từ chính tai nghe AirPods Pro
AirPods Pro có sẵn cảm biến lực. Bởi vậy, cách nhanh nhất để chuyển qua lại giữa chế độ ANC và chế độ Transparency (TM) là bóp mạnh lên phần thân của một trong hai tai nghe. AirPods Pro sẽ phát ra một âm báo cho biết bạn đã chuyển chế độ âm thanh thành công.
Cách 2: Bật ANC từ Control Center của iOS 13 trên iPhone
Nếu bạn sử dụng iPhone, bạn có thể bật nhanh tính năng ANC từ Control Center.
Đầu tiên, bạn mở Control Center bằng cách vuốt xuống dưới từ góc trên cùng bên phải của thiết bị (đối với dòng sản phẩm có FaceID) hoặc vuốt lên trên từ cạnh dưới cùng của màn hình (đối với dòng thiết bị có nút Home vật lý). Sau đó, bạn nhấn và giữ thanh tăng giảm âm lượng.
Tại đây, bạn sẽ thấy các tùy chọn ANC và TM hiển thị trên thanh điều khiển ở dưới cùng của màn hình. Hãy chọn Noise Cancellation ở bên trái để kích hoạt tính năng ANC. Để chuyển sang chế độ TM, bạn chọn tùy chọn Transparency ở bên phải. Để tắt một trong hai tùy chọn, bạn bấm nút Off ở chính giữa.
Cách 3: Kích hoạt ANC từ ứng dụng Settings của iOS 13 trên iPhone
Cách 4: Bật ANC từ Apple Watch
Nếu bạn đã kết nối Apple Watch, bạn có thể điều khiển ANC từ thiết bị này. Bấm nút AirPlay trong khi đang nghe nhạc, và bạn sẽ thấy các tùy chọn tương tự những gì bạn thấy trên iPhone.
Ca Tiếu (theo Gadget Hacks)
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn kết nối tai nghe AirPods Pro với iPhone, iPad, Android, Windows và macOS.
Chủ Động Phòng Và Chống “Lợi Ích Nhóm”
Việc nhân danh tổ chức, tập thể và lợi dụng chức quyền để móc nối, liên kết, mưu lợi cho mình, người thân, cùng phe cánh, làm hại đến lợi ích Nhà nước, tập thể, “gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”(6) của những kẻ đã thoái hóa, biến chất dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức Đảng, làm giảm lòng tin của quần chúng với Đảng.
Về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, “lợi ích nhóm” ban đầu chỉ đơn giản là lợi ích cục bộ, móc ngoặc với nhau theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”, chung nhau làm ăn, đôi bên cùng có lợi. Nhưng rồi, cùng với thời gian, lợi ích cục bộ đó bây giờ không chỉ dừng lại ở quan hệ giữa hai bên, hai người mà đã thành “sự ăn cánh”, “đường dây” của một nhóm người mưu lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung(7).
Cụ thể và chi tiết hơn, theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ” (Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII), “lợi ích nhóm”: 1) Diễn ra trong quá trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách về kinh tế – xã hội như quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; trong đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. 2) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…3) Càng về cuối nhiệm kỳ, những người thuộc “nhóm lợi ích” thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình, nhóm mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích…
Tất cả những những biểu hiện này đều “tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên các phạm vi khác nhau”(8), làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, gây suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội và làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đồng thời, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, “lợi ích nhóm” cũng làm cho sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nhanh hơn; trong đó, lối sống trung thực, chính trực bị lối sống thực dụng “nịnh trên nẹt dưới”, chạy theo đồng tiền, sử dụng đồng tiền trong các mối quan hệ để mua bán, đổi chác quyền lợi và danh vọng ngày càng lấn át. Tệ hối lộ, lại quả, “tham nhũng vặt” đã trở nên quen thuộc và xa hơn nữa là những phi vụ làm ăn mờ ám, béo bở, những đường dây chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch lan rộng đã thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đi liền cùng đó, “lợi ích nhóm” đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sống thiếu lý tưởng, hoài nghi vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, thậm chí thờ ơ, bàng quan trước những thay đổi về đời sống chính trị thế giới và trong nước, vô cảm trước tâm tư, nguyện vọng, đòi hỏi bức xúc của nhân dân; xuyên tạc, phủ nhận, đòi xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; dẫn đến nhiều địa phương, nhiều cấp ủy không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, làm trái với nguyên tắc, Điều lệ, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hình thành bè cánh, phe phái trong Đảng, phá vỡ sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, làm suy giảm năng lực lãnh đạo và chiến đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG “LỢI ÍCH NHÓM” ĐỂ ĐẢNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
Trong những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; trong đó có phòng, chống và ngăn chặn “lợi ích nhóm” đã được đẩy mạnh. Từ Trung ương đến địa phương, việc nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về ” Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” (Chỉ thị 05) đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên. Thông qua đó, việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã đạt được những kết quả tích cực.
Để đẩy mạnh thực hiện xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là phòng và chống “lợi ích nhóm”/”nhóm lợi ích” trước thềm đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện là:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu các cơ quan ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương về tác động và hệ lụy của “lợi ích nhóm” đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng người, từng cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành và lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, quy định, quyết định của Đảng, Nhà nước, Quốc hội…
Tiếp tục gắn thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII với Chỉ thị 05, với Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền và các Quy định số 55-QĐ/TW, Quy định số 08-QĐi/TW về vấn đề nêu gương, để phòng và chống các biểu hiện suy thoái với cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu rõ ràng, rành mạch, đúng quy định của Đảng và “kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm”(9).
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ tâm – tầm – tài; trong đó, chú trọng từ khâu tuyển chọn, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cán bộ công khai, minh bạch để khắc phục triệt để “lợi ích nhóm” và vấn nạn chạy chức, chạy quyền. Các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ cần thực hiện đúng và tốt về thẩm quyền, chức năng tham mưu trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chế độ của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ; thực hiện nghiêm túc quy chuẩn, quy trình bổ nhiệm cán bộ và kịp thời đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, “lợi ích nhóm” để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 26- NQTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về ” Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ “.
Ba là, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tăng cường công tác quản lý, giám sát và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu nói riêng trong mọi mặt công tác, gương mẫu giữa “nói đi đôi với làm” để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, thông qua việc tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp gắn với thực hiện tốt học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để đẩy mạnh đấu tranh, phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện bè phái, cánh hẩu, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, tham ô, tham nhũng, “lợi ích nhóm”.
Bốn là, phát huy vai trò thông tin, định hướng của các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với và học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và nhân dân trong thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân trong giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên hướng về cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát; đồng thời, mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp, coi đó là cơ sở để nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, thiết thực phòng, chống và ngăn chặn “lợi ích nhóm” trong Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị.
(1) Nguyễn Văn Mạnh: Một số ý kiến về “lợi ích nhóm” ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi ngày 1-8-2013.
(2), (3), (4), (5), (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2011, t.5, tr.296, 88, 87-88, 318, 321.
(7) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2017, tr.90-91.
(8) Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2015, tr.42.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.202.
Theo Thanh Huyền – Kim Yến/Tạp chí Tuyên giáo
Một Số Tài Liệu Nghiên Cứu Về Tội Phạm Học
Từ thực tiễn của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tội phạm học tại ĐH Luật chúng tôi suốt thời gian vừa qua, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết triệt để:
– Thứ nhất, nội dung chương trình của môn học có nhiều điểm còn chưa phù hợp với yêu cầu của người học, chưa đáp ứng được một cách hiệu quả hoạt động thực tiễn hiện nay.
– Thứ hai, phương pháp giảng dạy Tội phạm học trong nhà trường vẫn chưa kết hợp được giữa phương pháp truyền thống với những phương pháp hiện đại có sự ứng dụng của công nghệ thông tin nên hiệu quả truyền tải kiến thức chưa cao, thậm chí dễ gây ra sự đơn điệu, kém hứng thú của người học đối với một bộ môn mà thời lượng của những kiến thức lý luận thường chiếm một tỷ trọng lớn xuyên suốt chương trình.
– Thứ ba, do người học chưa nhận thấy được hết những hiệu quả có tính ứng dụng của môn học vào hoạt động thực tiễn nên ít đầu tư cho việc nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng kiến thức môn học vào từng hoạt động cụ thể của đời sống xã hội (nhất là đối với hoạt động bảo vệ pháp luật). Điều này được chúng tôi nhìn nhận như một hệ quả tất yếu của hai vấn đề đã được trình bày ở trên. Nó không kích thích được sự chủ động sáng tạo của người học trong quá trình học tập mà ngược lại dễ tạo ra sự thụ động, kém hứng thú dẫn đến một thực tế là yêu cầu của môn học không đạt được một cách tối ưu, một bộ phận người học còn xác định chưa đúng mục đích học tập đối với môn học, cho rằng đây chỉ là một môn bổ trợ, học để biết với tinh thần là “cưỡi ngựa xem hoa” và thậm chí là học chỉ để thi qua.
– Thứ tư, trong thực tế hiện nay chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu lý luận của Tội phạm học với việc triển khai các biện pháp đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm trong đời sống xã hội. Nhiều vấn đề lý luận mang tính then chốt của Tội phạm học (như tình hình tội phạm (THTP), nguyên nhân và điều kiện (NN&ĐK) của THTP, nhân thân người phạm tội, phòng ngừa và dự báo THTP) chưa thực sự được triển khai, kiểm tra và đánh giá bằng những hoạt động từ thực tiễn. Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu còn nặng lý luận chung chung, xa rời thực tiễn chưa mang tính khả thi và khó có thể triển khai, ứng dụng trong thực tế để có thể phát huy được tính hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là chưa hề có sự bổ sung cho nhau giữa lý luận và thực tiễn, giữa các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy Tội phạm học với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể là những chủ thể quan trọng của hoạt động đấu tranh phòng chống THTP trong toàn xã hội. Sự khu biệt hóa về mặt thực tế này đang là một trở ngại lớn đặt ra đối với sự phát triển của Tội phạm học Việt Nam nói chung và và hoạt động giảng dạy, học tập môn Tội phạm học trong Trường ĐH Luật chúng tôi nói riêng.
Từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ từng nội dung một cách cụ thể để qua đó phần nào thấy được thực trạng của việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Tội phạm học trong nhà trường thời gian vừa qua. Đây cũng chính là cơ sở của việc dạy và học môn Tội phạm học tại ĐH Luật chúng tôi trong tình hình hiện nay.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN TỘI PHẠM HỌC TẠI ĐH LUẬT chúng tôi THỜI GIAN VỪA QUA
1. Nội dung chương trình môn học
Tội phạm học là một ngành khoa học pháp lý – xã hội học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và các hình thức biểu hiện của THTP, NN& ĐK của THTP, nhân thân người phạm tội và các biện pháp, phương pháp phòng ngừa và dự báo THTP trong toàn xã hội. Các nhà nghiên cứu Tội phạm học ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có chung một quan điểm khi cho rằng đây là một ngành khoa học mang tính lý luận chung, làm cơ sở cho việc ứng dụng vào các lĩnh vực khoa học và thực tiễn của luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, điều tra hình sự, thống kê hình sự, tâm lý học tội phạm, tâm lý học tư pháp (GS.TS Đào Trí Úc – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật). Phải khẳng định rằng Tội phạm học mang tính ứng dụng rất cao bởi vì những lập luận và kiến giải của nó chính là cơ sở quan trọng để các cơ quan bảo vệ pháp luật như các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và các cơ quan quản lý khác trong hoạt động thực tiễn của mình có thể tiến hành nhiều biện pháp hiệu quả để kiểm soát và loại trừ THTP ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên cho đến nay, dường như hiệu quả ứng dụng của ngành khoa học này vẫn chưa phát huy được một cách tốt nhất nhằm hoàn thiện, kiểm chứng và đánh giá lại những vấn đề lý luận thông qua hoạt động thực tiễn. Điều này, theo chúng tôi, có một lý do quan trọng là xuất phát từ kết cấu nội dung chương trình môn học đang được giảng dạy trong các trường đào tạo luật nói chung và tại ĐH Luật chúng tôi nói riêng.
Với tư cách là một khoa học pháp lý – xã hội học, Tội phạm học có đối tượng nghiên cứu riêng, khác với các khoa học pháp lý khác. Các nội dung nghiên cứu cơ bản của Tội phạm học hiện nay bao gồm:
– Những vấn đề chung của Tội phạm học về THTP, nguyên nhân và điều kiện của THTP, NN&ĐK của tội phạm cụ thể, nhân thân người phạm tội, các biện pháp dự báo và phòng ngừa THTP.
– Đấu tranh phòng chống một số nhóm tội phạm phổ biến trong tình hình hiện nay như các tội phạm về ma tuý, các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, nhóm tội phạm về tham nhũng.
– Các phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học.
– Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm ở các quốc gia khác nhau trên thế giới (Tội phạm học so sánh)
– Sự ra đời và phát triển của Tội phạm học trong lịch sử (hệ thống các quan điểm, trường phái Tội phạm học trên thế giơi).
– Nghiên cứu về Nạn nhân học.
– Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
– Thứ nhất, với một khối lượng kiến thức rất lớn mà yêu cầu của môn học đòi hỏi phải cung cấp cho người học thì thời lượng lên lớp lại bị giới hạn đáng kể. Điều này dẫn đến một hệ quả là thời gian lên lớp chỉ vừa đủ cho việc cung cấp những kiến thức mang tính cô đọng nhất, khái quát nhất mà không thể triển khai kịp thời những liên hệ mở rộng từ thực tiễn để minh họa sinh động cho bài giảng của giáo viên đứng lớp. Người dạy do đó vẫn chỉ thiên về việc “chạy đuổi” cho kịp nội dung chương trình, cung cấp đầy đủ lượng kiến thức cơ bản cho kịp thời gian lên lớp. Như vậy chìa khóa của vấn đề là trang bị tư duy nghiên cứu cho người học chưa được thể hiện rõ nét hoặc thậm chí bị bỏ quên trong suốt thời gian lên lớp. Người học vẫn tha hồ nhặt cá” do giáo viên mang cho trong trạng thái bị động mà cốt lõi của vấn đề là “chiếc cần câu” thì dường như cứ lẩn khuất ở đâu đó xa lắm.
– Thứ hai, nguồn cơ sở thông tin dữ liệu về tội phạm, THTP và việc triển khai cụ thể biện pháp phòng ngừa, dự báo, lập kế hoạch đấu tranh với THTP trên thực tế không được cập nhật đầy đủ trong nội dung bài giảng của giáo viên đứng lớp. Dĩ nhiên, trong thực tế, để có được những thông tin phong phú sinh động đáp ứng hiệu quả cho nội dung giảng dạy trên lớp hiện vẫn là một vấn đề không hề đơn giản vì chúng ta vẫn chưa có được một qui định thống nhất đối với hoạt động thống kê tội phạm của các ban ngành chức năng (CQĐT, TA, VKS). Hơn nữa việc tiếp cận đầy đủ với lượng thông tin này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng ” dạy chay” hoặc giả với một lượng thông tin vừa hạn chế lại vừa “xơ cứng” mà phần nhiều là đã lạc hậu được trình bầy rất khái quát trong giáo trình của ĐH Luật Hà Nội và Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội.
Với những yếu tố rút ra từ thực tiễn của cấu trúc nội dung chương trình môn học như trên, có thể đi đến nhận định chung là nó chưa đáp ứng được sự mong đợi của người học hiện nay cũng như yêu cầu từ thực tiễn của đời sống xã hội. Người học rất cần được chỉ dẫn về những công việc cụ thể mà họ sẽ phải tiến hành trong thực tế hoặc cần được bổ sung về lý luận đối với những công việc hàng ngày mà họ phải giải quyết (đối với sinh viên hệ vừa học vừa làm) nhưng khối kiến thức cơ bản trên lớp vẫn còn chung chung, khá trừu tượng và thậm chí được coi là “kinh viện, hàn lâm” đối với nhận thức chung của đa số đối tượng học viên. Qua khảo sát thực tế của chúng tôi thì hiện nay đa số người học đều cho rằng Tội phạm học là một môn học rất quan trọng và hữu ích nhưng lại tỏ ra lúng túng trong việc áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống đặt ra từ thực tế. Khảo sát tại một số lớp học cho thấy có tới 86% ý kiến của học viên cho rằng cần thiết phải tăng thêm phần nội dung mang tính ứng dụng cụ thể của Tội phạm học trong nhà trường hiện nay.
2. Phương pháp dạy môn Tội phạm học trong tình hình hiện nay
Cơ cấu nội dung chương trình môn học kết hợp với một số yếu tố khác như: việc xác định đối tượng giảng dạy, phương tiện học tập, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, thời lượng môn học được qui định trên lớp, hệ thống tài liệu tham khảo của môn Tội phạm học – là những điều kiện tiên quyết đối với việc sử dụng phương pháp giảng dạy, truyền đạt của giảng viên. Trong thời gian qua, chúng tôi đã có những đánh giá, nhận định cụ thể về một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp giảng dạy Tội phạm học như sau:
3. Phương pháp học và thi môn Tội phạm học trong nhà trường hiện nay
Từ những nội dung đã được phân tích ở trên, có thể thấy rằng việc học và thi của học viên sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của cấu trúc chương trình môn học và những phương pháp được giảng viên sử dụng trên lớp. Những vẫn đề đang đặt ra và yêu cầu được giải quyết thật cơ bản đó là:
– Người học chưa cảm nhận được sự cần thiết của việc nghiên cứu, học tập môn Tội phạm học đối với việc giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống hàng ngày của mình. Những vấn đề lý luận của môn học còn quá nặng nề, mang tính khái quát và khó có thể triển khai trong cuộc sống hàng ngày.
– Những yêu cầu và sự mong đợi của người học đối với môn học không đuợc đáp ứng hiệu quả sau 45 tiết giảng. Với thời lượng được qui định như hiện nay thì vừa hẫng hụt đối với những tham vọng truyền đạt trọn vẹn nhiều vấn đề lý luận phức tạp của môn học của giảng viên nhưng nó dường như lại chưa được tận dụng triệt để để tạo ra những điểm nhấn mang tính ứng dụng thực tế. Kinh nghiệm giảng dạy những năm vừa qua cho thấy nhiều khi để người học có đủ thời gian làm quen, thích ứng và có những hứng thú nhất định đối với môn học thì thời gian giảng dạy trên lớp cũng vừa hết.
– Thói quen học tập của người học từ những cấp học trước cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự chủ động của người học trong việc tự nghiên cứu tìm tòi và chuẩn bị nội dung bài học trước khi đến lớp. Điều này ảnh hưởng đến việc thay đổi, kết hợp hay lựa chọn một phương pháp giảng dạy mới của giáo viên. Cách học theo kiểu thầy đọc, học viên ghi chép rồi sau đó về nhà học (theo cách đọc hiểu hoặc thậm chí học thuộc lòng) để trả bài sao cho thật khớp với yêu cầu đề thi là phương pháp phổ biến của người học trong tình hình hiện nay. Thật khó chờ đợi điều gi đó mới mẻ từ những phản hồi của người học qua việc làm bài thi hay viết những công trình dài hơi hơn như làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khảo sát gần đây nhất của chúng tôi thì phương pháp học Tội phạm học phổ biến nhất của học viên là lên lớp nghe giảng sau đó về nhà nghiên cứu (chiếm 62,2% số phiếu khảo sát), còn một bộ phận không nhỏ trong số học viên được khảo sát chỉ đến ngày thi mới tranh thủ học bài (chiếm 28,8%), số học viên có sự chủ động trong việc đọc tài liệu trước khi lên lớp chỉ chiếm một tỉ lê khiêm tốn (6,6%) và vẫn còn bộ phận không nhỏ sinh viên áp dụng cách học thuộc lòng các nội dung được truyền đạt trên lớp để đến ngày thi trả bài (27,9%). Với cách học và thi như hiện nay của học viên thật khó để có sự chuyển hoá tốt nhất những kiến thức đã học trở thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sau này đối với những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIÊU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN TỘI PHẠM HỌC TẠI ĐH LUẬT chúng tôi TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Chuyển dịch cấu trúc nội dung chương trình môn học, tăng thêm phần nội dung mang tính ứng dụng trong từng đối tượng nghiên cứu cụ thể của Tội phạm học
Việc chuyển dịch cấu trúc nội dung chương trình môn học không phải là sự tiết giảm các nội dung mang tính lý luận cơ bản của TPH hiện nay. Những vấn đề mang tính lý luận chung của TPH về THTP, NN &ĐK của THTP, NTNPT, dự báo và phòng ngừa THTP đều là những nội dung mang tính cốt lõi, là nền tảng lý luận quan trọng cho việc triển khai và cụ thể hóa các biện pháp nghiên cứu, thống kê, khảo sát và xây dựng phương án đấu tranh nhằm kiểm soát tội phạm trong thực tế. Tuy nhiên cần phải có sự gia tăng hơn nữa những nội dung mang tính ứng dụng đối với từng bài học (về các đối tượng nghiên cứu cụ thể của TPH) trong quá trình giảng dạy.
– Một số nội dung lý luận sẽ được truyền đạt theo hướng phân tích chọn lọc, giới thiệu đa dạng các quan điểm khác nhau của các trường phái TPH để học viên có điều kiện tiếp cận, so sánh, đánh giá, tự nghiên cứu, triển khai.
– Hướng dẫn thực hành các kỹ năng phân tích thông số của THTP, tập hợp dữ liệu, khảo sát, điều tra xã hội học, lập các bảng biểu, xây dựng các đồ thị biểu diễn động thái của THTP qua các giai đoạn nhất định.
– Đối với nội dung nghiên cứu về NN&ĐK của TPCT và nhân thân người phạm tội cần có sự hệ thống hóa, tập hợp các hồ sơ VAHS trong thực tế để làm rõ các nội dung cấu thành của NN&ĐK tội phạm cụ thể (môi trường tác động đến sự hình thành những sai lệch trong nhân cách cá nhân người phạm tội, các tình huống, hoàn cảnh khách quan thuận lợi, cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội, khía cạnh nạn nhân của tội phạm cụ thể). Lập các biểu mẫu để thuận tiện cho việc thống kê, kiểu hóa đối với những đặc điểm nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội trong từng nhóm tội, từng tội phạm cụ thể.
– Đối với vấn đề dự báo và kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh với THTP cần tập trung làm rõ và hướng dẫn thực hành các phương pháp dự báo cụ thể (phương pháp ngoại suy, mô hình hóa, phương pháp chuyên gia, phương pháp xây dựng kịch bản trong dự báo). Chú trọng đến kỹ năng nghiên cứu dự báo và xây dựng kế hoạch phòng ngừa của học viên trong từng địa bàn nghiên cứu cụ thể (tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã). Nội dung này có thể được triển khai như một bài tập thực hành để đánh giá điểm tích luỹ quá trình (giống như bài kiểm tra học trình) đối với sinh viên hệ vừa học vừa làm và là yêu cầu thực tập cho học viên hệ chính quy (chuyên ngành Hình sự) khi kết thúc khóa học và chuẩn bị thi tốt nghiệp.
2. Sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy để tăng cường hiệu quả ứng dụng của Tội phạm học vào hoạt động thực tiễn (điều tra, xét xử, giáo dục cải tạo người phạm tội cũng như việc triển khai các biện pháp phòng ngừa và dự báo tội phạm trong thực tế)
– Xây dựng một số tình huống cụ thể có ý nghĩa minh họa cho những nội dung lý luận được giảng dạy trên lớp như cung cấp các số liệu để sinh viên đánh giá về các chỉ số của THTP, đưa ra một số vụ án cụ thể để học viên tự xác định cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội đồng thời đánh giá được vai trò của nạn nhân trong việc thực hiện TPCT.
– Cần thiết có sự nghiên cứu để học viên có thể trực tiếp được tham gia các giờ học ngoại khóa thông qua hình thức nghiên cứu hồ sơ vụ án, dự khán các phiên tòa trong thực tế, các buổi đối chất, nhận dạng, lấy lời khai bị can từ đó đánh giá được đầy đủ, sinh động hơn về quá trình hình thành động cơ phạm tội, việc kế hoạch hóa và thực hiện tội phạm trong thực tế.
3. Đổi mới phương pháp học và thi của người học
Vấn đề này phải được đánh giá toàn diện từ cả hai phía: người dạy và người học. Sự chuyển đổi về nội dung chương trình môn học, phương pháp giảng dạy môn TPH sẽ tác động không nhỏ đến đối tượng người học. Bản thân người học sẽ tự nhận thức được sự cần thiết và lý thú đem đến từ môn học và nó sẽ đóng vai trò chuyển hóa cơ bản đối với “tâm thế người học”. Từ bị động và chịu sự áp đặt một chiều, người học sẽ có điều kiện đầy đủ hơn để phát huy sự chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu và áp dụng thành quả đó vào hoạt động thực tiễn của mình. Có sản phẩm thực tế và sản phẩm đó được kiểm nghiệm, được đánh giá thông qua việc ứng dụng thực tế sẽ là động lực mạnh mẽ đối với sự tìm tòi nghiên cứu và học tập của người học. Học để tăng cường kỹ năng, kỹ xảo, để áp dụng vào thực tiễn điều tra, xét xử, giáo dục cải tạo người phạm tội và xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng chống THTP hiệu quả trong thực tế tự nó sẽ làm thay đổi căn bản phương pháp học và thi của học viên tại ĐH Luật chúng tôi
4. Tăng cường nội dung mang tính ứng dụng của môn học thông qua việc ra đề thi và đánh giá kết quả cuối khóa học
Cần thiết có sự kết hợp giữa hình thức ra đề thi như hiện nay với việc đưa thêm các bài tập tình huống một cách có chọn lọc vào đề thi. Việc ra đề thi TPH trong thời gian tới cần có sự thể hiện đầy đủ các nội dung như:
– Kiểm tra những kiến thức lý luận cơ bản được trang bị cho người học trong quá trình học tập trên lớp (thông qua kỹ năng phân tích, so sánh, phân biệt, chứng minh, giải thích một vấn đề cụ thể trong nội dung môn học).
– Trắc nghiệm khách quan thông qua một số nhận định được xây dựng trong suốt nội dung chương trình môn học.
– Xây dựng mang tính chọn lọc một số bài thực hành yêu cầu khả năng thao tác, xây dựng các bảng biểu, đồ thị cụ thể biểu hiện các thông số của THTP. Qua đó phân tích, nhận xét và giải thích một cách khoa học về những biến động của THTP. Yêu cầu phân tích và đánh giá về cơ chế tâm lý – xã hội của việc thực hiện một tội phạm cụ thể thông qua các tình huống chon lọc. Nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội qua các vụ án hình sự cụ thể để đề xuất hướng xử lý hiệu quả trong từng giai đoạn tố tụng và xây dựng các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội, việc tái hòa nhập cộng đồng đối với những người đã chấp hành xong hình phạt tù cũng như ngăn ngừa khả năng tái phạm tội một cách hiệu quả trong thực tế.
ThS. Phạm Thái
Tạp chí Khoa học pháp lý số 01 (2006)
Kích vào đây để xem những bài viết khác về tội phạm học
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Về Công Nghệ Chống Ồn Chủ Động – Active Noise Cancelling trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!