Bạn đang xem bài viết Nfc Tag Reader Ios 14 Là Gì? Nó Hoạt Động Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách thanh toán bằng PayPal trên iPhone
iPhone khóa mạng là gì?
Âm thanh không gian là gì?
Apple One là gì?
NFC Tag Reader ios 14 là gì?
NFC là từ viết tắt của cụm từ Near Field Communication có nghĩa là kết nối ở trong phạm vi gần. Đúng như tên gọi, nó cho phép các thiết bị iPhone của bạn tương tác với các thiết bị lân cận để trao đổi dữ liệu không dây.
Các thiết bị được hỗ trợ tính năng này đều có thể sử dụng nó để đọc thông tin từ các thẻ điện tử được liên kết với đối tượng không trừu tượng. Ở iPhone IOS 14, bạn có thể sử dụng tính năng này để mua sắm, kích hoạt khóa, mở cửa và tương tác trực quan với bất kỳ thiết bị nào có hỗ trợ NFC chỉ bằng một cú chạm ngón tay.
Hướng dẫn cách thêm NFC Tag Reader vào Control Center:
Để thêm tính năng NFC Tag Reader vào trung tâm điều khiển (Control Center). Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần mở ứng dụng Cài đặt.
Bước 2: Tiếp đó, bạn đi tới cài đặt Trung tâm điều khiển
Bước 3: Tại đây, bạn cuộn xuống và nhấn vào nút “+” trước Trình đọc thẻ NFC để thêm nó vào Trung tâm điều khiển.
Sau khi trình đọc thẻ được thêm vào Trung tâm điều khiển, hãy thoát khỏi ứng dụng Cài đặt và mở Trung tâm điều khiển. Nhấn vào nút có biểu tượng trình đọc thẻ NFC để truy cập nó. Sau đó, giữ iPhone của bạn gần thẻ NFC hợp lệ để quét nội dung.
Danh sách thiết bị iOS hỗ trợ trình đọc thẻ NFC:
Những thiết bị iOS hỗ trợ trình đọc thẻ NFC bao gồm:
iPhone 7/7 Plus
iPhone 8/ 8 Plus
iPhone X/XR
iPhone XS/XS Max
iPhone 11/11 Pro/11 Pro Max.
iPhone SE 2020
0/5
(0 Reviews)
Wifi Là Gì? Wifi Hoạt Động Như Thế Nào?
Vâng, Wifi – mạng không dây, hiện đã và đang chiếm vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, công việc cũng như giải trí thường ngày của chúng ta. Nhưng để hiểu đầy đủ đính nghĩa về Wifi thì chúng ta cần phải biết những gì?
1. Wifi là gì?
Hiểu theo cách nôm na thì Wifi mà mạng kết nối Internet không dây, là từ viết tắt của Wireless Fidelity, sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Và trên hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng… đều có thể kết nối Wifi.
Kết nối Wifi dựa trên các loại chuẩn kết nối IEEE 802.11, và chủ yếu hiện nay Wifi hoạt động trên băng tần 54 Mbps và có tín hiệu mạnh nhất trong khoảng cách 100 feet (gần 31 mét, các bạn cứ thử tưởng tượng mỗi 1 tầng nhà lấy trung bình là 4 mét thì theo lý thuyết sóng wifi phát ở tầng 1 vẫn sẽ bắt được nếu bạn đang ở tầng 7 – đó là theo lý thuyết). Còn trong thực tế thì trong mỗi ngôi nhà thường có rất nhiều vật cản sóng, nên bạn chỉ cần đứng trên tầng 4 hoặc 5 là tín hiệu đã yếu lắm rồi.
2. Nguyên tắc hoạt động của Wifi?
Vâng, cũng rất đơn giản, để có được sóng Wifi thì chúng ta cần phải có bộ phát Wifi – chính là các thiết bị như modem, router. Đầu vào, tín hiệu Internet nguồn (được cung cấp bởi các đơn vị ISP như FPT, Viettel, VNPT, CMC… hiện nay). Thiết bị modem, router sẽ lấy tín hiệu Internet qua kết nối hữu tuyến rồi chuyển thành tín hiệu vô tuyến, và gửi đến các thiết bị sử dụng như điện thoại smartphone, máy tính bảng, laptop… Đây là quá trình nhận tín hiệu không dây (hay còn gọi là adapter) – chính là card wifi trên laptop, điện thoại… và chuyển hóa thành tín hiệu Internet. Và quá trình này hoàn toàn có thể thực hiện ngược lại, nghĩa là router, modem nhận tín hiệu vô tuyến từ adapter và giải mã chúng, gửi qua Internet.
3. Một số chuẩn kết nối Wifi phổ biến:
Về bản chất kỹ thuật, tín hiệu Wifi hoạt động gửi và nhận dữ liệu ở tần số 2.5GHz đến 5GHz, cao hơn khá nhiều so với tần số của điện thoại di động, radio… do vậy tín hiệu Wifi có thể chứa nhiều dữ liệu nhưng lại bị hạn chế ở phạm vi truyền – khoảng cách. Còn các loại sóng khác tuy tần số thấp nhưng lại có thể truyền đi ở khoảng cách rất xa???
Sóng Wifi sử dụng chuẩn kết nối 802.11 trong thư viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers), chuẩn này bao gồm 4 chuẩn nhỏ hơn là a/b/g/n. (các bạn thường thấy trên modem, router có các ký hiệu này)
Chuẩn 802.11b là phiên bản yếu nhất, hoạt động ở mức 2.4GHz và có thể xử lý đến 11 megabit/giây.
Chuẩn 802.11g nhỉnh hơn đôi chút so với chuẩn b, tuy nó cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz nhưng nó có thể xử lý 54 megabit/giây.
Chuẩn 802.11a phát ở tần số cao hơn là 5GHz và tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây.
Cuối cùng là chuẩn 802.11n, nó hoạt động ở tần số 2.4GHz nhưng tốc độ xử lý lên đến 300 megabit/giây.
4. Wifi hoạt động như thế nào?
Tóm tắt:
Cũng giống như điện thoại di động, Wifi sử dụng sóng radio (sóng vô tuyến) để truyền thông tin qua hệ thống mạng. Máy tính của bạn bao gồm một card mạng không dây sẽ truyền dữ liệu gửi vào tín hiệu radio.
Tương tự tín hiệu này sẽ được truyền đi thông qua một ăng-ten, một bộ giải mã gọi là router. Sau khi giải mã xong, dữ liệu sẽ được gửi đến Internet thông qua một kết nối Ethernet có dây.
Khi mạng không dây hoạt động như đường 2 chiều, các dữ liệu nhận được từ internet cũng sẽ đi qua router và được mã hoá thành tín hiệu radio để card mạng không dây trên máy tính nhận.
Wifi hoạt động như thế nào?
Đa số người dùng biết rất ít hoặc thậm chí là không biết Wifi hoạt động như thế nào.
Lúc đầu Wifi được phát triển như là một cách để thay thế cáp Ethernet. Cho đến thời điểm hiện tại, Wifi đã trở thành một công nghệ phổ biến cung cấp kết nối giữa các thiết bị.
” Mọi người có thể quen với việc sử dụng Wifi như là một cách để kết nối với Internet, vì với hầu hết mọi người đó là mạng mà họ sử dụng tại nhà hoặc tại nơi làm việc“, Edgar Figueroa – chủ tịch kiêm CEO của Wi-fi Alliance nói.
“Tuy nhiên, Wifi đã phát triển và bây giờ Wifi có thể thay thế cho nhiều loại cáp khác nhau như cáp video, cáp âm thanh, cáp USB.” Nhưng điều quan trọng nhất là Wifi hiện đang vận chuyển hơn 60% lưu lượng Internet của toàn thế giới.
Không giống như máy thu FM trên xe ô tô, Wifi giao tiếp qua lại chủ yếu quá 2 radio sử dụng điện năng thấp hơn và phát sóng trên một khoảng cách ngắn hơn nhiều.
Hai radio cho phép người dùng web tải dữ liệu từ Internet cũng như upload các thông tin – thậm chí là địa chỉ submit thông qua bộ đếm trình duyệt giao tiếp 2 chiều.
Wifi phức tạp hơn so với vô tuyến mặt đất đó là Wifi sử dụng giao thức kết nối Internet (Internet Protocol) để giao tiếp. Ngôn ngữ này của Internet tạo ra cấu trúc Wifi .
” Mỗi một quá trình truyền dẫn mà chúng tôi gửi và nhận đều yêu cầu xác nhận “, Figueroa nói.
Hãy tưởng tượng thay vì gửi dữ liệu, bạn đang vận chuyển một gói dữ liệu trên toàn thế giới và có yêu cầu xác nhận giao hàng. Đó chính là nhiệm vụ mà giao thức kết nối Internet (Internet Protocol) phải làm, chỉ áp dụng cho mỗi byte được truyền đi.
Và một khi dữ liệu được “bay qua” không khí trong sóng radio, nó sẽ bị nhiễu sóng, và trở thành ” nạn nhân” từ các tín hiệu Wifi khác đến sóng vô tuyến phát ra từ lò vi sóng….
Đó là nơi mà 2 tần số Wifi 2,4 GHz và 5 GHz đi vào. Wifi có thể phát sóng trên cả hai tần số, để cắt giảm tín hiệu của mình tránh bị nhiễu và cung cấp tín hiệu nhanh từ Router không dây đến máy tính của bạn.
“Về cơ bản các tần số giống như hai đài phát thanh FM khác nhau”, Figueroa nói. Theo vật lý học, tần số thấp hơn có thể truyền đi xa hơn.
Wifi, 2.4 GHz có tần số thấp hơn, vì vậy nó có thể “tiếp cận” với các máy tính ở cách xa hơn so với Wifi tần số 5 GHz.
Tuy nhiên Wifi 5 GHz có thể truyền được nhiều hơn. ” Hãy tưởng tượng dù bạn có thể đi trên một con đường cao tốc nào đó rất xa, nhưng nó chỉ là đường cao tốc một làn“, ông Figueroa mô tả về Wifi 2.4 GHz.
Wifi 5 GHz cũng là một con đường cao tốc nhưng con đường đó lại không xa như bạn nghĩ, nhưng nó có đến tận 6 làn xe, vì vậy các phương tiện giao thông có thể di chuyện nhanh hơn trên con đường đó.
” Độ bao phủ của Wifi 5 Ghz có thể bao trùm toàn bộ một ngôi nhà nhà,” ông Figueroa nói thêm. ” Do đó, trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, vấn đề về khoảng cách không quan trong bằng vấn đề về tốc độ.”
Tuy nhiên kể từ khi điện thoại không dây ra đời, nhiều người dùng đã gặp phải sự cố với tín hiệu radio. Cách duy nhất để khắc phục sự cố này đó là thiết lập tần số để phát song trên một kênh nào đó.
Hầu hết các router đều “rất giỏi” tự động dò tìm các kênh tốt nhất để sử dụng. Và Wifi 5 GHz có nhiều kênh hơn so vói Wifi 2.4 GHz.
Với người dùng mạng Wifi không ổn định, việc tinh chỉnh lại hệ thống mạng sẽ hữu ích và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cài đặt bộ mở rộng hệ thống mạng. “Bộ mở rộng hệ thống mạng (network extender) ngày càng phổ biến”, Figueroa nói.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là bộ mở rộng lại “đẩy” một tín hiệu Wifi yếu. Vì vậy nếu mạng Internet không dây của bạn chỉ truyền được tốc độ bằng 1/2 tốc độ cũ, bộ mở rộng (extender) sẽ lặp lại tín hiệu đó, đẩy ra một tín hiệu thậm chí yếu còn yếu hơn nó.
Wifi cũng có một số tính năng bảo mật. Để truy cập mạng, người dùng phải có mật khẩu WPA2, hay còn gọi là WPA (số 2 đại diện cho thế hệ thứ hai của WPA). Đây chính là nơi mà bạn nhập mật khẩu để kết nối mạng Wifi.
Ngoài ra còn có một tính năng bảo mật khác gọi là Advanced Encryption Standard (còn gọi là AES) được phát triển bởi chính phủ Hoa Kỳ để đảm bảo cho dữ liệu được an toàn vì nó truyền từ một thiết bị khác.
Có lẽ tính năng quan trọng nhất của Wifi chính là tính năng tương thích ngược. Với tính năng này, tất cả các máy tính cũ của bạn có thể kết nối với một Router mới “siêu nhanh”.
Hy vọng một số thông tin cơ bản trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Wifi đang tồn tại quanh chúng ta hàng ngày.
Diode Cầu Là Gì? Diode Hoạt Động Như Thế Nào?
Diode được biết đến là linh kiện bán dẫn được sử dụng rộng rãi. Hiểu một cách đơn giản, Diode chỉnh lưu là chất bán dẫn, khi sử dụng linh kiện này chúng chỉ cho phép dòng điện đi theo một hướng nhất định. Thông thường chúng được tạo thành với 2 lớp bán dẫn là loại N và loại P. Người ta quy ước phía P là cực dương hay còn được gọi với cái tên khác là Anode và phía N hay Cathode là cực âm. Đây là một trong những linh kiện cực kỳ quan trọng được sử dụng để biến đổi điện áp xoay chiều thành 1 chiều cực kỳ đơn giản, dễ dàng.
Diode chỉnh lưu được thể hiện trong những bản vẽ chuyên dụng với ký hiệu đường thẳng dài với hai đầu âm dương và mũi tên bị chặn ở chính giữa.
Thực ra Diode cầu chỉ là một cách gọi khác khi bạn thực hiện lắp đặt đồng thời 4 chiếc Diode được mắc nối với nhau. Thông thường chúng được dùng với mục đích chuyển đổi điện xoay chiều thành điện 1 chiều ở 2 chu kỳ bán kỳ.
Hoạt động của các loại Diode chỉnh lưu nói chung
Như chúng ta đã biết, Diode được tạo thành từ những chất bán dẫn N và P. Chúng được kết hợp với nhau thành một lớp tiếp giáp được biết đến với cái tên PN. Lớp tiếp giáp này được biết đến với hai đầu là điện cực nên nó mới được gọi với cái tên Diode.
Trong trường hợp không có điện áp trong mạch thì Diode được chuyển về trạng thái trung hòa về điện hay hàng rào điện thế. Khi đó tại lớp N sẽ là nơi tập trung một lượng lớn e tự do và đương nhiên diện tích trống tồn tại tương đối ít. Khi đó tại lớp P sẽ tồn tại diện tích trống tương đối lớn do chứa khá ít e tự do. Tại thời điểm này các e tự do ở phía bán dẫn N sẽ được khuếch tán lấp dần chỗ trống vùng bán dẫn P. Cùng với đó tất cả các ion âm sẽ được chuyển về lớp P và đương nhiên ion dương sẽ tồn tại ở lớp N.
Các ion sau khi được phân lớp có xu hướng di chuyển đến cạnh lớp tiếp giáp ở cả hai lớp P và N tạo thành điểm giao nhau hay còn gọi là vùng nghèo. Qua đó tạo ra một điện từ trường tĩnh hay còn gọi là hàng rào điện thế. Nó thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn việc di chuyển của các e cũng như những vùng trống tại từng phân lớp.
Khi được cấp điện áp với cực dương của nguồn được nối với lớp P và đương nhiên cực âm sẽ được nối với lớp còn lại là lớp N. Đây chính là thời điểm điện áp bắt đầu được phân cực. Khi đó các e và cực âm của nguồn tác động đẩy lẫn nhau khiến cho các e có xu hướng dịch chuyển và trôi về phía cực dương. Đương nhiên cùng với đó chỗ trống dần được đẩy lùi về phía cực âm của nguồn. Qua đó thao thành dòng e di chuyển trong Diode.
Trong trường hợp có sự kết nối ngược lại khi cực dương của nguồn được nối với lớp N và cực âm của nguồn được kết nối với lớp P sẽ không có dòng điện nào được tạo ra và di chuyển trong Diode. Đương nhiên chúng ta sẽ không tính đến dòng ngược bão hòa hay dòng rò của mạch.
Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Thật ra khi chúng ta thao tác ngược với những điều kiện đã được đưa ra sẽ khiến vùng nghèo trở lên rộng hơn thay vì hẹp hơn so với trường hợp trước. Đương nhiên điều này thay vì tạo điều kiện tốt cho dòng điện thì sẽ gây cản trở sự chuyển động của dòng điện.
Thời điểm này nếu bạn tác động làm tăng độ lớn của điện áp sẽ làm tăng tốc độ chuyển động của các hạt electron. Tới một mức độ đủ lớn chúng hoàn toàn có thể vượt qua sức cản của Diode. Điều này sẽ dẫn đến sự va chạm giữa nhiều nguyên tử dẫn đến kết quả cuối cùng là hư hại cho Diode được sử dụng. Hiện tượng này còn được biết đến với cái tên khác là đánh thủng Diode.
Có thể bạn sẽ quan tâm đến: Thiết bị điện tử là gì?
Collagen Là Gì Và Nó Tốt Như Thế Nào?
Collagen được cung cấp cho cơ thể thông qua việc sử dụng các thực phẩm giàu collagen hoặc thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, dù bổ sung bằng cách nào thì collagen cũng mang lại các hiệu quả nhất định và có rất ít các tác dụng phụ.
Collagen chứa khoảng 1⁄3 lượng protein, được xem là hợp chất chứa nhiều protein nhất trong cơ thể. Nó có chức năng xây dựng các khối cơ quan xương, da, cơ, gân và dây chằng. Các bộ khác như mạch máu, giác mạc và răng cũng có collagen.
Bạn có thể hình dung collagen giống như một loại keo dán, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau. Trong tiếng Hy Lạp, collagen được gọi là kólla, nghĩa là keo dán.
Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính là loại I, II, III và IV, gồm có:
Loại I: Loại I chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc. Nó góp phần tạo nên cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
Loại II: Loại II được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn và được tìm thấy trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
Loại III: Loại III hỗ trợ cấu trúc khối cơ bắp, cơ quan và động mạch.
Loại IV: Loại IV hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.
Khi tuổi tác càng cao thì lượng collagen được sản xuất càng ít và chất lượng cũng giảm đi. Trong đó, những dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết là làn da kém săn chắc và nhăn nheo hơn, sụn cũng bị yếu đi theo thời gian.
Collagen peptide dạng bột được bổ sung dễ dàng khi kết hợp với các loại thực phẩm. Dạng peptide không gel, bạn nên trộn vào sinh tố, súp hoặc các món nướng, việc này không ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ. Bạn cũng có thể sử dụng gelatin để chế biến món jello hoặc gummies. Ngoài ra, collagen được sản xuất từ da cá cũng là nguồn collagen chất lượng cao nên cung cấp.
Lợi ích của collagen đã được khoa học chứng minh thông qua:
Khối lượng cơ bắp: Có một nghiên cứu vào năm 2019 chỉ ra kết hợp chất bổ sung collagen peptide và rèn luyện sức mạnh làm tăng khối lượng cơ bắp hơn giả dược.
Viêm khớp: Một nghiên cứu trên loài chuột vào năm 2017 cho kết quả việc bổ sung collagen giúp bệnh viêm xương khớp ở chuột hồi phục nhanh hơn.
Độ đàn hồi của da: Trong một nghiên cứu năm 2019, phụ nữ dùng thực phẩm bổ sung collagen cho thấy sự cải thiện về ngoại hình và độ đàn hồi của da. Collagen cũng được sử dụng trong các phương pháp điều trị tại chỗ để cải thiện chất lượng làn da bằng cách giảm thiểu các đường nhăn và nếp nhăn
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc bổ sung collagen có tác dụng trong điều trị hội chứng rò rỉ ruột.
Vitamin C: Có trong nhiều các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông và dâu tây.
Proline: Một lượng lớn proline được tìm thấy trong lòng trắng trứng, mầm lúa mì, sản phẩm từ sữa, bắp cải, măng tây và nấm.
Glycine: Được tìm thấy nhiều trong da lợn, da gà, nước dùng xương và một số loại thực phẩm chứa protein.
Đồng: Chứa nhiều trong thịt nội tạng, hạt vừng, bột ca cao, hạt điều và đậu lăng.
Ngoài ra, cơ thể cũng cần được bổ sung các thực phẩm chứa protein chất lượng cao như thịt, thịt gia cầm, hải sản, sữa, các loại đậu và đậu phụ.
Thực phẩm có nguồn gốc từ các chất dinh dưỡng sau đây có tác dụng phá hủy collagen:
Đường và carbs tinh chế: Chúng làm hạn chế khả năng tự sửa chữa collage, vì vậy nên giảm thiểu lượng tiêu thụ.
Quá nhiều ánh nắng mặt trời: Cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì tia cực tím có thể làm giảm khả năng sản xuất collagen.
Hút thuốc: Hút thuốc làm giảm sản xuất collagen, đồng thời, nó còn làm giảm khả năng chữa lành vết thương và dẫn đến hình thành các nếp nhăn.
Ngoài ra, một số bệnh tự miễn như lupus cũng có thể gây phá hủy collagen.
Ngoài các tác dụng trên, collagen còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, tiêu biểu là:
Trong đời sống, collagen được sử dụng để tạo dây đàn cho các loại nhạc cụ
Trong thực phẩm, collagen được làm nóng để tạo gelatin, sử dụng là vỏ của xúc xích.
Trong y tế, collagen được sử dụng như một chất làm căng mịn da trong phẫu thuật thẩm mỹ, thay vùng da đã mất trong các vết bỏng nặng.
Collagen là dưỡng chất có tác dụng xây dựng lên nhiều các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung collagen bằng nhiều cách khác nhau mà ít để lại tác dụng phụ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nfc Tag Reader Ios 14 Là Gì? Nó Hoạt Động Như Thế Nào? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!