Bạn đang xem bài viết Máy Đo Công Suất Quang Veex Fx40: Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Công Suất Quang Veex Fx40 được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Máy đo công suất quang VeEX FX40 dùng để đo suy hao tuyến quang, đo công suất phát quang các thiết bị truyền dẫn trong hệ thống Viễn thông – CNTT.
Máy đo công suất quang FX40 có 2 phiên bản:
Tiêu chuẩn VeEX FX40, tùy chọn các bước sóng MM850/1300; SM 1310/1490/1550/1625nm, dải đo -65 tới +10dBm.
Đo công suất quang lớn: VeEX FX40, tùy chọn các bước sóng MM850/1300; SM 1310/1490/1550/1625nm, dải đo -55 tới +25dBm.
TÍNH NĂNG NỔI BẬT
Bộ nhớ trong lớn, lưu trữ ~ 100 kết quả đo.
Sensor quang InGaAs được tích hợp vào adaptor có độ nhạy lớn.
Chức năng tự động phát hiện bước sóng (Wave ID code)
Thiết bị nhỏ, gọn, cực kì chắc chắn
Pin có tuổi thọ dài, có 2 tùy chọn là pin AA loại Alkaline hoặc rechargble NiMH
Phần mềm Client USB dùng cho truyền dữ liệu, quản lý và điều khiển từ xa (remote control).
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO QUANG VEeX FX40
1.Các cổng và giao diện
2. Thực hiện các bài đo với FX40
2.1 Đo công suất quang
Thiết bị có thể sử dụng để đo giá trị tuyệt đối của công suất quang trong dải đo với độ chính xác thường là 5%.
Dải đo +10 đến -70 dBm.
Bước sóng hiệu chuẩn phải được chọn phù hợp với thực tế của bước sóng nguồn phát.
Nếu máy đo công suất hỗ trợ Wave ID thì có thể tự động dò tìm bước sóng.
Ví dụ về một bài đo công suất quang được hiển thị như hình vẽ dưới :
2.2
Đo công suất quang (tương đối).
Bài đo này thường được sử dụng để đo suy hao cáp quang và các thành phần bất kì phức tạp của sợi quang.
Để đo, sử dụng mode “Relative optical power measurement” bằng phím chức năng [dBm/dB].
Kết quả sẽ được hiển thị tính theo đơn vị dB.
Trước khi kết nối FUT (đối tượng dây quang được kiểm tra) giữa máy phát công suất quang LS và máy đo công suất quang PM, cần đưa về mức 0 dB.
Để thực hiện nó, bạn cần ít nhất một đoạn cáp làm tham chiếu (có thể là dây nhảy quang) thực hiện kết nối giữa thiết bị phát quang tới thiết bị thu quang (mà không cần FUT)
Hình trên miêu tả cách sử dụng 2 dây cáp làm tham chiếu, chúng nên được kết nối với nhau thông qua adaptor quang khi đo mức “0 dB” và chắc chắn rằng các đầu connector quang phải được làm sạch trước khi đo.
2.3
Phát công suất quang
Bạn có thể sử dụng thiết bị như một nguồn sáng ổn định.
Có thể thực hiện như sau:
Nhấn nút [☼▬λ] để chọn bước sóng bạn cần đo. Sau đó nhấn nút [CW/Hz/ID] bạn có thể chọn bước sóng laser cần phát
2.4
Lưu và đọc kết quả bài đo
Để lưu kết quả bài đo, vào chế độ Read bằng cách nhấn [Read] (Shift + Save).
Số bài đo của bộ nhớ được hiển thị ở góc dưới bên trái màn hình. Tổng cộng bộ nhớ có thể lưu được 100 kết quả cho FX40.
Để chọn ô mục lưu kết quả, sử dụng nút p và q trong chế độ Read và sau đó thoát ra khỏi chế độ bằng cách nhấn [Read] một lần nữa
Chú ý: Nếu bạn chọn ô mục để lưu kết quả, các thông tin trước trong ô sẽ bị xóa trong quá trình kết quả được lưu
Nếu như thiết bị FX40 của bạn có đồng hồ, các kết quả đã lưu có thể đã được đánh dấu thời gian.
Chú ý: bạn sẽ chọn một ô mục để lưu kết quả đo. Và bạn phải chọn vào mục EMPTY để lưu kết quả.
3.Lưu, phân tích và chuyển dữ liệu kết quả bài đo
Thiết bị FX40 của bạn chỉ là một phần của hệ thống VeEX trong số các bài đo về truyền dẫn quang.Và nó được hỗ trợ đầy đủ với dịch vụ Fiberizer Cloud.
Sau khi bạn đăng kí trong Fiberizer Cloud, bạn có thể phân tích dữ liệu, tạo báo cáo dưới định dạng Excel hoặc PDF. Bạn có thể truyền kết quả đo của mình vào tài khoản Fiberizer Cloud của bạn. Cũng như có thể truyền dữ liệu từ thiết bị FX40 vào máy tính hoặc ổ cứng để lưu giữ kết quả.
3.1 Chuẩn bị chuyển dữ liệu vào máy tính PC của bạn
Để chuyển kết quả bài đo vào máy tính, hãy làm theo cách sau:
Tải phần mềm LTSync từ trang web của VeEx (veexinc.com) về và cài đặt nó trên máy tính của bạn.
Tải driver USB từ trang web http://data.agizer.com/firmware/FX-40-45-50-USB-driver.zip và cài đặt nó.
3.2Chuyển dữ liệu đo từ thiết bị của bạn
Thực tế chuyển dữ liệu kết quả bài đo từ FX40 đến tài khoản Fiberizer Cloud của bạn hoặc máy tính cá nhân, hãy làm như sau:
B1: Kết nối máy tính của bạn với thiết bị FX45 qua công USB
Kết quả bài đo sẽ được lưu theo một trong 2 cách: ô của bộ nhớ hoặc theo thời gian đóng dấu.
Sau khi hoàn thành, kết quả như sau:
Với ứng dụng Fiberizer Cloud bạn có thể tạo các báo cáo kỹ thuật theo nhu cầu của bạn dưới định dạng file Excel hoặc PDF.
Khi bạn muốn lưu kết quả bài đo vào ổ cứng máy tính của bạn. Để thực hiện nó, bạn kích vào biểu tượng “đĩa mềm” (tiếp theo là biểu tượng Cloud). Các kết quả bài đo sẽ được lưu trong 1 file, dưới định dạng oxlts. Để xem kết quả bài đo dưới định dạng oxlts trên mát tính của bạn, kích chuột phải vào biểu tượng LTSync trong khay Windows, sau đó chọn “Open File Browser”.
=======================================================
Lựa Chọn Máy Đo Công Suất Quang Gpon
Máy đo công suất quang GPON Tribrer EPN90 series là một trong những thiết bị đo quang PON/GPON, FTTx được ưa chuộng và dùng phổ biến tại Việt Nam bởi giá thành rẻ, chất lượng rất tốt, cấu hình cao cấp và được sản xuất từ thương hiệu uy tín Tribrer. Dù vậy, không ít kỹ thuật viên khi chuẩn bị mua sản phẩm này lại khá lúng túng khi chọn phiên bản phù hợp cho công việc của mình, từ đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư (giá chênh nhau ~ 1tr), khi lựa chọn đúng và đủ các tính năng cần thiết.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin rõ hơn dựa trên các kinh nghiệm dùng thực tế, từ đó các kỹ thuật viên cáp quang có thể dễ dàng lựa chọn các phiên bản theo yêu cầu của công việc cụ thể.
Máy đo công suất quang PON Tribrer EPN90 series có 4 phiên bản chính, gồm:
Phiên bản EPN90: Máy chỉ đo công suất quang PON với khả năng hiển thị đồng thời 3 kết quả đo: 1310 nm: +10 ~ – 35 dBm/1490 nm: +10 ~ – 50 dBm/1550 nm: +25 ~ – 45 dBm, đầu nối FC hoặc SC. Giá trong khoảng 3,xxx,000VND
Phiên bản EPN90-V01 hoặc ENP-V10: Bao gồm tính năng đo công suất quang PON , máy còn được tích hợp thêm tính năng soi quang (Bút soi quang), EPN90-V01 soi tối đa 2km, và EPN90-V01 soi tối đa 10km. Giá trong khoảng 3,xxx,000VND
Phiên bản EPN90T: Bao gồm tính năng đo công suất quang PON (như mục 1), máy còn được tích hợp thêm tính năng đo công suất quang trong dải 800nm ~ 1700nm, dải công suất đo được +8 ~ – 70dBm. Giá trong khoảng 4,xxx,000VND
Phiên bản EPN90C: Bao gồm tính năng đo công suất quang PON (như mục 1), máy còn được tích hợp thêm tính năng đo công suất quang trong dải 800nm ~ 1700nm, dải công suất đo được +26 ~ – 50dBm. Giá trong khoảng 4,xxx,000VND
1. Chỉ cần đo tính năng PON, thì lựa chọn số 1 là phù hợp. Người dùng có thể cần thêm các dòng máy đo công suất quang, bút soi quang cho công việc đo công suất quang 800nm~1700nm/soi quang 650nm thông thường.
2. Chỉ cần đo tính năng PON + soi quang 650nm, thì lựa chọn số 2 và số 3 sẽ là phù hợp. Người dùng cần thêm các dòng máy đo công suất quang 800nm~1700nm cho việc đo kiểm công suất quang phổ thông.
3. Đo đầy đủ PON + đo công suất quang 800nm~1700mm thì lựa chọn số 4 sẽ là phù hợp. Người dùng có thể cần thêm bút soi quang trong bộ công cụ cùa mình.
Bảng thông số kỹ thuật chi tiết của các phiên bản:
Model
EPN90 EPN90-V01 EPN90-V10 EPN90T EPN90C
Measurement Range(dBm)
1310 nm: +10 ~ – 35 dBm/1490 nm: +10 ~ – 50 dBm/1550 nm: +25 ~ – 45 dBm
Accuracy *
± 0.2 dB (burst signal:± 0.5dB)
Connector
SC/UPC ( or customize )
OPM Module
NO NO NO +8~-70dBm +26~-50dBm
VFL Module
NO 1mW 10mW NO NO
Auto Power Off
No operation in 10 minutes (can be canceled), Low battery energy
Operate Time
Above 20 hours
Power Supply
3* AA batteries or AC/DC power supply adapter
* at 20±3℃, with SC/UPC connector, -10dBm
EPN90X-XX
Model Connector
EPN90 = PON Power Meter UPC
EPN90T = PON Power Meter + OPM(+8~ -70dBm) APC
EPN90C = PON Power Meter + OPM(+26~ -50dBm)
EPN90-V01 = PON Power Meter + 1mW VFL
EPN90-V10 = PON Power Meter + 10mW VFL
Example: EPN90-APC, EPN90-V10-UPC, EPN90T-APC
Nguyên Lý, Cấu Tạo Máy Đo Quang Phổ Uv
Đây là thiết bị khoa học kỹ thuật dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần màu sắc thành các đơn sắc khác nhau. Nói cách khác, máy được sử dụng để phân tích, quan sát và xác định các thành phần màu sắc của một chùm sáng.
Nguyên lý máy đo quang phổ khá đơn giản, đó là do hiện tượng phản xạ ánh sáng, nguồn sáng tới ánh sáng trắng bao gồm các tia sáng đơn sắc với những bước sóng khác nhau từ đỏ đến tìm chiều vào vật thể cần quan sát. Sau đó, những tia sáng sẽ phản xạ lại mắt là tia sáng có màu nào thì chúng ta sẽ nhìn thấy màu sắc như thế.
Nguyên lý hoạt động của máy đo quang phổ
Phân loại máy đo quang phổ
Dựa vào đặc điểm của dải màu sắc quan sát được sau khi tiến hành phân tích, quang phổ được chia thành các loại:
1. Máy quang phổ lăng kính
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau, gồm 3 bộ phận chính:
Ống chuẩn trực của máy quang phổ có công dụng biến chùm ánh sáng đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song nhờ một thấu kính hội tụ.
Hệ tán sắc gồm một hoặc hai lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn trực.
Ống ngắm hoặc buồng tối (buồng ảnh) là nơi ta đặt mắt vào để quan sát quang phổ phân tích được của nguồn sáng hoặc để thu ảnh quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu.
Hoạt động của máy quang phổ lăng kính:
Chiếu vào khe F của ống chuẩn trực một chùm ánh sáng phát ra từ ngồn sáng.
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng sẽ được thấu kính hội tụ trong ống chuẩn trực biến thành chùm tia song song.
Khi chùm sáng song song đi vào lăng kính thì chúng bị tách ra thành các chùm sáng đơn sắc song song lệch theo 2 phương khác nhau.
Quang phổ của nguồn sáng sẽ thu được ở buồng tối.
Hình ảnh thể hiện quang phổ liên tục
Định nghĩa: Quang phổ liên tục là một dải sáng gồm các vạch màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím nằm sát nhau.
Nguồn phát sinh: quang phổ liên tục là quang phổ thu được qua việc phân tích các vật phát ra ánh sáng trắng như các vật rắn, chất lỏng, chất khí, hay hơi có tỉ khối lớn khi bị nung nóng.
– Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
– Tại mỗi mức nhiệt độ xác định, nguồn sáng sẽ phát ra các bức xạ có buớc sóng liên tục trên một dải tương ứng. Khi nhiệt độ càng cao, quang phổ liên tục càng mở rộng về phía bước sóng ngắn.
– Nếu quang phổ liên tục nằm ngoài vùng bước sóng nhìn thấy của mắt thì ta thấy vật vẫn tối.
Ứng dụng: Xác định nhiệt độ của vật sáng, đặc biệt là các vật ở xa như mặt trời, sao, hồ quang, lò cao,…
Định nghĩa: quang phổ vạch phát xạ là hệ thống những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối.
Nguồn phát sinh: quang phổ vạch phát xạ thu được qua máy quang phổ khi phân tích chất khí bay hơi hoặc kim loại (nóng chảy, bay hơi ) ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng (nung nóng, phóng tia lửa điện,…)
Đặc điểm: chỉ phụ thuộc vào bản chất của nguyên tố, những nguyên tố khác nhau sẽ cho quang phổ vạch phát xạ khác nhau về số lượng, vị trí, màu sắc và độ sáng của các vạch.
Ứng dụng: xác định thành phần hóa học của các vật thể, phát hiện các nguyên tố mới,…
Định nghĩa: quang phổ vạch hấp thụ gồm những vạch tối trên một nền quang phổ liên tục.
Nguồn phát sinh: quang phổ vạch hấp thụ thu được qua máy quang phổ khi phân tích một chất khí hoặc hơi nung nóng khi đặt chúng trong trường bức xạ của một nguồn sáng phát ra quang phổ kiên tục có nhiệt độ lớn hơn.
Đặc điểm: đặc trưng cho mỗi nguyên tố, các vạch tối xuất hiện đúng vị trí các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chất hơi đó.
Ứng dụng: Xác định thành phần của hợp chất, ví dụ mặt trời, các vì sao,…
Một số loại máy đo quang phổ được dùng phổ biến hiện nay
1. Máy quang phổ UV – VIS
Máy đo quang phổ UV – VIS hãng xuất xứ Macy – Bắc Kinh Trung Quốc là dòng sản phẩm được ưa chuộng dùng để phân tích định lượng những chất có hàm lượng nhỏ như phân tích các hợp chất hữu cơ, các ion kim loại trong nền mẫu khác nhau. Đây là loại thiết bị thí nghiệm sử dụng trong phân tích môi trường, trong y học, nông nghiệp và những ngành đòi hỏi độ chính xác cao.
Hình ảnh máy đo màu quang phổ VIS V-1500PC Macylab
– Máy đo quang phổ UV-VIs UV1500PC
– Máy quang phổ Macy UV-1100 UV/VIS
– Máy đo màu quang phổ Macy UV-1200 UV/VIS
– Máy quang phổ Macy UV-1700 UV/VIS
2. Máy quang phổ khả kiến 722N Genius
Máy 722N Genius được thiết kế màn hình LCD với hệ thống quang phổ 1 chùm tia, cách tử nhiễu xạ được dùng trong các ứng dụng phân tích, y tế, phòng thí nghiệm với mức giá dao động chỉ từ 9.000.000 VNĐ/cái
Máy so màu quang phổ khả biến 722N Genius
3. Máy quang phổ đa chỉ tiêu Iris HI801
Đây là một loại máy đo màu quang phổ thiết kế kiểu dáng đẹp, cho phép đo được tất cả các bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được với độ chính xác từ 340 nm đến 900 nm. Sản phẩm được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp như cơ sở xử lý nước, nhà máy rượu vang,..
Máy đo màu quang phổ Iris HI801
Nên mua máy đo quang phổ ở đâu?
Quý khách đang có nhu cầu mua máy đo màu quang phổ hãy truy cập ngay website chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp số HOTLINE 1900 2639 để nhận được sư tư vấn từ chuyên viên của chúng tôi.
Thiết Bị Đo Quang Phổ Hấp Thụ Phân Tử (Uv
Các loại đèn H 2 và D 2 cho ánh sáng với bước sóng từ 160-380 nm (hình 2-7)
Đèn sợi đốt vonfram cho ánh sáng từ miền 350-2200 nm (hình 2-8)
Các thiết bị UV-VIS hiện đại thường sử dụng cả hai đèn D 2 và đèn sợi đốt vonfram cho miền ánh ổn định từ miền tử ngoại và miền trông thấy.
Các thiết bị phân tích quang học thường cần đến bộ tán sắc giúp việc phân chia ánh sáng thành ánh sáng đơn sắc, nó được sử dụng để chất phân tích hấp thụ hay phát xạ. Do vậy, bộ tán sắc nâng cao cả độ nhạy và độ chọn lọc. Ngoài ra, tính đơn sắc của ánh sáng tới làm tăng tính đúng đắn của phương trình toán học của định luật Lambert-Beer.
Đầu tiên, cần hiểu rằng không có có bộ tán sắc nào là có khả năng tạo ra bức xạ có bước sóng đơn sắc. Mặc dù, đầu ra của thiết bị là một miền ánh sáng liên tục được gọi là đám; Các bước sóng này phân bố ít nhiều đối xứng qua trung tâm của bước sóng danh nghĩa λ 1 (nominal wavelength).
Cách tử: Hầu hết bộ tán sắc trong các thiết bị phân tích hiện đại là các bản sao cách tử, nhận được bằng cách đúc từ cách tử chủ. Cách tử chủ là một kính phẳng, được đánh bóng bề mặt và được chia vạch bằng kim cương. Mặt cắt đứng được phóng đại ở hình 2-9 chỉ cho ta thấy một vài rãnh. Một cách tử sử dụng cho miền tử ngoại và trông thấy thường chứa từ 300-2000 rãnh/mm.
Cách tử được phủ lớp nhôm để nó có thể phản xạ. Một lớp mỏng SiO 2 trên bề mặt nhôm để bảo vệ kim loại khỏi bị oxy hóa, điều này có thể làm giảm khả năng phản xạ của nó. Khi ánh sáng được phản xạ từ cách tử, mỗi một rãnh hoạt động như một nguồn bức xạ. Khi các tia sáng liền kề nhau trong cùng pha, chúng tăng cường lẫn nhau, và khi chúng không cùng một pha, chúng môt phần hoặc toàn bộ triệt tiêu nhau (hình 2-10).
nλ = a-b (2-13)
Tro ng đó n = ±1, ±2, ±3, … Khi n = ±1 gọi là nhiễu xạ bậc nhất (first-order diffraction), khi n = ±2 gọi là nhiễu xạ bậc 2 (second-order diffraction)
nλ = a-b = d(sinθ +sinΦ) (2-13)
Ở đây, d là khoảng cách giữa hai vạch liền kề. Ứng với mỗi một góc tới θ, có hàng loạt góc phản xạ, trong đó Φ là góc ở bước sóng xác định sẽ tạo ra cực đại sáng.
Độ phân giải: đo khả năng tách hai pic ở gần nhau. Độ phân giải càng cao thì sự khác nhau giữa hai bước sóng ∆λ có thể phân biệt được càng nhỏ. Độ phân giải của cách tử:
(2-14)
ở đây,λ là bước sóng, n là bậc nhiễu xạ, N là số vạch trên cách tử nhiễu xạ được chiếu sáng.
Phương trình (2-14) chỉ ra rằng, nếu chúng ta thiết kế với độ phân giải là 10 4 với bậc nhiễu xạ bậc nhất, nhất thiết phải có 10 4 vạch ở trên cách tử. Nếu cách tử có độ dài 10cm, cách tử phải có số vạch 10 3 vạch/cm.
4. Cuvet đựng mẫu
5. Detector
Các tính chất của bộ chuyển đổi tín hiệu bức xạ điện từ:
Phản hồi nhanh chóng với các với các bức xạ mang năng lượng thấp trên một miền bước sóng rộng.
Tạo ra tín hiệu điện để có thể dễ dàng khuếch đại và có độ nhiễu thấp.
Tín hiệu được tạo ra bởi đầu dò tỉ lệ thuận với cường độ của tín hiệu của đầu vào Detector làm việc trong miền UV-VIS thường dùng là ống quang (phototubes) làm việc trong miền từ 150-1000 nm (hình 2-13).
Số electron được đẩy ra từ bề mặt của quang điện tỉ lệ thuận với bức xạ tia tới tấn công bề mặt này. Với điện áp khoảng 90V, các electron này có thể tới được anot và cho một dòng tỉ lệ thuận với cường độ tia tới.
Một số ứng dụng phương pháp đo quang (đo UV-VIS)
Việc ứng dụng phương pháp quang phổ đo quang không chỉ ở phân tích định lượng mà nó còn được ứng dụng để nghiên cứu trạng thái cân bằng trong dung dịch như xác định hằng số phân ly của các axit hữu cơ, hằng số cân bằng của phản ứng tạo phức và thành phần phức chất.
1. Phân tích các chất trong hỗn hợp
Câu hỏi: Độ hấp thụ A của 1 dd X và Y nguyên chất và hỗn hợp (X+Y) với cuvet có bề dày b= 1,00cm tại 1 bước sóng λ= 420nm và 505nm có các giá trị là :
Giải:
Biểu thức toán học của định luật Lambert- Beer ta có
A=ε×b×C
Trong đó: A là độ hấp thụ là một đại lượng không thứ nguyên
b là bề dày của cuvet đựng mẫu, cm C là nồng độ chất nghiên cứu, M ε là độ hấp thụ mol, M-1cm-1
(với 1 cuvet cố định b =1,00 cm = const)
A=ε×1(cm)×C
Từ bảng số liệu thực nghiệm ta có:
Ta có thể thiết lập hệ phương trình dựa trên số liệu độ hấp thụ đo được ở bước sóng 420 và 505nm.
Thay số liệu thực ngiệm vào ta có:
Hệ phương trình tương đương với:
2. Xác định thành phần phức chất trong dung dịch bằng phương pháp dãy đồng phântử gam (phương pháp biến thiên liên tục_Continuous Variation)
Để xác định hệ số hóa học trong phản ứng tạo phức chất người ta hay dùng phương pháp dãy đồng phân tử gam. Phương pháp này chỉ đúng cho trường hợp hệ thống tạo thành một phức, không có phản ứng phụ như thủy phân, trùng hợp hay phân ly.
Giả sử P tác dụng với thuốc thử X để cho phức PX n theo phản ứng:
P + nX ⇋ PX n (2-16)
Với hằng số cân bằng:
(2-17)
Từ phương trình (2-17) cho thấy khi tăng nồng độ thuốc thử X thì lượng phức tạo thành sẽ tăng lên. Nếu pha một dãy dung dịch trong đó lượng tương đối của P và X khác nhau, nhưng lượng chung của chúng không đổi, thì sẽ có một dung dịch có nồng độ PX n cực đại. Thành phần của dung dịch này sẽ phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của Pvà X cũng như K cb. Nếu pha chế dãy dung dịch xuất phát từ dung dịch P và X có nồng độ phân tử gam (mol/l) giống nhau, trong từng dung dịch của dãy, tổng nồng độ phân tử gam của P và X là không đổi, còn tỉ lệ nồng độ P với nồng độ X thay đổi (dung dịch đồng phân tử). Dung dịch có thành phần phức chất cực đại là dung dịch mà trong đó tỉ lệ nồng độ của Me và R bằng thành phần của chúng trong phức chất.
Giả sử P và X có khả năng tạo ra ba phức PX, PX 2 và PX 3. Nếu một phức chiếm ưu thế chả hạn PX 2, thì người ta có thể sử dụng phương pháp dãy đồng phân tử để xác định thành phần phức.
Thủ tục truyền thống khi xác định là trộn P và X và pha loãng đến một thể tích sao cho tổng nồng độ của [P] + [X] = const. Độ hấp thụ (thường chọn bước sóng tia tới ứng với cực đại hấp thụ) được đo với từng dung dịch. Xây dựng đồ thị mối quan hệ giữa độ hấp thụ và phần mol của X. Độ hấp thụ cực đại đạt được chỉ ra thành phần phức chiếm ưu thế (hình 1-13).
Các điều lưu ý khi sử dụng phương pháp biến thiên liên tục:
Đảm bảo tính đúng đắn của định luật Lambert-Beer.
Giữ lực ion không đổi và pH ổn định (có thể sử dụng dung dịch đệm).
Đo ở nhiều hơn một bước sóng tia tới; cực đại hấp thụ xảy ra ở cùng phần mol cho mỗi bước sóng.
Làm thí nghiệm với tổng nồng độ Me + R khác nhau.
Đây là phương pháp phổ biến, có thể ứng dụng trong trường hợp phương pháp biến dãy đồng phân tử không cho kết quả tốt. Đối với các phản ứng có hiệu ứng phổ hấp thụ, luôn luôn ta có thể xây dựng được đường cong bão hòa.
Khi xây dựng đường cong bão hòa thì người ta giữ nồng độ một cấu tử không thay đổi (thường là cấu tử Me) còn thay đổi nồng độ cấu tử kia. Đo độ hấp thụ của các dung dịch trong dãy. Xây dựng đồ thị mối quan hệ A-C R/C Me. Nếu phức bền thì đồ thị thu được sẽ có điểm gãy ứng với hoành độ .
Cập nhật thông tin chi tiết về Máy Đo Công Suất Quang Veex Fx40: Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Công Suất Quang Veex Fx40 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!