Bạn đang xem bài viết Máu Và Chức Năng Của Máu được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ý nghĩa sinh học và chức năng chung của máu
Máu là một tổ chức liên kết đặc biệt gồm hai phần là huyết tương và các thành phần hữu hình. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các loại prôtêin, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzym, hormon, khí và các chất thải. Thành phần hữu hình gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Máu lưu thông trong hệ mạch và có các chức năng chính như sau :
– Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.
– Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.
– Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.
– Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.
2. Chức năng cân bằng nước và muối khoáng
– Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.
– Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu (chịu ảnh hưởng của các ion và prôtêin hoà tan trong máu).
3. Chức năng điều hòa nhiệt
Máu còn tham gia điều nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu.
– Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.
– Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.
5. Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể
– Máu mang các hormon, các loại khí O 2 và CO 2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+… để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.
Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh-thể dịch.
Chức Năng Và Thành Phần Của Máu
Máu là dịch lỏng chứa các tế bào máu và huyết tương lưu hành trong hệ thống tuần hoàn của người và các loài động vật khác. Máu chảy khắp cơ thể với nhiều vai trò và chức năng. Cùng tìm hiểu sinh lí bình thường của máu.
I. Chức năng
Máu vận chuyển oxy từ phổi đưa đến các tế bào, rồi nhận khí CO 2 từ các tế bào đến phổi để phổi đào thải ra bên ngoài, giúp cho quá trình hô hấp được diễn ra thuận lợi.
Các chất dinh dưỡng, nước hấp thu từ hệ tiêu hóa sẽ được máu vận chuyển đến các cơ quan đích, cung cấp dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
Máu vận chuyển các hoocmon và các chất dẫn truyền từ nơi sản xuất tới cơ quan đích.
Máu vận chuyển nhiệt từ các bộ phận sâu trong cơ thể đến da và đường hô hấp, để nhiệt được khuếch tán ra ngoài.
Nhờ các thành phần chứa trong máu như các chất điện giải K+, Cl–, H+, Na+ …, các protein. Hệ thống đệm trong máu chuyển các acid và base mạnh thành các acid và base yếu làm hạn chế đến mức tối thiểu những thay đổi của pH trong quá trình chuyển hóa.
Một số tế bào máu như bạch cầu có khả năng thực bào, giúp chống lại các tác nhân độc hại từ bên ngoài.
Tiểu cầu và các yếu tố đông máu cân bằng giúp máu lưu thông tốt trong mạch, khi có tổn thương thì có quá trình tạo cục máu đông để bít tổn thương.
II. Thành phần máu
Máu được cấu tạo bởi 2 phần: huyết tương là dịch lỏng màu vàng (nước, protein, globulin, fibrinogen và điện giải) và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Mỗi thành phần sẽ có cầu tạo và chức năng riêng.
Hình dạng: Hồng cầu có dạng đĩa lõm 2 mặt, chứa hemoglobin và một mạng lưới lỏng lẻo các chất xơ và protein tạo thành khung xương cho tế bào.
Ở người trưởng thành có khoảng 4-6000 hồng cầu/l
Chức năng của hồng cầu: do thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hemoglobin (Hb), nên chức năng chính do Hb đảm nhiệm: vận chuyển khí CO 2 và O 2. Ngoài ra Hb đóng vai trò như một hệ đệm góp phần điều hòa cân bằng acid base của cơ thể.
Bạch cầu là các tế bào máu trắng, trong suốt, có kích thước lớn và có nhân. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau như Bạch cầu trung tính, Bạch cầu lympho, bạch cầu mono…
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi thay đổi # 4-9G/l
Chức năng của các loại bạch cầu:
– Bạch cầu trung tính: chiếm phần lớn #57,4 ± 8,4%. Có khả năng vận động và thực bào mạnh, chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn. Bạch cầu trung tính có thể thực bào một số loại vi khuẩn, các tiểu hạt, các tơ fibrin của cục máu đông.– Bạch cầu hạt ưa acid: 3,2 ± 2,6%. Chức năng khử độc các protein lạ và một số chất khác. Tiêu diệt một số loại kí sinh trùng bằng cách giải phóng các enzyme.– Bạch cầu hạt ưa base: ít gặp. Thường nằm bên ngoài mạch máu, sống trong các mô liên kết lỏng lẻo với số lượng lớn. Có vai trò trong một số phản ứng dị ứng– Bạch cầu mono: 3.8 ± 0,5%– Là tế bào lớn nhất trong số các bạch cầu, có chức năng thực bào một số loại vi khuẩn, các mô hoại tử, dọn sạch vùng tổn thương, có vai trò quan trọng trong khởi động quá trình sản xuất kháng thể của bạch cầu lympho.– Bạch cầu lympho: 35 ± 7,2%. Có 2 loại là lympho B và T, có chức năng đáp ứng miễn dịch.
Tiểu cầu là những mảnh tế bào hình đĩa, không có nhân, có màng bao xung quanh.
Số lượng tiểu cầu bình thường 150-300 G/l
Chức năng: có vai trò trong quá trình đông máu, cầm máu.
Vai Trò, Thành Phần Và Chức Năng Của Máu Là Gì?
Đồng thời, vai trò và chức năng của máu còn được thể hiện khi máu là phương tiện trong cơ thể chuyên vận chuyển các tế bào (bao gồm tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể và tế bào bệnh lý) cũng như các loại chất khác (tiêu biểu như các amino acid, lipid, hormone,..) giữa các cơ quan và tổ chức trong cơ thể con người. Do vậy, nếu xảy ra các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sự tuần hoàn bình thường và kéo theo sự rối loạn của nhiều cơ quan khác.
Thành phần và chức năng của máu
Thành phần của máu
Máu được cấu tạo gồm 2 phần chính đó là tế bào và huyết tương. Trong tế bào sẽ bao gồm các thành phần cụ thể đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cẩu. Bên cạnh đó, huyết tương sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản đó là đông máu, kháng thể, protein, nội tiết tố, nước và muối khoáng.
Chức năng của máu
Máu có chức năng chính đó là vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể và duy trì sự sống. Bên cạnh đó, máu còn thực hiện chức năng cấu tạo và duy trì các cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Cùng với đó, chức năng của máu còn được thể hiện ở khía cạnh đó là loại bỏ tối đa các chất thải, chất độc hại trong quá trình chuyển hóa cơ thể như các khí cacbonic hay acid uric.
Máu có vai trò vận chuyển khí oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và thực hiện quy trình ngược lại đó là vận chuyển khí cacbonic từ tế bào về phổi để phổi thực hiện chức năng đào thải ra môi trường bên ngoài.
Cùng với đó, chức năng của máu còn nằm ở việc thực hiện chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa đến các tế bào trong cơ thể. Đồng thời sau đó, nó sẽ vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hóa tế bào này đến với các cơ quan đào thải.
Ngoài ra, vai trò và chức năng sinh lý của máu còn được thể hiện thông qua việc máu vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào để đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra bên ngoài môi trường.
Bên cạnh đó, chức năng của máu sinh 8 còn là khả năng cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể vô cùng hiệu quả. Việc điều hòa lượng nước trong tế bào sẽ được máu thực hiện thông qua áp suất thẩm thấu máu.
Vai trò vận chuyển
Điều hòa nhiệt
Một trong những chức năng của mạch máu đó là giúp điều hòa nhiệt trong cơ thể một cách tuyệt vời. Máu tham gia vào quá trình này là nhờ sự vận chuyển và khả năng làm nguội nhiệt của lượng nước có sẵn trong máu. Nhờ đó, chức năng của mạch máu được thể hiện rất rõ trong quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể.
Vai trò bảo vệ
Nói đến chức năng của máu, chắc hẳn các bạn không thể bỏ qua chức năng bảo vệ này. Bởi máu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào cũng như cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Chức năng bảo vệ: Chức năng của máu giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Ngoài ra, chức năng sinh lý của máu còn được thể hiện rõ rệt khi máu cũng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, hạn chế mất máu khi cơ thể gặp phải những tổn thương.
Chức năng của tiểu cầu trong máu là gì?
Kết dính: Tiểu cầu thực hiện chức năng kết dính với các chất nằm ở bên ngoài nội mạc
Phát động: Ở giai đoạn này, tiểu cầu sẽ thay đổi hình dạng và kích hoạt thụ quan cũng như tăng cường tiết ra các tín hiệu hóa học
Tập hợp: Sau khi đã kết dính và phát động, các tiểu cầu sẽ kết nối lại với nhau thông qua cầu thụ quan trong cơ thể.
Tiểu cầu có chức năng chính trong máu đó là góp phần vào sự cầm máu khi cơ thể gặp chấn thương và chảy nhiều máu. Chức năng này được hiểu là quá trình dừng chảy máu tại vị trí nội mạc mạch máu bị thương. Chức năng này của tiểu cầu trong máu được trải qua 3 giai đoạn đó là:
Thành Phần Của Máu Và Cấu Tạo Của Máu
BTV
Thành phần của máu và cấu tạo của máu, như chúng ta đã biết máu đối với cơ thể con người vô cùng quan trọng và là một trong những thành phần giúp duy trì sự sống con người, máu là một…
Thành phần của máu và cấu tạo của máu, như chúng ta đã biết máu đối với cơ thể con người vô cùng quan trọng và là một trong những thành phần giúp duy trì sự sống con người, máu là một loại mô liên kết với một chất dịch cơ bản và các yếu tố hữu hình.
Các thành phần của máu
Máu là một loại mô liên kết với một chất dịch cơ bản và các yếu tố hữu hình. Chất dịch cơ bản của máu được gọi là huyết tương (plasma). Lơ lững trong huyết tương là các thành phần tế bào, gồm 3 loại chính là: Các hồng cầu (erythrocytes); các bạch cầu (leukocytes) và các tiểu cầu hay tấm máu (platelets). Cả ba loại tế bào này đều xuất phát từ các tế bào mô liên kết đặc biệt gọi là các nguyên bào (stem cell) trong tủy xương của cá thể trưởng thành.
Nếu toàn bộ máu được xử lý để chống đông và cho vào một ống nghiệm đặt thẳng đứng, các yếu tố tế bào sẽ từ từ lắng xuống đáy, để lại huyết tương ở phía trên. Bình thường các tế bào chiếm khoảng 40 – 50% tổng thể tích của máu, trong khi huyết tương chiếm khoảng 50 – 60%.
Máu gồm 4 thành phấn chính: Huyết tương, Bạch cầu, Hồng cầu và tiểu cầu.
Các thành phần của máu có huyết tương
Huyết tương là thành phần cơ bản là nước, chiếm khoảng 90%. Trong nước có một số lượng rất lớn các chất hòa tan, nồng độ của các chất nầy thay đổi tùy theo hoạt động của sinh vật và khác biệt từ một phần của hệ cơ quan nầy đến hệ khác. Ðể tiện lợi, người ta thường chia những chất hòa tan này thành sáu loại: các ion vô cơ và muối; các protein huyết tương; các chất dinh dưỡng hữu cơ; các sản phẩm thải có nitơ; các sản phẩm đặc biệt được chuyên chở; các khí hòa tan..
Trong đó, các ion vô cơ và muối nồng độ của từng ion trong huyết tương được duy trì hằng định và được điều hòa nhờ nhiều yếu tố, đặc biệt là thận và các cơ quan bài tiết khác cũng như một số hormone. Sự ổn định này được gọi là sự cân bằng nội môi (homeostasis), đặc biệt cần thiết cho các chức năng của cơ thể. Khi nồng độ của các ion trong huyết tương tăng sẽ dẫn đến sự tăng các ion nầy trong dịch mô, gây ra những rối loạn nghiêm trọng. Nồng độ của các ion nầy cũng rất quan trọng trong việc xác định độ pH của dịch cơ thể.
Các protein huyết tương chiếm khoảng 7 – 9% trọng lượng huyết tương, gồm ba loại chính: fibrinogen, albumin và globulin, hầu hết đều được tổng hợp từ gan. Các protein nầy có vai trò quan trọng trong việc xác định áp suất thẩm thấu của huyết tương, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất ở mao mạch và sự cân bằng nước của cơ thể. Chúng giúp ổn định pH của huyết tương cũng như kiểm soát độ nhớt của huyết tương.
Ngoài ra, khi liên kết với các hormone, acid béo hoặc các lipid, một số vitamin và các chất khoáng, các protein sẽ hổ trợ cho sự vận chuyển các chất nầy bởi máu. Thêm vào đó, fibrinogen và một số globulin có vai trò trong sự đông máu, một số globulin khác tham gia vào đáp ứng miễn nhiễm.
Các chất hữu cơ trong huyết tương gồm glucoz, các chất béo, phospholipid, acid amin, acid lactic và cholesterol. Một số được hấp thu từ ruột, một số đi vào máu từ gan. Acid lactic là sản phẩm của sự đường phân, chúng được chuyên chở từ máu vào gan. Tại đây một số được dùng để tái tổng hợp carbohydrate, một số sau đó được oxy hoá thành . Cholesterol có vai trò chính là tiền chất (precursor) của hầu hết các hợp chất steroid quan trọng trong cơ thể.
Huyết tương cũng chuyên chở các sản phẩm thải có nitơ từ các cơ quan bài tiết như thận. Ở động vật hữu nhũ, những chất thải nầy chủ yếu ở dạng ure, một số ít là ammonia và acid uric.
Trong số các sản phẩm được huyết tương chuyên chở, các hormone có vai trò đặc biệt quan trọng. Cấu trúc, chức năng và cơ chế tác động của chúng đã được đề cập chi tiết ở chương 7.
Có ba chất khí chính hòa tan trong huyết tương. Một là N2 khuếch tán từ phổi vào máu, trơ về mặt sinh lý. Hai khí khác là đặc biệt quan trọng sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau.
Các thành phần của máu có Bạch cầu:
Các tế bào bạch cầu của người có nhân lớn, hình dạng không đều. Chúng được tạo ra từ các nguyên bào đặc biệt trong tủy xương và được phóng thích vào dòng máu. Ngoài máu, bạch cầu còn có rất nhiều trong hệ bạch huyết. Chúng cũng có khả năng di chuyển tự do trong các mô liên kết. Một số có chuyển động kiểu amip và có thể thoát ra khỏi mạch máu và mạch bạch huyết bằng các xuyên qua thành mạch ở chỗ tiếp giáp giữa các tế bào nội bì. Thực chất các tế bào bạch cầu di chuyển trong một hệ thống liên tục bao gồm máu, bạch huyết và các mô liên kết. Các tế bào bạch cầu khác nhau giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh như chúng ta sẽ thấy trong phần sau.
Các thành phần của máu có Hồng cầu:
Ở cá thể trưởng thành, các hồng cầu được sản sinh từ các nguyên bào trong tủy xương. Các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành có nhân, ti thể, bộ Golgi… nhưng về cuối giai đoạn phát triển, chúng mất nhân và các bào quan khác, tích tụ nhiều hemoglobin, sau đó đi vào máu.
– Phân tử Hemoglobin (Hb) là một protein hình cầu có bốn chuỗi polypeptide. Mỗi chuỗi đều có chứa một nhóm phụ phức tạp gọi là nhóm Hem, có một nguyên tử Fe ở trung tâm.
Các thành phần của máu có Tiểu cầu:
Tiểu cầu là những thể nhỏ, không màu, có nhiều hạt, kích thước nhỏ hơn hồng cầu rất nhiều. Tiểu cầu được sản sinh ra khi tế bào chất của các tế bào tủy xương (megakaryocyte) bị tách ra và đi vào hệ tuần hoàn.
– Chức năng chính của tế bào là giải phóng Thromboplastin để gây đông máu. Khi gặp một vật lạ hay bề mặt tiếp xúc nhám, tiểu cầu sẽ ngưng kết thành cục nhờ đó đóng kín vết thương. Ngoài ra khi tiểu cầu bị vỡ chúng sẽ phóng thích serotonin gây co mạch để cầm máu.
Sự đông máu là một sự thích nghi tiến hóa cho sự sửa chữa cấp thời của hệ tuần hoàn và để ngăn cản sự mất quá độ của dịch cơ thể khi mạch máu bị tổn thương. Sự đáp ứng tức thời của mạch máu là khép lại, làm cho máu chảy chậm lại. Các tiểu cầu ở vùng nầy cũng dính vào nhau và dính vào mô tổn thương, tạo ra một đám tiểu cầu bị ngưng kết. Ðám tiểu cầu có thể làm chậm hoặc làm ngừng chảy máu từ các mạch tổn thương nhưng chúng rất dễ bị đẩy ra khỏi vị trí. Chúng được ổn định bằng sự thành lập của một cục máu (một mạng lưới các sợi được tạo ra chung quanh các tiểu cầu ở các mô tổn thương). Các tế bào khác có thể đan xen vào các sợi làm căng cục máu. Các sợi nầy được hợp thành từ các protein fibrin. Sợi fibrin được thành lập trong quá trình đông máu khi một protein tan trong huyết tương là fibrinogen được biến đổi thành fibrin không hòa tan. Mặc dù quá trình nầy rất phức tạp và gồm hàng loạt phản ứng, để đơn giản nó có thể được tóm gọn lại trong hai phản ứng sau:
– Quá trình bắt đầu khi bề mặt của mạch máu bị tổn thương phóng thích ra một chất gọi là thromboplastin, chất nầy kết hợp với các protein khác của máu tạo thành một phức hợp được hoạt hóa. Phức hợp nầy biến đổi protein của huyết tương là prothrombin thành thrombin. Ion và một phospholipid chuyên biệt trên bề mặt của tiểu cầu cần thiết để cho quá trình xảy ra. Bước cuối cùng của quá trình là thrombin biến đổi fibrinogen thành fibrin.
– Nếu chẳng may một trong các yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu bị thiếu, toàn bộ chuỗi phản ứng có thể bị hỏng. Thí dụ những người mắc bệnh máu khó đông (hemophilia) thiếu yếu tố VIII là một loại protein cần cho sự thành lập phức hệ hoạt động để biến đổi prothrombin thành thrombin. Không có protein nầy máu không đông được, do đó ngay cả một vết đứt nhỏ cũng làm cho người bệnh chảy máu đến chết.
Các thành phần của sơn với những hiểu biết cơ bản theo định nghĩa tổng quát, SƠN không phải là chất lỏng ví dụ như sơn bột tĩnh điện hoặc sơn bột nóng chảy thì người ta thường…
Cập nhật thông tin chi tiết về Máu Và Chức Năng Của Máu trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!