Xu Hướng 9/2023 # Lợi Ích Học Trường Chuyên # Top 15 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lợi Ích Học Trường Chuyên # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Học Trường Chuyên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những lợi thế khi học trường chuyên

Thứ ba – 09/04/2023 01:52

 

 

 

Bạn có phân vân khi lựa chọn học trường gần nhà và trường chuyên chưa? Đây là những lợi thế khi bạn chọn học ở trường THPT chuyên Chu Văn An để các bạn cân nhắc lựa chọn.

1. Cơ sở vật chất đầy đủ và tốt Trường chuyên là loại trường được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, phòng học cho đúng chuẩn.  Phòng học rộng rãi, nhà vệ sinh nhiều và rất sạch sẽ. Trường đang có 1 nhà thi đấu đa năng để tổ chức các hoạt động mà không sợ nắng, mưa. Hiện tại, trường đang được cho xây 1 kí túc xá 5 tầng và đang làm thủ tục để xây thêm 1 dãy phòng bộ môn.

2. Môi trường học tập tốt: Môi trường học tập tốt, không chỉ vì các thầy cô giỏi mà còn vì có các bạn giỏi. Khi vào đây, bạn sẽ có rất nhiều người bạn giỏi. Đó là những trợ thủ cho bạn trong việc học. Ở đây, cũng có nhiều “cao thủ” để bạn phấn đấu. Tinh thần học tập rất tốt. 

3. Được học chuyên sâu nội dung yêu thích: Nếu bạn đặc biệt yêu thích một môn học nào đó thì trong ngôi trường này bạn sẽ được tìm hiểu chuyên sâu về nó. Trường thường tổ chức mời các giáo sư có tiếng về giảng dạy hoặc đưa học sinh đi học giáo sư. Bạn sẽ tiếp xúc với các chuyên gia trong lĩnh vực mình yêu thích, được giao lưu kết bạn với những bạn rất giỏi trong lĩnh vực đó.

Trường đang có kế hoạch tìm giáo viên dạy tiếng Nhật (và ngôn ngữ khác) để giảng dạy cho học sinh. Nó là phương tiện để các bạn đi tới tương lai, làm việc trong môi trường quốc tế. Sẽ có những giáo viên bản ngữ về giảng dạy tại trường.

5. Rất nhiều học bổng chỉ dành cho học sinh trường chuyên Nếu bạn là học sinh tiên tiến và có điểm môn chuyên từ 8.5 trở lên, có thể bạn sẽ được nhận học bổng là 27 tháng học phí. Nếu bạn là thành viên tham dự kì thi Olympic 30-4, bạn sẽ nhận học bổng là 45 tháng học phí.

6. Được một số trường ĐH ưu tiên tuyển thẳng Nhiều trường đại học đã ban hành quy chế tuyển thẳng học sinh trường chuyên. Mỗi trường ĐH có quy định riêng, ví dụ như: Các trường ĐH thuộc ĐHQG TPHCM sẽ tuyển thẳng các học sinh có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải trong một kì thi từ cấp tỉnh trở lên.

7. Rèn luyện phẩm chất, phát huy năng lực, năng động và sáng tạo Môi trường năng động, sáng tạo, giúp bạn phát huy hết khả năng của mình.

Lợi Ích Của Việc Thiết Kế Website Trường Học Chuyên Nghiệp

Lợi ích khi thiết kế website trường học chuyên nghiệp

Trang web là bộ mặt của trường học, phản ánh về những giá trị, thái độ của trường đối với việc chấp nhận những giá trị hiện đại. Một website trường học được thiết kế chuyên nghiệp sẽ góp phần tạo vị thế, tính thu hút riêng cho trường học. Lợi thế cạnh tranh là điều vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay. Khi mà hàng loạt các trường học, trung tâm giáo dục ra đời, cạnh tranh với nhau cùng với đó là việc đóng cửa của những trường học không thu hút được học sinh.

Nếu như bạn nghĩ rằng trường học không cần phải quảng bá thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm trong cuộc sống hiện đại. Việc quảng bá làm cho ngôi trường của bạn được nhiều người biết đến hơn, giới thiệu được chất lượng giảng dạy cũng như cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Từ đó, tiếp cận với những đối tượng học sinh, sinh viên tiềm năng và thuyết phục họ đến với trường học.

Website là một công cụ sắc bén của chiến lược Marketing trực tuyến. Số người tìm kiếm trực tuyến là một con số khổng lồ và sẽ thật thiếu sót nếu như trường học của bạn không hiện diện trên Internet. Thiết kế website trường học là một trong những công việc đem lại hiệu quả Marketing tốt nhất. Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời để quảng bá cho ngôi trường của bạn.

Phụ huynh thường tìm kiếm cách để liên lạc trực tiếp với quản lý trường học và đưa ra những thắc mắc. Một website có để lại hình thức liên lạc như số điện thoại, email … hay có kênh trò chuyện trực tiếp ngay trên website sẽ giải quyết nhanh chóng mối quan tâm và những lo lắng của phụ huynh học sinh. Sự giao tiếp thuận lợi sẽ chuyển thành những cơ hội tốt để tăng độ tin cậy và thu hút thêm nhiều học sinh.

Học sinh, sinh viên tiếp cận với những chức năng hữu ích

Cách thức mà học sinh, sinh viên học tập đang dần thay đổi theo sự phát triển của công nghệ. Một website trường học chuyên nghiệp cung cấp cho học sinh, sinh viên những tính năng hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập. Một số tính năng hữu ích đang được áp dụng như chia sẻ tài liệu học tập trực tuyến, tính năng tương tác, trao đổi giữa học sinh với nhau và với giáo viên, quản lý điểm và tiến trình học…

Quản lý nhà trường phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường? Câu trả lời nằm ở phản hồi của phụ huynh và học sinh nhà trường. Thông qua những phản hồi này, những vấn đề còn tồn tại được nắm bắt và có hướng xử lý kịp thời. Các ý kiến đóng góp tích cực cũng cần được tiếp nhận và thực hiện để tại ra một môi trường giáo dục hoàn thiện hơn.

Thiết kế website trường học là một dự án đầu tư có lợi về lâu dài. Trước hết là về chi phí quảng bá. Thiết kế web trường học chiếm một phần không đáng kể trong ngân sách quảng bá nhưng đem lại hiệu quả cao, tạo ra những cơ hội mới cho việc phát triển trường học. Thứ hai là sự tiết kiệm về chi phí quản lý. Thông qua hệ thống website, việc quản lý trường học như nội dung thông báo, tài liệu học tập, quản lý sinh viên,… được thực hiện dễ dàng và tiết kiệm chi phí so với quản lý thủ công.

Thế nào là một website trường học chuyên nghiệp

Để một website trường học có thể hoạt động hiệu quả và phát huy tối đa ưu điểm thì nó cần phải được thiết kế chuyên nghiệp. Một trang web trường học chuyên nghiệp cần được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn:

Giao diện đẹp, hình ảnh bắt mắt, thể hiện được dấu ấn riêng của trường như màu sắc, logo đặc trưng,… Giao diện thu hút nhưng phải phù hợp với môi trường sư phạm.

Cấu trúc tổ chức thông tin hợp lý, khoa học, không rườm rà. Giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được thông tin mong muốn.

Các chức năng của website phải dễ sử dụng, kể cả với những đối tượng không quen thuộc với công nghệ. Chức năng tập trung vào nhu cầu cần thiết,

Website hoạt động ổn định, không ngắt quãng, tốc độ tải trang nhanh

Webstie trường học là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quảng bá, quản lý của trường học. Giúp tiết kiện thời gian, công sức và chi phí

Đơn vị thiết kế website trường học uy tín

Liên hệ với đơn vị thiết kế website uy tín sẽ đảm bảo về thời gian hoàn thành và chất lượng của website. Tất Thành là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế website trường học tại Việt Nam. Đội ngũ chuyên viên của Tất Thành luôn nỗ lực nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế website trường học nhằm đem đến những sản phẩm chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Liên hệ với Tất Thành ngay hôm nay qua

Được Và Mất Khi Học Trường Chuyên

Đi dự Lễ kỷ niệm 50 năm Khối Phổ thông chuyên của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (thường được gọi là khối A0), gặp được rất nhiều cựu học sinh các khoá. Lớp mình thì nhờ sự tích cực của lớp trưởng nên mọi người được cập nhật tình hình của nhau khá thường xuyên nhưng gặp các anh chị khoá trên mới thật thú vị. Đã hơn 30 năm rồi, gặp lại nhìn nhau nửa lạ nửa quen, nhớ khi gặp nhau tất cả đều chỉ mới 14-15 tuổi, nay đều đã đầu hai thứ tóc, về hưu, có con có cháu cả rồi, làm sao không xúc động. Bất ngờ nhất là gặp lại rất đông cựu sinh viên và cả đồng nghiệp của mình. Hoá ra một tỷ lệ không nhỏ học sinh A0 các khoá sau này đã thi vào Ngoại thương vì thời mình đã học chuyên Toán, không ai lại thi vào Kinh tế cả. Nhưng nhìn lại thì khoá mình đi kinh doanh quá nửa và còn khá nhiều bạn thành đại gia nữa nên việc A0 thi Ngoại thương có lẽ cũng là hợp lý vì suốt một thời gian dài giáo dục kiểu XHCN không dạy kinh doanh mà tư duy logic của khối A sẽ rất phù hợp cho nghề này. Chỉ tiếc là khối A thời mình nhiều bạn khá ngoại ngữ và giao tiếp còn thời sau này lại không được như vậy.

Do số phận đưa đẩy, mình học đủ mọi loại lớp, từ lớp nhà quê đọc không thông viết không thạo đến lớp chọn, lớp chuyên của thành phố, chuyên quốc gia…. Do tính hay di chuyển và hay chuyện nên mình giữ liên lạc được với khá nhiều bạn học đến mức chồng mình đã đầu hàng việc học thuộc danh sách bạn học của mình vì không đủ khả năng.Qua tìm hiểu tình hình, mình tạm tổng kết như sau:

1/ Mức độ thành đạt (tạm hiểu là có chức vụ cao hay kinh doanh giàu có) không phụ thuộc vào việc bạn học lớp nào hay học giỏi vì lớp nào của mình cũng có bạn làm to hay giàu có mà những bạn ấy khi đi học cũng không phải người xuất sắc. 2/ Những bạn giỏi nhất thường lại có cuộc sống khá trầm lặng, vì thường về làm việc ở trường hay Viện rồi cứ thế rơi vào quên lãng vì không thích bon chen. Những trường hợp ngoại lệ đều là người của FPT cho nên thật sự trong lịch sử kinh doanh của VN, FPT chắc chắn đóng một vai trò to lớn như Bạch Thái Bưởi hay Lương Văn Can ngày xưa vì đã xoá bỏ tư tưởng coi thường kinh doanh của dân chuyên Tự nhiên. Nhờ FPT mà các bạn như Nguyễn Thành Nam, Phan Ngô Tống Hưng… mới có cơ hội sống khác Hoàng Lê Minh hay Lê Bá Khánh Trình. 3/ Tuy nhiên, tỷ lệ người thành đạt ở các lớp chuyên cao hơn ở các lớp thường. Hầu hết các bạn đều đi học ở nước ngoài nên cơ hội có việc tốt cũng nhiều hơn. Đặc biệt, chất lượng cuộc sống ở những tập thể này cao hơn hẳn. Dù không phải tất cả nhưng tư duy, ứng xử, của những nhóm này đều hơn và cao hơn các lớp khác. Bạn cũ gặp nhau đương nhiên rất quý nhau nhưng vào A0 thấy từ giáo viên đến học sinh đều thân ái, hiền hoà, dễ thương đến mức cảm động. Có lẽ vì môi trường học hành nhiều, ít bon chen nên mọi người tử tế với nhau hơn. Chi tiếc là hình như chức vụ cao nhất học sinh A0 đạt được cũng chỉ là Thứ trưởng, lác đác có vài Vụ trưởng, còn lại chỉ đến Trưởng phó phòng, Khoa hoặc Giám đốc công ty riêng của mình.. Riêng việc suốt 50 năm, những con người giỏi giang chọn từ toàn quốc về, được học hành tử tế, học vị cao khá nhiều, lại rất đàng hoàng mà không thể nắm vị trí cao trong cơ quan công quyền đã nói lên rất nhiều điều. 4/ Một điều lưu ý là khá nhiều cựu học sinh trường chuyên tiếc là đã bỏ phí tuổi trẻ mà vào học chuyên vì học nhiều quá, ít tiếp xúc với đời thực và ít cơ hội hưởng thụ tuổi trẻ. Do “gà công nghiệp” quá nên hình như nhiều bạn cũng hơi gặp khó khăn khi lập gia đình. Nhưng các thế hệ sau này có vẻ khá hơn bọn mình ngày xưa?

Tóm lại rõ ràng sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn là do yêu cầu khách quan của việc con người sinh ra có những năng lực và chí hướng khác nhau. Xã hội muốn phát triển thì phải có cơ chế khuyến khích những cá nhân có cơ hội phát triển năng lực của mình chứ nếu cào bằng, đem Ánh Viên cho học bơi cùng với mình thì chắc cô ấy không thể có thành tích như bây giờ. Ở nước nào cũng có hệ thống phân cấp trường và cũng có chế độ khen thưởng, tạo điều kiện cho người xuất sắc. Nhà giáo dục James J. Gallaghertừng nói: “Failure to help the gifted child is a societal tragedy, the extent of which is difficult to measure but which is surely great. How can we measure the sonata unwritten, the curative drug undiscovered, the absence of political insight? They are the difference between what we are and what we could be as a society.” Điều Việt Nam cần là học hỏi các nước để tìm ra mô hình phù hợp chứ không nên chìm vào tranh cãi vô bổ nữa!

Mong các “nạn nhân” của trường chuyên lớp chọn vào đây cho ý kiến ngõ hầu làm rõ hơn vấn đề này!

Trường Chuyên, Lớp Chọn

Bước vào năm học mới, một trong những vấn đề không chỉ được học sinh, mà cả các bậc phụ huynh, rất quan tâm, đó chính là về “trường chuyên, lớp chọn”… Bên cạnh niềm vui của những cô, cậu thi đỗ vào “trường chuyên” hay “lớp chọn” thì cũng có cả nỗi buồn, thất vọng của không ít phụ huynh khi thấy con em mình bị loại ra…

Giao lưu với các trường khác trong khu vực là một trong những hoạt động ngoại khóa bổ ích giúp các em học sinh trường Chuyên không bị “học lệch…”. (

Trong ảnh:

Thi đấu Robocon của học sinh khối 10, Trường THPT Chuyên Hạ Long tại trại hè Hùng Vương lần thứ VII-2011

). Vậy “trường chuyên, lớp chọn” hiện nay có gì tốt và chưa tốt? Và cần phải như thế nào để hình thức “đào tạo chất lượng cao” này thực sự phát huy tác dụng?

Vậy “trường chuyên, lớp chọn” hiện nay có gì tốt và chưa tốt? Và cần phải như thế nào để hình thức “đào tạo chất lượng cao” này thực sự phát huy tác dụng?

Nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao hiệu quả…

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một đề án “dài hơi” về việc xây dựng và phát triển hệ thống THPT chuyên. Mục tiêu của đề án là xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng, tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài toàn diện về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập quốc tế. Đề án cũng xác định mô hình trường THPT chuyên sẽ là một mô hình có sức lan tỏa và góp phần thúc đẩy cả hệ thống giáo dục bậc THPT cùng phát triển. Trường chuyên sẽ trở thành hình mẫu của các trường THPT tùy theo khả năng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi địa phương. Trường THPT chuyên sẽ phát triển dựa trên trình độ, năng lực và đặc biệt là khả năng sáng tạo của học sinh cũng như giáo viên. Đó là một trong những cách tốt nhất để phát triển nguồn lực con người cho đất nước. Tuy đề án còn nhiều điểm cần phải bàn bạc, nhưng hy vọng rằng đây sẽ là một đề án tốt, đem lại thành công cho giáo dục Việt Nam. Trong thời kỳ đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên ở một số tỉnh, thành hay ở một số trường đại học, mục tiêu “đào tạo nhân lực chất lượng cao” đã được theo sát và đạt được thành tựu rất rõ rệt. Những học sinh chuyên trong thời kỳ này rất nhiều người hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam và là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà. Sau này, khi hệ thống các trường THPT chuyên được thành lập, học sinh muốn vào các trường chuyên đều phải trải qua kỳ thi tuyển đầu vào hết sức quy củ. Vì thế, học sinh chuyên thường là những “tinh hoa”. Phần đông đều phát huy được năng khiếu, sở trường của mình. Các em có ý chí cao, có năng lực tự học. Nhiều học sinh giỏi đoạt giải quốc gia, được tuyển thẳng vào đại học, hoặc đỗ đại học với điểm cao. Rất nhiều học sinh từ trường chuyên đã cất cánh bay cao, bay xa, khẳng định mình không chỉ trong nước mà cả nước ngoài…

Trong thời kỳ đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên ở một số tỉnh, thành hay ở một số trường đại học, mục tiêu “đào tạo nhân lực chất lượng cao” đã được theo sát và đạt được thành tựu rất rõ rệt. Những học sinh chuyên trong thời kỳ này rất nhiều người hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam và là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà. Sau này, khi hệ thống các trường THPT chuyên được thành lập, học sinh muốn vào các trường chuyên đều phải trải qua kỳ thi tuyển đầu vào hết sức quy củ. Vì thế, học sinh chuyên thường là những “tinh hoa”. Phần đông đều phát huy được năng khiếu, sở trường của mình. Các em có ý chí cao, có năng lực tự học. Nhiều học sinh giỏi đoạt giải quốc gia, được tuyển thẳng vào đại học, hoặc đỗ đại học với điểm cao. Rất nhiều học sinh từ trường chuyên đã cất cánh bay cao, bay xa, khẳng định mình không chỉ trong nước mà cả nước ngoài…

Mà không chỉ ở trường chuyên, nhiều trường THPT khác (thậm chí cả ở bậc PTCS, Tiểu học), cũng bắt đầu có những lớp chọn dành cho những học sinh giỏi. Và thực sự, ở những trường, lớp này, chất lượng giáo dục nổi trội hơn hẳn so với các trường, lớp bình thường. Trường THPT Chuyên Hạ Long là một minh chứng rõ nhất. Từ khi thành lập đến nay, Trường càng ngày càng khẳng định được mình trong hệ thống trường chuyên cả nước. Hàng năm, các em học sinh của Trường đều có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và đại học cao hơn hẳn so với các trường THPT khác trong tỉnh. Các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia luôn mang đậm dấu ấn của Chuyên Hạ Long. Điển hình như kỳ thi học sinh giỏi năm học 2010-2011 vừa qua, Quảng Ninh đạt 53 giải thì trong đó trường THPT chuyên Hạ Long chiếm tới 45 giải: 2 giải nhất, 6 giải nhì, 17 giải ba và 20 giải khuyến khích; có một học sinh được tham dự kỳ thi tuyển vào đội thi Olympic quốc tế môn Hóa học. Tương tự như vậy, các lớp chọn của Trường PTTH Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều v.v… hàng năm cũng đều có tỷ lệ đỗ đại học cao vượt hơn so với những lớp bình thường.

Nhìn vào những kết quả đó, ta có thể thấy rằng, hệ thống trường chuyên, lớp chọn đã và đang là cái nôi đào tạo nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và cho cả nước. Thế nhưng, bên cạnh đó, vấn đề “trường chuyên, lớp chọn” không phải không có những “bất cập”; thậm chí là vì nó mà không ít người (có cả những chuyên gia trong ngành giáo dục) đã cho rằng đây là mô hình giáo dục “lợi bất cập hại”…

Nhưng nếu đi lệch hướng…

Trường chuyên, lớp chọn thực tế là những nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Đội ngũ giáo viên cũng là những nhà giáo có kinh nghiệm, trình độ v.v… Đầu vào của học sinh các trường chuyên, lớp chọn lại cao hơn các trường, lớp bình thường. Đó là những thuận lợi mà vì nó, các bậc phụ huynh ai cũng mong con em mình lọt được vào “trường chuyên”; nếu không thì cũng phải vào được “lớp chọn” ở các trường PTTH. Nhưng chính những thuận lợi ấy lại giống như “con dao hai lưỡi”, tốt thì thật tốt, song không cẩn thận sẽ dẫn đến những hậu quả xấu.

Trước hết, đó là “áp lực” về mặt tâm lý; khi đã là học sinh trường chuyên hay lớp chọn, bản thân các em học sinh đã phải “gánh” trên vai mình sự kỳ vọng “phải học giỏi”. Mà không chỉ là sự kỳ vọng, đó còn là một thực tế, nếu học chuyên mà không giỏi thì chóng hay chầy, cuối cùng các em cũng bị loại ra. Lúc ấy tâm lý các em càng nặng nề hơn, cảm thấy thiếu tự tin hơn. Thứ hai, việc được vào “lớp chuyên” thường dẫn đến ý thức coi trọng các môn chuyên và coi nhẹ các môn học khác. Dần dần học sinh trường chuyên, lớp chọn trở thành những người “bị lệch” về kiến thức. Không ít học sinh giỏi toán, lý v.v… nhưng khi hỏi đến những kiến thức tối thiểu cần biết về văn học, địa lý, lịch sử v.v… lại mù tịt. Ai cũng biết, chủ trương của ngành giáo dục khi áp dụng mô hình “trường chuyên, lớp chọn” là phải theo hướng “phát triển năng khiếu của học sinh về một số lĩnh vực trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện”, song trên thực tế không phải lúc nào cũng đạt được như vậy. Đây không hẳn là hậu quả phát sinh từ mô hình giáo dục này mà về một mặt nào đó, nó là từ tâm lý “chuộng bằng cấp” (nhưng lại rất thực dụng) vốn đang thời thượng hiện nay của xã hội. Thực tế này đặt ra một vấn đề đáng lo ngại: Số học sinh trường chuyên, lớp chọn thì nhiều, nhưng trong số đó rất ít chọn cho mình con đường nghiên cứu khoa học sau khi rời ghế nhà trường; mà phần đông đều chỉ muốn thi đỗ vào các trường đại học “hot” nhất, như Ngoại thương, Ngân hàng v.v… Rõ ràng ở đây vai trò “đào tạo nhân lực chất lượng cao” của các trường chuyên, lớp chọn đang… có vấn đề!

Cựu Học Sinh Trường Chuyên Không Muốn Con Mình ‘Học Giỏi Bằng Mọi Giá”

– Là những ông bố, bà mẹ từng theo học trường chuyên lớp chọn nhưng nhiều bậc phụ huynh khẳng định, từ những trải nghiệm của bản thân, họ không muốn con mình phải học giỏi bằng mọi giá.

Những chia sẻ của ông bố này ngay lập tức nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh. VietNamNet xin đăng tải bài viết của phụ huynh này.

Khi tôi nói: “Tôi không muốn con mình học giỏi”, chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên và phản đối. Cha mẹ ai chẳng muốn con mình thông minh, học giỏi? Mà học giỏi thì thật tốt quá, sau này sẽ có điều kiện để vào trường danh tiếng, xin được học bổng và đi học nước ngoài, …

Đầu tiên tôi xin công nhận là điều mọi người nói hoàn toàn đúng và xin đính chính: “Tôi không muốn con tôi phải học giỏi bằng mọi giá”.

Vậy tại sao không? Tôi xin nêu ra một số mặt chưa được của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thừa. Ví dụ, thừa ở kiến thức môn Toán cấp III. Trừ những em xác định sẽ đi chuyên sâu những môn tự nhiên theo nghề nghiệp, còn đối với các em đi theo khối xã hội thì chắc lên đại học sẽ hoàn toàn không cần đến kiến thức toán.

Ngoài ra, có những ngành yêu cầu học toán trong chương trình (ví dụ như kinh tế), nhưng sau này khi đi làm chắc chắn các em sẽ không cần đến kiến thức cao hơn là đạo hàm bậc 2, trừ khi các em đó muốn nghiên cứu chuyên sâu kinh tế về mặt lý thuyết.

Nhưng hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thiếu. Đó là thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học. Giáo trình Lịch sử không đầy đủ và có một số vấn đề đang bị các nhà sử học tranh luận. Môn Văn thiếu những tác phẩm văn học đương đại là những sản phẩm đề cập tới cấc vấn đề gần gũi với các em trong cuộc sống hiện tại, với ngôn ngữ hiện tại.

Hiển nhiên, nếu các em phải học về những vấn đề mà các em không hiểu, thấy xa lạ thì thật khó mà đòi hỏi các em say mê và thích thú. Kết quả là phần lớn các em sẽ học có tính chất đối phó.

Nếu các em đi học ở trường công lập, hoặc thậm chí ngay tại các trường tư hoặc dân lập nhưng do các giáo viên tư duy theo phong cách của trường công lập giảng dạy, có nhiều khả năng là các em sẽ trở thành… “đàn cừu”.

Các em được giới thiệu một số đề mẫu có sẵn, được cung cấp và phải học thuộc một số phương án giải quyết có sẵn, không khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo.

Hiện nay, một số nơi bắt đầu áp dụng phương thức ra đề mở để khuyến khích tư duy sáng tạo. Nhưng theo tôi, vấn đề hiện nay là đội ngũ giáo viên nói chung liệu đã đủ khả năng để chấm những bài tư duy ấy, có đủ khả năng chấp nhận lối tư duy khác chuẩn mực của các em hay không?

Như vậy khó mà đòi hỏi các em còn niềm say mê học tập, khi mà nhu cầu tự nhiên ở lứa tuổi này của các em là chơi và phát triển về thể chất. Theo tôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý học đường như tật về mắt hay cột sống phổ biến hiện nay.

Cũng có thể vì các em phải dồn hết thời gian vào việc học nên không còn thời gian để chơi, tiếp xúc với các bạn khác cùng trang lứa; qua đó, manh nha hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Thực tế ở nơi tôi làm việc, khi tiếp xúc với các em sinh viên tới thực tập, có những em thành tích học tập cao nhất trong nhóm chưa chắc đã là những người làm việc hiệu quả.

Cái tôi mong muốn là con tôi có được niềm đam mê khám phá cái mới, phát triển được khả năng tư duy độc lập, logic và nếu có thể thì sáng tạo, phát triển những kỹ năng xã hội.

Tôi mong mỗi ngày cháu đến trường là một ngày vui, để cháu coi việc đến trường là cơ hội chơi với các bạn, được thực sự học cái mới mà bản thân cháu thấy thú vị. Và hơn hết, cháu sẽ không thấy bị áp lực hay tự ti khi các bạn có thành tích học tập cao hơn mình.

Vậy nên thành tích học giỏi không phải là ưu tiên số một mà tôi trông đợi ở con tôi. Tôi chỉ muốn con tôi lớn lên thành người bình thường.

Những chia sẻ của anh K. đã nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh khác.

Chị Phạm Mai, một phụ huynh tại Hà Nội, chia sẻ: “Từng là một học sinh chuyên nhiều năm liền đi thi học sinh giỏi các cấp, tôi không muốn con mình bị cuốn vào vòng xoáy của học hành, thi cử. Tôi mong con “né” việc thi cử càng nhiều càng tốt.

Cách học và thi hiện nay không giúp được gì nhiều cho các con trong công việc và cuộc sống tương lai. Việc thi cử đang có xu hướng bị coi trọng quá mức, thậm chí đó còn được coi là cách duy nhất để buộc trẻ phải học.

Vì vậy, tôi không chấp nhận con mình phải học giỏi bằng mọi giá. Tôi chấp nhận việc con không đạt điểm cao trong các kỳ thi ở trường, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc để mặc con dốt nát, kém cỏi.

Tôi luôn để con có thời gian tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Tôi hướng con tới việc học thực chất, giúp con hình thành năng lực tự học, một năng lực mà con sẽ cần đến trong suốt cuộc đời để có thể thích ứng với mọi thay đổi bất ngờ trong cuộc sống”.

Cũng từng là người phải chịu áp lực thi cử, học hành trong suốt thời gian phổ thông khi học trường chuyên, chị Mai Thị Hồng cho biết: “Tôi muốn con được học tập trong môi trường an toàn nhất. Do vậy, thay vì ép con học liên tục, tôi rèn cho con khả năng tự học, coi học hành là động lực, niềm vui chứ không phải áp lực.

Con chưa từng lot vào “top” những học sinh dẫn đầu lớp, cũng hiếm khi được cô giáo tuyên dương về thành tích học tập, nhưng con luôn tự tin, vui vẻ, sẵn sàng hát hay “làm trò” trước đám đông. Tôi chấp nhận việc con không giành điểm cao trong các kỳ thi. Tôi chỉ mong con có tư duy độc lập và luôn cảm thấy vui vẻ”.

Sau buổi họp phụ huynh, được cô giáo đưa lại một bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, vợ chồng anh Dư lặng người.

Những Lợi Ích Khi Học Trường Nghề

Những năm gần đây, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường chưa tìm được việc làm ngay hoặc phải làm những việc không đúng chuyên ngành đào tạo.

Một trường hợp khác là bạn Phan Thị Hường, quê Thanh Hóa. Vì chỉ có học lực trung bình nên Hường chấp nhận vào TP HCM theo học ngành Văn hóa của một trường đại học dân lập. Sau 4 năm ra trường, do không xin được việc làm đúng chuyên ngành đã học, nên Hường quyết định mở cửa hàng kinh doanh quần áo.

Theo Nhà giáo Nhân dân – Tiến sĩ Hà Xuân Quang, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, chọn trường và chọn nghề phải dựa trên lòng đam mê, khả năng của mỗi học sinh, đồng thời phải tìm hiểu nhu cầu của xã hội. Mục tiêu của việc đại học, học nghề là để có việc làm và tương lai nghề nghiệp tốt, chứ không chỉ lấy bằng để sau đó thất nghiệp.

Hiện Thị trường còn thiếu lao động có kỹ năng, tay nghề. Vì thế, khi vào học trường nghề, các em sẽ có nhiều cơ hội việc làm. trường nghề vừa trang bị cho các em kỹ năng chuyên môn, thực tế nghề nghiệp, vừa tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm và ý thức, tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Tại Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, bên cạnh việc cho sinh viên thường xuyên đi thực tế, kiến tập, thực tập tại các cơ sở, nhà trường luôn chú trọng phát triển hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong việc đào tạo và tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường. Trong đó có các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Dệt – May Việt Nam, Ngân hàng MB Bank (Ngân hàng cổ phần Quân đội), Ngân hàng VP Bank, Tập đoàn Hoa Sao, Công ty Samsung Việt Nam…

Với hình thức xét tuyển đơn giản, chuyên ngành đào tạo đa dạng, vừa học vừa làm được khuyến khích, các cơ sở đào tạo nghề như Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội được đánh giá là cánh cửa cho những thí sinh có học lực trung bình khá.

Tốt nghiệp THPT là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi bạn học sinh, đồng thời quyết định hướng đi trên con đường tương lai. Vì vậy, việc định hướng đúng nghề nghiệp của bản thân sẽ quyết định sự thành công tương lai.

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội là trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập năm 1961. Các ngành đào tạo mũi nhọn của trường gồm: kế toán, công nghệ may thời trang, điện tử công nghiệp, điện công nghiệp, quản trị kinh doanh, marketting, tin học ứng dụng (Công nghệ thông tin), tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, thuế và hải quan.

Sinh viên nhập học sẽ được ký cam kết bằng văn bản với nhà trường về việc giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp. Trường xét tuyển điểm học bạ học sinh tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo cao đẳng 2-3 năm.

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được hỗ trợ tìm việc làm thêm, hưởng các chế độ trường công lập, hưởng học bổng và các chế độ miễn giảm theo quy định của nhà nước, cam kết chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm, học liên thông lên đại học chính quy các trường đại học lớn tại Hà Nội, hỗ trợ giới thiệu học tập và lao động ở nước ngoài.

Trường có sơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nội dung chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, thực học, thực làm. Trường còn có nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên như học liên thông lên đại học, tìm việc làm…

Hiện trường đã đào tạo, cung cấp cho Xã hội hơn 100.000 lao động có tay nghề cao. Trường không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ, hướng tới mục tiêu trở thành trường cao đẳng hàng đầu ở Việt Nam.

Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ:

– Đợt 1: từ tháng 1 đến hết tháng 3. – Đợt 2: từ tháng 4 đến hết tháng 6. – Đợt 3: từ tháng 7 đến hết tháng 9. – Đợt 4: từ tháng 10 đến hết tháng 12.

– Cơ sở 1: Số 143 đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.3685 7365; 04.3556 6300. – Cơ sở 2: Số 106 đường Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Điện thoại: 04.36884342

Website: http://www.hiec.edu.vn. Email: [email protected]

(Nguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội )

Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Học Trường Chuyên trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!