Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Của Việc Tập Thiền được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nói đến lợi ích của việc tập thiền trước hết là lợi ích về thân. Tất cả những thiền sư có ý chí tu hành đều cho biết càng tu càng được sáng suốt, không thể trở thành người bạc nhược yếu đuối, mờ mịt tối tăm. Bởi vậy, người tập thiền cần hết sức tránh những thái độ cực đoan, mà phải giữ trung đạo, chỉ cốt ngồi thiền sao cho tâm được định, nhờ thế mới sống thiền được.
Nói đến lợi ích của việc tập thiền trước hết là lợi ích về thân. Tất cả những thiền sư có ý chí tu hành đều cho biết càng tu càng được sáng suốt, không thể trở thành người bạc nhược yếu đuối, mờ mịt tối tăm. Bởi vậy, người tập thiền cần hết sức tránh những thái độ cực đoan, mà phải giữ trung đạo, chỉ cốt ngồi thiền sao cho tâm được định, nhờ thế mới sống thiền được.
Một số người tập thiền được một thời gian lại tỏ ra có vẻ kỳ bí thì nên xem xét lại. Người tập thiền thực ra sống rất bình dị, biết điều hòa thân thể, điều tiết dục vọng để luôn có sức khỏe đầy đủ, cuộc sống an ổn bình thường. Người biết tập thiền thì điều kiện đầu tiên là sống điều độ, biết tiết dục. Điều độ là trong cuộc sống ăn, nghỉ chừng mực điều độ, đối với các dục lạc phải hạn chế, không buông lung trác táng. Nhờ thế cuộc sống được tốt đẹp. Đó là lợi ích đầu tiên của người tập thiền. Lợi ích thứ hai là của việc tập thiền là biết ngồi thiền đúng phương pháp sẽ chống được bệnh tật khi thời tiết thay đổi bất thường, ít bị các bệnh ngoại cảm. Ai đó đang bị cảm lạnh, muốn sổ mũi, nhức đầu, v.v,… nếu biết ngồi thiền thì chỉ việc bắt chân lên ngồi tập chừng từ một giờ trở lên, chắc chắn sẽ thấy người khỏe lại. Tất cả những triệu chứng ngoại cảm xâm chiếm từ từ tan dần trong lúc ngồi thiền. Mỗi khi thời tiết thay đổi, ta nên ngồi thiền thì sẽ không bị cảm. Mình tập thiền không phải để sống dai, nhưng chính nhờ việc thường xuyên ngồi thiền mà bệnh được giảm và mình sẽ không bị thời tiết làm bệnh tật. Đó là lợi ích thiết thực của việc tập thiền, giúp cho chúng ta tăng cường sức khỏe, khỏi tốn hao tiền bạc thuốc men. Khi mình bị bệnh càng phải siêng tập thiền, càng phải vui lên mới mau hết bệnh. Bệnh mà buồn thì con người sẽ thấy yếu đuối rã rượi, nên ưa nằm. Càng nằm nhiều thì bệnh càng nặng thêm, cứ thế sức khỏe suy kiệt dần, bệnh từ nhẹ bước sang nặng. Nếu luôn tạo cho mình niềm vui thì bệnh có nặng cũng thấy nhẹ, ta vui lên thì những bệnh nhẹ sẽ biến mất hết. Nếu ta dần bỏ được những lo sợ, buồn rầu thì tự mình sẽ làm giảm được một phần lớn bệnh hoạn. Ngược lại, ta cứ ôm ấp lo buồn, thì dù bác sĩ có giỏi cách mấy trị bệnh thì cũng chưa chắc có hiệu nghiệm. Người tập thiền nhờ chịu khó ngồi thiền mà có đủ sức ấm đuổi được tà khí, đánh tan được ngoại cảm, đó là chống được thời tiết. Người tập thiền có buông xả được tất cả các tâm niệm lo sợ buồn rầu, trong lòng thảnh thơi, thì bệnh cũng không xâm nhập được. Trong cuộc sống có nhiều người khi thích cái gì, hay bực bội điều gì thì trong tâm thường hay bấn loạn, có những ý niệm rất bồng bột, đôi khi không làm chủ được bản thân. Do vậy, có những trường hợp chỉ vì những suy nghĩ bồng bột tác động gây tai họa cho mình và cho người khác không thể lường hết được. Chúng ta tập thiền cốt làm sao lòng mình tĩnh lặng được những tâm niệm tán loạn, bồng bột ấy. Việc tập thiền có kết quả đầu tiên là dừng lại những suy nghĩ bồng bột, tĩnh lặng bớt những lúc tâm tán loạn. Người tập thiền biết kiềm chế nóng giận, biết tu dưỡng bản than thì sẽ kềm chế được tham, sân, si,… Trong cuộc sống hàng ngày chỉ sau khi nguôi giận ta mới nhận ra rằng không có khổ gì bằng nóng giận, đó là sân. Nhưng nóng giận không phải tự nó có, do ta mong muốn điều gì đó mà không đạt được nên nổi sân. Vì vậy, người tập thiền đạt yêu cầu sẽ kềm chế được nóng giận, tham lam, và còn dẹp được si mê. Nhờ tập thiền tốt mà tâm chúng ta được an ổn, thanh tịnh; Đó là lợi ích lớn của người tập thiền. Ngày nay, người có tôn giáo hay không có tôn giáo đều được thực tập ngồi thiền, ứng dụng đúng phương pháp chắc chắn sẽ thu được lợi ích thiết thực. Người tập thiền là phải trực tiếp đi học và ứng dụng, tập đúng, tập đủ, tập đều và đạt yêu cầu chớ không phải chỉ nói suông. Vì vậy, mỗi người cần có một cái nhìn đúng đắn về việc tập ngồi thiền, chớ vội đi vào thực tập mà không chịu học hỏi kỹ, càng không nên tập luyện tại những nơi thiếu uy tín. Có một lợi ích lớn nữa của việc tập thiền là khi mình ngồi thiền tốt sẽ không cảm thấy sợ chết. Chúng ta ai cũng đều biết rằng cuộc đời này sớm muộn rồi cũng sẽ kết thúc bằng cái chết và ai cũng đều sợ chết. Có lẽ chết là cái đáng sợ nhất, nên nó trở thành cái khổ nhất của con người. Người tập thiền, khi đã nhận thức hiểu được đạo lý, ứng dụng được phương pháp ngồi thiền rồi, thì đối với sự sống hay chết sẽ thấy hết sức quan trọng nhưng cũng rất thanh thản đón nhận. Tập thiền kết quả là phải nhìn thấy tường tận được cái chân thật của mình. Ngay trong cái tấm thân này có một cái chân thật mà chúng ta quên. Bây giờ, nhờ tập thiền tốt mà ta nhận ra được, thì cái tấm thân này còn hay mất không quan trọng nữa nên hết sợ. Nếu chưa nhận ra được thì khi sắp mất tấm thân này ta phải sợ, vì không biết rồi đây sẽ ra sao. Chúng ta nhận biết rằng nơi mình có một cái hằng tri, hằng giác hiện ở các cơ quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, chớ không phải chỉ suy gẫm mới gọi là có hiểu biết. Cái hiểu biết ấy đã ngầm sẵn trong các bộ phận đó. Khi tập thiền, lặng hết các suy nghĩ lăng xăng rồi, lúc đó chúng ta càng sáng rõ hơn, chớ không phải không biết. Cũng vậy, tâm niệm suy gẫm tính toán của chúng ta sanh diệt từng đợt. Thế nhưng con người đã tạo nên biết bao hiệu dụng lớn lao từ những đợt tâm niệm đó. Nếu một ngày nào đó, những tâm niệm lăng xăng ấy lặng xuống hết, chỉ còn một thể tri giác sáng suốt trùm khắp thì chúng ta thử nghĩ xem diệu dụng ấy tới ngần nào. Người tập thiền cốt đạt được cái chân thật sẵn có nơi mình, đó chính là mục đích cứu cánh, là lợi ích tột cùng trên con đường tập thiền. Nhiều khi chúng ta thấy cái thật hiện tiền nơi mình mà mình lại bỏ lơ, đi tìm những thứ gì xa xôi ở đâu đâu. Đó là điều đáng tiếc và cũng đáng trách nhất của con người mê muội. Lợi ích lớn nhất của việc tập thiền là đem lại sự quân bình cho mình và cho mọi người. Người tập thiền chân chính phải quay lại, tìm kiếm, rèn luyện, gọt dũa chính mình chớ không trông chờ cái gì bên ngoài đến. Nhờ sức tự tánh đó chúng ta mới có thể cố gắng vươn lên và đạt được kết quả mỹ mãn. Nếu tất cả những người tập thiền ai cũng tự tin như thế, hiểu rõ việc nào nên làm, việc nào không nên làm, việc nào tà, việc nào chánh, việc nào đúng, việc nào sai, đó là người trí tuệ văn minh. Ngược lại, ta không biết mình chỉ nghe ai bảo sao làm vậy hoặc xu hướng theo những chuyện lạ lùng bên ngoài là tự mình đánh mất mình. Chẳng những mất mình mà còn đem tai họa đến cho mọi người nữa.
Tác giả bài viết: CẨM PHÚ
Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!
Từ khóa: ngồi thiền, ý chí, thiền sư, thái độ, tập thiền, tu hành, sáng suốt, tâm định, sống thiền, tối tăm, lợi ích của việc tập thiền, bạc nhược, yếu đuối, mờ mịt, cực đoan, trung đạo
Những tin mới hơn Những tin cũ hơn. “Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm … “(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Thiền Là Gì? Lợi Ích Của Việc Thiền Định
Tóm tắt nội dung bài viết
Thiền định là làm cho tạp niệm của tâm trí lắng xuống bằng cách quan sát hơi thở.
Phương pháp Thiền định Anapanasati là gì?
Từ Anapanasati trong tiếng Pali có nghĩa là đem toàn bộ sự chú ý và tỉnh thức vào hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng của chính mình.
” ana … có nghĩa là … ‘hít vào’ “
” pana … có nghĩa là … ‘thở ra’ “ ” sati … có nghĩa là … ‘hợp nhất với hơi thở’ “
Sự chú ý của tâm trí phải luôn được đặt vào hơi thở nhẹ nhàng và tự nhiên. Nhiệm vụ đơn giản chỉ là tận hưởng và tỉnh thức với hơi thở.
Lợi ích ngồi thiền là gì?
Thiền định Anapanasati mang lại sức khỏe cho Tâm thức của mỗi con người
Sức Khỏe Tâm Thức là gốc rễ và Sức Khỏe Cơ Thể là quả ngọt
Thiền định là món quà tuyệt vời nhất trong cuộc sống mà chúng ta có thể mang lại cho chính bản thân
Những lợi ích của Thiền định được liệt kê:
CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP MỌI BỆNH TẬT
TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ
CÁC THÓI QUEN XẤU DẦN DẦN BIẾN MẤT
TÂM TRÍ LUÔN TRONG TRẠNG THÁI AN BÌNH VÀ SẢNG KHOÁI
MỌI CÔNG VIỆC ĐỀU ĐƯỢC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ HƠN
GIẢM THỜI GIAN NGỦ
CÁC MỐI QUANN HỆ TRỞ NÊN CHẤT LƯỢNG VÀ TOẠI NGUYỆN HƠN
SỨC MẠNH TƯ DUY TĂNG NHANH CHÓNG
KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI SÂU SẮC HƠN
HIỂU ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG
CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP: Mọi khổ đau thể xác đều bắt nguồn từ phiền muộn trong tâm trí. Mọi phiền muộn trong tâm trí đều bắt nguồn từ sự non nớt của trí tuệ. Sự non nớt của trí tuệ bắt nguồn từ sự thiếu hụt năng lượng tâm linh và sự thông thái tâm linh. Bệnh tật chủ yếu bắt nguồn từ những căn nghiệp xấu lúc trước. Chỉ đến khi những căn nghiệp xấu này được chuyển hóa, bệnh tật mới biến mất; không có bất kỳ thuốc men nào có thể xóa bỏ được những căn nghiệp này.
Thông qua thiền định, chúng ta nhận được nguồn năng lượng to lớn và sự thông thái tâm linh, trí tuệ sẽ trưởng thành. Dần dần, mọi sự phiền muộn trong tâm trí sẽ tan biến và tất cả các bệnh tật sẽ mất đi. Thiền định là cách duy nhất chữa lành mọi bệnh tật.
TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ: Năng lượng vũ trụ dồi dào thu được thông qua thiền định giúp cho bộ não nâng cao hiệu quả làm việc và tối đa hóa kết quả đạt được. Thiền định làm tăng sức mạnh của trí nhớ một cách nhanh chóng. Vì vậy, thiền định rất cần thiết học sinh, sinh viên ở tất cả mọi cấp học và các trường đại học.
TỪ BỎ THÓI QUEN KHÔNG TỐT: Có rất nhiều thói quen không tốt, như ăn nhiều quá mức cần thiết, ngủ quá nhiều, nói quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, uống quá nhiều…Với sự thông thái tâm linh và năng lượng tâm linh lớn lao mà chúng ta thu được từ thiền định, tất những thói quen xấu, không cần thiết sẽ mất đi một cách tự nhiên.
TÂM TRÍ TRỞ NÊN AN VUI: Cuộc sống đầy sự tổn thương, mất mát, thất bại, đau khổ…cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với người có kiến thức tâm linh và năng lượng tâm linh, cuộc sống sẽ luôn luôn an lạc và nhiều niềm vui, thay vì bị tổn thương, thất bại và đau khổ.
CÔNG VIỆC TRỞ NÊN HIỆU QUẢ: Với nguồn năng lượng dồi dào tâm linh dồi dào và sự thông thái tâm linh, tất cả các công việc chúng ta làm, dù thuộc về thể chất hay tinh thần , đều được làm với hiệu quả lớn hơn.
GIẢM THỜI GIAN NGỦ MỖI NGÀY: Thiền định mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng tâm linh dồi dào. Trong khi đó, chúng ta chỉ thu được một lượng nhỏ năng lượng trong khi ngủ. Nữa giờ thiền sâu tương đương với 6 giờ ngủ sâu khi cơ thể nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng cho tâm trí.
MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG HƠN: Sự thiếu hiểu biết tâm linh là lí do duy nhất cho thấy vì sao mối quan hệ giữa các cá nhân kém chất lượng và không đạt được toại nguyện. Khi có được sự thông thái tâm linh , tất cả các mối quan hệ sẽ trở nên có chất lượng và toại nguyện hơn.
SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY: Suy nghĩ cần sức mạnh để đạt được mục tiêu. Trong trạng thái không ngừng nghỉ của tâm trí, suy nghĩ được tạo ra với rất ít năng lượng. Vì vậy, không đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi tâm trí trong trạng thái nghỉ ngơi, suy nghĩ có được nhiều sức mạnh hơn và mọi ý định đều được dễ dàng trở thành hiện thực.
ĐÚNG VÀ SAI: Đối với người đạt được sự trưởng thành tâm linh, không khó khăn để có được sự lựa chọn đúng đắn.
MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG: Chúng ta đều được sinh ra với một mục đích, một sứ mệnh, một ý định và một kế hoạch. Chỉ những người có sự trưởng thành tâm linh mới có thể hiểu và nhận thức được mục đích, sứ mệnh, ý định và kế hoạch thật sự trong cuộc sống.
Trong Thiền định, Patriji nói rằng, Linh hồn sẽ vượt ra khỏi cái kén của sự ngu dốt tâm linh. Thiền càng nhiều sẽ mang lại những trải nghiệm và sự thấu hiểu về sự thật to lớn của Vũ trụ. Đó chính là “Giác ngộ”.
Hướng dẫn cách tự ngồi thiền
– Trước tiên, hãy biết rằng, để Thiền định, bạn không cần bất kỳ Minh sư hay vị thầy cụ thể nào, bởi vì Minh sư đã ở trong chính bạn, Minh sư chính là hơi thở của bạn. Hãy dõi theo vị thầy hơi thở của chính bạn. Chỉ có hơi thở mới có thể đưa bạn vào sâu bên trong Thiền định. Bạn hoàn toàn có thể tự mình trải nghiệm Thiền định bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình tại nhà. (Bạn chính là Guru của bạn)
+ Cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái
+ Cảm thấy cơ thể nặng (đặc biệt là ở phần đầu)
+ Cảm thấy rung lắc, cơ thể tự dịch chuyển
+ Nhìn thấy các màu sắc
+ Cảm thấy đau (thường thì ở phần dưới lưng và các vùng cơ thể có vấn đề)
+ Cảm thấy cơ thể lâng lâng, bay bổng ở nơi nào đó
+ Thấy một số cảnh đẹp
– Càng nhiều thời gian bạn tỉnh thức với hơi thở tự nhiên, bạn càng dễ dàng đi vào Thiền định. Tất cả các trải nghiệm trong Thiền định đều tốt. Bạn chỉ đơn giản là tỉnh thức để chứng nghiệm và không bị cuốn theo.
– Thời gian Thiền định mỗi ngày ít nhất tương ứng với số tuổi của mỗi người (Ví dụ bạn 20 tuổi, Thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày; bạn 50 tuổi, Thiền ít nhất 50 phút mỗi ngày…). Hãy Thiền liên tục 40 ngày, để tự mình trải nghiệm Khoa học Thiền định.
– Trong cuộc sống hãy sống với hiện tại, tập trung vào những công việc, hoạt động đang xảy ra. Nếu có suy nghĩ không cần thiết đến, hãy dừng lại. Bất cứ lúc nào bạn nhớ ra, hãy đưa sự chú ý trở về với hơi thở.
– Xem kỹ bộ phim “Sự thật tâm linh” để nắm rõ (bộ phim hoàn toàn đủ các kiến thức cần thiết)
Những Ích Lợi Của Việc Tọa Thiền
Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, sự phán đoán sẽ kém chính xác. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng mà việc giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một sinh viên thiếu tập trung sẽ khó tiếp thu bài giảng. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động.
Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế nầy nhiều người đã tìm đến với thiền.
Nói một cách đơn giản, thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm. Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập có thể tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, vào một đề tài, một hình ảnh hoặc một câu “chú” nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào.
Các bước thông thường của một lần ngồi thiền
1. Chuẩn bị: Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận; Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo; Chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.
2. Tư thế: Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc ngồi kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.
Tư thế kiết già (thế hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.
Các đạo sư Yoga cho rằng vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền.
3. Giảm các kích thích giác quan: Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là “bế ngũ quan”.
Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền. Khi nhắm mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt.
4. Giãn mềm cơ bắp: Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt…; đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh ở mức thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể và cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.
Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Điều này căn cứ vào hai quy luật: Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể, do đó nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não.
5. Tập trung tâm ý: Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào điểm hoặc vào đề mục tập trung trong một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định.
Về điểm để tập trung tư tưởng, một vị trí ở vùng bụng dưới mà nhiều trường phái thường chọn làm điểm tập trung khi ngồi thiền là huyệt Đan điền, cách dưới rốn khoảng 3cm. Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ.
Theo y học cổ truyền, “thần đâu khí đó”. Do đó, khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh.
Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi “luyện thuốc”, là “bể chứa khí”. Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công. Có nhiều trường phái khác nhau và việc tu luyện rất phức tạp. Tuy nhiên, các công phu của đạo gia nói chung và việc phát sinh nội khí để chửa bệnh nói riêng đều dựa vào bí quyết “hồi quang nội thị” hoặc “ngưng thần nhập khí huyệt”. Tâm không duyên ra ngoài, hướng đôi mắt vào trong gọi là hồi quang, tập trung thần vào bên trong cơ thể gọi là nội thị. Ngưng thần nhập khí huyệt chính là tập trung tâm ý tại Đan điền để phát sinh nội khí. Lâu dần chân khí được sung mãn sẽ khai thông các kinh lạc bế tắt hoặc bồi bổ cho ngủ tạng để tăng cường sức khoẻ.
Một số người tâm dễ xao động có thể cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Trường hợp này, nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào bụng dưới hơi phồng lên, lúc thở ra bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã dẫn ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra hãy tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài. Không chỉ là không bệnh tật mà còn là sự tự tin, cảm thông và hoà hợp để dần dần đạt đến điều mà người xưa gọi là thiên nhân hợp nhất.
6. Xả thiền: Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sóng mũi từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.
Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.
Ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không?
Một vấn đề cuối cùng mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền có phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở một số trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm đi kèm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh. Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, để thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm.
Theo Lương y Võ Hà (ykhoa.net)
Thiền Định Là Gì? Những Lợi Ích Của Việc Thiền Định
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình.
Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy.
Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hòa bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như ngài Đạt-lai Lạt-ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ”.
Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hóa chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Mọi thứ đều bắt đầu từ trong tâm bạn, nhất thiết duy tâm tạo. Chúng ta nghĩ gì thì sẽ trở thành như vậy. Suy nghĩ, hành xử và nói năng với tâm ô nhiễm thì sẽ mang đến những hậu quả tồi tệ. Khi ném một hòn sỏi vào một cái hồ, bạn tạo ra một con sóng lăn tăn lan khắp mặt hồ, tương tự như vậy suy nghĩ, lời nói và hành động cũng ảnh hưởng đến mọi thứ.
Bình an phải đến từ trong tâm hồn, trong tâm trí và rồi thể hiện ra bên ngoài thông qua hành động và lời nói. Chúng ta phải làm gương. Suy nghĩ, hành xử và nói năng với động cơ mang lại hòa hợp và hiểu biết thì sẽ tạo dựng hòa bình và hạnh phúc.
Phật pháp dạy cho ta rất rõ về đạo đức và con đường đưa đến hòa bình. Thiền định của Phật giáo đặt nền tảng trên đạo đức và giúp nảy nở lòng từ bi và trí tuệ. Nhưng chúng ta sống ngược với những lời dạy này nên hòa bình thật sự dựa trên sự từ bi và trí tuệ sẽ không bao giờ đạt được bởi một cá nhân hay tập thể nào.
Để cho tâm an thì trước hết phải sống có đạo đức và như vậy sẽ không khi nào cảm thấy có lỗi và nuối tiếc. Một cái tâm an lành sẽ dễ đi vào thiền định hơn, và nhờ đó giúp ta phát triển chánh kiến đúng đắn về bản chất của cái tâm và của thực tại. Khi tâm đã an định và sáng suốt thì bạn không còn lo lắng, bối rối nên sẽ nhận thức được sự vật rõ ràng hơn, và sẽ lựa chọn đúng đắn hơn điều nên làm và không nên làm trong cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ có thể xử lý những thách thức và khó khăn một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.
Để giúp chúng sanh với đủ loại tâm tính sao cho họ trở nên giác ngộ, Đức Phật đã dạy rất nhiều phương thức rèn luyện tinh thần. Đây là những thực hành nền tảng cho việc phát triển tâm từ, sự rộng lượng và chính trực, làm cơ sở cho đời sống tâm linh. Chính vì vậy có rất nhiều phương pháp thiền định giúp luyện tâm và mở rộng tâm lượng. Những phương pháp này bao gồm nhận biết hơi thở và thân, quan sát các cảm thọ và suy tưởng, đọc chú và cầu nguyện, quán tưởng, và cả những phương pháp đưa đến những trạng thái tinh thần rộng mở và thanh thoát vô biên (tâm tựa thái hư).
Chúng ta mỗi chúng sanh đều khác biệt nhau theo cách này hay cách khác, và đều có những tầng bậc, những hành trình tâm linh khác nhau trên con đường giác ngộ. Chính vì vậy, như lời dạy của Phật chúng ta phải được hướng dẫn về một phương pháp cụ thể phù hợp với cá tính, nhu cầu của mình (trạch pháp) và hết lòng hành trì pháp tu đã chọn.
Những lợi ích của thiền định đã được biết đến một cách rộng rãi và việc hành thiền đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn một số thể chế giáo dục như trường phổ thông và đại học đã cho học sinh tập thiền. Nhiều bác sĩ khuyến khích bệnh nhân hành thiền để việc chữa trị thêm phần hiệu quả. Đây chỉ là một số ví dụ cho thấy thiền định đã trở thành một phần của văn hoá nhân loại.
Như đã đề cập ở trên, thiền giúp bạn hiểu tâm mình hơn, cho phép bạn nhận thức rõ những trạng thái tinh thần có hại mà chúng ta cần buông xả và loại bỏ cũng như cái tâm nào có lợi để phát triển, nuôi dưỡng và hoàn thiện. Nó sẽ giúp cho bạn trở nên bình tĩnh, sáng suốt, hài lòng và cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của bạn. Thiền cũng giúp bạn giao tiếp với người khác và thiên nhiên một cách rõ ràng, an hòa và hiểu biết hơn. Hành thiền không chỉ giúp cho hành giả mà cho cả những loài hữu tình xung quanh.
Thiền định giúp bạn hiểu rõ bản chất thật của tâm mình. Nó mở ra thế giới tâm lý bên trong, xuyên qua những cảm quan bình thường và hời hợt ngăn không cho bạn thấy được thực tại. Nhờ hành thiền, bạn sẽ hiểu được cái ngã của mình và mọi sự vật hiện tượng, bởi vì nếu bạn hiểu tâm mình, bạn sẽ hiểu tất cả. Không có thiền tập, bạn sẽ không hiểu được chân lý, bởi vì tâm sẽ mê mờ với vô vàn ý nghĩ và cảm xúc mông lung và ngày càng thêm nhiễm ô và rối rắm. Vì vậy mục đích của thiền là để giảm thiểu các trạng thái tâm đắm nhiễm và đi đến chỗ tẩy trừ chúng tận gốc.
Cũng giống như một thợ cắt cây chuyên nghiệp sẽ cẩn thận cắt đi từng nhánh cây, trước khi có thể bứng gốc đến từng cái rễ, như vậy cây sẽ không có cơ hội mọc trở lại. Chúng ta phải nhổ tận gốc những cái tâm ô nhiễm và nguy hiểm. sao cho đến tận cùng gốc rễ để hoàn toàn diệt trừ khả năng phát sinh trở lại của chúng.
Thiền định làm cho tâm bạn mạnh mẽ, minh mẫn và sắc sảo hơn, giúp bạn giải quyết vấn đề khéo léo hơn, cũng như nâng cao khả năng vận dụng sức mạnh nội tâm để thực hiện những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc đời. Chúng ta sẽ trở nên khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn, bởi vì mối quan hệ tác động mật thiết giữa thể chất và tâm lý, tinh thần thông qua thiền định đã được chứng minh. Chỉ có thông qua thiền định bạn mới khai thác hết được sức tập trung vô hạn của tâm trí con người.
Nói chung, tôi nghĩ chúng ta nên thiền định càng nhiều càng tốt mặc dầu vậy không nên quá ít hay quá nhiều. Nếu quá ít thì bạn chậm tiến bộ, nếu quá nhiều sẽ có thể có hại. Nên nhớ con đường của Đức Phật là con đường trung đạo.
Chúng ta nên thực tập mỗi ngày một lần, tuy nhiên tôi thấy hay nhất là một thời khoá ngắn vào buổi sáng (20 phút), một thời nữa vào buổi chiều, và rồi một thời nữa vào buổi tối. Dĩ nhiên bạn có thể thiền càng lâu càng tốt. Nếu có thêm giờ ban ngày thì thực hành thêm. Tốt nhất là giữ đúng lịch hành trì, đừng có trì hoãn hoặc bỏ buổi vì bận làm những việc khác. Phải cam kết, nhất quyết, dũng mãnh và thích thú tìm hiểu chính bản thân mình.
Ngồi yên một chỗ sao cho thật thoải mái, nhắm mắt, đưa tâm về thân, từ đầu xuống chân, thư giãn toàn thân.
Rồi đưa tâm về hơi thở. Thở vào thở ra, chỉ đơn giản theo dõi hơi thở. Khi vọng tưởng nổi lên hoặc bị phóng tâm thì cứ để nó đi qua mà không phải dùng áp lực và nhẹ nhàng mang tâm trở lại với hơi thở. Khi tâm trở nên ù lì hoặc dã dượi, chỉ cần tập trung lại rõ ràng hơn vào hơi thở. Như vậy cứ đưa tâm trở lại hơi thở thì đây sẽ là thuốc giải độc cho cái tâm bất an, loạn động hay mù mờ.
Một phương pháp thiền tập khác là thiền tâm từ. Cũng như vậy, bạn ngồi yên tĩnh và thoải mái rồi nhắm mắt. Dành một khoảng thời gian cần thiết để hâm nóng và phát ra cái tâm từ đầy thương yêu ấm áp.
Rải tâm từ cho chính bạn trước, cho gia đình, người thân, bạn bè và rồi người mà bạn ghét, rồi đến những người không quen biết, cho tất cả chúng sanh không hạn lượng, xuyên qua không gian vô tận, mong muốn rằng tất cả chúng ta đều được hạnh phúc, không khổ đau, có đủ từ tâm và tình thương yêu thật sự.
Cùng với những buổi thiền đã ấn định thời gian, bạn có thể “thiền vài phút” (giống như tô mì nấu trong hai ba phút). Nếu có vài phút rảnh rỗi, dù đang đi đứng nằm ngồi, bạn chỉ cần tập trung vào hơi thở. Hoặc ai đang lái xe thì “thiền đợi đèn đỏ”. Nếu bạn đang lái xe và dừng lại ở đèn đỏ thì thay vì mong ngóng cho đèn chuyển sang màu xanh, bạn hãy thư giãn đầu óc bằng cách tập trung vào hơi thở.
Nếu bạn giữ cho đầu óc tỉnh táo không dao động, không có tâm tham lam hay si mê chen vào và tỉnh thức trong giây phút hiện tại thì bạn đang thiền tập dù đang làm bất kỳ việc gì. Việc thực hành không tuỳ thuộc vào hình thức bên ngoài mà là sự trải nghiệm của tâm. Khi tâm đang sáng suốt và định tĩnh, nó sẽ không đi lạc. Không chỉ bạn cảm thấy an lạc mà những người khác cũng cảm thấy an lành khi ở bên bạn. Hãy thực hành như vậy, phải để tâm luôn minh mẫn và an định và đừng chạy theo ngoại cảnh biến đổi bên ngoài. Không được để tâm buông lung theo cảnh trần. Đó là thiền.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Của Việc Tập Thiền trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!