Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Tăng Năng Suất Làm Việc Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong môi trường làm việc đầy sự xao nhãng như hiện nay, thật khó để giữ được năng suất làm việc và kiểm soát công việc tốt. Nhưng điều đó không phải là không khả thi nếu bạn giữ cho mình những bí kíp cải thiện công việc.
Thống kê đã thấy rằng mỗi nhân viên lãng phí 2,1 giờ làm việc mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi 11 phút làm việc, chúng ta lại bị xao nhãng bởi facebook, zalo, messenger, email,…và phải mất 25 phút để tập trung lại vào công việc.
Nếu không có cách để làm việc tập trung hơn, chắc chắn năng suất làm việc sẽ không đạt yêu cầu công việc. Vậy hãy bỏ túi các mẹo sau để có năng suất làm việc hiệu quả.
1. Nguyên tắc làm việc theo chu kỳ 90 phút
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng làm việc theo chu kỳ 90 phút sẽ giúp tăng năng suất. Khi bạn đã xây dựng kế hoạch làm việc của ngày hôm nay cho mình, hãy chia nhỏ các dự án thành những quãng thời gian 90 phút để tập trung vào chúng. Hãy tắt hết các ứng dụng xã hội có thể khiến bạn mất tập trung hoặc thêm nữa là đặt báo thức trong vòng 90 phút. Điều đó sẽ giúp bạn chỉ chăm chú vào công việc, và khi đồng hồ báo thức kêu, hãy thư giãn, nghỉ ngơi một chút như vận động nhẹ nhàng, đi lại cho thoải mái đầu óc rồi bắt đầu lại vào công việc.
2. Lên danh sách những việc cần làm
Bạn có thể list ra những công việc cần làm cho ngày mai vào ngày trước đó để tránh bị bỏ sót chúng. Từ những công việc cụ thể, bạn biết mình cần làm gì và nên làm gì trước để phân bổ thời gian hợp lý. Hãy làm những việc khó khi tinh thần bạn thoải mái và tràn đầy năng lượng. Chẳng hạn như bạn là “con người của buổi sáng” thì hãy làm những việc quan trọng vào buổi sáng, những việc còn lại dành cho buổi chiều.
3. Ngủ đủ
Cuộc sống ngày càng bận rộn và nhiều cám dỗ, đó là lí do bạn thường hay bị thiếu ngủ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc. Khi đầu óc bạn đang không tỉnh táo, ngái ngủ sẽ khiến tinh thần uể oải, mất tập trung làm việc. Hãy tập cho mình thói quen ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày để có đủ năng lượng vào công việc. Nếu bạn duy trì thói quen ngủ đủ giấc, bạn sẽ thấy sự khác biệt không hề nhỏ. Hơn nữa, ngủ đủ giấc cũng rất tốt cho sức khỏe, hãy thay đổi nó ngay hôm nay.
4. Nghỉ ngơi cũng cần có kế hoạch cụ thể
Thời đại công nghệ số, con người dễ bị cuốn vào những thứ online trên máy tính, điện thoại,…làm gián đoạn, không có thời gian cho bản thân. Vì thế, vào những ngày cuối tuần, hãy lên kế hoạch cho bản thân được nghỉ ngơi. Đọc sách, picnic hay ra ngoài gặp gỡ bạn bè,…sẽ giúp cuộc sống bớt mệt mỏi và làm tinh thần được tốt hơn. Tinh thần làm việc tốt, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
5. Vận động cơ thể
Bạn nên dành thời gian hàng ngày để vận động cơ thể. Nếu bạn lười tập thể dục thì có thể tranh thủ ngay nơi làm việc chẳng hạn như đi cầu thang bộ nếu văn phòng làm việc không ở trên cao, hay đi lại nơi làm việc lúc giữa giờ,…Chăm chỉ hơn bạn có thể đến phòng tập gym, ,học nhảy, bơi lội,…để nâng cao sức khỏe và có một cơ thể dẻo dai. Sức khỏe tốt sẽ làm cho năng suất làm việc tốt lên, hiệu quả công việc càng cao.
Làm Thế Nào Để Biết Được Năng Suất Trại Heo Của Mình
Như chúng ta đã biết: nếu trại heo đang tốt thì tất nhiên là ta đang lời nhiều tiền. Nhưng nhìn xa hơn thì hãy để ý đến năng suất của mình đang ở đâu, nghĩa là trung bình 1 nái bán được bao nhiêu con heo thịt / 1 năm.
1/ Chúng ta đếm tổng số nái trung bình trong 5-6 tháng, không đếm heo chưa phối giống
2/ Đếm số heo sau cai sữa đến heo gần bán có mặt trong chuồng, ta chia cho 5 ( 5 tháng nuôi heo thịt )
Từ đó suy ra số heo thịt trung bình * 12 ( tháng )/ số heo nái trung bình ta sẽ biết 1 nái /1 năm cho ra là bao nhiêu con heo thịt
Từ năng suất hiện tại đó chúng ta muốn cải thiện lên bao nhiêu nữa là tùy vào sự đầu tư của chúng ta, như ta biết: Số heo thịt bán = số lứa đẻ nái/năm * số con/lứa
Xem số lứa đẻ trung bình/ nái/ năm của trại bằng: 2.1 lứa, 2.2 lứa và trên 2.3 lứa/nái/ năm. Ta nên xem lại ngày chờ phối giống lại sau cai sữa, tỷ lệ lốc, heo nuôi báo cô( NPD)…Ta nên loại những heo nái có vấn đề sớm để giảm bớt ngày nuôi không sản suất từ đó sẽ cải thiện số lứa đẻ của nái. Xây dựng quy trình phối giống cho trại như: heo lên giống trước 5 ngày sau cai sữa: là để 24 giờ sau mới phối hay heo lên giống lại sau 7 ngày thì ta phải phối ngay, nhưng nhất định heo phải chịu đực mới được phối giống..
Số heo con sinh ra trung bình / nái: 10, 11, 12, 13, chúng tôi nên suy nghĩ chuyện chọn lọc hoặc loại bỏ heo đẻ ít, cho năng suất sinh sản kém và thay đổi giống heo đẻ nhiều con/ lứa hơn.
Số heo chết, loại từ lúc sinh ra đến khi bán heo thịt. Ta nên xem lại quy trình chăm sóc từ heo sơ sinh như : heo con bị lạnh, đói, tiêu chảy trong 3 ngày đầu đời vì ta biết rằng tỷ lệ heo con chết trong 3 ngày đầu vào khoản 70-80% tổng số heo chết trong trại. Vì thế việc chăm sóc thật kỹ trong giai đoạn đầu đời này là rất quan trọng, góp phần cải thiện năng suất trại như: giúp heo bú sữa đầu được nhiều, đảm bảo 100% heo con được bú, úm heo ở nhiệt độ ổn định 34-35oC, cho heo uống thuốc nếu có heo bị tiêu chảy, nếu heo không đủ sữa bú ta nên bổ xung thêm sữa Cargill Milk…
Khâu quản lý và ghi chép cũng hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất trại lên vì nếu không chỉ ra được điểm mạnh và điểm nên cải thiện ngay thông qua con số ghi chép rõ ràng. Người quản lý hoặc chủ trại cũng hãy tự nhận thiếu sót về mình hoặc biết mình đang sai cái gì thì mới mong cải thiện được vì nếu chúng ta không chịu trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người làm thì người bị thiệt hại nhiều nhất chính là chúng ta.
Trong bài viết này tôi muốn chỉ ra một vài ý tưởng quản lý mới giúp chúng ta lưu tâm trong việc nuôi heo của mình. Chúc quí vị một năm mới có nhiều thành công hơn nữa
Lê Văn Phước
Giám đốc kỹ thuật Heo
10 Kỹ Năng Giúp Tăng Năng Suất Làm Việc Của Nhân Sự
10 kỹ năng giúp tăng năng suất làm việc của nhân sự tại doanh nghiệp
Theo báo cáo về năng suất làm việc của Cornerstone thì 2/3 nhân viên cảm thấy bị quá tải với công việc, 84% trong số họ nghĩ rằng tình trạng này sẽ không thuyên giảm và thậm chí còn gia tăng thêm.
Chính vì lý do trên mà có lẽ bạn đang tìm kiếm 1 giải pháp để cải thiện năng suất làm việc trên Internet, tuy nhiên dường như bạn lại chẳng có thời gian để áp dụng. Giải pháp cho bạn là đây: chỉ mất 10 phút để học những kỹ năng này nhưng năng suất làm việc sẽ được cải thiện gấp 10 lần.
1. Kỹ thuật Pomodoro
Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng bậc nhất để có được năng suất làm việc cao. Pomodoro là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thiết kế các công việc hàng ngày thành những quãng đều đặn 25 phút 1 lần, khi đó bạn phải thực sự tập trung vào công việc (Syed Balkhi đến từ OptinMonster). Pomodomo sẽ huấn luyện bộ não của bạn tập trung làm việc trong một thời gian ngắn, giúp bạn rơi vào tình thế luôn có những hạn chót để hoàn thành công việc và cũng thường xuyên được nạp lại năng lượng.
2. Nâng cao mức độ trung bình
Hãy dành ra 5 phút để đọc triết lý về bộ não siêu việt của tiến sĩ Dr. Stan Beecham (cuốn sách Elite Minds) và dành ra 5 phút còn lại để cam kết cải thiện “mức độ trung bình” của bạn. Chúng ta thường có xu hướng tập trung thời gian vào việc vượt qua các mốc cao nhất mà quên đi chính việc cải thiện hiệu quả làm việc trung bình lại có tác động sâu hơn tới cả quá trình.
3. Lên kế hoạch trước
Việc đặt ra các kế hoạch hàng tuần và kế hoạch cho tuần tiếp theo (và giữ đúng theo lịch trình đó) đảm bảo sự tập trung đúng mức cho những công việc ưu tiên. Ai cũng rất dễ để bị xao nhãng bởi những điều xung quanh và phương pháp này giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu công việc của mình.
4. Học cách nghĩ sâu
Trong vòng 10 phút, bạn có thể dễ dàng học cách nghĩ sâu và có thể áp dụng nó cả đời. Nghĩ sâu giúp bạn tĩnh tâm giảm thiểu stress và có được luồng tư duy rõ ràng. Năng suất làm việc tăng khi bạn tập trung nghĩ sâu và giảm đáng kể việc trượt khỏi lịch trình đã đề ra.
5. Kỹ thuật ghi nhớ
Nếu bạn xem não mình như một cây thư mục thì việc quên một điều gì đó hầu như là điều không thể. Nếu quên điều gì đó thì có nghĩa là bạn chưa lưu nó lại hoặc đã để nó ở nơi nào đó khó tìm. Tập trung và gợi nhắc lại là cách tạo nên khả năng ghi nhớ. Hãy chú ý để có thể tập trung suy nghĩ và tự kiểm tra khả năng hồi tưởng của mình. Cody, SupportNinja
6. Nhân ba tốc độ đọc
Ít nhất mỗi tuần tôi đọc một cuốn sách trong khi lái xe, và quãng đường từ nhà tới chỗ làm của tôi cũng rất ngắn. Bạn sẽ hỏi bằng cách nào? Câu trả lời là ứng dụng sách nói (giống như Audible) cho phép bạn nghe 1 cuốn sách nhanh hơn 3 lần so với tốc độ thông thường. Chỉ mất khoảng 10 phút để não bộ làm quen và rồi mọi thứ sẽ đâu vào đó.
7. Học cách chịu trách nhiệm
Con người thường cố đưa ra các lý do để bào chữa cho việc thất bại trong một việc gì đó, tại sao dự án lại vượt quá ngân sách, tai nạn đã xảy ra như thế nào… Học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình sẽ giúp việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn. Hãy chịu trách nhiệm và bước về phía trước.
8. Sắp xếp các công việc quan trọng và thiết yếu
Việc đưa các công việc cần làm vào danh sách có vẻ khiến kết quả công việc năng suất hơn. Dù vậy thì cuối cùng, danh sách trở nên dày đặc, mọi công việc trì trệ bởi bạn không có đủ thời gian và năng lượng để hoàn thành tất cả. Chính vì bạn có thể chủ động nên sẽ dễ dàng hơn khi phân chia công việc thành những việc thiết yếu (việc phải làm ngay lập tức).
9. Tập thể dục với vai, cổ tay và cánh tay
Ngồi hàng giờ ở bàn làm việc có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe. Tại sao bạn không học cách tập thể dục để giảm căng thẳng cho cơ thể. Các bài tập đơn giản để ngăn chặn hội chứng ống cổ tay (carpal-tunnel syndrome) và đau lưng không mất quá 10 phút nhưng sẽ cứu nguy cho bạn hàng trăm giờ mà bạn có thể đánh mất. Chỉ từ 5 tới 10 phút mỗi ngày cũng đủ giúp bảo vệ sức khỏe và tăng năng suất làm việc của bạn.
10. Lên thời gian làm việc cụ thể
Có nhiều điều khiến bạn phân tâm khỏi công việc và rồi lại buộc phải đuổi theo công việc dang dở vào ngày hôm sau. Thời gian chặn (time blocking) là kỹ thuật được khuyên sử dụng để giúp mọi công việc đi đúng hướng. Tôi đặt khung thời gian cụ thể để kiểm tra, phản hồi email và sau đó “thời gian sẽ bị chặn”, tôi sẽ tập trung vào công việc và không làm việc gì khác.
Sử dụng MyXteam quản lý công việc, quản lý dự án, quản lý nhân sự, tăng năng suất làm việc
_Với công cụ quản lý công việc MyXteam công việc của doanh nghiệp sẽ được quản lý tập trung thống nhất trên một nền tảng, được sắp xếp gọn gàng, công nghệ dữ liệu đám mây, dữ liệu của kế hoạch nào ra kế hoạch đó dễ dàng cho việc sử dụng tài liệu thông tin chung, giúp cho công ty thống nhất tài liệu và thông tin chia sẻ, mọi việc cần là có ngay trong ứng dụng quản lý công việc myXteam
_Công cụ chat với MyXteam sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng trao đổi công việc, làm việc nhóm đôn đốc, tương tác với nhân sự tạo dựng mối quan hệ trong nhóm công việc.
_Với myXteam, quản lý dự án, quản lý nhân sự sẽ dễ dàng hơn, MyXteam sẽ giúp bạn giao việc cụ thể cho nhân viên với ngày bắt đầu và ngày kết thúc cụ thể, nhân viên sẽ không thể nào quên hoặc cố ý quên việc.Với MyXteam hiệu quả công việc là thước đo giúp nhà quản lý đánh giá nhân sự, và quản lý nhân sự dựa trên hiệu quả công việc
_Khi áp dụng công nghệ điều hành quản lý dự án myXteam thì giao diện trực quan mọi việc rõ ràng trách nhiệm, phối hợp nhịp nhàng thống nhất sẽ tránh việc tắc nghẽn, các phòng ban tránh đỗ lỗi cho nhau, mỗi cá nhân sẽ nắm được thông tin, công việc cụ thể, và chịu trách nhiệm công việc của mình.
_Quan trọng hơn hết với MyXteam bạn đã tạo ra mội môi trường làm việc năng động, nhân viên thoải mái, làm việc trong hạnh phúc vì không còn Email – Họp- Quên việc, dễ dàng cân bằng công việc và cuộc sống .
Chúc quý công ty ứng dụng MyXteam hiệu quả tạo nên kết quả tích cực cho hoạt động quản lý
Lập kế hoạch kinh doanh cùng MyXteam
Kế hoạch đào tạo nhân viên
Lập kế hoạch và quản lý tổ chức sự kiện cùng MyXteam
Xây dựng Sale Kit bán hàng hiệu quả cùng MyXteam
Lập kế hoạch theo dõi và chăm sóc khách hàng cùng MyXteam
Quản lý báo cáo, tài chính cùng MyXteam
Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Và Xây Dựng Nhóm Làm Việc Hiệu Quả
Cẩm nang nghề nghiệp
Mỗi người chúng ta đều có năng lực và tính cách riêng biệt nên sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên nhóm. Học sinh, sinh viên cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm để vừa phát triển bản thân, vừa góp phần vào sự thành công của nhóm.
1. Tìm hiểu về cách phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất: Gia đình. Khi lớn lên, chúng ta lại là thành viên của những nhóm bạn học tập, nhóm đồng nghiệp…
Gia đình là nhóm cơ bản nhất của mỗi người
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách riêng biệt nên sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên nhóm, song song đó cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng.
2. Nhóm là gì? Thế nào là làm việc nhóm?
Không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý, nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế, các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm, đồng thời cũng cần có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Một nhóm có thể hình thành theo nhiều cách khác nhau: nhóm bạn học tập hình thành do sự chỉ định của thầy cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, nhóm làm việc trong một cơ quan do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó… Vậy nên, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nhất định. Hơn hết là tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, chúng ta phải tạo môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người.
Một nhóm có thể có sự gắn kết rất lâu hoặc chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn
3. Hình thành và phát triển nhóm
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm cũng như số lượng, năng lực của mỗi thành viên mà các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung đều trải qua 4 bước cơ bản:
Bước 1 – Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, chưa bộc lộ nhu cầu, năng lực cá nhân và điều không thể thiếu là sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thường không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2 – Công phá: Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất. Các thành viên thường thiếu kiên nhẫn khi cảm thấy công việc thiếu phát triển nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây chưa bao giờ nghĩ tới và sẽ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3 – Ổn định: Ở giai đoạn này, các thành viên quen dần và điều hòa những khác biệt. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần, tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể.
4. Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
4.1. Kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm
Để có thể tổ chức một hoạt động đem lại kết quả tốt nhất, theo quan điểm của người xưa phải dựa vào 3 yếu tố: thiên thời (đúng thời cơ), địa lợi (địa điểm thích hợp) và nhân hòa (mọi người đồng lòng, hòa thuận). Còn hiện nay, chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1H như sau:
What – Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì
Where – Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra
When – Khi nào thì bắt đầu tiến hành
Who – Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này
Why – Tại sao phải tiến hành hoạt động này
How – Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào
Để thực hiện được các hoạt động chung thì mỗi thành viên cần có một số kỹ năng làm việc nhóm sau:
Kỹ năng làm việc nhóm áp dụng nguyên tắc 5W + 1H
Lắng nghe: Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng ý kiến của người nói dù ý kiến đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
Chất vấn: Kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Thực tế thì đây là một kỹ năng khó, đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ, sử dụng lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu hay chê bai dẫn đến tranh luận vô ích. Điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích mọi người tiếp nhận những ý kiến trái với quan điểm của mình mà không tự ái.
Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, đồng thời biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục phải dựa vào những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Đặc biệt là không dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận.
Tôn trọng ý kiến của người khác, thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.
Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm sẽ có người mạnh lĩnh vực này, người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Đôi khi, vấn đề mà nhóm đang giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
Chia sẻ: Người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Khi mỗi thành viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Nghĩa là cả nhóm cần hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.
5. Khó khăn trong tổ chức hoạt động nhóm
Lắng nghe là một trong những kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất
Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó.
Tổ chức hoạt động nhóm là điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là:
5.1. Quá nể nang các mối quan hệ
Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất.
5.2. Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Có người chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng”, ai làm gì cũng gật nhưng bản thân không làm gì cả, hoặc chờ người ta làm trước rồi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm. Còn có người thì thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn tỏ ra đồng ý khi ai đó đưa ra ý kiến trong khi mình thực sự không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm.
5.3. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
5.4. Không chú ý đến công việc của nhóm
Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm. Khi bàn bạc với nhau, một số thành viên cho rằng đề tài quá chán hoặc ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra. Thế là thay vì phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề thì lại nói chuyện riêng cho đến khi sắp hết thời gian thì đùn đẩy nhau phát biểu. Kết quả là họ không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.
Khuynh hướng trái ngược là một số thành viên cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà họ cho là tài giỏi, hoặc luôn xem ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chấp nhận ý kiến của bất kỳ ai khác.
6. Kết luận
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả là tổng hợp của nhiều kỹ năng sống quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ… Vì thế, muốn làm việc nhóm thành công, mỗi cá nhân trong nhóm cần chú trọng phát triển bản thân và tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta.
Kênh Tuyển Sinh tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Tăng Năng Suất Làm Việc Hiệu Quả trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!