Bạn đang xem bài viết Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Lá Tía Tô Có Tốt Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lá tía tô không chỉ là một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc hỗ trợ phòng và trị bệnh hữu hiệu trong y học cổ truyền. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu với bạn chi tiết về những tác dụng tuyệt vời của lá tía tô. Những tác dụng tuyệt vời của lá tía tôTía tô tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, còn gọi họ Húng hay Bạc hà. Tía tô còn được gọi là é tía, xích tô hay tử tô bởi cây có màu đỏ tía đặc trưng.
Lá tía tô chứa nhiều chất xơ, vị cay, tính ấm, chứa tinh dầu có tính sát khuẩn và kháng khuẩn cao. Tác dụng vào 3 kinh là phế, tâm, tỳ, không có độc tính nên được dùng rất phổ biến. Có thể dùng được tất cả các phần trên cây: lá dùng để ăn hay uống, hạt làm trà giúp hạ khí, thân và cành dùng làm thuốc an thai.
Lá tía tô chữa và phòng ngừa cảm mạoĐây được xem là công dụng tốt nhất và được nhiều người biết đến nhất của tía tô. Dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc giải cảm, trị ho, nhức đầu và hạ sốt bằng lá tía tô:
Nấu cháo: nấu cháo bằng gạo trắng, thái nhỏ lá tía tô tươi và lá hành rồi trộn vào cháo mới nấu xong. Ăn nóng để người đổ mồ hôi, làm thông thoáng các lỗ chân lông giúp cơ thể thoát nhiệt, hạ sốt, giải cảm.
Xông người: dùng lá tía tô kết hợp cùng nhiều loại lá thơm khác như lá sả, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu… để nấu nước xông toàn thân. Sau khi nước nguội thì dùng để tắm luôn.
Uống nước lá tía tô tươi: thường dùng cho người lớn tuổi. Lấy 1 nắm lá tía tô tươi giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để uống, sau đó nên trùm chăn và nằm nghỉ. Khi thức dậy bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn rất nhiều.
Uống nước lá tía tô nấu lên: dùng 1 nắm lá tía tô, vỏ khô của 1 quả quýt, 3 lát gừng nấu sôi, để nguội rồi uống. Thích hợp với trường hợp bị cảm kèm theo triệu trứng nôn, đau bụng.
Dùng lá tía tô tươi giã ra và đắp trực tiếp lên chỗ khớp bị viêm đau. Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau sẽ làm giảm cơn đau cho người bệnh nhanh chóng.
Nấu nước lá tía tô uống thường xuyên giúp lợi tiểu, hỗ trợ thải acid uric nhanh và giảm các triệu chứng sưng đau.
Nhờ tanin trong tinh dầu tía tô có tính kháng viêm, sát khuẩn hỗ trợ làm mau lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày và làm giảm sự gia tăng acid trong dày, giảm nhanh cơn đau. Nếu dùng nước sắc uống thường xuyên sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh rất tốt.
Chữa các chứng mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đayDùng lá tía tô tươi giã ra lấy nước bôi trực tiếp lên chỗ nổi mề đay. Để khô rồi bôi tiếp, làm vài lần sẽ khỏi. Có thể nấu nước lá đặc và tắm.
Các tinh dầu trong lá tía tô kháng khuẩn rất tốt nên sẽ giúp bạn đánh bay những nốt mụn trứng cá, mụn bọc hay mụn đầu đen cứng đầu. Cách làm:
Dùng lá 50g lá tía tô tươi và 1 ít muối trắng giã nhỏ hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước. Rửa sạch mặt, dùng bông gòn thấm nước lá bôi đều lên mặt, chú ý bôi nhiều tại vị trí có mụn. Sau 30 phút rửa mặt sạch bằng nước ấm. Nên làm thường xuyên, 3 lần/tuần để có kết quả trị mụn tốt nhất.
Nấu nước lá tía tô để rửa mặt hàng ngày cũng giúp da mặt sạch mụn, hạn chế nhờn và khô da.
Với loại mụn này bạn cần kiên trì hơn trị mụn trứng cá thông thường. Cách làm cũng tương tự như với trị mụn trứng cá. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì bạn nên dùng cây kim đã được sát trùng nhể nhẹ đầu và xung quanh chân của nốt mụn rồi bôi nước lá lên sẽ tốt hơn.
Chuẩn bị 100g lá tía tô tươi và 1 chút muối, có thể cho thêm lá sả, hương nhu nếu muốn. Cho vào 1 ấm nhỏ đun sôi. Bạn để nguội một chút để tránh bị bỏng, sau đó đưa mặt gần chậu nước lá và xông.
Cho tới thời điểm này, không có thông tin nào khẳng định xông mặt bằng lá tía tô làm trắng da và trị mụn. Tuy nhiên cách làm này lại có tác dụng làm sạch da mặt, thoáng các lỗ chân lông và hương thơm của tinh dầu sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần.
Khác với xông mặt bằng lá tía tô, tắm trắng bằng lá tía tô yêu cầu bạn tiếp xúc trực tiếp với nước lá và chà xát da, loại bỏ da chết. Nước lá tía tô có tinh dầu giúp da kháng khuẩn, làm sạch và hỗ trợ tái tạo da, hạn chế lão hóa da nhờ thành phần tanin. Vitamin C sẽ giúp da mịn màng và trắng sáng dần nếu tắm thường xuyên.
4. Lưu ý khi sử dụng lá tía tôBạn thắc mắc ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Như đã biết, lá tía tô có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy không có độc tính nhưng lại có dược tính nên cần thận trọng khi sử dụng thường xuyên.
Tác dụng của lá tía tô với bà bầuCác thầy thuốc khuyến cáo không nên lạm dụng tác dụng của tía tô, đặc biệt với các bà bầu. Kinh nghiệm dân gian cho rằng uống lá tía tô trước khi sinh sẽ chuyển dạ nhanh và dễ sinh con nhưng thực tế thì vấn đề này chưa được kiểm chứng.
Tuy nhiên tác dụng của lá tía tô với bà bầu được các bác sỹ và rất nhiều người công nhận khi dùng đúng lúc, đúng liều lượng. Lá tía tô hỗ trợ giải cảm, hạ sốt, giảm sưng đau, phù nề do mang thai, giảm các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén…
Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòngViệc này được các y bác sỹ khuyến khích bởi lá tía tô có tác dụng giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc gây ra hiệu quả nhờ tính giải độc của lá tía tô. Nên ăn trước ngày đi tiêm 1 ngày là tốt nhất.
Các bà mẹ đang cho con bú có thể ăn khoảng 10 lá trước ngày cho bé đi tiêm 1 ngày. Bé sẽ hấp thụ qua sữa mẹ để hạn chế trường hợp tiêm về bị nóng sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm.
Ăn Nhiều Lá Tía Tô Có Tốt Không?
Tìm hiểu và lá tía tô
Tác dụng của lá tía tô
Tăng cường sức đề kháng, giải cảm
Lá tía trị các loại bệnh cảm, phong hàn, ho, sốt rất hiệu quá. Khi bị cảm lạnh chỉ cần nấu bát nước lá tía tô nóng, hoặc nấu cháo với tía tô ăn rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ đỡ bệnh ngay mà không cần tới thuốc tây.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Lá tía tô có công dụng phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả được nhiều bệnh nhân gout rất hiệu quá. Lá tía tô có tác dụng ức chế enzim hình thành acid uric máu – nguyên nhân gây bệnh gút từ đó có thể phòng và điều trị bệnh gout từ giai đoạn rất sớm.
Hỗ trợ giảm cân, tránh béo phì
Lá tía tô có tác dụng điều trị rối loạn lipid, cải thiện chức năng gan thận ở người béo phì vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, lá tía tô còn hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, tăng cường chức năng gan và thận đồng thời tăng khả năng chống ung thư ở người bệnh béo phì.
Ngăn ngừa ung thư
Sử dụng lá tía tô thường xuyên có liều lượng sẽ có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ trong điều trị một số chứng ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan…
Giải độc khi bị ngộ độc đạm cua cá, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Lá tía tô chống ngộ độc, dị ứng đạm do cua cá vô cùng hiệu quả đồng thời hỗ trợ, cái thiện rối loạn tiêu hóa do dị ứng đạm cua cá gây ra như đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, không tiêu, nôn mửa…
Chống viêm dạ dày
Tinh dầu của lá tía tô có tính sát khuẩn, chống viêm cao vì vậy sẽ giúp hỗ trợ làm lành các vết thương do tăng acid dịch vị gây nên viêm dạ dày.
Điều trị nóng gan, mề đay
Trong lá tía tô có các hoạt chất giải độc gan, chống dị ứng và các loại dị ứng viêm rất hiệu quả nên lá tía tô có tác dụng rất tốt trong trường hợp dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa…
Làm đẹp da
Trong lá tía tô có chất làm trắng da, ức chế các hoạt chất melanin có trong da vì vậy được chị em sử dụng nhiều trong làm đẹp như tắm trắng bằng lá tía tô, bột tía tô đắp mặt làm trắng da, trị nám, tàn nhang, mụn viêm, mụn trứng cá…
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Ăn nhiều là tía tô có tốt không chắc hẳn là một trong những thắc mắc của những người đang sử dụng lá tía tô trong việc hỗ trợ các loại bệnh hằng ngày. Lá tía tô là môt trong những vị thuốc Đông y chứa ít độc tính vì vậy có thể phù hợp cho mọi lứa tuổi sử dụng, nhưng khi sử dụng thì cũng nên cần chú ý một số điểm sau:
Mặc dù lá tía tô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe chúng ta không nên vì vậy mà lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến việc gây ra nhiều tác dụng phụ.
Khi sử dụng lá tía tô không nên cắt là tía tôi và để quá 15 phút vì sẽ làm bay hết tinh dầu có trong lá.
Nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh không có bệnh thì không nên sử dụng lá tía tô như thuốc bổ sử dụng thường xuyên.
Bà bầu không nên sử dụng nước lá tía tô với lượng lớn liên tục, kéo dài, thay cho nước uống hằng ngày vì sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi, làm tăng huyết áp của mẹ bầu. Không nghĩ rằng lá tía tô sẽ giúp sinh nở tốt để sinh lạm dụng vì khoa học chưa chứng minh điều đó
Người bị cảm nóng và hay ra mồ hôi cơ thể phải chú ý khi sử dụng là tía tô vì tía tô gây ra triệu chứng tiết nhiều mồ hôi cơ thể.
Những người hay bị dị ứng liên miên, da nhạy cảm thì không nên sử dụng nhiều lá tía tô sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Nguồn: https://josl.net/
5/5
(1 Review)
About admin
Ăn Nhiều Lá Tía Tô Có Tốt Không
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm gần đây, bởi tía tô là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Tại Nhật Bản người ta sử dụng rất phổ biến, đặt biệt trong làm đẹp và trị bệnh.
Tía tô là thực vật thân thảo, họ nhà hoa môi, húng, bạc hà. Thân cây cao tầm 0,5 – 1m. Viền lá hình răng cưa, trên lá có lông nhám, thông thường lá có màu tím tía phần mặt trên hoặc cả 2 mặt, màu nâu hoặc màu xanh lục. Hoa tía tô nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối.
Những cây tía tô đỏ hoặc xanh mép lá quăn, mang chất lượng dinh dưỡng nhiều hơn những cây bình thường khác.
Lá tía tô đỏ có chất dinh dưỡng cao hơn vì: Sắc tố anthocyanidin tạo nên màu đỏ cho hoa quả và rau củ có chất chống oxy hóa cực kì mạnh mẽ.
Không những thế nó còn có dưỡng chất lycopene, beta-carotene… giúp hỗ trợ sức khỏe tế bào, tuyến tiền liệt, mạch máu và bảo vệ AND. Đặc biệt, tía tô đỏ còn giúp hạn chế cực kì tốt nguy cơ lão hóa do tuổi tác.
Tía tô gồm những thành phần chính như perillaldehyd. Là 1 hợp chất hữu cơ tự nhiên có nhiều trong các loại cây thực vật và tinh dầu khác.
Perillaldehyd được làm nhiều trong phụ gia thực phẩm và hương liệu cho nước hoa để thêm cay. Oxim trong perillaldehyd ngọt gấp 2000 lần mía đường và perillaldehyd là hương vị chính của lá tía tô.
Limonene là 1 dạng chất lỏng có nhiều trong dầu của cây cam, quýt,. .cũng như perillaldehyd, liminene là thành phần hương thơm trong mỹ phẩm và được làm hương liệu trong để che đi vị đắng trong thuốc.
Đặc biệt limonene không thích hợp cho da nhạy cảm, viêm da tiếp xúc vì trong limonene có chưa hydrocacbon. Trong y học limonene được điều chế để làm giảm sỏi mật, trào ngược dạ dày và ợ nóng. Mặc dù không có tác dụng được cho là được xác nhận bởi viện nghiên cứu hàn lâm và khoa học.
α-pinene có nhiều trong tinh dầu khuynh diệp và cỏ cam. Với liều lượng thấp, α-pineneđược dùng làm thuốc giãn phế quản ở người, và có khả năng sinh học cao với 60% hấp thu phổi người và chuyển hóa nhanh hoặc tái phân phối.
Là chất chống viêm thông qua PGE1 (C20H34O5-Prostaglandin E1), còn được phát triển thành 1 chất kháng khuẩn. α-pinene còn hoạt động như 1 chất ức chế Acetylcholinesterase, α-pinene tạo thành cơ sở sinh tổng hợp cho các phối tử CB2 có chức năng điều chỉnh, bao gồm ức chế miễn dịch, cảm ứng apoptosis và cảm ứng di cư
Chúng ta có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng và công dụng của các thành phần có trong tinh dầu cây tía tô có công dụng tốt như thế nào. Hơn nữa, nó còn được điều chế hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư. Phần nào đó giải đáp được câu hỏi ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Sử dụng lá tía tô trong cuộc sống hằng ngàyĂn nhiều lá tía tô có tốt không? Ăn lá tía tô đương nhiên là rất tốt nhưng cần lưu ý không được lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên ăn một nắm nhỏ sẽ không gây tác dụng phụ gì.
Ngoài ra, trong tía tô còn chứa các chất làm hạ huyết áp, vì vậy đối với những người mắc căn bệnh huyết áp thấp thì càng không nên sử dụng. Vì có thể khiến huyết áp tụt nhanh rất khó kiểm soát.
Hiện tại lá tía tô được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam, chủ yếu để chế biến các món ăn và làm rau sống.
Tía tô cũng rất được các chị em ưa chuộng trong việc làm đẹp. Chỉ với 3 ly nước tía tô mỗi ngày để có 1 làn da trắng sang tự nhiên. Chỉ cần rửa sạch lá và cho lên nồi đun sôi và sử dụng.
Sau khoảng 1 tháng sử dụng điều độ sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của làn da. Cũng với việc uống trà tía tô mỗi ngày, nó còn giúp giảm cân 1 cách hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên này.
Tác dụng của lá tía tô trong ẩm thực và làm đẹpKhi mà các thực phẩm hóa học ngày ngày càng phổ biến, nhiều hóa chất có trong thuốc ảnh hưởng tới cơ thể 1 cách tiêu cực. Thì việc dùng lá tía tô trong bữa ăn giúp thanh lọc cơ thể, phòng chống bệnh tật là rất phù hợp.
Ngoài ra, cũng có thể giã nhỏ lá tía tô rót nước sôi vào và lọc lấy nước dinh dưỡng đó chấm lên mụn 1 cách điều độ 3-4 lần trong tuần cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn mọc trên khuôn măt xinh đep của bạn. Không chỉ có làn da trắng sang mà còn đánh bay mụn giúp bạn có vẻ bề ngoài tự tin và sáng bóng mà mọi người mơ ước.
Tía tô có thể ăn sống trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn khác. Với hàng ngàn dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Nó được kết hợp với nhiều món ăn như: cá chép, cá diêu hồng, thịt lợn, thịt chó, thịt dê,… thực sự ăn nhiều lá tía tô có tốt không thì chắc hẳn mọi người cũng đã rõ.
Các mẹ bầu ăn nhiều lá tía tô có tốt khôngTheo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lá tía tô được xem như thần dược cho bà bầu. Giúp các mẹ bầu điều trị ốm nghén trong những tháng đầu mang thai, thông thường tình trạng ốm nghén diễn ra trong 3 tháng đầu.
Kết hợp với các thành phần khác như lá ngải diệp, bạch truật, đương quy, gừng nướng,…có thể tới các cửa hàng thuốc bắc để lấy thuốc về uống. Mỗi ngày 1 thang, tình trạng ốm nghén sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Những bà bầu có triệu chứng đau bụng, đau lưng, ra huyết. Cũng nên tham khảo thang thuốc tía tô này:
Cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g duy trì trong vòng 1-2 tuần.
Sẽ có tác dụng an thai bổ huyết, lưu thông tuần hoàn máu. Đối với những mẹ bầu mắc chứng cảm lạnh thì lấy lá tía tô, thêm 1 chút vỏ quýt, gừng và 1 bát nước đun sôi. Uống khi còn nóng rồi đắp chăn để giải cảm.
Cơ thể bà bầu trong quá trình mang thai nhiệt độ cao hơn cơ thể bình thường. Nếu lạm dụng lá tía tô nhiều sẽ gây tăng huyết áp và ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ sử dụng.
Một số trường hợp nên chú ý khi sử dụng lá tía tô
Mặc dù công dụng mà lá tía tô mang lại rất tốt. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng quá nhiều nó sẽ gây tác dụng phụ.
Không nên sắc lá tía tô quá 15p vì nó sẽ làm bay hết tinh dầu có trong lá
Nếu cơ thể không có bệnh thì không nên sử dụng lá tía tô như thuốc bổ
Bà bầu không nên sử dụng nước lá tía tô thay cho nước thông thường. Nó sẽ làm tăng huyết áp
Không được có tư tưởng lá tía tô giúp sinh nở tốt hơn để sinh lạm dụng. Vì khoa học chưa chứng minh điều đó
Chuyên Gia Tư Vấn: Ăn Nhiều Lá Tía Tô Có Tốt Không?
Vị thơm đặc trưng cùng tác dụng tốt đối với sức khỏe chính là lý do mọi người sử dụng rất nhiều trong ăn uống từ tô bún, bát phở đến các bữa ăn hàng ngày, vậy ăn nhiều lá tía tô có tốt không?
Để biết được ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Trước tiên phải nghiên cứu công dụng của lá tía tô như thế nào.
Được liệt vào danh sách các vị thuốc Đông y, lá tía tô có tác dụng giải biểu và phát tán phong hàn. Ba kinh chính mà mà các thành phần dược tính trong tía tô tác dụng vào đó là phế – tâm – tỳ. Do đó tía tô rất thích hợp để điều trị cảm mạo.
Hạt của cây tía tô có thể dùng để hãm trà uống có tác dụng rất tốt cho khí huyết, cành làm thuốc an thai, tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu rất tốt.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây tía tô khá cao, bên cạnh đó còn chứa nhiều Vitamin A, C và các chất Canxi, Sắt, Phốt pho. Sử dụng để làm gia vị vừa bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vừa có hương vị nhẹ dịu rất thích hợp để chế biến các món ăn gia đình hàng ngày.
Theo những chuyên gia trong Đông y, hương vị của tía tô rất đặc trưng, nó là sự pha trộn của hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà.
Khi tía tô kết hợp với hành lá trong món cháo sẽ trở thành món ăn bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm dùng để điều trị cho những người mắc bệnh cảm.
Nếu sử dụng lá tía tô hợp lý còn có thể giúp giảm cân, chống béo phì, ngăn cản rối loạn lipid, cải thiện chức năng của gan, thận cho người bị béo phì một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, bổ sung lá tía tô trong bữa cơm hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa ung thư. Những nghiên cứu của các nhà khoa học tại Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng lá tía tô có tỉ lệ mắc các chứng ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan,… thấp hơn người bình thường rất nhiều lần.
Bài thuốc chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
Bài thuốc chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
Bài thuốc chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
Bài thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
Bài thuốc chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Bài thuốc chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Bên cạnh đó có thể lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Tác hại của lá tía tô như thế nào?Ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người vì tâm lý lo lắng cái gì nhiều quá cũng không tốt.
Tía tô là vị thuốc Đông y không độc do đó có thể sử dụng cho tất cả mọi người từ già đến trẻ tuy nhiên do tính ấm và tác dụng giải biểu (ra mồ hôi) nên cần lưu ý khi sử dụng nhiều đối với một số đối tượng sau:
Phụ nữ có thai: Đối với bà bầu không dùng lá tía tô với lượng lớn liên tục và kéo dài. Tác hại của lá tía tô không lớn nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Người bị cảm nóng và hay ra mồ hôi phải cẩn thận khi sử dụng là tía tô vì tác dụng dược tính gây ra mồ hôi.
Những người có tiền sử bị dị ứng cũng không nên ăn nhiều lá tía tô vì sẽ sinh ra những tác dụng không mong muốn.
Ăn lá tía tô có thể phòng ngừa một số bệnh và cảm mạo, tuy nhiên không nên lạm dụng mà phải dùng một cách hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Của Lá Tía Tô Trong Làm Đẹp
Những công dụng của lá tía tô mang lại cho sức khỏe Lá tía tô nấu cháo giải cảm sốt
Đây là lợi ích mà loại cây này mà lại mà có lẽ hầu như mọi người đều biết. Thế nhưng, cũng có một số người nghĩ rằng. Cây tía tô có tính ấm kèm vị cay. Nên khi sử dụng có thể gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, loại cây hay được dùng làm rau thơm này. Giảm sốt, đau đầu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn ngăn ngừa bệnh cảm, ho thông thường. Khi bạn ăn cháo với lá tía tô, sẽ giúp cơ thể toát nhiều mồ hôi ra ngoài. Lưu ý, nên ăn cháo khi còn nóng, tránh dùng khi đã nguội.
Uống nước tía tô mỗi ngày chữa loét dạ dàyChất tanim và glucosid có nhiều trong loại cây này. Có tác dụng làm giảm sự gia tăng các acid dạ dày. Hơn nữa, phục hồi nhanh tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời làm liền vết sẹo, vết loét tại dây.
Một số bác sỹ khuyên rằng. Người có bệnh về tiêu hóa nên uống trà tía tô thường xuyên. Và nếu có thể, nên dùng nước tía tô dạng sắc. Vì không chỉ giúp bạn giảm đau dạ dày, giảm dịch xuống mức bình thường, an toàn. Mà còn làm cải thiện giấc ngủ, giúp ăn ngon hơn.
Lá tía tô “đánh bay” mẩn ngứa, mề đayMột trong những công dụng của lá tía tô với da cực kỳ hiệu quả. Chính là chữa chứng mề đay, mẩn ngứa. Khi bạn tiếp xúc với côn trùng, nước, không khí. Hay dị ứng với thức ăn, cơ thể sẽ nổi những vết đỏ. Điều đó khiến bạn có cảm giác ngứa rất khó chịu.
Và giải pháp hữu hiệu dành cho bạn là đây. Hãy dùng cây tía tô, lấy lá và giã nhỏ. Sau đó vắt lấy nước. Phần nước lá tía tô, bạn sẽ uống đặc như vậy hoặc có thể pha thêm với ít nước. Còn phần bã, bạn sẽ chà xát vào chỗ da bị nổi mẩn. Chỉ một lúc sau, bạn sẽ thấy vết đỏ đỡ đi nhiều. Và cảm giác ngứa cũng được giảm đi đáng kể.
Sau khi thực hiện xát lá lên da. Khi chúng khô, bạn cần bỏ hết lớp bã đó trên người. Và tắm lại thật sạch với nước. Hãy thực hiện đúng như trên để phát huy được hết công dụng của lá tía tô.
Lá tía tô có tác dụng làm đẹp daLá tía tô được rửa sạch, mang đi phơi khô. Và sẽ được dùng tương tự như trà. Vậy uống trà tía tô có tác dụng gì giúp làm đẹp da? Khi bạn dùng trà này hằng ngày, da bạn sẽ luôn giữ được độ ẩm. Tạo sự mềm min, trắng sáng và chống lão hóa da.
Nếu có thể và tăng độ hiệu quả trong làm đẹp bằng lá tía tô. Bạn có thể dùng cả cành và lá của cây này khi còn tươi. Thái nhỏ, rửa sạch và cho vào nước sôi khoảng 15 phút. Cuối cùng, pha thêm nước lạnh đến khi cảm thấy ấm vừa đủ tắm. Việc làm đẹp với rau tía tô không chỉ bằng cách uống nước của cây này. Bạn còn dùng nó để tắm.
Các cách làm đẹp da từ lá tía tô trên cần bạn phải thực hiện liên tục. Và đảm bảo điều độ để đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ sau vài tháng duy trì, bạn sẽ bất ngờ với kết quả mà nó mang lại.
Lá tía tô chữa bệnh gútĐây là tác dụng tuyệt vời của loại cây này mà không thể phủ nhận được. Không những trị khỏi bệnh gút. Mà việc dùng lá này cho mỗi bữa ăn giúp đề phòng bệnh tái phát. Bạn nên ăn ngay lá tía tô mỗi khi xuất hiện cơn đau, bị sưng. Đồng thời uống nước từ lá này mỗi ngày. Khiến cơn đau giảm nhanh chóng.
Trị mụn thanh tẩy da bằng lá tía tôPhần lớn những người khi nổi mụn sẽ bị viêm da, tạo thành các ổ mụn bọc chứa rất nhiều vi khuẩn. Sử dụng lá tía tô đặc biệt hữu hiệu cho việc tiêu diệt mụn nhọt, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa hiện tượng lây lan ổ viêm.
Cách sử dụng lá tía tô vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện dễ dàng ở nhà mỗi ngày. Thông thường bạn có thể dùng lá tía tô nguyên chất mà không cần kết hợp với nguyên liệu khác. Nếu muốn sát khuẩn lá tía tô, bạn có thể rửa sạch với lá tía tô với nước muối loãng.
Ngoài sử dụng để trị mụn trên da mặt, các vùng mụn nhọt khác như lưng, cánh tay, ngực,….đều có thể sử dụng lá tía tô.
Quả là một loại cây tuyệt vời phải không các bạn. Không chỉ làm rau thơm đơn giản trong các món ăn. Để tăng thêm hương vị hấp dẫn. Mà lá tía tô còn mang lại rất nhiều công dụng. Vậy lý do gì khiến bạn chần chừ mà không sử dụng ngay loại rau bổ dưỡng này đi chứ.
uống nước tía tô có tác dụng gì cây tía tô có tác dụng gì lá tía tô có tác dụng gì nước tía tô có tác dụng gì công dụng của tía tô lá tía tô chữa bệnh gì
Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì?
1. Công dụng của lá tía tô với các bệnh thường gặp Lá tía tô giải biểu giải cảm
Lá tía tô được biết tới với công dụng giải biểu giải cảm từ xa xưa. Theo đông y tía tô thuộc nhóm phát tán phong hàn đi vào ba kinh tâm – phế – tỳ, không độc, có tác dụng giải cảm lạnh, cảm mạo hiệu quả. Khi bị cảm chỉ cần nấu nước lá tía tô uống nóng, ngày uống 2 -3 ly, hoặc nấu cháo tía tô giải cảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm mạo sẽ khỏi ngay tức thì mà không cần sử dụng tới thuốc tây. Ngoài nếu có thời gian khi bị cảm lạnh bạn có thể xông hơi bằng nước lá tía tô giúp giảm ngay các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, giúp thư giãn tinh thần, làm đẹp da.
Lá tía tô với công dụng chữa rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đạm cua cáVới người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy do ngộ độc đạm cua cá thì hãy nấu ngay một bát nước lá tía tô rồi uống. Lá tía tô có công dụng giải ngộ độc đạm cua cá rất hiệu quả đó là lý do vì sao mà người Nhật thường ăn kèm rau này trong các món hải sản truyền thống của mình.
Tía tô với bệnh ho hen đàm suyễn, tức ngực, khó thởTheo đông y cây tía tô có tác dụng bổ hư, giáng khí có tác dụng rất tốt với những trường hợp khó thở , ho hen ở trẻ em, phụ nữ có thai, người già. Lá tươi có thể dùng nấu lấy nước uống trực tiếp, hoặc sử dụng một số bài thuốc đông y khác. Tuy nhiên khi kết hợp cùng các vị thuốc khác thì nên hỏi ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
Nước lá tía tô chữa viêm họng, viêm răng rất hiệu quả, chỉ cần nấu nước lá tía tô súc miệng, ngậm, hoặc uống có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm răng lợi, viêm họng.
Tía tô giúp cầm máu vết thương, chữa nấc, tiểu tiện không thoát, thổ huyết, táo bón…
2. Lá tía tô chữa trị bệnh gútLá tía tô có tác dụng gì? Ngoài tác dụng dân gian thường dùng giải biểu, giải cảm, chữa rối loạn tiêu hóa thì lá tía tô chữa gút (gout) chính là một trong những tác dụng chính của rau é tía.
Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều cho thấy lá tía tô có thành phần tinh dầu giúp hạ acid uric huyết – nguyên nhân gây bệnh gút – từ đó giúp phòng và điều trị từ gốc rễ bệnh gút (gout) hiệu quả an toàn, không lo tác dụng phụ. Nghiên cứu cho thấy lá tía tô có tác dụng hạ acid uric huyết tương đương với dùng thuốc Allopurinol trong điều trị bệnh gút của Tây y hiện nay. Người bệnh gút nên pha trà bột lá tía tô với nước nóng uống ngày 2 – 3 ly trong cơn gút cấp để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Ngoài ra khi các khớp xưng đau người bệnh có thể dùng bột tía tô trộn sệt với nước nóng sau đó đắp vào các khớp, bột lá tía tô có tác dụng giảm đau chống viêm rất hiệu quả.
3. Lá tía tô làm trắng da, trị mụn cám, mụn cơm, nám tàn nhang hiệu quảCông dụng của lá tía tô là gì? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tắm trắng bằng lá tía tô là một trong những tác dụng của lá tía tô được nhiều chị em ưa thích sử dụng ngoài các công dụng tía tô trị gút, tía tô giải cảm…
Sử dụng lá tía tô tắm trắng là một liệu pháp làm đẹp từ xa xưa của phụ nữ Nhật Bản. Phụ nữ dùng bột tía tô pha lấy nước tắm trắng bằng tía tô tuần 2 -3 lần cho hiệu quả tắm trắng bằng lá tía tô.
Ngoài ra họ còn kết hợp xông mặt bằng lá tía tô tẩy tế bào chết, trị nám, mụn hiệu quả.
Đắp mặt nạ lá tía tô làm trắng da mặt, trị mụn, nám hiệu quả: dùng bột tía tô trộn với sữa tươi không đường rồi đắp lên mặt 15 -20ph.
4. Lá tía tô giảm béo, giảm cân, giữ eo thon dáng gọnĐi liền với công tác dụng tắm trắng bằng lá tía tô thì sử dụng lá tía tô giảm cân, giảm béo là công dụng đặc biệt của loại rau gia vị này được các chị em đặc biệt yêu thích bởi có thể sử dụng cả cho phụ nữ sau sinh mà không lo mất sữa. Uống trà tía tô nóng giảm cân là một trong những liệu pháp làm đẹp tinh tế của phụ nữ. mỗi ngày chỉ cần 2 – 3 ly trà tía tô nóng giúp giảm hấp thu đạm, giảm cân hỗ trợ tốt trong trường hợp rối loạn lipid máu, chức năng gan thận ở người béo phì.
Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia y tế tại Nhật Bản Hàn Quốc còn cho thấy tía tô có tác dụng tốt trong điều trị chống dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn…, tía tô chống viêm, ngăn ngừa ung thư như ung thư gan, đại tràng, phổi…
Cập nhật thông tin chi tiết về Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Lá Tía Tô Có Tốt Không? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!