Bạn đang xem bài viết Lạ Miệng Với Rau Đắng Cảy được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rau đắng cảy là loại rau dại mọc nhiều trên rừng và núi cao. Người dân nơi đây từ lâu đã biết hái lộc đắng cảy về ăn và dần thành “nghiện” món rau rừng này.
Có dịp đến vùng trung du Phú Thọ, bạn hãy nhớ thưởng thức món rau đắng cảy để cảm nhận được vị ngon của rau rừng hiếm có này.
Rau đắng cảy thân nhỏ, cành khẳng khiu, lá màu xanh ngắt. Điều đặc biệt là nếu lá đắng cảy có vị đắng thì rễ lại có vị ngọt mát. Vì thế, người ta thường lên núi đào lấy rễ về băm nhỏ, phơi khô và sao vàng để hãm nước uống như một vị thuốc quý.
Theo dân gian, đắng cảy bổ dưỡng và có lợi cho máu, huyết áp.
Vào tháng giêng, tháng hai, mưa xuân lất phất, khí hậu ấm áp, đắng cảy ra lộc non. Ở khắp thân cành, những búp non mọc chi chít, mỡ màng. Đó là thời điểm rau ngon nhất và chỉ đợi đến lúc ấy, người dân rủ nhau lên núi hái lộc non đắng cảy về chế biến.
Mớ rau đắng cảy non mướt, dù cả năm chỉ được thưởng thức một bữa thôi, cũng thấy thỏa lòng.
Rau đắng cảy hái về phải ăn ngay mới ngon và giòn. Có thể chế biến thành nhiều món, mỗi món đều để lại dư vị đậm đà. Rau đắng cảy xào trứng gà, luộc chấm với muối vừng, muối lạc, hấp trong nồi cơm hoặc lam trong ống nứa, lá già băm nhỏ nấu canh dùng để giải cảm rất tốt…
Khi thưởng thức, đắng cảy có vị bùi bùi, ngăm ngăm đắng. Theo kinh nghiệm, muốn có những đọt rau đắng cảy tươi ngon, người dân phải lên núi hái vào tiết trời ấm áp.
Là một món ăn dân dã trong bữa cơm thường ngày, nhưng trong mâm cỗ, nếu có đĩa đắng cảy thì càng đáng quý bởi đây còn là món ăn được người dân Hạ Hòa chế biến thết đãi khách đến thăm nhà.
Hiếm lắm mới được thưởng thức món ăn núi rừng này.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Lấy mã mới
Mã xác nhận không đúng.
Nhập mã xác nhận
Đóng lại
Lấy mã mới
Mã xác nhận không đúng.
Vui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
X
Email (*)
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Ý kiến của bạn (*)
Lấy mã mới
Mã xác nhận không đúng.
Top 5 Công Dụng Của Rau Đắng Biển Và Cách Dùng Rau Đắng Chữa Bệnh
Rau đắng là món ăn quen thuộc của người xưa và cho đến hôm nay, nó vẫn là loại rau ưa thích của mọi người. Có lẽ những người xưa như ông bà ta không ai còn xa lạ với cây này. Từ thời cơm không đủ ăn rau đắng biển đã trở thành món ăn thường ngày dân giã nhưng cực ngon. Đó cũng là lý do vì sao người xưa ít bệnh bởi trong rau đắng biển có thành phần dược tính chữa bệnh cực tốt mà ít người biết đến.
Mô tả cây rau đắng biển
Rau đắng biển có tên khoa học Glinus oppositifolius, thuộc họ Molluginaceae thường mọc hoang ở những vùng núi, ven biển. Người xưa tìm thấy rau này mọc ở ven vùng biển nhiều nên gọi là rau đắng biển. Hiện nay cây cũng được tìm thấy ở nhiều nơi, mọc ở những khu vực ẩm, nhiều nước.
Rau đắng biển ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương, suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng. Người ta tìm thấy loài cây này ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nhiều nước châu Á. Rau đắng biển thường không thích hợp với khí hậu ôn đới, tuy nhiên, nó cũng được nhân giống rộng rãi tại miền Nam Hoa Kỳ và vùng Vịnh Mexico.
Nhìn vào rau đắng thuộc dạng mọng nước, lá nhỏ và khá giòn, vị đắng hậu ngọt, cây nhỏ mọc sát đất độ cao không tới 30cm. Lá mọc so le có thể ăn cả thân và lá. Loại này không cành không cuống. Hoa màu trắng có 5 cánh hoa, quả nang hình trứng có mũi, nhẵn, có nhiều hạt nhỏ.
Cây thường mọc ở vùng nước ẩm, chỗ nước chảy, ven những vũng bùn và sỉnh trưởng rất nhanh và rất mạnh. Người miền trung vẫn thường dùng rau đắng ăn mì quảng là món không thể thiếu vì vị đắng hậu của cây, lá và thân cây bóng mịn mọng nước không lông.
Tìm hiểu: Cây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu
Hiện nay, cây không còn quá phổ biến do mất giống hoặc người dân tưởng cây dại nên nhổ bỏ. Nhưng loại cây này không những ăn ngon, kích thích ăn ngon mà còn có thể chữa bệnh, tốt cho sức khỏe nên cần quan tâm nhiều hơn đến những loại rau dại như rau đắng biển, tự sinh trưởng, không thuốc sâu hay chất kích thích.
Đặc tính cây rau đắng biển
Rau đắng biển có chứa các thành phần như brahmin, herpestin, bacoside A và bacoside B, β1-oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate, sterol, axit betulic, stigmastarol, D-Mannitol, β-sitosterol. Theo nghiên cứu các thành phần trên có tác dụng tăng trí nhớ, giảm lo âu, mệt mỏi, giúp tỉnh táo và tăng tuần hoàn não, chống oxy hóa.
Thành phần chính của Bacopa là bacoside A, bacoside B, hoạt chất sinh học có tác dụng chống lão hóa, chống gốc tự do mạnh, tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ tế bào não trong tình trạng thiếu oxy, giảm mệt mỏi về tinh thần, cải thiện trí nhớ.
Thông tin: Bạch quả tăng cường trí nhớ, chữa Alzheimer, yếu sinh lý, viêm đường tiết niệu.
Đặc điểm bột dược liệu: Là bột từ thân và lá rau đắng biển. Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị đắng. Quan sát qua kính hiển vi thấy các đặc điểm sau: Mảnh phiến lá có mang nhiều lông tiết đơn bào và biểu bì lá có nhiều lỗ khí, mảnh mô mềm có lẫn tế bào cương thể, mảnh mạch gỗ nhỏ lẻ hoặc tập trung thành bó, hạt tinh bột, hạt phấn hình cầu (đường kính 0,02-0,025mm), lông tiết, tinh thể Calci Oxalat.
Các công dụng đem lại từ rau đắng biển
Ở tại Ấn Độ, người ta có phong tục khi trẻ mới sinh ra sẽ có nghi thức sức nước rau đắng biển lên trán để khai thống trí tuệ cho đứa trẻ. Trẻ em ở đây cũng thường được dùng nước rau đắng biển để cải thiện trí nhớ và trí tuệ.
Bên cạnh đó các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau đắng biển giúp cho bộ não con người xử lý thông tin hình ảnh một cách nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn. Còn trong y học hiện đại, mọi người sử dụng các thành phần có trong rau đắng để làm giảm căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống.
Tìm hiểu: Cây thành ngạnh tăng trí nhớ, chữa teo não, alzheimer, xơ vữa động mạch
Các nhà dược lý học cũng khuyên nên dùng loại thảo dược từ rau đắng biển này để thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc, tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, chống lại tế bào ung thư do căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày gây ra.
Tác dụng chống ung thư: Trong các dịch chiết từ cây rau đắng biển, hoạt tính diệt tế bào khi thử nghiệm trên tế bào ung thư loại Sarcoma 180. Hoạt tính này có trong rau đắng đã ức chế sự tái lập DNA của các tế bào ung thư.
Xử lý bệnh hay quên, tăng trí nhớ: dùng 150mg chiết xuất rau đắng biển mỗi ngày trong 3 tháng đã được nghiên cứu sẽ cải thiện trí nhớ và giảm thiểu chứng hay quên rõ rệt, giảm căng thẳng và lo âu.
Tác dụng trên hô hấp: brahmin với liều nhỏ, có tác dụng kích thích hô hấp.
Tác dụng trong huyết áp: chiết xuất Alkaloid brahmin có trong rau đắng biển có tác dụng làm hạ huyết áp. Nếu sử dụng với liều lượng nhỏ hơn 0,5mg lại làm tăng huyết áp do co mạch và kích thích cơ tim.
Tác dụng trên cơ trơn: ở nồng độ rất loãng 1/200000 đến 1/500 000, brahmin có tác dụng tăng co bóp ruột và tử cung cô lập.
Kích thích hệ thần kinh: brahmin có tác dụng gây hưng phấn đặc biệt kích thích tủy sống. Còn có khả năng kích thích trực tiếp lên tim.
Chống oxy hóa: hoạt tính của các enzyme superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) và glutathion peroxidase (GPX) có trong rau đắng có tác dụng làm giảm và làm chậm quá trình oxy hóa trên cơ thể.
Hoạt tính an thần, giải trừ lo âu: cao rau đắng biển (chứa 25% bacoside A) có tác dụng giải trừ lo âu tương đương với benzodiazepam và lorazepam. Hoạt tính này phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, không gây tác dụng không mong muốn (hay quên, nhầm lẫn) như lorazepam.
Thí nghiệm trên chuột bị bệnh Alzheimer, rau đắng biển làm giảm tổng lượng β-amyloid (nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, gây bệnh Alzheimer) trong não.
Dịch chiết của rau đắng biển trong ethanol tác dụng trên chuột nhắt giúp làm giảm chứng hay quên gây ra bởi scopolamine (một loại ma túy), có thể do cơ chế làm cải thiện lượng acetylcholine.
Cách dùng rau đắng biển chữa bệnh
Sử dụng tốt nhất để tăng cường sức khỏe hằng ngày là dùng rau đắng biển tươi ăn hằng ngày với các loại rau thơm khác. Còn nếu không có điều kiện, những cách sau giúp người bệnh có thể sử dụng và bảo quản dễ dàng.
Thuốc sắc: dùng 6-12g rau đắng biển được rửa sạch phơi khô, sắc uống ngày 1 lần.
Đối với dùng ngoài da: dùng 1 nắm lớn khô hoặc rau đắng biển tươi đun nước tắm hoặc giã nhỏ cây tươi lấy nước trộn cùng với dầu hỏa xoa chỗ đau, các chỗ bị thương, khớp, tổn thương…
Pha trà: Dùng tốt nhất đối với rau đắng biển đã được phơi khô. Dùng 1-2 muỗng cà phê lá rau đắng biển ngập trong 1 cốc nước sôi trong 5-10 phút, uống 3 lần mỗi ngày. Hoặc dùng cả cành lá rau đắng đem đun với nước sôi để dùng dần.
Ngâm rượu: bạn dùng 1-2 muỗng cà phê rượu ngâm hoặc 1-2 muỗng siro từ rau đắng biển mỗi ngày. Hoặc dùng cây rau đắng biển phơi khô đem ngâm với rượu nếp theo tỷ lệ 1:1 sau 1 tháng có thể sử dụng.
Dịch chiết xuất: dịch chiết xuất từ rau đắng biển tiêu chuẩn hóa có chứa 20-50% hàm lượng Bacosides, liều dùng là 150mg, ngày dùng 2 lần. Bạn có thể mua tại các tiệm thuốc.
Ngoài ra sử dụng rau đắng tươi sống trong các món ăn như ăn sống, nấu canh giúp giải nhiệt tốt, có vị đắng nhẹ kích thích vị giác.
Lưu ý: Không nên sử dụng rau đắng biển cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, không nên dùng liên tục quá 12 tuần. Không sử dụng chung khi đang điều trị bệnh hay dùng thuốc được kê toa dễ gây kích ứng. Khi sử dụng quá nhiều dễ gay tiêu chảy, khô miệng…
Rau đắng biển khá thân thuộc với người dân, là loại cây ưa ẩm nên trồng ở những khu vực nước chảy, ven ao hồ cây phát triển rất tốt. Có thể bảo quản bằng cách phơi khô rau đắng sau đó cất dùng, mỗi ngày dùng một nắm để hãm trà dùng uống giải nhiệt, cải thiện giấc ngủ cực tốt.
Phân Biệt 3 Loại Rau Đắng, Đắng Đất, Đắng Biển Và Công Dụng Của Chúng
Rau Đắng (Biển Súc)
Rau đắng loại rau với tên gọi chính thức là Biển Súc, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây càng tôm hoặc Cây Xương Cá. Tên khoa học của nó là Polygonum aviculare. Chúng là một loại cây thuộc họ Rau Răm.
Đây là một loại rau đắng dễ bị gọi nhầm lẫn với loại rau đắng ăn được đó là Rau Đắng Đất và rau đắng biển. Ba loại này hoàn toàn khác nhau.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì biển súc (Rau đắng) có tại Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây thì các tài liệu đã chỉ ra rằng Rau Đắng chỉ có tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam, đa phần nhiều người bị nhầm lẫn với loại cây mễ tử liễu ( danh pháp là Polygonum plebeium) bạn có thể tra google để biết thêm về loại cây này. Loại cây khác bị nhầm nhẫn nữa đó là Rau đắng đất mà bạn sẽ biết ở dưới bài viết này.
Đặc điểm của rau đắng (Biển Súc)
Biển súc thuộc cây thân thảo hàng năm. Thân cây khá mảnh khảnh, chiều cao thân từ 50 đến 70cm. Thân cây phân nhánh nhiều. Khía dọc dân có màu đỏ tím.
Lá cây mọc so le nhau. Lá cây phẳng có chiều dài từ 2 đến 4cm. Rộng khoảng 0,5 đến 1cm.
Hoa màu tím hồng và mọc ở nách lá thành từng cụm khoảng 4 hoa. Quả có 3 cạnh và chỉ mang 1 hạt màu đen. Thời điểm ra hoa là vào khoảng tháng 5 đến tháng 10.
Công dụng của Rau đắng (Biển Súc)
Theo nghiên cứu của Đông Y, Biển súc có vị đắng tình bình.
Công dụng lợi tiểu, giúp điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, tiểu dắt, trĩ, kết lỵ, táo bón và các bệnh đường tiểu khác.
Sát khuẩn, Sát trùng, giảm sưng tấy, hạ sốt.
Điều trị giun sán, ngữa âm hộ, tăng thời gian đông máu, trị da lở ngứa.
Rau đắng đất
Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng. Tên khoa học của nó là Glinus oppositifoliu. Đây mới chính là loại Rau Đắng được nhắc đi nhắc lại trong bài hát “Còn thương Rau Đắng mọc sau hè”.
Rau đắng đất là cây thân thảo mọc bò trên mặt đất. Thân và cành sẽ mọc tỏa ra xung quanh và bò sát mặt đất. Thân cây nhỏ và có nhiều đốt, lá cây mọc so le. Phiến lá thon và dài khoảng 2cm. Rộng khoảng 0,5cm.
Hoa có màu trắng và có khoảng 5 cánh hoa. Tùy vào từng địa phương sẽ có mùa ra hoa khác nhau. Chủ yếu rau đắng đất ra hoa là vào khoảng tháng 5.
Để có thể sử dụng được lâu dài bạn có thể thu hái và đem phơi khô để sử dụng dần.
Công dụng của rau đắng đất.
Rau đắng đất dùng để trị chứng nổi mề đay mẩn ngứa, vàng da, tăng cường chức năng tiêu hóa, trị gan nóng, đau nhức xương khớp và thoát vị đĩa đệm.
Ngoài rau thì rau đắng đất cũng được xem là một loại rau xanh được sử dụng để ăn hàng ngày của nhiều người dân hiện nay.
Rau đắng biển
Rau đắng biển hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rau sam đắng, rau sam trắng,cây ruột gà. Tên khoa học của nó là Bacopa monnieri. Đây là loại cây thân thảo thuộc họ Mã Đề.
Công dụng của Rau Đắng biển
Rau đắng biển có các công dụng chính như giảm mệt mỏi, căng thẳng, giảm lo âu, tăng cường trí nhớ, giúp tỉnh táo hơn, tăng cường tuần hoàn não, lưu thông máu và chống oxy hóa. Chính vì vậy, loại rau này được nhiều người sử dụng khi học hành, làm việc căng thẳng hoặc gặp các triệu chứng stress.
Không chỉ có rau đắng đất mà Rau Đắng Biển cũng là một loại rau ăn rất được ưa chuộng tại nhiều địa phương hiện nay.
Rau Đắng Cực Tốt Cho Sức Khỏe Nhưng Bà Bầu Có Được Ăn Rau Đắng Không?
Rau đắng – Loại rau được rất nhiều người yêu thích với vị đắng đặc trưng của nó, những lại có khả năng thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Tuy nhiên, theo những chuyên gia dinh dưỡng thì có một vài trường hợp không nên sử dụng loại ra này và đặc biệt là các bà bầu. Vậy bà bầu có được ăn rau đắng không?
1. Rau đắng là gì?
Theo Organicfacts, rau đắng có tên khoa học là Bacopa monnieri. Loại thảo dược lâu đời này được sử dụng như một trong những thành phần chính trong các phương thuốc Ayuvedic của người Ấn Độ từ thời cổ xưa, cũng như y học truyền thống trên toàn thế giới. Ở nước ta, rau đắng có 2 loại là rau đắng đất và rau đắng biển.
Rau đắng được coi là một vị thuốc từ thiên nhiên giúp tăng khả năng nhận thức, chống rối loạn nhận thức, giảm lo âu và căng thẳng, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa,…
2. Tác dụng của rau đắng
Cũng giống như những loài rau khác, rau đắng chứa nhiều chất xơ và các loại dinh dưỡng khác nên rất tốt cho chế độ ăn giảm béo, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, phù hợp với các đối tượng đang mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Rau đắng trong bữa ăn thường sử dụng cả phần lá và thân, ăn rau tươi chung với các món ăn khác như cháo nóng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ăn rau đắng với cháo cá lóc hay cá kèo rất được người dân Nam bộ ưa chuộng.
Nếu những ai vẫn chưa làm quen với vị đắng của loại rau này thì có thể sử dụng phương pháp luộc chín ăn chung với cá kho hoặc thịt kho, tương, chao. Hay khi nấu thành canh, nấu lẩu thì vị của rau cũng giảm bớt phần nào tính đắng. Hoặc món ngon hơn nữa mà bạn có thể thực hiện chính là:món xào với tôm, thịt cùng dầu, mỡ và nước cốt dừa cũng cho ta một bữa ăn hấp dẫn.
3. Bà bầu có được ăn rau đắng không?
Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng các bà bầu không nên ăn quá nhiều loại rau này. Để trả lời cho câu hỏi, bà bầu có được ăn rau đắng không, chuyên gia của Hội Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc.
Lương y Đinh Công Bảy, tổng thư ký hội Dược liệu chúng tôi cho biết, một số rau quả có vị đắng, tính mát, lạnh như khổ qua, rau má, atisô, rau đắng… thường có tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc nên rất có ích cho cơ thể trong trường hợp cần giải nhiệt, giải độc.
“Mặc dù những rau quả có vị đắng vừa kể rất tốt cho một số bệnh nhưng vì chúng có tính lạnh nên những người có thể trạng hàn, da thịt mát, hay bị lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên hạn chế dùng khổ qua, rau má, rau đắng… trong khẩu phần ăn hàng ngày”.
ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi chia sẻ thêm: “Những phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với việc bổ sung các rau quả có chất đắng. Vì chất charatin trong loại thực phẩm này tuy có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường nhưng lại có nguy cơ làm thai phụ dễ bị sẩy thai, xuất huyết và co thắt tử cung”.
4. Bà bầu không nên ăn rau gì khác?
Ngoài rau đắng, có một số loại rau khác bà bầu cũng không nên ăn bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con.
4.1. Rau ngót
4.2. Ngải cứu
Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thi kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu có ý định ăn rau ngải cứu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
4.3. Rau chùm ngây
Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
4.4. Rau sam
Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
4.5. Rau răm
Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Lạ Miệng Với Rau Đắng Cảy trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!