Bạn đang xem bài viết Không Gian Mạng – Lợi Ích Và Thách Thức: Cần Thiết Luật An Ninh Mạng được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng mang lại những thách thức to lớn đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.
Các hành vi trên không gian mạng có thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Sự phát triển của mạng xã hội góp phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội, song cũng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tác động, chuyển hóa chính trị, khủng bố ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã và đang tạo ra những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng được dự báo sẽ gây nên “thảm họa” nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Các thiết bị kết nối internet ngày càng phổ biến không chỉ mang lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh mà còn có thể bị sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Các cuộc tấn công mạng có chủ đích (Advanced Peristent Threat – APT) không chỉ có thể phá hoại các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt động phạm tội. Các quốc gia trên thế giới đang khẩn trương tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực, tiềm lực quốc gia về an ninh mạng như ban hành chiến lược, chính sách, trong đó có xây dựng văn bản luật về an ninh mạng. Chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an ninh mạng
Tại VN, ngoài lợi ích mang lại, cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an ninh mạng, cụ thể là: VN luôn nằm trong nhóm quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới, tội phạm phát triển nhanh như lừa đảo trực tuyến, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm, buôn bán vũ khí, ma túy…, tình trạng nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng, thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống, xúc phạm nhân phẩm, vi phạm thuần phong mỹ tục diễn ra tràn lan…, cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia còn nhiều lỗ hổng, điểm yếu.
Trước yêu cầu cấp bách của tình hình an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; khắc phục những tồn tại, hạn chế cơ bản trong công tác bảo vệ an ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc, dự thảo luật An ninh mạng được Quốc hội, Chính phủ giao xây dựng từ cuối năm 2016 trên cơ sở Nghị quyết số 22/2016/QH14 của Quốc hội khóa XIV về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, 2017. Khi trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, nội dung dự thảo luật An ninh mạng đã nhận được đa số ý kiến đồng tình, khẳng định sự cần thiết của xây dựng và ban hành luật An ninh mạng trong điều kiện, tình hình thực tế hiện nay của VN. Bộ Công an đã phối hợp với Ủy ban Quốc phòng – An ninh, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẩn trương tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật An ninh mạng và vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này vào ngày 12.6.2018.
Tuân thủ Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành
Với phạm vi điều chỉnh của luật, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như bị đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bị vu khống, làm nhục, công kích bôi nhọ, hạn chế mã độc, loại bỏ dần các hành vi đánh bạc, cá độ, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy kích động bạo lực, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng; bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng… Dữ liệu cá nhân hiện đang được nhiều quốc gia coi là tài sản quốc gia, có giá trị khai thác vô hạn; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về sự quản lý, tương thích các quy định pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện.
Việc quy định rõ các biện pháp bảo vệ an ninh mạng sẽ bảo đảm rằng tuân thủ nghiêm túc quy định của Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời làm căn cứ pháp lý để các lực lượng chuyên trách, lực lượng bảo vệ an ninh mạng áp dụng khi triển khai công tác bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Trình tự, thủ tục của các biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng văn bản quy phạm pháp luật, không thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hoặc kiểm soát người dùng, kiểm soát quyền riêng tư. Cơ quan chức năng chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng này để phòng ngừa, phát hiện, thu thập chứng cứ, đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Các dữ liệu thu được được quản lý theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự về chứng cứ và các quy định về bảo mật thông tin khác của nước ta như pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Nguồn: Báo Thanh niên online
Lợi Ích Của Luật An Ninh Mạng Ở Việt Nam!
Cách đây gần 3 năm, tôi, giáo sư quần dài Uyên& thâm vào Thế Zới Di Động mua cái tablet Asus 7 inch (đang được khuyến mãi giảm giá) giùm cho vàng son nọ. Tôi chỉ cho y thị cách sử dụng tablet căn bản, tải Zalo giúp thị, tạo cho thị một tài khoản FB. Lúc rỗi việc y thị xem film TVB trên youtube và xem ọp lai mấy show của Truyền Hình Vĩnh Long. Sáng nay Y thị chống nạnh, hai chân dạng ra như cái compa, mồm thị oang oang chưởi Cộng sản bán nước cho Tầu, bán hết Hoàng Sa – Trường Sa, bán hết biển đảo rồi giờ bán cả đất liền. Thị bẩu ở đây không có Biểu tình chớ có là thị cũng tham gia vì thị tức lắm…,nước là nước của Hùng Vương dựng nên chớ phải nước của Đảng đâu mà Đảng muốn bán là bán??? Cái Tablet ấy nay vẫn chạy tốt. Body y thị chắc là vẫn chạy tốt, y thị khỏe như voi, ko nghe y thị than thở táo bón hay trĩ Nhìn y thị, một cần lao điển hình bị hủ hóa tư tưởng, bị thế lực thù địch nhồi sọ và dắt đi như một con bò, tôi buồn không tả xiết …. Tôi liên tưởng đến các các bé gái mới lớn đùng phát có chửa vì bố mẹ chúng thả rông con cái mà ko dạy chúng tránh thai. Một thời gian dài, chúng ta thả lỏng môi trường mạng, để công dân của chúng ta cắn đớp cám lợn hồn nhiên, chúng ta đã thua trên măt trận thông tin- tư tưởng. Tình trạng bất ổn mấy hôm nay đã lần chứng minh điều mà tôi đã nói nhiều lần với các đồng chí trung kiên của mình rằng đưng bao giờ đồng nhất hai khái niêm TỰ DO & BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ. Hôm nay, luật An ninh mạng được Quốc Hội thông qua mặc cho Đế Quốc Mỹ gào rú phản đối và đám thợ sủa khóc lóc nứt cả dãy Trường Sơn, đây là thắng lợi của nhân dân ta. Cacc hãy ghi nhớ ngày trọng đại này, ngày quyết định người Việt Nam ta thoát khỏi nguy cơ làm Bò cho Đế Quốc & các thế lực thù địch, bị dắt mũi để rồi chỉ vì vài trăm nghìn mà đốt phá, chống lại công an, chống lại chính quyền, coi thường pháp luật như đám đông ở Phan Rí Cửa.
Luật An ninh mạng được thông qua sẽ góp phần làm cho đám thợ sủa trên mạng phải dè chừng về những luồng thông tin mà đám này cung cấp tràn lan trên mạng xã hội như hiện nay, góp phần ngăn chặn những luồng thông tin độc hại đang tác động trực tiếp đến tư tưởng của những người dân và góp phần định hướng thông tin, làm cho môi trường thông tin trong sạch, lành mạnh.
“Luật An Ninh Mạng Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Công Dân”
Tiếp tục chương trình tiếp xúc của tri của tổ đại biểu số 1, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, chiều nay (20/6), ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu đã tiếp xúc cử tri tại xã Hóa An, TP. Biên Hòa.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cuwe tri tỉnh Đồng Nai ngày 20/6/2018.Trao đổi với cử tri, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho biết, luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua với số phiếu tán thành cao. Theo ông Võ Văn Thưởng, hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra môi trường ảo, tuy là ảo nhưng lại là thật.
Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, việc ra đời luật An ninh mạng là để điều chỉnh các mối quan hệ trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
“Phải khẳng định rằng ra luật An ninh mạng hoàn toàn không có chuyện vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân. Mà ngược lại còn tạo điều kiện thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến nhưng chúng ta phải theo quy định của pháp luật, không phải chúng ta nói tự do rồi muốn làm gì thì làm. Mà có quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với Nhà nước”- ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt khi hình thành có thể giải quyết được 2 mục tiêu: Thử nghiệm cơ chế chính sách cho việc quản trị điều hành một nền kinh tế hiện đại, góp phần hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo ra một khu vực phát triển mạnh mẽ, mang tính động lực để có thể thúc đẩy các khu vực khác, phát triển một số ngành công nghệ hiện đại.
Để đạt được mục tiêu này, đặt ra một số vấn đề về cơ chế chính sách vượt trội như chính sách về đất đai, thuế, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao./.
Tướng Nguyễn Thanh Hồng: ‘Dự Luật An Ninh Mạng Ưu Tiên Lợi Ích Toàn Cục’
VnExpress có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cơ quan thẩm tra dự án Luật An ninh mạng, về vấn đề trên.
– Việt Nam đã có Luật An toàn thông tin mạng, vì sao Quốc hội lại xem xét thêm Luật An ninh mạng, thưa ông?
– An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình. Ví dụ, hành vi lừa đảo tiền ảo, trò chơi điện tử trên không gian mạng tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào,… người dân phải nhận thức được những vấn đề đó.
Chúng ta có quy định nếu chưa có sự đồng ý của con, bố mẹ không được đưa ảnh của trẻ lên mạng xã hội. Quy định đó tưởng chừng đơn giản nhưng chính là để bảo vệ quyền nhân thân trẻ em, bảo vệ trật tự xã hội, phòng ngừa tội phạm. Giả sử, nếu bố mẹ nào đó cứ đưa nhiều hình con em mình lên mạng thì các đối tượng tội phạm có thể biết được bí mật thông tin, dẫn đến hành vi bắt cóc trẻ, tống tiền.
Vấn đề an ninh mạng đã được đặt ra trong Luật An toàn thông tin mạng. Tuy nhiên, tôi cho rằng trong quá trình xây dựng Luật này chưa giải quyết được triệt để, cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng gắn với an ninh mạng.
– Việc Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật này là hết sức cần thiết. Trước tiên, dự Luật này có thể đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh mạng. Ở lần cho ý kiến tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội, có câu hỏi được nêu lên: Luật An ninh mạng ra đời có giải quyết được vấn đề hiện nay trong an ninh mạng không? Bộ trưởng Công an Tô Lâm là Trưởng ban soạn thảo, khi đó khẳng định rằng không thể có một luật nào giải quyết triệt để mọi vấn đề.
Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu không có luật này thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh mạng, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm phạm tới an ninh quốc gia, nói xấu Đảng, Nhà nước, cá nhân các lãnh đạo. Thậm chí nội bộ của từng quốc gia cũng bị can thiệp. Chính vì thế, Chính phủ trình Luật này là việc làm rất kịp thời.
Về mặt tổng quan, luật này cũng có nhiều ý kiến trái chiều, ngay cả trong Quốc hội. Có quan điểm cho rằng chúng ta chỉ cần sửa luật An ninh quốc gia, quan điểm khác cho rằng chúng ta sửa Luật An toàn thông tin mạng rồi ban hành các Nghị định để thực hiện hoặc gộp luật.
Trong quá trình thẩm tra, Ủy ban Quốc phòng An ninh thấy nếu ghép vào Luật An ninh quốc gia thì chúng ta không thể sửa ngay được. Thứ hai, đây là lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Nếu đưa vào luật An ninh quốc gia sẽ không thể hiện được những yêu cầu và tính đặc thù riêng của loại an ninh này. Nếu nhập vào luật An toàn thông tin mạng thì không khéo lại khiến việc đó trở thành “ghép cơ học”.
Dự thảo Luật An ninh mạng đã có sự mở rộng so với dự án Chính phủ trình trước đây. Có ý kiến cho rằng bây giờ nếu luật này ra đời thì có phải cùng một hệ thống thông tin phải chịu sự điều chỉnh của hai luật không? Luật có gây phát sinh các thủ tục hành chính không? Có gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là không tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này?
Trong quá trình thẩm tra, chúng tôi rất quan tâm vấn đề này, lắng nghe ý kiến đa chiều, tổ chức các cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia.
* Ông Nguyễn Thanh Hồng giải thích sự cần thiết ban hành Luật An ninh mạng . Video: Gia Chính
– Một số ý kiến cho rằng quy định “lưu trữ tại Việt Nam các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặt trụ sở văn phòng đại diện tại Việt Nam” không phù hợp với cam kết khi đàm phán tham gia Hiệp định thương mại TPP (nay là CPTPP) của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Về việc đặt máy chủ, thực tế qua khảo sát thì chúng tôi thấy Google, Facebook đều đã thuê máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam hoặc đặt máy chủ ở các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, người ta lưu ở đâu không quan trọng mà quan trọng là dữ liệu phải cung cấp là gì.
Tất nhiên, dữ liệu đó phải theo quy định cụ thể chứ không phải dữ liệu nào mình cũng bắt người ta cung cấp được.
Mục đích chính của Luật An ninh mạng là các nhà cung cấp dịch vụ internet, viễn thông, mạng xã hội cung cấp dữ liệu trên các hệ thống của mình cho cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, khi xuất hiện vi phạm quy định về an ninh mạng để xử lý.
Vì vậy, có ý kiến cho rằng quy định như thế không minh bạch. Tất nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng tốt nhất là quy định rõ ràng trong Luật này. Nhưng vấn đề an ninh mạng, Internet, công nghệ viễn thông thay đổi hàng ngày. Nếu ta quy định trong luật sẽ rất cứng, nếu không đáp ứng được yêu cầu là lại phải sửa luật. Cho nên, dự thảo Luật quy định theo hướng giao cho Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, các nội dung cần cung cấp; chứ không phải bắt doanh nghiệp cung cấp tất cả các dữ liệu.
Một điều rất mới là để tránh chuyện phân biệt giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, luật quy định bình đẳng như nhau, đều phải lưu trữ, cung cấp dữ liệu tại Việt Nam. Anh phải có dữ liệu gốc ở Việt Nam dù có thể lưu trữ ở nhiều nơi.
Thông tin người dùng, thông tin doanh nghiệp là tài sản của cá nhân, doanh nghiệp và được nhà nước bảo hộ. Hiến pháp bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản cho nên phải được lưu trữ tại Việt Nam. Thông tin của người dùng hiện có giá trị thương mại rất lớn. Ví dụ, việc Facebook bán dữ liệu người dùng cho công ty ở Anh. Nếu chúng ta không quản lý được lĩnh vực này thì về sau quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có thể bị xâm hại; ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
* Ông Nguyễn Thanh Hồng nói về nội dung chính của Luật An ninh mạng. Video: Gia Chính
– Ông trả lời như thế nào về ý kiến lo lắng dự thảo Luật có thể gây cản trở trong việc tiếp cận công nghệ thông tin của người dân?
– Tất nhiên Chính phủ có đánh giá tác động khi xây dựng luật. Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng đã khảo sát. Nói dự Luật không tác động, không ảnh hưởng tới quyền lợi ích của các tổ chức, chủ thể thì không đúng; sẽ có ảnh hưởng, sẽ phát sinh thêm thủ tục. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, Hiến pháp quy định quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Tôi cho rằng ở đây phải có sự lựa chọn, giữa một bên là lợi ích an ninh quốc gia, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân với quyền tự do, quyền kinh doanh, quyền được sử dụng không gian mạng.
Theo tôi, khẳng định ảnh hưởng là có nhưng xét lợi ích toàn cục thì rõ ràng đây là sự cần thiết và cũng tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực này được an toàn; nếu hoạt động không an toàn thì hậu quả xảy ra còn có thể nghiêm trọng hơn là mất mát do chi phí ban đầu.
– Điều gì khiến ông trăn trở nhất khi cùng với Ủy ban Quốc phòng An ninh thẩm tra dự thảo Luật này?
– Điều tôi trăn trở nhất là làm sao để có nhận thức thống nhất về luật này bởi hiện nay vẫn chưa có nhận thức đồng bộ, do tư duy nhận thức chưa thống nhất nên trong quá trình thực hiện sẽ khó khăn. Ví dụ, ngay trong cả nội bộ của các bộ ngành cũng chưa có tư tưởng thống nhất về một số vấn đề.
Những gì Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Công an nói đã được giải quyết triệt để trong lần trình này. Trong quá trình thẩm tra luật này, những nhà cung cấp dịch vụ lớn đã nghiên cứu kỹ, bám sát luật và chấp nhận quy định mặc dù người ta không vui vẻ gì bởi ảnh hướng đến hoạt động của họ.
Tháng 5 này, quy định về Bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu có hiệu lực sau 2 năm ban hành. Chúng ta khi q uy định về Luật an ninh mạng cũng không phải chỉ cho trước mắt mà lâu dài. Sau khi Luật ra đời, Chính phủ phải tổ chức tuyên truyền giáo dục để mọi người nhận thức được vấn đề an ninh mạng; thực ra an ninh mạng chính là bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, lấy người dân là gốc.
Bảo Hà
Cập nhật thông tin chi tiết về Không Gian Mạng – Lợi Ích Và Thách Thức: Cần Thiết Luật An Ninh Mạng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!