Bạn đang xem bài viết Khi Bạn Làm Việc Ở Nước Ngoài. được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn là một nhà quản lý, một nhân viên trong một tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Bạn chuẩn bị được cử đi làm việc tại nước ngoài với mức lương hấp dẫn hơn. Và lúc này bạn đang rất vui mừng? Câu trả lời sẽ không dễ dàng như thế bởi luôn có rất nhiều khó khăn phát sinh từ công việc “xa xứ” của bạn.
Tại những tập đoàn kinh tế đa quốc gia luôn có một đội ngũ khá lớn các nhà quản lý và các nhân viên làm việc tại nước ngoài. Họ là những người “xa xứ”, nhiều người trong số họ cảm thấy rất thoải mái với công việc của mình, nhưng không phải không có những khó khăn và lo ngại nhất định.
Những khó khăn khi hồi hương
Ở nước ngoài có lẽ công việc của bạn sẽ rất hấp dẫn và bạn cảm thấy thoải mái với công việc hiện tại. Nhưng liệu bạn đã nghĩ về những vấn đề gặp phải khi bạn hồi hương? Khó khăn là khá nhiều đấy!
Khi trở về từ các chi nhánh hay công ty ở nước ngoài, bạn sẽ gặp phải 3 khó khăn: khó khăn về tài chính cá nhân; khó khăn khi phải tự điều chỉnh để thích hợp với cơ cấu của công ty mẹ ở nước nhà và khó khăn khi phải điều chỉnh lại để thích nghi với cuộc sống gia đình.
Nhân viên của các tập đoàn kinh tế lớn khi “xa xứ” luôn nhận được rất nhiều lợi ích tài chính để khuyến khích họ chấp nhận cuộc sống ở nước ngoài. Tại nước ngoài bạn có thể sống giữa những người láng giềng tử tế, gửi con của bạn đến những trường tốt nhất, hoà nhập với xã hội giàu sang đồng thời vẫn tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với trước đây. Nhưng kiểu sống giàu sang sẽ không còn nữa khi bạn trở về. Ở Mỹ người ta dự tính mức lương của các giám đốc hay các nhân viên “xa xứ” phải tăng lên 50% thì khi trở về họ mới có thể duy trì được cuộc sống giống như ở nước ngoài.
Khi trở về nước, rất có thể bạn thấy rằng những người ngang hành với bạn trước đây đã được “thăng cấp” hơn bạn trong thời gian vắng mặt. Giờ đây trong công việc rất có thể bạn ít được tự do hơn, công việc của bạn không còn như trước nữa bởi có người khác đang đảm nhiệm công việc của bạn. Bạn cũng rất có thể phải làm một công việc khác, nhưng thường là những công việc đó hiện chua có ai đảm nhận vì vậy công việc có thể rất nhàm chán.
Ngoài ra, những khó khăn về tình trạng xã hội khi hồi hương đã khiến nhiều nhà quản lý hay các nhân viên của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, những người đã thích nghi thành công với lối sống ở nước ngoài, gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi lại với một số lĩnh vực đời sống ở quê hương của họ.
Nhiều người trong số chúng ta cho rằng nếu mình làm việc ở nước ngoài một thời gian, kinh nghiệm quốc tế có được sẽ là rất quan trọng đối với sự nghiệp thăng tiến của mình trong tương lai.
Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng mà có phần ngược lại. Rất ít nhà quản lý hay nhân viên làm việc ở nước ngoài khi hồi hương nhận được sự thăng tiến trong công việc Những công ty quan tâm nhiều đến hoạt động quốc tế như Microsoft, General Motors, Ford,… đã tách biệt các hoạt động trong nước và nước ngoài. Nếu hoạt động kinh doanh ở trong nước thành công thì ít có sự trao đổi nhân sự lẫn nhau và những nhân viên hoạt động có kinh nghiệm quốc tế ít được thăng tiến.
General Motor, tập đoàn xe hơi hàng đầu của Mỹ, có đến 83% các nhà quản lý và nhân viên có kinh nghiệm quốc tế, còn lại là không có kinh nghiệm hoạt động quốc tế. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến thành công của General Motor. Hãng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ, hoạt động sản xuất ở Anh, Đức có sức cạnh tranh mạnh, mặt khác hoạt động nội địa rộng lớn, mỗi năm đưa 10 nhà quản lý bậc trung từ Mỹ ra nước ngoài, năm 1990 trở về đây con số này tăng lên 20 người, không kể đến 100.000 nhân viên hưởng lương ở Mỹ.
Trong số các nhà quản lý “xa xứ” của General Motors rất ít người được thăng tiến lên giữ chức vụ hàng đầu của hãng, mặc dù họ có kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài. Dù không lên được vị trí hàng đầu của công ty, nhưng các giám đốc “xa xứ” có cuộc sống ổn định hơn so với hầu hết các nhà quản lý trong nước về mặt trách nhiệm và sự đền bù.
Tại những tập đoàn kinh tế lớn, sự nghiệp của bạn sẽ rất bấp bênh nếu bạn nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Phó giám đốc của Ford Motor, John Petrson đã nói rằng:” Đối với phần lớn vị trí nhân viên cấp trung và cao hơn cấp trung của Ford, những nhiệm vụ ở nước ngoài có tác động xấu đến sự nghiệp”. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân: Thường ít có vị trí thích hợp tại các cơ sở trong nước cho bạn khi hồi hương.
Đơn giản là vì chỗ làm việc cũ của bạn không còn chỗ trống nữa khi bạn ra nước ngoài vài năm, do đó bạn không thể dễ dàng tìm được một vị trí nào đó phù hợp với bạn. Nhiều chuyên gia nhận xét, việc tìm một chỗ làm cho những nhân viên hồi hương cũng giống như lần đầu tiên của họ xin việc làm khi họ mới tốt nghiệp đại học.
Đâu là sự đền bù xứng đáng cho bạn khi xa xứ?
Sự thuyên chuyển sẽ hấp dẫn hơn nếu bạn cho rằng đó là cơ hội thăng tiến. Nhưng nếu cơ hội thăng tiến không nhiều thì bạn nên yêu cầu nhận được sự đền bù xứng đáng cho bạn từ tiền lương và các khoản trợ cấp khác
Bạn có thể không chấp nhận làm việc ở nước ngoài nếu bạn không được thăng chức hoặc được thăng chức mà không được tăng lương. Tại Microsoft, vì những nhà quản lý và nhân viên “xa xứ” thường so sánh ở nước mà họ sẽ đến và tại quê hương của họ, nên hãng phần mềm lớn nhất thế giới này luôn có chế độ tăng lương “hấp dẫn” cho những cá nhân làm việc tại quốc gia có tiền công hiện hành của công việc cao hơn tiền công ở trong nước.
Nhiều công ty sẽ trả lương kha khá để lôi cuốn bạn đi hoạt động ở nước ngoài, nhưng nhiều khi họ sẽ không trả cho bạn quá cao. Bạn có thể căn cứ vào quy mô và số lượng tiền bù đắp để êeu cầu có được sự “bù đắp xứng đáng” khi bạn chuyển sang làm việc ở một quốc gia khác. Sự “bù đắp” sẽ vô cùng khác nhau tuỳ thuộc vào con người và địa phương nơi bạn sẽ công tác. Chi phí sinh hoạt
Bạn có biết rằng chi phí sinh hoạt ở nước ngoài sẽ tốn kém hơn do các thói quen của bạn thay đổi chậm chạp và bạn không biết mua hàng ở chỗ nào và mua ở đâu. Hầu hết những nhà quản lý và nhân viên của các công ty khi chuyển ra nước ngoài làm việc đều phải gặp sự gia tăng về giá cả sinh hoạt (sự chênh lệch về hàng hoá và dịch vụ), chủ yếu là do họ đã quen với một lối sống nào đó, do vậy họ sẽ phải tốn kém nhiều nếu muốn lặp lại ở môi trường mới. Thói quen thì khó mà thay đổi.
Ngoài ra do sự thiếu hiểu biết của bạn về địa phương mới, bạn không rành ngôn ngữ, bạn không biết trả giá, nên bạn có thể mua thực phẩm và thuê nhà với giá cao hơn mức giá ở địa phương.
Nhiều công ty điều chỉnh lương của các nhân viên “xa xứ” tăng lên theo sự chênh lệch khi giá cả tăng lên ở nước ngoài, khi trở về nhà sự chênh lệch này không còn nữa. Khi chuyển tới những nơi có giá sinh hoạt thấp hơn, các công ty hiếm khi giảm lương vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tinh thần nhà quản lý do đó bạn có thể nhận được một khoản hời đáng kể.
Chẳng hạn như tại Thuỵ Điển, đôi khi bạn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi làm hàng ngày bằng máy bay từ nước Đức vì bạn sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân của Thuỵ Điển, một trong những nước có mức thuế cao nhất thế giới.
Khi bạn làm việc ở nước ngoài trong một thời gian dài, một số công ty có thể dựa vào lý do là bạn đã hoà đồng tốt hơn với môi trường mới, bạn có thể thích nghi nhiều hơn với những thói quen mua hàng địa phương nên rất có thể công ty sẽ giảm chi phí bù đắp sự chênh lệch giá cả sinh hoạt. Bạn đừng nên chấp nhận điều này bởi giá cả là một yếu tố khó lường. Có thể lúc này bạn đã quen thuộc với địa phương, mua hàng đúng giá, nhưng bạn nên nghĩ đến một lúc nào đó giá cả ở địa phương bạn làm việc sẽ tăng cao.
Một khoản tiền trợ cấp hợp lý
Khi làm việc tại nước ngoài, bạn sẽ gặp phải những khó khăn về điều kiện sống. Chắc chắn sẽ có những thứ mà bạn không có được khi bạn sống ở nước ngoài. Bạn phải chịu đựng nhiều sự phiền toái, khó khăn như thưởng thức văn hoá, thể thao hay thiếu một số loại thức ăn, không có dịp nghỉ hè, hay sử dụng buổi truyền hình không nghe được ngôn ngữ bản xứ. Trẻ con phải đi học xa, phải thích nghi với một nền văn hoá mới, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn và gia đình. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu công ty mẹ phải có khoản trả thêm cho các dịch vụ ở nước ngoài.
Nhiều trường hợp bạn phải công tác tại những nơi có điều kiện rất khó khăn, chẳng hạn như điều kiện sức khoẻ hay khí hậu khắc nghiệt, chế độ chính trị không ổn định, làm cho bạn và gia đình ở trong tình trạng nguy hiểm.
Chẳng hạn như, trên thực tế tại những địa phương có nhiều vụ bắt cóc và khủng bố, hãng Ford Motors có sự cân nhắc trả các khoản trợ cấp khó khăn, mà còn phải mua bảo hiểm tiền chuộc và các chương trình huấn luyện để thông báo cho nhân viên và gia đình về những nguy hiểm và cách giải quyết chúng. Ford rất có thể bị các gia đình các nhà quản lý kiện trước pháp luật về việc thân nhân họ bị bắt cóc. Ford cũng có thể bị các cổ đông kiện về việc trả tiền chuộc cho nhà quản lý. Từ Ford, bạn có thể rút kinh nghiệm để yêu cầu công ty của bạn có những “đảm bảo” về tài chính hợp lý cho bạn.
Sự lựa chọn đồng tiền trả lương
Lương của bạn sẽ là hợp lý nhất nếu bạn được trả bằng đồng tiền của nước ngoài và đồng tiền trong nước. Điều này sẽ cho phép bạn tiết kiệm hơn tại quê nhà của bạn và thường không chịu thuế của nước bạn đang công tác đối khoản thu nhập trả bằng tiền trong nước của bạn.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc bạn nên lựa chọn trả lương bằng đồng tiền trong nước và đồng tiền của nước chủ nhà như: Những khoản chi tiêu bằng ngoại tệ mạnh có thể sẽ có lợi hơn và nhận được nhiều tiền địa phương bằng cách đổi đồng ngoại tệ mạnh ở một thị trường tự do.
Nếu bạn làm việc tại những khu vực hẻo lánh
Khi bạn công tác ở các vùng xa xôi hẻo lánh, bạn nên yêu cầu công ty giành cho bạn nhiều khoản lợi tức phụ hơn. Nhiều dự án quốc tế có quy mô lớn được thực hiện ở những vùng xa xôi hẻo lánh đến nỗi nhiều người không chấp nhận thuyên chuyển đến đó nếu công ty không thiết lập một môi trường tương tự như môi trường ở trong nước.
Tại những vùng hẻo lánh này bạn thường gặp phải nhiều điều khác biệt hơn so với những người làm việc tại những địa phương khác. Để có thể thu hút lượng người cần thiết đến đây, nhiều công ty đa quốc gia thường sử dụng những hợp đồng bổ nhiệm trong một thời gian cố định với mức lương cao và thuê nhiều người từ bên ngoài công ty. Một số người chấp nhận những hợp đồng này và sẵn sàng chịu đựng điều kiện sống khác biệt vì họ có thể để dành được rất nhiều tiền mà nếu ở trong nước thì họ không thể kiếm được như vậy.
Quả thật, làm việc ở nước ngoài sẽ là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn đối với bạn. Nếu bạn xác định gắn bó cả sự nghiệp của bạn tại một công ty thì khi được cử đi làm việc ở nước ngoài bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi rất có thể bạn sẽ “thua thiệt” khi hồi hương.
Còn nếu bạn không xác định làm lâu dài tại công ty thì việc cử được đi ngoài sẽ là một cơ hội rất tốt đối với bạn, bạn nên nắm bắt kịp thời bởi đây sẽ là dịp để bạn tích luỹ thêm những kinh nghiệm quốc tế vô cùng đáng quý. Sau này, nếu bạn xin vào một công ty khác thì những kinh nghiệm này là một lợi thế lớn của bạn với những mức lương hấp dẫn đang chờ đợi.
Ưu Điểm Khi Làm Việc Ở Nước Ngoài Là Gì?
Làm việc ở nước ngoài có ưu điểm cũng như mang tới cơ hội gì cho người lao động là mối bận tâm của tất cả những ai đang có kế hoạch ra nước ngoài làm việc.
Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển với xu hướng giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được nâng cao và đẩy mạnh, mỗi năm, có hàng ngàn người Việt ra nước ngoài làm việc cũng như không ít người nước ngoài đến sống và làm việc tại Việt Nam. Theo thống kê tính đến thời điểm hiện tại, nguồn lao động là người Việt Nam đang có mặt tại đông đảo các quốc gia tại hầu hết các thị trường lao động lớn trên thế giới như Nhật Bản, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… với các công việc đa dạng, phong phú từ ngành xây dựng, công nghệ thông tin cho tới chế biến, dệt may… Trước sức hút mạnh mẽ của thị trường lao động quốc tế, làm việc ở nước ngoài có những lợi thế, ưu điểm gì so với làm việc trong nước? Làm sao để có thể hoàn thành tốt công việc ở nước ngoài là mối bận tâm hàng đầu của rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là các bạn trẻ.
Cơ hội được trải nghiệm văn hóa: Không chỉ được thử thách bản thân với những điều mới mẻ tại nơi làm việc, khi ra nước ngoài còn là những cơ hội được sống, khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục thú vị của người bản địa. Mỗi một vùng trên thế giới đều có những nét đặc sắc đa dạng về văn hóa với những phong tục độc đáo mới mẻ cùng các món ăn truyền thống hấp dẫn mang hương vị khác nhau.
Vì thế, khi sinh sống và làm việc tại nước ngoài, người lao động sẽ có dịp được tận hưởng những nét văn hóa mới mẻ đó cũng như cơ hội được khám phá, tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của nơi mình làm việc.
Được đánh giá là một trong những dịch vụ hỗ trợ việc làm hàng đầu hiện nay, đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm Yourjobs của công ty One Terrace sẽ là một gợi ý hoàn hảo để cùng bạn giải đáp những băn khoăn trong hành trình thực hiện mong muốn làm việc tại nước ngoài. Với các dịch vụ hỗ trợ đa dạng như: hỗ trợ đào tạo kỹ năng mềm, hỗ trợ tìm kiếm công việc phù hợp tại nước ngoài, hỗ trợ sau khi sang nước ngoài… Yourjobs đã đồng hành cùng rất nhiều người lao động trong hành trình làm việc ở nước ngoài.
Lợi Ích Khi Làm Việc Bằng Tiếng Nước Ngoài
Kinh nghiệm làm việc
Làm việc bằng nhiều thứ tiếng không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ mà còn cho bạn nhiều cơ hội để phát triển kinh nghiệm làm việc quốc tế của bạn với bất kì đối tác nào trên thế giới.
Cơ hội để trải nghiệm những lĩnh vực mới
Được làm việc trong một nền văn hóa mới hoặc trong một môi trường chuyên nghiệp
Học hỏi được nhiều phương pháp luận đa dạng trong công việc chuyên môn
Được rèn luyện chuyên sâu cho sự phát triển của bản thân
Làm việc bằng nhiều thứ tiếng còn giúp bạn có cơ hội được làm việc với những đối tác ở nước ngoài. Giá trị công việc bạn hoàn thành cũng được quốc tế hóa bằng những thù lao/thu nhập cao hơn, tùy thuộc vào giá trị đồng tiền quốc tế bạn nhận được.
Hiểu rõ hơn về mức tỷ giá của tiền tệ nước ngoài
Nắm rõ những gói thù lao và cấu trúc trả thù lao thông dụng từ các đối tác trên thế giới
Nhận được những mức thù lao khác nhau mà có thể tăng thêm mức thu nhập bình quân của bạn
Làm việc bằng nhiều thứ tiếng cũng giúp bạn học hỏi được văn hóa ngôn ngữ mà bạn sử dụng vì khi tiếp xúc với những con người thành công từ khắp nơi trên thế giới, lối sống và cách suy nghĩ trước đây của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều để có thể hòa nhập hơn với môi trường và văn hóa quốc tế.
Có những sự thay đổi về định hướng trong tương lai
Biết cân bằng công việc và cuộc sống
Có nhiều cơ hội du lịch và tham quan những vùng đất mới
Thưởng thức lối sống của người nước ngoài, gặp gỡ nhiều con người mới
Cải thiện sự hiểu biết và kiến thức về những đất nước khác
Quá trình bạn làm việc bằng nhiều thứ tiếng cũng giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và những sự thay đổi tích cực cho bản thân. Khả năng ngôn ngữ của bạn sẽ được nâng cao hơn. Bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn về cách làm việc quốc tế để cải thiện bản thân phù hợp với những môi trường làm việc đa dạng.
Có cơ hội hướng về những lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chuyên môn của bản thân
Kinh nghiệm của bạn sẽ được đa dạng hóa hơn
Có nhiều sự lực chọn rộng hơn cho những cơ hội mới ngoài tầm của bạn
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Mai Anh tổng hợp
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam
Luật Phải Bảo Vệ Lợi Ích Người Lao Động Làm Việc Ở Nước Ngoài
Chiều 11-9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chúng tôi đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi).
Góp ý kiến tại hội thảo, đại diện Sở Tư pháp chúng tôi nhìn nhận, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Tuy vậy, qua thực tiễn 10 năm thi hành, các quy định của Luật này đang không theo kịp những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Luật chưa phải là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ người lao động khi làm việc ở nước ngoài. Do vậy Luật này chỉ có hiệu lực ở Việt Nam, không phải là công cụ pháp lý ràng buộc đối với bên sử dụng lao động là các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài.
Sở Tư pháp chúng tôi cho rằng cần thay đổi phương thức, tư duy quản lý các đối tượng này theo hướng chú trọng hơn việc đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Cụ thể, đối với trường hợp người lao động đi làm việc theo hợp đồng thông qua các công ty dịch vụ việc làm, đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước thành lập hoặc theo hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài…
Người lao động có quyền được cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin về công việc (thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, lương thưởng, nơi làm việc, thông tin về người sử dụng lao động. Người lao động có quyền được đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng đủ tiêu chuẩn (không phải đào tạo ở nước ngoài) làm việc ở nước ngoài…
Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài là pháp nhân Việt Nam, nếu người sử dụng lao động là pháp nhân người nước ngoài thì cần tính đơn giản hóa, hoặc chính sách riêng, thoả thuận về việc chuyển tiền/chuyển lương của người lao động về nước với chi phí tối thiểu.
Sở Tư pháp chúng tôi nêu ý kiến, để bảo vệ tối đa hoá quyền lợi của người lao động, luật này nên giao cho Bộ Ngoại giao thiết lập đường dây nóng bảo vệ người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài để cá nhân, gia đình họ thuận tiện trong việc liên hệ, phản ánh thông tin. Luật phải bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã cho ý kiến về đề nghị cân nhắc việc giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra hai phương án:
Một là, chỉ giao đơn vị sự nghiệp là Trung tâm dịch vụ việc làm (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật Việc làm) do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập và chỉ được thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực thi điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế.
Đồng thời, quy định rõ điều kiện không thu tiền của người lao động (Điều 43) và bảo đảm không làm phát sinh bộ máy (Điều 74).
Hai là, không giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc đưa người đi lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế.
Đa số các đại biểu đều tán thành chọn phương án 2.
Bà Phan Thị Việt Thu (thuộc Hội Luật gia TP.HCM), cho rằng việc không thu tiền của người lao động vô hình trung sẽ tạo tính cạnh tranh với doanh nghiệp, làm phát sinh gánh nặng cho ngân sách vì để đưa người lao động đi thì phải đào tạo, huấn luyện. Hơn nữa, việc quản lý nhà nước người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được quy định khá chặt chẽ. Nếu thực hiện nghiêm túc thì cũng không khác gì nhà nước thực hiện.
Cùng tán thành phương án 2, ông Nguyễn Đức Nghĩa (Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM), góp ý không giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc đưa người đi lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế sẽ đảm bảo được sự công bằng với các doanh nghiệp không thuộc nhà nước. Từ đó, thị trường lao động này sẽ minh bạch và có chất lượng hơn.
Ông nêu thực tế hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn về lĩnh vực xuất khẩu lao động lại hoạt động rất hiệu quả nhưng bị yếu thế vì không có được sự công bằng, cơ hội tiếp cận thị trường, giới thiệu việc làm cũng như nhiều mặt khác trong lĩnh vực này.
TP.HCM: Tranh luận việc bỏ sổ hộ khẩu từ sau năm 2022
Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Bạn Làm Việc Ở Nước Ngoài. trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!