Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
26/04/2016
Đặt vấn đề
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết cho trẻ khi mới ra đời. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Sinh lý của sự bài tiết sữa mẹ
Phản xạ tạo sữa mẹ
Phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin): Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa nên nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa.
Phản xạ phun sữa (Phản xạ Oxytoxin): Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết oxytoxin. Oxytoxin có tác dụng làm cho các tế bào cơ xung quanh nang sữa co lại đẩy sữa ra ngoài. Phản xạ Oxytoxin bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ kích thích phản xạ Oxytoxin.
Ức chế tiết sữa: Trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì vậy muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra.
Các loại sữa mẹ
Sữa non
Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành.
Trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Sữa non đã có sẵn trong vú ngay khi trẻ sinh ra. Không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú mẹ.
Sữa trưởng thành
Sau khoảng 3-4 ngày sữa non chuyển sang sữa trưởng thành. Số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Người ta gọi đây là hiện tượng xuống sữa.
Sữa đầu bữa
Là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu trắng trong, số lượng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác.
Sữa cuối bữa
Là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã hết căng. Sữa cuối bữa có màu trắng đục vì chứa nhiều chất trẻo hơn sữa đầu bữa. Chất trẻo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn.
Đáp ứng nhu cầu năng lượng từ sữa mẹ:
Trong 6 tháng đầu sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và nước cho trẻ.
Từ 6-12 tháng tuổi sữa mẹ cung cấp 70% nhu cầu năng lượng.
Từ 1-2 tuổi sữa mẹ cung cấp 30-40% nhu cầu năng lượng.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích đối với trẻ
Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu.
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.
Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng cho trẻ
Dễ tiêu hóa và hấp thu
Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
Lợi ích đối với bà mẹ
Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau, kích thích co hồi tử cung và giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ cho mẹ.
Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa và phòng cương tức vú cho mẹ.
Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).
Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng cho mẹ
Chậm có kinh và có thai lại giúp mẹ KHHGĐ
Lợi ích với xã hội
Giảm nguy cơ bệnh tật.
Giảm các chi phí y tế.
Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ
Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa.
Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm.
Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác.
Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút.
Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể.
Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
Cách cho con bú
Tư thế
Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ
Cách ngậm bắt vú đúng
Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
Miệng trẻ mở rộng.
Môi dưới hướng ra ngoài.
Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
Hậu quả ngậm bắt vú sai
Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà).
Cương tức vú, tắc tia sữa.
Vú sẽ tạo ít sữa đi.
Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.
Trẻ tăng cân kém.
Vắt sữa
Cách vắt sữa: Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau:
Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa
Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú
Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại.
Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ không thể bú được.
Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không trẻ bú được.
Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau.
Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: (nên để bà mẹ tự làm lấy)
Rửa tay sạch
Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ một cốc đựng sữa ở gần vú
Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Không nên ấn mạnh quá vì có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai. Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa.
Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.
Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên
Cách vắt sữa
Những khó khăn khi cho con bú
Không đủ sữa:Muốn tạo được nhiều sữa bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi sinh, cho trẻ bú nhiều lần, bú đúng cách để kích thích phản xạ tiết sữa và phun sữa. Nên cho trẻ bú nhiều vào ban đêm cũng là một cách để tăng cường sự tạo sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm, không có điều kiện cho con bú thường xuyên thì bà mẹ phải vắt sữa thường xuyên để kích thích vú tạo sữa.
Nứt núm vú: Thường do nguyên nhân trẻ ngậm bắt vú sai. Nếu trẻ ngậm bắt vú sai, trẻ sẽ kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi mút bú, đồng thời chà xát da của núm vú lên miệng trẻ. Điều này làm cho bà mẹ rất đau, sau nhiều lần bú kiểu này, da ở núm vú sẽ bị tổn thương gây nứt núm vú. Xử trí bằng cách thực hiện ngậm bắt vú đúng, triệu chứng đau sẽ giảm đi.
Cương tức vú: Nguyên nhân: Không cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên, ngậm bắt vú sai, hạn chế thời gian mỗi bữa bú. Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng. Xử trí bằng cách: Nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Trước khi cho bú dùng gạc ấm đắp lên vú. Sau khi cho bú thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.
Tắc ống dẫn sữa và viêm vú: Khi ống dẫn sữa bị tắc làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú, có thể viêm từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng. Xử trí: trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân để giải quyết nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, giảm đau và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Núm vú phẳng và bị tụt vào trong: Xử trí trước đẻ thường không có giá trị, ngay sau khi đẻ phải giúp bà mẹ tin tưởng rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ cho trẻ ngậm vú đúng, cố gắng cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau. Giúp bà mẹ làm cho vú dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú ra.
Chăm sóc nguồn sữa mẹ.
Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu phải lao động nhiều mà ăn uống không đủ bà mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động; bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ nuôi con bú
Bà mẹ ăn uống đầy đủ sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú.
Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.
Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa.
Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi).
Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá.
Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế
Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai, nhưng không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.
TÓM LẠI: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.
Khoa Sơ sinh
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ &Amp; Lợi Ích Khi Cho Con Bú Sữa Mẹ
Tất cả chúng ta đều biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ xuất phát từ việc trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé khỏi viêm nhiễm và bệnh tật.
Việc cho con bú tuy đơn giản, nhưng cũng cần phải trang bị hiểu biết đầy đủ và có chút thời gian để làm quen, cảm thấy thật tự nhiên khi cho con bú. Kiến thức, sự tự tin cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các chuyên gia y tế và các bà mẹ đã có kinh nghiệm sẽ khiến cho việc cho con bú trở thành một trong những trải nghiệm tuyệt vời của việc làm mẹ.
Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ luôn duy trì ở một nhiệt độ ổn định, thích hợp cho bé, do vậy rất an toàn cho bé. Sữa mẹ tuyệt đối tươi ngon, an toàn và vô trùng.
Sữa mẹ hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với những bà mẹ muốn nuôi và chăm sóc con theo ý mình.
Sữa mẹ là cách đáp ứng nhu cầu của bé nhanh chóng và dễ dàng nhất ở mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời gian pha chế, đo lường.
Hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh như: tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, ho/cảm lạnh, hen suyễn…Trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch lúc trưởng thành.
Làm giảm nguy cơ về các bệnh dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai.
Thúc đẩy sự phát triển của xương hàm.
Chất sắt trong sữa mẹ luôn dễ hấp thu hơn chất sắt trong sữa công thức.
Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé.
Trẻ bú mẹ thường ít bị bệnh hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
Sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bé cần trong sáu tháng đầu đời.
Sữa mẹ thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của trẻ sơ sinh.
Trẻ bú mẹ thường không bị táo bón và phân thải ra không có mùi như của các bé được nuôi bằng sữa công thức.
Lợi ích cho mẹ khi cho con bú
Giúp mẹ nhanh chóng trở lại trọng lượng như trước khi mang thai. Việc cơ thể tích lũy chất béo trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ chính là để sử dụng trong thời gian cho con bú.
Giúp tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai. Cho con bú cũng có thể giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
Làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh.
Làm giảm khả năng phát triển bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường loại 2.
Giúp tiết kiệm tiền mua sữa (công thức) cho bé.
Cho con bú thường đòi hỏi phải ở tư thế ngồi hoặc nằm. Điều này có thể tạo cơ hội cho người mẹ được nghỉ ngơi thêm.
Lợi ích cho cả mẹ và bé
Cho con bú giúp tạo ra sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Chỉ người mẹ mới có thể làm công việc cho con bú và đây thực sự là một mối liên kết thiêng liêng mà không ai có thể chia sẻ được.
Rất tiện lợi và linh động, không cần phải chuẩn bị hay phải chờ đợi.
Đôi khi vì một lý do nào đó mà em bé không thể bú sữa trực tiếp từ ngực của mẹ. Việc sinh non hoặc bị bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng bú hoặc khả năng phối hợp hiệu quả giữa nút và nuốt sữa. Một số bé vì quá buồn ngủ mà không thể bú một cách hiệu quả.
Nếu bạn không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bé, bạn có thể kết hợp cho bé uống sữa công thức. Và nên nhớ rằng, việc kết hợp với sữa công thức có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự thành công của việc cho bú mẹ: bé có thể sẽ bú no sữa công thức và trở nên biếng bú mẹ. Nguyên tắc cung và cầu chỉ nhịp nhàng và tốt nhất khi mẹ cho bé bú và bé tự điều chỉnh lượng sữa cần thiết theo nhu cầu.
Những Lợi Ích Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc khuyến nghị cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người mẹ cho con dùng sữa công thức từ rất sớm hoặc cho bé dùng sữa công thức hoàn toàn để thay thế sữa mẹ. Điều này có thể khiến trẻ không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu các bậc phụ huynh cho trẻ dùng sữa công thức không đúng cách.
1. Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em trong năm đầu cuộc đời?
– Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.
– Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa, hấp thu đối với trẻ.
– Sữa mẹ có số lượng Protein (đạm) ít hơn sữa động vật nên rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa trưởng thành. Bên cạnh đó, protein trong sữa mẹ chủ yếu là Protein dạng lỏng hòa tan, còn gọi là Protein sữa (Whey Protein) nên phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Whey Protein chứa các protein kháng khuẩn giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trong khi đó, Protein ở sữa bò chủ yếu là casein (85%) nên khi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đông vón làm trẻ khó tiêu hóa và hấp thu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa.
– Lipid (chất béo) trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng, thành phần acid béo không no nhiều hơn acid béo no. Sữa mẹ có đủ các acid béo cần thiết, giúp cho quá trình hoàn thiện não bộ, võng mạc và làm vững bền mạch máu như: Acid béo không no một nối đôi (acid oleic), acid béo không no đa nối đôi (acid α-linoleic, acid linoleic), tiền tố của DHA (Decosahexaenoic acid) và ARA (arachidonic acid). Trong sữa động vật không có các acid béo này.
– Carbonhydrat (glucid và đường) trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp năng lượng, 85% là lactose tăng cường hấp thu calci và 15% là oligosaccharid hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho trẻ.
– Sữa mẹ có đủ các vitamin (A, B1, B2, C, …), khoáng chất (Calci, phospho …) và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen …) đáp ứng đủ nhu cầu trẻ nhỏ, giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống quá trình oxy hóa.
2. Bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn
– Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, chàm/eczema.
– Sữa mẹ chứa các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào), globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM), một số yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus Bifidus (Lactose, Oligosaccharid, yếu tố Bifidus), giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu.
– Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể chống các bệnh nhiễm khuẩn mà bà mẹ từng mắc.
– Khi bà mẹ bị nhiễm khuẩn, các tế bào bạch cầu hoạt động và sản xuất kháng thể để bảo vệ người mẹ, một số tế bào bạch cầu đi tới vú và sản xuất kháng thể tại đó, các kháng thể này được tiết vào sữa để bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn. Vì vậy khi mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn thì vẫn có thể cho con bú, không nên cách ly mẹ và con.
– Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển đã chứng minh tỷ lệ mắc tiêu chảy, hô hấp, viêm tai giữa và dị ứng… ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng đầu thấp hơn trẻ nuôi hỗn hợp.
Giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ:
– Khi cho con bú mẹ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi con sẽ giúp gắn bó tình cảm mẹ và con. Bà mẹ cảm thấy thoải mái tinh thần, yên tâm và giảm được sự lo âu, trầm cảm sau sinh.
– Trẻ được tiếp xúc gần gũi mẹ, được âu yếm sẽ ít khóc hơn, cảm giác an toàn hơn, tinh thần, trí tuệ trẻ phát triển tốt hơn.
4. Giúp quá trình phục hồi nhanh cho mẹ
– Giảm nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh.
– Giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, tử cung.
– Chậm có thai trở lại (đặc biệt là giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ đạt hiệu quả cao trong việc tránh thai an toàn).
– Hồi phục nhanh cân nặng, vóc dáng ban đầu.
5. Tiết kiệm hơn so với nuôi con bằng sữa công thức
Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế hơn vì mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế, không mất tiền mua. Chỉ cần mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú.
6. Giảm nguy cơ béo phì & bệnh mạn tính cho trẻ sau này
Sữa mẹ bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức (thừa cân, béo phì) nhất là trong hai năm đầu đời và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành (đái tháo đường, tim mạch, huyết áp…). Do sữa mẹ có các hormone Leptin, Ghrelin, IGF-1 (Insulin Growth Factor 1) tham gia điều chỉnh ăn uống và cân bằng năng lượng.
Tham khảo chuyên môn tại chúng tôi
Lợi Ích Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ
1. Lợi ích của sữa mẹ với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì nó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Đặc biệt trong sữa mẹ có chứa nhiều probiotics là vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh là tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện sau này và những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, viêm phổi… hơn là những trẻ không có sữa mẹ.
2. Cho trẻ bú mẹ mang lại những lợi ích sau đối với bà mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng trẻ vô cùng kinh tế và tiện lợi vì sữa mẹ luôn sẵn có. Cho trẻ bú sữa mẹ giúp người mẹ giảm cân tự nhiên, co hồi tử cung sau khi sinh, phòng được chảy máu sau đẻ. Làm giảm nguy cơ bị ung thư vú, buồng trứng hoặc ung thư dạ con, giảm nguy cơ loãng xương và đái tháo đường.
3. Sữa mẹ tốt hơn sữa bột
Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng mà các loại sữa bột có và còn nhiều hơn thế
– sữa mẹ có kháng thể giúp ảo vệ bé và có các nội tiết tố và các chất men giúp bé phát triển tối ưu. Không một loại sữa bột nào có thể thay thế sữa mẹ.
– Sữa mẹ đã được tạo ra một cách tự nhiên và vô cùng kỳ diệu với thành phần thay đổi theo thời gian để đáp ứng một cách chính xác nhu cầu của bé. Không có thứ ăn hay loại sữa bột nào có được đặc tính này.
– Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được bú mẹ có xu hướng thông minh hơn trẻ được cho uống sữa bột.
– Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất giúp phát triển não bộ của bé.
+ Sữa mẹ chứa docosahexaenoic acic (DHA), là acid béo quan trọng cho sự phát triển não bộ. Trẻ được bú mẹ càng lâu thì được hấp thụ lượng DHA càng cao. + Sữa mẹ có chưa Cholesterol cần thiết để tạo ra mô thần kinh giúp não bộ của bé phát triển + Sữa mẹ giàu lactose, là chất dinh dưỡng quý giá cho sự phát triển mô của não bộ. Sữa bò cũng có chứa lactose nhưng không nhiều như sữa mẹ. Sữa bột không lactose khác và sữa đậu nành hoàn toàn không có lactose. + Taurin, một loại axit amin tìm thấy trong sữa mẹ có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ. Acid amin này có rất ít trong sữa bò.
– Chính quá trình giao tiếp với bé trong khi cho con bú cũng có lợi cho sự phát triển não bộ của bé, không giống như việc cho trẻ bú bình và qua trình tiếp xúc da-kề-da nhiều hơn.
– Nghiên cứu chỉ ra rằng cho trẻ bú sữa bột có thể để lại hậu quả dẫn đến béo phì và các bệnh mạn tính khác.
– Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng.
4. Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ:
Cho trẻ bú càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh (trong vòng 1 giờ đầu) để kích thích sữa mẹ tiết sữa.
Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm.
Bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác.
Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối. Thời gian trung bình mỗi bữa bú từ 15 – 20 phút.
Chỉ nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hoặc lâu hơn nếu có thể.
Khi trẻ bị bệnh không tự bú được, bà mẹ vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
5. Cách cho trẻ bú:
– Tư thế cho bú: Tùy điều kiện bà mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi cho bú hoặc tư thế nằm nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái. Đầu và thân trẻ phải nằm trên một đường thẳng, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú, đỡ toàn bộ cơ thể trẻ.
– Khi ngậm bắt vú đúng, quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới, miệng trẻ mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ chạm vào vú mẹ. – Khi trẻ ngậm vú sai sẽ bị đau, tổn thương núm vú (có thể bị nứt cổ gà), cương tức, tắc tia sữa, vú sẽ tạo sữa ít đi làm cho trẻ đòi bú mẹ liên tục, khóc nhiều, mỗi lần bú kéo dài hoặc không chịu bú mẹ và trẻ tăng cân kém.
6. Chế độ ăn, uống để bảo vệ nguồn sữa mẹ:
Khi cho con bú các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, Vitamin A, và a xit folic như sữa, hoa quả , thịt cá, trứng, đậu phụ, lạc, đậu đỗ, các thực phẩm có màu vàng đỏ… và các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa.
Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc… Giảm ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu …
Bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ vì có thể gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho con bú đến 2 tuổi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này. Mọi gia đình và cộng đồng cần nhận thức đúng đắn vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và tạo điều kiện hỗ trợ cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công. V
ì sức khỏe của những đứa con thân yêu, ngay từ những năm tháng đầu đời mỗi người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là nghĩa vụ và quyền thiêng liêng nhất của một người mẹ khi sinh con.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!