Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sửa Mạch Quạt Điều Khiển Từ Xa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đây là tài liệu của KS Vũ Thảo Nguyên, tài liệu sửa mạch quạt điều khiển từ xa gồm 4 phần, phần đầu là các kiến thức cơ bản về linh kiện (tụ, trở, cầu chì….) , phần 2, 3 còn lại giới thiệu kỹ thuật phân tích lỗi, ví dụ thực tế, phần 4 là đôi lời của tác giả. Tuy nhiên trong nội dung trang này chỉ xin giới thiệu phần 2 và 3. Với hai mục nội dung này các bạn có thể nghiên cứu và tự sửa quạt… nếu còn gì vướng mắc bạn nên google search là ra.
Cách phân tích lỗi trên bo điều khiển quạt
“Tài liệu này không bàn đến hư hỏng về động cơ quạt mà chỉ dạy sửa các lỗi về bo điều khiển quạt”.
Khi sửa một quạt điện điều khiển từ xa thứ nhất bạn phải phân biệt được những lỗi sau:
Cắm điện bật không lên bằng phím cũng như điều khiển thì lúc đó đầu tiên ta sẽ phân tích như sau mất nguồn 5VDC cấp cho vi xử lý do đứt cầu chì hoặc mạch hạ áp có vấn đề, thạch anh bị hỏng (với loại vi xử lý sử dụng thạch anh ngoài loại 455kHz màu vàng ), vi xử lý bị hỏng.
Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi trên:
Đầu tiên chúng ta phải đo nguội: Dùng thang đo x10 đo điện trở trên tụ hóa cấp nguồn cho vi xử lý thường là tụ 470uF hoặc 1000uF trong quạt Mitsubishi là 100uF/ 16V sau đó đảo chiều que đo nếu cả 2 chiều kim chỉ giá trị 0 Ohm là mạch nguồn đã bị chập. Hiện tượng nguồn điện gia đình tăng đột biến dẫn tới nổ cầu chì chập đi ốt ổn áp và thường dẫn đến chết IC vi xử lý nhất là ở những nơi điện lưới không ổn định là khá phổ biến.
Lỗi về nguồn cấp:
Đứt cầu chì dẫn đến mất nguồn cái này bạn có thể nhìn bằng mắt thường còn nếu không ta có thể sử dụng thang đo x1 của đồng hồ để kiểm tra nếu cầu chì tốt sẽ có giá trị điện trở từ 0 đến vài Ôm(Ohm) còn nếu kim không lên thì cầu chì đã đứt. Tuyệt đối không được dùng dây đồng thay cầu chì.
Nếu cầu chì không đứt ta đo điện áp 5VDC trên vi xử lý bắt buộc phải có 5VDC trên tụ hóa lọc nguồn đây là điều kiện bắt buộc phải có.
Cách đo: Vặn thang đo DC 50V que đỏ đưa vào cực dương của tụ hóa, que đen đưa vào cực âm của tụ hóa phải có 5VDC.
Mất nguồn 5VDC cấp cho vi xử lý do cháy các linh kiện ngoại vi hạ áp từ 220V sang 5VDC ( như điện trở, varistor, đi-ốt ổn áp). Chúng ta có thể kiểm tra dễ dàng bằng cách sử dụng nguồn ngoài cho nhanh. Khi vi xử lý còn hoạt động tốt ta phải sửa phần ngoại vi hạ áp từ 220V xuống 5VDC sao cho có điện áp cấp cho vi xử lý. Việc này đòi hỏi thao tác đo đạc phải cẩn thận chính xác.
Lỗi về đi-ốt ổn áp: Cắm điện quạt chạy ngay mặc dù không chập triac.
Lỗi về vi xử lý: Để loại trừ lỗi về nguồn thì ta có thể kiểm tra vi xử lý bằng cách sau:
Sử dụng nguồn 5VDC có thể sử dụng nguồn 5V từ sạc điện thoại rồi cấp cho vi xử lý bằng cách tìm tụ lọc nguồn mắc song song với đi-ốt ổn áp (các bạn lưu ý nhớ cấp nguồn đúng chiều (+) (-) của tụ điện) không sẽ dẫn đến cháy vi xử lý.
Cách kiểm tra vi xử lý bằng nguồn ngoài
Lỗi về thạch anh nếu bạn có đồng hồ đo tần số sẽ vặn về thang đo Hz bình thường sẽ có giá trị 455 kHz nếu không có tốt nhất bạn dùng thạch anh mới về để thay thử.
Câu hỏi đặt ra: Vì sao vi xử lý có thể lỗi được ?
Trả lời: Vi xử lý chạy với điện áp 5VDC thấp nhưng chân điều khiển được nối trực tiếp qua điện trở với chân G của triac còn 2 chân MT1 và MT2 thì nối với tải 220V vì vậy triac đóng vai trò như một khóa điện tử đóng mở cuộn dây số quạt, mô-tơ chuyển hướng nên nếu xảy ra chập tải dẫn đến vi xử lý có thể bị hỏng.
Vì một lý do nào đó như điện áp từ đường dây điện lưới tăng cao đột ngột cũng có thể dẫn đến hỏng vi xử lý.
Lỗi về triac: Cấu tạo triac gồm 3 cực G, MT1, MT2. Khi nhận được lệnh điều khiển từ vi xử lý đưa vào cực G qua điện trở thì MT1 và MT2 sẽ được nối thông với nhau như khi ta bấm công tắc bật đèn vậy.
Cách đo: Đo nguội: đo điện trở giữa hai cực T1 và T2 nếu bằng 0 Ohm là tri-ắc bị chập lúc đó bật quạt, quạt đã chạy hoặc tự chạy tuốc-năng (swing)
Và như vậy nếu triac bị hỏng sẽ dẫn đến hiện tượng như sau: MT1 và MT2 bị đứt vì thế có điện áp điều khiển ở chân G nhưng quạt vẫn không quay hoặc bị mất một vài số.
Chập MT1 với MT2 lúc cắm điện quạt đã chạy hoặc không chuyển được số bệnh này cũng thường gặp trong thực tế.
Đứt điện trở nối giữa MT1 hoặc MT2 hoặc điện trở này bị tăng trị số rất lớn cũng gây nên hiện tượng không chuyển được số quạt hoặc chuyển hướng quạt (tuốcnăng) vì điện trở này nối điện áp điều khiển từ vi xử lý tới chân G của triac. Trong thực tế điện trở này bị đứt nhiều hơn. Giá trị điện trở kích tri-ắc từ 470 Ohm đến 680 Ohm. Các bạn có thể sử dụng điện trở 470 Ohm hay 560 Ohm để thay cho điện trở kích chân G tri-ắc.
Lỗi về tụ điện hạ áp:
Bật được quạt nhưng quạt bật lên kêu bíp rồi tắt hoặc phím bị treo chỉ bấm được một vài phím, chuyển hướng không được khi bấm swing, không điều khiển từ xa được (bệnh thường gặp trên quạt trần Panasonic nói riêng và trên tất cả các dòng quạt điều khiển Panasonic nói chung).
Phần lớn các bo mạch nguồn sử dụng hạ áp trực tiếp bằng tụ điện cho nên khi tụ điện này giảm điện dung sẽ dẫn đến nguồn cấp bị sụt áp dẫn đến vi xử lý bị treo, bệnh này khá phổ biến trong các quạt điều khiển từ xa chiếm khoảng 90% các hư hỏng của quạt.
Tụ này có giá trị từ 1uF/275,400,630 V đến khoảng 2u/275,400,630 V trên thân tụ có in 105/400V hoặc 1uF 400V các bạn mua về hàn vào vị trí của tụ cũ là quạt sẽ hoạt động bình thường không nhất thiết phải chọn đúng các giá trị 275V,400V, 630V vì điều này không quan trọng. Khi thay tụ kẹo bạn cũng nên thay luôn tụ hóa lọc nguồn.
Lỗi về điện trở song song với tụ kẹo: Điện trở song song với tụ kẹo trong mạch hạ áp có giá trị 100K-220KOhm điện trở này hay bị cháy, hoặc đứt vì thế bạn nên hở 1 chân điện trở ra và đo giá trị của nó nhà thiết kế hay sử dụng điện trở 100K- 220KOhm 1/4 hoặc 1/2W, tốt nhất các bạn thay bằng điện trở công suất1W. Ví dụ: Điện trở R5 hạ áp có giá trị 200KOhm như hình dưới.
Lỗi về LED bị rò: Loại lỗi này cũng hay gặp với các bo mạch quạt điều khiển từ xa, quạt phun sương, quạt hơi nước do chúng hoạt động ở điều kiện ẩm ướt, biểu hiện là không bấm được lệnh mở nguồn bằng phím ấn, hoặc ra lệnh tắt trên điều khiển từ xa. Vì vậy khi bạn đo điện áp vi xử lý đủ 5VDC mà không bật được quạt hãy đo thử các LED xem có bị rò không ?
Cách đo LED rò là bạn tháo LED khỏi bo mạch vặn thang đo Rx 10KOhm không được chạm tay vào que đo đo cả 2 chiều ngược và thuận chỉ có 1 chiều được lên kim, nếu đo mà thấy 2 chiều đều lên 1 chút thì LED đã bị rò bạn chỉ cần thay LED là xong.
Lỗi về mạch thu hồng ngoại (IR): Khi ta bấm điều khiển từ xa thì không điều khiển được quạt. Do vậy bạn chỉ việc thay mắt thu khác là được áp dụng tương tự với các bo mạch máy lạnh.
Chân 1 VCC: Là chân nguồn cấp 5VDC
Chân 2: GND: Là chân âm nguồn
Chân 3: OUT: Đưa tín hiệu hồng ngoại nhận được vào vi xử lý để điều khiển
Lưu ý:
Trước khi sửa mạch IR chúng ta phải test điều khiển từ xa (remote) xem tốt không bằng cách sử dụng camera của điện thoại trừ camera Iphone vì hãng này có chế độ lọc hồng ngoại, hay các camera giám sát hoặc webcam của máy tính.
Chúng ta chuyển chế độ chụp ảnh chĩa điều khiển và nhấn nếu có chấm sáng màu hồng hoặc tím trên màn hình là điều khiển tốt.
IC vi xử lí bị cháy:
Về vấn đề cháy IC vi xử lý thì hầu như ở các quạt như Mitsubishi hay Panasonic, KDK chúng ta đều không có IC thay thế.
Trên thị trường chỉ thông dụng mấy loại sau: PT2248, BA8206B4, BA8206B4AL loại này các bạn có thể mua ở các tiệm bán linh kiện điện tử với giá khoảng hơn 20000.
Phía dưới là sơ đồ nguyên lý cho các bạn tham khảo.
Lỗi về điều khiển từ xa: Điều khiển từ xa quạt (remote) thường bị mấy lỗi sau
Mắt phát hồng ngoại( IR ) bị cháy đứt tóc: Các bạn đo led IR bằng cách tháo ra và đo thuận nghịch ở thang Rx10 bằng đồng hồ vạn năng đảo que đo 2 lần sẽ có 1 chiều lên và không lên là LED tốt.
Chết thạch anh dao động: Sau khi kiểm tra thấy LED IR tốt mà vẫn không phát hồng ngoại khi bấm các bạn thử thay thạch anh mới. Thạch anh thường sử dụng là 455Khz hoặc 32, 768 KHz. Hình ảnh một điều khiển từ xa bị hỏng thạch anh do bạn đọc tự sửa theo sự hướng dẫn của tôi. Thay thạch anh 455KHz
Phân tích 1 bo mạch điều khiển từ xa (remote) thông dụng sử dụng IC SC5140 trong các quạt Trung Quốc
LED: LED phát hồng ngoại IR; R=1 Ohm: Điện trở hạn dòng cho LED (giá trị từ 1 Ohm đến 10 Ohm); C1: tụ lọc nguồn; 9014×2 : 2 transistor khuếch đại tín hiệu từ IC đưa ra LED các bạn có thể thay bằng C1815 với loại ngược NPN và A1015 với loại thuận PNP; LC455: thạch anh 455Khz; C2=C3= 101=100pF tụ ghim; SA1, SA2: phím bấm.
Do IC trên còn có rất nhiều chân nên các bạn theo datasheet của hãng có thể sử dụng được thêm nhiều phím ấn khác.
Sơ đồ điều khiển từ xa quạt trần dùng IC HT6221
Lỗi về phím ấn bị mòn lớp than: Các bạn sử dụng giấy bạc lấy ở hộp thuốc cắt tròn rồi dán bằng keo 502 dưới phím cao su.
Các công tắc phím ấn trên điều khiển không nhạy: Nếu có điều kiện tốt nhất bạn nên thay phím ấn còn không có thể vệ sinh bằng chai xịt MC-Kenic Contact Cleaner & Lubricant.
Lỗi về tiếp điểm Pin: Các tiếp điểm pin bị rỉ do pin bị chảy nước. Các bạn có thể dùng lò xo bút bi, hoặc lò xo ở các điều khiển khác thay sang. Lời khuyên các bạn nên sử dụng pin tốt thay cho điều khiển lỗi trên tôi thường gặp là do người dùng sử dụng các loại pin rẻ tiền thường gặp trên các điều khiển tivi, điều hòa, quạt…Hình dưới là một loại pin khá tốt có thể dùng để thay cho các loại điều khiển.
Lỗi về mòn lớp than trên mạch in: Bạn ra cửa hàng điện tử mua loại keo vẽ mạch thường được sử dụng trong sửa chữa laptop giá khoảng 90 000 rồi lấy que nhọn vẽ lại sau đó sấy khô là được. Nếu chỉ bị đứt đường mạch có thể sử dụng keo bạc để vẽ lại
Lỗi thay LED ir hay bị cháy: Bạn thay thạch anh và 2 tụ dao động mắc ở 2 chân thạch anh xuống mát (mass).
Trích câu hỏi của bạn đọc: “ Tình hình là ở nhà có cái quạt cây Asia. Dạo này remote của nó bị hỏng. Mình kiểm tra thử thì thấy bị cháy con LED phát hồng ngoại. Thay con khác ok, nhưng bấm một vài lần lại cháy tiếp. Thôi thì thay luôn con BJT, s8050, vẫn bị hiện tượng như cũ. “
Vậy cho hỏi các bác là có nguyên nhân nào làm cháy LED phát hồng ngoại nữa không. Mình nghĩ còn do con trở nhưng thấy nó mới nên nghĩ chắc không phải.
Mình up hình chụp lên đây, các bác xem giúp. Mạch này dùng con BA5104 ah”
Sau khi bạn ý thay thạch anh Y1 và tụ ghim C2, C3 thì đây là câu trả lời: “Bực mình thay luôn thạch anh và tụ ghim thì dùng đến giờ vẫn OK”
Sơ đồ nguyên lý điều khiển quạt tham khảo Ví dụ thực tế sửa quạt điều khiển từ xaLoại mạch này có nhược điểm là rất hay cháy cầu chì, nổ IC nguồn LNK304, phù tụ 4.7uF/400V, đứt các cuộn cảm lọc nhiễu L1, L2 chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường và nguy hiểm hơn là quá trình cháy nổ dẫn đến chết ic vi xử lý và khi đó chúng ta phải thay toàn bộ bo mạch với chi phí khá cao. Đây là lỗi rất phổ biến trong các dòng quạt Mitsubishi hiện nay vì thế các bạn cần lưu ý đọc kĩ.
Cách kiểm tra IC vi xử lý:
Nếu chúng ta kiểm tra IC vi xử lý vẫn sống bằng cách cấp nguồn ngoài như hình dưới: Bạn có thể sử dụng nguồn 5VDC hoặc đơn giản là sử dụng sạc điện thoại Nokia và cấp vào tụ hóa 100uF/16V như hình vẽ dưới nếu có tiếng kêu bíp thì IC vi xử lý còn sống nếu thấy đèn sáng hoặc không có tiếng kêu thì IC vi xử lý đã chết. Các bạn có thể áp dụng cách test vi xử lý dưới để áp dụng cho các vi xử lý của các hãng quạt như Vinawind, Điện cơ 91, Panasonic…v.v
Cách sửa hiệu quả đó là : tháo IC bị cháy và 2 tụ 4.7uF/400V ra,sử dụng 1 sạc điện thoại Nokia loại tốt và hàn vào chân tụ hóa 100uF/16V như hình vẽ sau đó bạn đưa sạc xuống đáy quạt cho gọn rồi tại 2 chấu sạc cắm vào nguồn 220V bạn hàn 2 sợi dây và nối lên bo mạch hàn vào 2 vị trí dây màu nâu và màu xanh da trời.
Cách thứ 2 khó hơn một chút ưu điểm của cách này là bạn phải có hiểu biết về điện tử: Đầu tiên ta cũng tháo bỏ IC LNK304 bị cháy nổ và 2 tụ hóa 4.7uF/400V ra khỏi bo mạch. Bạn sử dụng 1 biến áp nguồn 220V-9VAC và ráp mạch như hình vẽ dưới dây. Cách này mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào độ khéo tay của người sửa chữa. Và cuối cùng 2 dây màu xanh của biến thế ta cũng sẽ nối với 2 dây nguồn màu xanh da trời và màu nâu của bo quạt. Còn dây đỏ sẽ nối vào cực(+), dây đen nối vào cực(-) của tụ hóa 100uF/16VDC.
Sơ đồ nguồn quạt MITSUBISHI
Bạn có thể áp dụng phương pháp này để độ mạch nguồn cho tất cả các loại quạt Mitsubishi khác.
Quạt Mitsubishi Swing thì bị tắt nguồn.
Câu hỏi bạn đọc:
“ Quạt bật chạy đc bình thường nhưng khi e bấm nút swing thì được vài giây thì nó tắt như mình bấm off ”?
Trả lời: Thay tụ kẹo hạ áp 105(1uF)/ 400V màu nâu đỏ, thay tụ hóa 1000uF/ 16V nguyên nhân 2 tụ trên yếu dẫn đến nguồn cấp cho vi xử lý yếu khi ra lệnh swing thì nguồn bị sụt dẫn đến off.
SỬA QUẠT ĐIỆN CƠ 91
Câu hỏi bạn đọc: Khi bật nguồn bằng công tắc hoặc điều khiển từ xa quạt sáng đèn và kêu chip rồi tắt.
Nguyên nhân: Tụ hạ áp 1uF/ 275V bị giảm trị số dẫn đến yếu nguồn đây là loại tụ không phân cực có thể lấy ở nguồn máy tính cũ, tụ 1uF 250V thay cũng được
SỬA QUẠT PANASONIC
F-MU44R
Câu hỏi từ bạn đọc:
Một độc giả hỏi tôi : Chào Bác Koibito nhà em có cây quạt treo tường Panasonic F-MU44R bị hiên tượng như sau: nhấn mở OFF/ON quạt chạy bình thường, Speed tốc độ 1,2, 3 vẫn bình thường. Nhưng khi nhấn Oscil để chuyển hướng thì quạt ngưng hoạt động. Mong Bác Koibito tư vấn giúp em. Thank?
QUẠT TRẦN PANASONIC F-M14C7
Câu hỏi từ bạn đọc: Quạt có hiện tượng bấm điều khiển từ xa các số đều không chạy. Lưu ý đây là lỗi rất phổ biến trên các dòng quạt trần Panasonic)
Nguyên nhân: Là do tụ hạ áp bị giảm trị số dẫn đến mạch vi xử lý yếu nguồn làm mạch không hoạt động được.
Cách sửa: Thay tụ hạ áp bằng tụ kẹo 1uF/ 400V
SỬA QUẠT PANASONIC F409K
Cách sửa: Thay tụ C2 có giá trị 684/ 630V (0.68uF) bằng tụ kẹo 824/ 400V quạt hoạt động tốt.
QUẠT KANGAROO
Hiện tượng: Có điện vào nhưng bấm nút không nhận
Cách sửa: Bị rò 1 LED, bạn đọc thay LED và quạt hoạt động bình thường
QUẠT ASIA
Câu hỏi: Quạt ASIA bị nổ cầu chì, đứt điện trở song song với tụ, nổ đi-ốt ổn áp 5.1V dẫn đến chết vi xử lý.
Cách sửa: Sửa xong các linh kiện bị cháy thì nguồn 5VDC bị sụt, cấp nguồn ngoài thì IC vi xử lý rất nóng. Thay IC PT2128A-C81 quạt hoạt động bình thường
Sơ đồ đấu dây trong quạt bàn tham khảo
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sửa Mạch Điện Máy Lạnh (Máy Điều Hòa)
Ở phần đầu trình bày khái quát về cấu trúc, nguyên lý, nguyên tắc hoạt động máy lạnh (điều hòa không khí), qua phần nội dung cung cấp các kiến thức cơ bản một máy lạnh hoạt động được thì mạch điều khiển và cơ cấu chấp hành hoạt động như thế nào.
Sau khi đã nắm vững nguyên tắc hoạt động, chức năng các bộ phận mạch điều khiển, cảm biến… thì ở phần 2 sẽ chỉ cho bạn các lỗi hỏng của máy lạnh và phương hướng sửa chữa khắc phục.
Sơ đồ khối mạch máy lạnhKhối nguồn tạo nguồn điện áp một chiều 12VDC để cung cấp cho Motor đảo gió, relay máy nén, mạch tạo cao áp, đèn hiển thị, các mạch động lực . . . và 5 VDC để cung cấp cho bộ xử lý, các cảm biến, đèn hiển thị, bộ thu tín hiệu điều khiển (remote control), mạch bẫy lỗi…
Khối nguồn có thể là nguồn switching hoặc nguồn biến thế cách ly. Vi điều khiển nhận lệnh từ bộ thu tín hiệu (mắt nhận tín hiệu remote), cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến nhiệt độ nhà, cảm biến bụi vv . v… Sau đó vi điều khiển ra tín hiệu tới motor đảo gió (motor bước), quạt dàn lạnh, relay máy nén. Quạt dàn lạnh thường có xung phản hồi về để báo tốc độ quạt có đúng với yêu cầu của vi điều khiển hay không
Chu trình hoạt động của mạch máy lạnhChu trình hoạt động của một máy lạnh mono bình thường được hoạt động theo chu trình như sau (tùy theo đời máy và loại máy có thêm nhiều chức năng thì quá trình kiểm tra tăng lên):
Phân tích sơ đồ chi tiết mạch máy lạnh
Khối nguồn mạch trên sử dụng biến thế cách ly, sau đó ổn áp 12V và 5V bằng IC ổn áp 7812 và 7805. Vi điều khiển đã có 5V cấp nguồn, thạch anh 8MHz (kiểu thạch anh 2 chân có 2 tụ lọ C 33p). Mạch này sử dụng IC reset KIA7045 và đường 50Hz là loại 50Hz sau biến thế qua transistor. Khi vi điều khiển có đủ điều kiện hoạt động, vi điều khiển sẽ nhận tín hiệu từ mắt nhận thông qua sự điều khiển của remote:
Mắt nhận chính là diode thu quang gồm 3 chân: chân 5V, chân mass và chân tín hiệu. Trên board mắt nhận sẽ có 1 điện trở nối tiếp chân 5V để hạn dòng cho mắt nhận, 1 tụ hóa để lọc nguồn. Đầu thu tín hiệu điều khiển gồm một diode quang nhạy tia hồng ngoại kết hợp với bộ khuếch đại, sử dụng điện áp 5V.
Khi nhận được chuỗi xung mã hóa dạng tia hồng ngoại do remote control phát ra, diode quang sẽ dẫn điện, đưa tín hiệu vào bộ khuếch đại và sau đó chuyển đến bộ xử lý. Bộ xử lý sẽ giải mã tín hiệu và ra lệnh cho các bộ phận thi hành lệnh tương ứng.
Mắt nhận thường có 2 kiểu chân chính là: 1 là 5 V; 2 là data; 3 là mass hoặc 1 là 5V; 2 là mass; 3 là data . ở mạch này ta cần chú ý: nguồn đã cấp ra mắt nhận hay chưa? Mắt nhận có nhận được tín hiệu hay không?. Muốn xác định 2 câu hỏi này ta phải đo nóng ( board có điện ) mới xác định chính xác được. Đo 2 chân 5V và mass tại mắt xem có 5V hay chưa . Sau đó đo chân tín hiệu với mass và bấm remote, nếu kim đồng hồ dịch lên dịch xuống có nghĩa mà mắt nhận bình thường, còn nếu bấm remote mà ta không đo thấy gì thì mắt nhận đã hư.
Mắt nhận nhận được tín hiệu từ remote với data Power thì máy lạnh sẻ khởi động. Khi đó quạt dàn lạnh sẽ chạy. Tốc độ quạt được điều chỉnh bằng remote. Những board máy đời cũ thường hay chỉnh tốc độ quạt bằng relay, mỗi relay là 1 cấp độ quạt. Hiện nay người ta sử dụng điều khiển tốc độ quạt bằng xung PWM.
Trong mạch điện xoay chiều, TRIAC sẽ đóng điện khi cực G nhận xung kích, và ngắt điện khi điện áp trên công tắc T1 – T2 gi ảm đến 0 (hết một bán kỳ). Khi cực G nhận xung kích tại thời điểm đầu tiên của bán kỳ, TRIAC sẽ đóng và toàn ộ điện năng của bán kỳ sẽ chạy qua tải.
Nếu kích xung trễ sau thời điểm đầu tiên của bán kỳ, TRIAC chỉ đóng điện cho phần còn lại của bán kỳ qua tải. Kết quả công suất (số vòng quay) trên tải sẽ giảm. TRIAC trong mạch xoay chiều 50Hz sẽ đóng ngắt 100 lần/giây. Bộ xử lý sẽ chuyển xung điều khiển tốc độ quạt (có điện áp DC thấp) đến cực G của TRIAC qua trung gian cầu nối quang (để cách ly với điện áp AC cao).
Bộ xử lý sẽ lấy mẫu nguồn điện AC (đường 50Hz), xác định thời điểm 0 đầu tiên của bán kỳ, và sau đó phát các xung trễ sau mỗi thời điểm để chỉnh tốc độ quạt.
Điều trên nói nghe hơi phức tạp và khó hiểu nhưng bạn hãy nghĩ lại xem muốn triac dẫn thì phải kích xung ( tùy áp ở T 1 so với T2 thế nào mà kích xung dương hay xung âm) và kích 1 lần thì triac dẫn hoài, làm thế nào để triac tắt?
Đó chính là lúc T1 =T2 và bằng 0 Vol AC ( người ta còn gọi là dường zero vol AC) . Chỉ cần tới điểm 0V trên chu kì hình sin thì triac tự ngắt . Nếu muốn quạt chạy mạnh chỉ cần kích sớm cho triac dẫn hết chu kì, còn muốn quạt chạy chậm thì ta kích chậm lại.
Trong một số trường hợp bạn đo thấy như sau: lúc quạt chưa chạy thì lệnh ở chân VĐK là 0V, bên kia cổng đảo là 12V, rất là bình thường. Lúc quạt chạy bên chân lệnh VĐK là 2.5V còn bên chân kia của cổng đảo là 4V, lúc đó ta tưởng rằng VĐK bị yếu lệnh và cổng đảo bị hư. Tuy nhiên quạt dàn lạnh vẫn chạy bình thường và không hư hỏng gì, nguyên nhân ở đây là do VĐK kích xung liên tục để băm PWM nên điện áp ta đo được là điện áp trung bình.
Hiện nay ngoài cách dùng phototriac (giống như cách điều khiển SSR) ta còn dùng opto và triac kết hợp để điều khiển quạt theo xung PWM như hình dưới.
Khi quạt chạy tạo xung để báo cáolại vi điều khiển tốc độ quạt đang chạy có chính xác hay không
Sau khi kích hoạt quạt dàn lạnh, cứ mỗi giây, bộ xử lý sẽ kiểm tra các xung phản hồi từ quạt báo về để xác nhận quạt hoạt động bình thường. Để phát tín hiệu phản hồi, bên trong quạt được thiết kế một nam châm nhỏ đặt trên trục quay và một cảm biến từ ( IC Hall ) lắp cố định trên khung quạt. Cảm biến từ được cấp điện 5 VDC và hoạt động như một công tắc. Khi nam châm quay ngang qua cảm biến, công tắc bên trong sẽ ngắt và một xung điện áp thấp xuất hiện trên ngõ ra. Số lượng xung trong một khoảng thời gian chính là tốc độ quay của quạt.
Khi quạt dàn lạnh được khởi động cũng chính là lúc motor cánh vẫy hoạt động. Lá hướng gió vận hành bằng motor đếm bước (Stepping Motor) có 5 dây, điện áp 12VDC.
Motor bước hoạt động với xung điện gián đoạn. Mỗi lần nhận một xung điện, motor sẽ quay một bước. Muốn quay tiếp một bước, xung điện sẽ được đưa vào cuộn dây kế cận. Dây chung của Motor bước nối vào nguồn điện +12V. Cuộn dây trong motor sẽ có dòng điện chạy qua khi đầu dây tương ứng nối ra điện áp thấp. Mỗi cuộn dây sẽ làm motor chạy được 1 quãng đường nhất định.
Các chân P1 , P2, P3 và P4 của bộ xử lý nối với các cuộn dây motor qua trung gian là các mạch đảo. Mạch đảo này tương tự như công tắc nối đất. Khi ngõ vào mạch đảo có điện áp dương, công tắc sẽ đóng và ngõ ra mạch đảo sẽ nối vào nguồn điện áp thấp. Xung điện dương xuất lần lượt từ các chân P1, P2, P3 và P4 của bộ xử lý sẽ làm dòng điện tuần tự qua các cuộn dây và motor sẽ quay.
Sau khi quạt dàn lạnh, cánh vẫy hoạt động thì vi điều khiển sẽ lấy tín hiệu từ các sensor về để kiểm tra và so sánh nhiệt độ cài đặt để có quyết định đóng block hay tắt block.
Còn cảm biến nhiệt độ dàn lạnh kiểm tra nhiệt độ dàn, để biết được block và hệ thống làm lạnh có vấn đề gì hay không.
Lúc bình thường ta tháo 2 sensor ra và đo áp trên giắc thì mỗi giắc ta đều đo được 5V. Khi ta cắm sensor vào thì ta đo thấy sụt áp đi. Vi điều khiển nhận biết nhiệt độ nhờ vào điện áp vào thay đổi, vì mạch cảm biến sensor là mạch cầu phân áp, chiếu theo công thức mạch cầu phân áp thì sensor chính là R2, khi R2 thay đổi thì áp V OUT thay đổi theo, vi điều khiển nhận áp V OUT này và thấy sự thay đổi sẽ biết nhiệt độ tại dàn lạnh và phòng.
Khi nhiệt độ phòng lớn hơn nhiệt độ cài đặt thì vi điều khiển cho lệnh cấp điện ra máy nén để giảm nhiệt độ phòng.
Khối dàn nóng được cấp điện bằng relay 12V. Một đầu cuộn dây được cấp lên nguồn 12V, đầu còn lại chờ lệnh từ vi điều khiển.
Lúc vừa khởi động máy lạnh, vi điều khiển truy xuất tín hiệu tới EEPROM để kiểm tra EEPROM và gợi nhớ chương trình lúc gặp sự cố hoặc cúp điện…
Mạch EEPROM ta chú ý đến những vấn đề sau: nguồn cấp cho EEPROM, điện trở treo, mạch in . Trường hợp mọ i thứ đều bình thường mà máy cứ b áo lỗ i EEPROM thì nguyên nhân chính có lẽ là tràn bộ nhớ.
Một phần nữa cực kì quan trọng của board máy lạnh đó là vi điều khiển, bộ não của máy lạnh. Để vi điều khiển hoạt động thì cần những yếu tố sau: nguồn (+5 V và mass), thạch anh, reset, 50Hz và đường STOP ( nếu có).
Nếu đã thỏa các yếu tố giúp khiển hoạt động bình thường, vi điều khiển xuất và nhận tín hiệu:
RY-PWR Drive: điều khiển bật tắt máy nén .
Display: điều khiển màn hình hiển thị, led hiển thị.
Stepping motor driver signal: tín hiệu điều khiển motor lá đảo.
Buzzer: điều khiển loa.
Fan driver: điều khiển bật / tắt quạt dàn lạnh.
Fan speed driver signal: tín hiệu điều khiển tốc độ quạt.
Remote control command input : nhận tín hiệu remote.
Fan speed detection: nhận xung quạt hồi tiếp.
Power clock input: nhận 50Hz nguồn.
OSC: nhận dao động thạch anh.
Reset: nhận tín hiệu reset từ mạch reset.
Power: nhận tín hiệu tắt/ mở máy lạnh.
Intake air temp: nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ phòng .
Pipe temp: nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.
Auto mode temp: xuất tín hiệu điều khiển cầu nố i đặt nhiệt độ AUTO.
Auto restart: xuất tín hiệu điều khiển cầu nố i chế độ tự khởi động.
Một số đời máy có thêm nhiều chức năng thì vi điều khiền nhận tín hiệu thêm từ các sensor khác và xuất tín hiệu điều khiển các thiết bị đó: hút bụi, cảm biến con người, diệt khuẩn…
HỎNG HÓC (PAN) THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA MÁY LẠNH 1. Pan mất nguồn Nguồn biến thế cách ly Nguồn 5V bị yếuĐo nguồn 5V nhưng giá trị thấp hơn 5V làm mất điện áp làm việc của linh kiện nên gây tình trạng mất nguồn. Thiếu 5V do những nguyên nhân sau:
Nguồn 12V yếu: Do chập tải nguồn 12V như: linh kiện đấu lên nguồn 12V, tụ lọc 12V, IC ổn áp 7812, transistor công suất nguồn, cuộn dây relay 12V, cổng đảo, zener 12V v . v . . . Ngoài ra nguồn 12V yếu cũng có thể do áp ra của biến thế không đúng.
Chập tải 5V: Các IC đấu lên nguồn 5V bị chập như IC ổn áp 7805 , IC cổng đảo dùng 5V, zener 5V, opamp, IC reset, vi điều khiển, tụ lọc 5V bị chập…
Cách sửa:
Để thang đo điện trở x100 rồi đo ở chân số 2 và 3 của ic ổn áp 7805 hoặc tụ lọc 5V để xem tổng trở phần 5V xem có chập hay không, thông thường nếu không chập thì khi đo tổng trở này trên 3 KΩ( nhớ đảo kim). Nếu tổng trở bình thường ta hút 7805 ra, ta đo chân và 2 trên Board của IC này xem có 12V vào ổn áp chưa. Trong trường hợp chưa có 12V vào ổn áp ta kiểm tra phần nguồn 12V. Nếu đã có 12V vào ổn áp rồi ta cấp nguồn giả 5V của nguồn khác vào 2 chân tụ lọc 5V sau đó tìm linh kiện bị chập . Thông thường linh kiện bị chập ta sờ sẻ thấy nóng khi board có điện.
Trường hợp chưa có 12V vào ổn áp việc đầu tiên ta làm là hút 7805 ra . Sau đó đo tổng trở giống phần 5V. Nếu tổng trở bình thường có nghĩa áp vào trước ổn áp 12V đang thiếu, ta kiểm tra từ biến thế đến IC 7812. Nếu tổng trở thấp có nghĩa là đang chập tải 12V, ta lại cấp nguồn giả để xác định linh kiện bị chập.
Trong trường hợp không có nguồn giả ta sờ tất cả linh kiện phần nguồn đang chập xem có linh kiện nào nóng không . Nếu không phát hiện ra ta phải hút bỏ chân Vcc và GND của từng linh kiện để xem linh kiện nào gây sụt áp.
Trường hợp này có những nguyên nhân chính sau:
Nổ cầu chì, chập bảo vệ quá áp .
Hư biến thế.
Đứt mạch.
Chập tải rất nặng kéo 5V thẳng về mass: trường hợp này xảy ra không nhiều, thông thường chỉ chập 2, 3 linh kiện.
Cách sửa:
Đo cuộn sơ cấp xem có 220V không. Nếu không có ta kiểm tra các linh kiện phía trước như cầu chì, bảo vệ quá áp ( ZNR), mạch in, dây cắm… Nếu có 220V vào cuộn sơ cấp rồi thì ta đo xem cuộn thứ cấp có áp ra không. Nếu không có là biến thế hư, ta thay thế biến thế mới tương ứng.
Nếu đã có áp ra cuộn sơ cấp biến thế ta đo tại chân 1 và 2 của 7812 xem có 12V vào ổn áp hay chưa. Nếu chưa có ta kiểm tra diode cầu, mạch in. Nếu có 12V vào ổn áp rồi ta kiểm tra 7812 và kiểm tra phía 5V . Kiểm tra mạch in từ 7812 đến 7805 có đứt không . Cuối cùng ta kiểm tra IC 7805.
Có 5V nhưng vẫn mất nguồnPan này do những nguyên nhân và phương pháp sửa sau đây:
– Phím Power hư, mạch phím bị hở mạch ( đứt hoặc diode hư), led bị rò, phím rò: hút phím ra để thang x10K đo xem phím nào hư và rò để thay thế. Phím Power thông thường được đấu theo 2 nguyên lý như hình dưới:
Ở hình a: ta để thang đo 10VDC, que đen ở mass nguồn 5V, que đỏ vào chân nút Power ( chân nối về khiển) rồi bấm nút xem có sụt áp không, thông thường mạch không hư thì khi bấm sẻ sụt áp về mass. Nếu không sụt áp là do hở mạch phím (chết diode, led rò, đứt mạch) hoặc vi điều khiển chưa chạy (khiển chưa chạy thì phải xem những thông số: thạch anh, 50Hz, Stop, nguồn và mass cấp cho khiển).
Ở hình b: ta đo áp trực tiếp tại 2 đầu phím xem có áp hay không, nếu không có áp thì bị hở mạch hoặc VĐK chưa chạy. Thông thường phải có áp trên nút (1 đầu nút được khiển tích cực cao, đầu còn lại được khiển tích cực thấp) và lúc bấm nút áp sẻ thay đổi.
– Thạch anh hư: Thông thường người thợ sửa board khi thấy đã có 5V mà không lên nguồn người ta thay thạch anh đầu tiên. Dùng đồng hồ đo tần số để xem thạch anh có dao động đúng với tần số mặc định ghi trên thạch anh hay không, nếu dao động sai thì thạch anh hư.
– Mất IC nhớ: một số hãng máy lạnh và máy giặt theo thiết kế của Trung Quốc hiện nay thiết kế nếu mất EEPROM sẻ gây mất nguồn. Nếu phần EEPROM này lỗi, khi mở nguồn sẻ báo lỗi ngay.
– IC reset hoặc mạch reset hư: Mỗi IC reset có giá trị reset khác nhau, ta đo áp trên chân mass và out của IC reset mà không đúng với giá trị của IC cần để reset thì IC reset hư hoặc mạch reset đang có vấn đề. Mạch reset thì khá đơn giản gồm IC reset kết hợp tụ lọc hoặc sử dụng tụ kết hợp với điện trở để reset. Với các dòng máy hiện giờ đa số sử dụng reset mức thấp, cách test phần reset này khá đơn giản: hàn 1 sợi dây vào chân reset của VĐK rồi chích về mass ( gọi là reset ằng tay) thì mạch đưc reset.
– Mất đường 50Hz hoặc 100Hz : Ta để đồng hồ ở thang đo Hz, que đen ở GND nguồn còn que đỏ đo từng điểm mà đường 50Hz này đi qua, cho đến khi có 50Hz về khiển thì dừng. Nếu mất đường này thì đa số các dòng máy lạnh, máy giặt sẻ mất nguồn, đường 50Hz này có tác dụng giúp VĐK điều khiển kích triac đóng mở đúng thời điểm.
Đường này dẫn tín hiệu 5V về VĐK, ta đo ngay chân C của transistor dẫn đường Stop xem có 5V hay chưa, nếu chưa có thì kiểm tra đường mạch và thay thế transistor mới. Tụ lọc 103 bị rò gây nguồn bị chập chờn, điện trở 10K đấu vào chân B transistor bị tăng trị số cũng gây nên tình trạng nguồn ngắt mở liên tục.
– Chưa có áp VDD và GND cho VĐK hoặc chết vi điều khiển: chưa có áp cho khiển hoạt động đa phần là do đứt mạch (nguồn đã có 5 V) . Nếu vi điều khiển chết thì khi ta cấp nguồn 5V cho khiển, lấy tay sờ vào khiển sẻ thấy ấm nóng . Nếu VĐK bị chập nguồn, ta hút chân V DD và GND của VĐK ra rồi đo sẽ thấy giá trị điện trở rất thấp, tầm vài chục đến dưới 300Ω ( nếu không chập thì giá trị tổng trở của khiển trên 1 KΩ) . Các Pin khác của khiển ta cũng đo tương tự để xem có bị chập pin hay không . Nếu các trường hợp trên ta đã xữ lí hết và các thông số đều đầy đủ mà mạch không lên nguồn thì khả năng cao là do vi điều khiển (trong trường hợp sờ không thấy nóng), cách giải quyết cuối cùng là thử thay khiển khác vào để biết kết quả.
Nguồn switching:Mất điện áp ra: nguyên nhân chính là do chết IC nguồn (IC công suất và IC dao động), nổ cầu chì
Cách sửa:
– Kiểm tra cầu chì và bảo vệ quá áp (ZNR) .
– Kiểm tra IC nguồn (IC công suất và IC dao động ).
– Đo điện trên tụ 300V, nếu mất 300v thì kiểm tra cầu chì, bảo vệ quá áp, diode cầu, mạch in, điện trở sứ hạn dòng…
– Khi lắp IC công suất nguồn mới vào cần xả tụ 300V trước khi lắp.
– Kiểm tra opto vì opto chết thì c ng gây nên mất điện p ra
Điện áp ra yếu: nguyên nhân là do feedback (hồi tiếp) sớm . Ta cần kiểm tra các linh kiện trên đường hồi tiếp: 431, opto, các điện trở đấu với opto và 431
Điện áp ra cao: nguyên nhân là do feedback ( hồi tiếp) trễ. Kiểm tra các linh kiện tương tự điện áp ra yếu .
– Mất đường Inter (STOP)
Pan máy lạnh Pan 1: Không đá BlockNguyên nhân: hư sensor, mất tín hiệu điều khiển từ VĐK, hư relay, mất 12V ra relay…
Cách sửa:
– Kiểm tra sensor trước, đo giá trị điện trở của sensor phải đúng với giá trị của nhà sản xuất.
– Kiểm tra có 12V tại cuộn dây của relay.
– Kiểm tra điện trở từ cuộn dây về cổng đảo.
– Kiểm tra cổng đảo.
– Kiểm tra có đứt mạch phần đá block .
– Trong trường hợp relay đóng tiếp điểm rồi nhả là do tiếp điểm trong relay dơ, muốn kiểm tra trường hợp này ta đấu tắt chân COM và NO lại mà thấy Block đóng b ình thường thì ta thay relay mới.
Pan 2: Bấm remote không ăn.Nguyên nhân: remote hư, mắt nhận hư, không có áp làm việc cho mắt nhận, mạch nhận tín hiệu bị đứt…
Cách sửa:
– Kiểm tra remote bằng cách dùng điện thoại di động xem có tín hiệu từ remote hay không .
– Đo tại chân mắt nhận xem có 5 V cấp cho mắt hoạt động chưa .
– Đo chân tín hiệu của mắt với chân 5 V rồi bấm remote xem có dao động trên đồng hồ hay không .
Nếu không có thì mắt nhận hư, còn nếu có dao động có nghĩa là mắt đã nhận được tín hiệu từ remote.
– Dò từ chân tín hiệu của mắt về đến khiển xem có đứt mạch hay không và kiểm tra các linh kiện trên đường mạch đó
Pan 3: Quạt dàn lạnh không chạy.Nguyên nhân: quạt hư, tụ đề quạt hư, mạch quạt hư, chưa có đường 50Hz về VĐK, chết chân lệnh hoặc chết VĐK…
Cách sửa:
– Kiểm tra quạt bẳng cách đấu tụ kích rời và dùng điện 220V test.
– Mạch điều khiển quạt gồm nhiều linh kiện: triac ( phototriac hoặc SSR), opto, cổng đảo… Ta nên kiểm tra các linh kiện và điều kiện để các linh kiện này hoạt động. Nếu mạch dùng opto kết hợp với triac ta đấu tắt chân 3 và 4 của opto lại xem quạt có chạy hay không. Nếu quạt chạy bình thường thì triac, tụ đề và quạt không hư. Nếu quạt không chạy ta kiểm tra lại đường mạch từ chân 3 và 4 của opto đến những linh kiện nào rồi kiểm tra linh kiện đó, sau đó kiểm tra triac, tụ đề quạt và quạt.
Nếu phần opto, triac đều ổn thì ta lại dò ngược từ chân 1 và 2 của opto để tìm xem đã đấu 12V và về cổng đảo chưa. Bình thường khi quạt tắt thì ta đo phía cổng đảo ra opto sẻ có 12V, khi quạt chạy thì cổng đảo sẽ kéo 1 chân opto về GND (tuy nhiên lúc đo ta thấy nó có khoản 11 V, vì kéo về GND và nhả lên nguồn liên tục), còn bên VĐK lúc quạt chạy sẽ đo được tầm 0.7V vì cũng kéo lên VDD và nhả về GND liên tục ( lúc quạt tắt thì ta đo được từ chân khiển điều khiển quạt là 0V).
– Trong trường hợp tất cả linh kiện đều tốt, 50Hz đã về VĐK mà quạt vẫn không chạy thì khả năng chính là do VĐK. Vi điều khiển có thể chết chân lệnh điều khiển đường quạt hoặc có thể chập nguồn và chết hết chân lệnh, bằng cách đo tổng trở (đo nguội) hoặc sờ vào khiển (khi đang có điện) xem có nóng hay không để xác định VĐK có chết hay không.
Pan 4: Mở nguồn báo lỗi, không bấm remote để tắt được, nháy hết dàn đèn.
Nguyên nhân: lỗi IC nhớ
Cách sửa: thay IC nhớ mới và nạp lại chương trình cho IC nhớ. Code của IC nhớ bạn phải lấy từ 1 IC nhớ của Board còn hoạt động tốt sau đó bạn coppy vào máy tính, sau đó nạp vào IC nhớ trắng
Nguyên Lý Hoạt Động Của Điều Khiển Từ Xa, Các Loại Điều Khiển Từ Xa
hiện tại, các trang bị điều khiển từ xa để điều khiển những trang bị gia đình như ti vi, máy điều hòa, đầu đĩa, các loại đồ chơi càng ngày càng rộng rãi… Thế nhưng chúng hoạt động ra sao?
Nguyên tắc hoạt động của điều khiểntừ
xa
Trong thời đại hiện giờ, chúng ta không thể thiếu các trang bị điều khiển trong khoảng xa để điều khiển các trang bị gia đình như ti vi, máy điều hòa, đầu đĩa, các chiếc đồ chơi… vậy điều khiển trong khoảng xa có các loại căn bản nào và chúng hoạt động ra sao để điều khiển được những trang bị ở đằng xa 1 bí quyết chính xác?
Điều khiểntrong khoảng
xa đã
sở hữu
trong khoảng
thời Chiến tranh
toàn cầu
vật dụng
hai
Ít người biết rằng những loại điều khiển trong khoảng xa trước nhất trên thế giới được xây dựng thương hiệu nhằm mục đích phụ vụ cho chiến tranh. những loại điều khiển trong khoảng xa bằng tần số vô tuyến xuất hiện vào Thế chiến I nhằm hướng dẫn các tàu hải quân Đức đâm vào thuyền của quân Đồng Minh.
đến Thế chiến II, điều khiển trong khoảng xa sử dụng để kích nổ những quả bom. Sau chiến tranh, công nghệ hoàn hảo của chúng tiếp tục được cải tiến để đáp ứng đắc lực trong đời sống con người. Và cho tới hiện tại, với thể kể, hầu hết ai cũng đã từng dùng điều khiển trong khoảng xa để điều khiển một trang bị nào đấy.
ban đầu, người ta dùng điều khiển từ xa sử dụng công nghệ tần số vô tuyến RF(Radio Frequency) và sau đó bắt đầu vận dụng kỹ thuật hồng ngoại IR (Infrared Remote) vào điều khiển trong khoảng xa. ngày nay trong đời sống, chúng ta dùng cả hai chiếc điều khiển trong khoảng xa này. tương tự, sự khác biệt trong cấu tạo, tính năng và tránh của từng dòng ra sao?
Điều khiểntrong khoảng
xa bằng tia hồng ngoại (IR)
bây giờ, đây là loại điều khiển từ xa có vai trò “thống trị” trong hầu hết các thứ gia đình. 1 dòng điều khiển IR sẽ gồm những bộ phận căn bản nằm trong một hộp nối cáp khoa học số như sau: các nút bấm; một bảng mạch tích hợp; các núm tiếp điểm; đi – ốt phát quang quẻ (đèn LED).
Nguyên lý căn bản của mẫu điều khiển từ xa này là dùng ánh sáng hồng ngoạicủa quang phổ điện từ mà mắt thường không thấy được để chuyển dấu hiệu tới thiết bị bắt buộc điều khiển. Nó đóng vai trò như 1 bộ phát tín hiệu, sẽ phát ra các xung ánh sáng hồng ngoại có một mã số nhị phân cụ thể. lúc ta ấn 1 nút phía bên ngoài thì sẽ vận hành một chuỗi những hoạt động làm cho các thứ bắt buộc điều khiển sẽ thực hành lệnh của nút bấm đó.
trật tự này cụ thể như sau: đầu tiên, khi ta nhấn vào một nút như “Tăng âm lượng” ví dụ, nó sẽ chạm vào núm tiếp điểm bên dưới và nối kín một mạch nâng cao âm lượng trên bản mạch. các mạch tích hợp sở hữu thể tự dò mua ra từng mạch cụ thể cho từng nút bấm. Tiếp ấy các mạch này sẽ gửi tín hiệu đến đèn LED nằm phía trước. từ đây, đèn LED sẽ phát ra một chuỗi những xung ánh sáng chứa các mã nhị phân (gồm những dãy số 1 và 0) tương ứng có lệnh “tăng âm lượng”. Mã lệnh này gồm rộng rãi mã con như phát động, tăng âm lượng, mã cửa hàng vật dụng và giới hạn lại lúc ta thả nút ra.
Về phía phòng ban cần điều khiển, nó sẽ gồm 1 bộ thu dấu hiệu hồng ngoại nằm ở mặt trước để với thể tiện lợi nhận được dấu hiệu trong khoảng điều khiển trong khoảng xa. Sau khi đã xác minh mã liên hệ này xuất phát đúng trong khoảng cái điều khiển của mình, chúng sẽ giải mã những xung ánh sáng thành các dữ liệu nhị phân để bộ vi xử lý của đồ vật mang thể hiểu được và thực hành những lệnh tương ứng.
ngoài ra, nguồn ánh sáng hồng ngoại có ở khắp nơi như ánh sáng mặt trời, bóng điện huỳnh quang đãng, trong khoảng thân thể con người… bắt buộc sở hữu thể làm điều khiển IR bị nhiễu sóng. Để giảm thiểu hiện tượng này, người ta cần cài đặt cho bộ lọc của các bộ phận thu chỉ tiếp thụ những bước sóng đặc thù hoặc tần số riêng biệt của ánh sáng hồng ngoại thích hợp với nó và chặn ánh sáng ở bước sóng khác để tránh sự nhiễu sóng một bí quyết tối đa.
Điều khiểntừ
xa bằng tần số vô tuyến (RF)
Là chiếc điều khiển trong khoảng xa xuất hiện đầu tiên và đến nay vẫn giữ một vai trò quan trọng và nhiều trong đời sống. nếu điều khiển IR chỉ dùng trong nhà thì điều khiển RF lại dùng cho phổ biến đồ vật bên không tính như các đồ vật mở cửa gara xe, hệ thống báo hiệu cho xem những mẫu đồ chơi điện tử trong khoảng xa thậm chí kiểm soát vệ tinh và những hệ thống máy tính xách tay và điện thoại thông minh…
mang loại điều khiển này, nó cũng dùng nguyên lý như vậy như điều khiển bằng tia hồng ngoại nhưng thay vì gửi đi các dấu hiệu ánh sáng, nó lại truyền sóng vô tuyến tương ứng sở hữu những lệnh nhị phân. phòng ban thu sóng vô tuyến trên trang bị được điều khiển nhận tín hiệu và giải mã nó. So có cái điều khiển IR, lợi thế to nhất của nó chính là khuôn khổ truyền vận tải rộng, với thể dùng bí quyết vật dụng cần điều khiển tới hơn 30 mét cùng lúc mang thể điều khiển xuyên tường, kính…
bên cạnh đó, nó cũng mang tránh đó là tín hiệu vô tuyến cũng có mặt khắp nơi trong thể tích do hàng trăm loại máy móc đồ vật dùng các dấu hiệu vô tuyến tại các tần số khác nhau. bởi thế, người ta tránh nhiễu sóng bằng cách truyền ở các tần số đặc biệt và nhúng mã kỹ thuật số địa chỉ của trang bị nhận trong các dấu hiệu vô tuyến. Điều này giúp bộ thu vô tuyến trên thứ hồi đáp dấu hiệu tương ứng 1 cách chuẩn xác.
bây giờ, cả 2 chiếc điều khiển này đều được vận dụng khôn xiết rộng rãi trong đời sống. Người ta còn tích hợp cả hai lại để tạo thành những loại điều khiển trong khoảng xa vạn năng với thể điều khiển phổ thông dòng thiết bị đồng thời hay chỉ buộc phải bấm 1 nút sẽ tự động thực hiện 1 chuỗi lệnh lần lượt. tuy nhiên, con người còn cải tiến các bộ mở rộng nhằm chuyển đổi dấu hiệu vô tuyến thành các xung hồng ngoại nhằm mở mang khuôn khổ điều khiển hoạt động của những thứ trong gia đình…
Share this:
Số lượt thích
Đang tải…
Hướng Dẫn Thủ Thuật Xóa Iphone Từ Xa Từ A
Điện thoại thông minh không chỉ là nơi để gọi mà còn là nơi lưu dữ nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Vì thế nếu không may “dế yêu” bị mất cắp thì các thông tin cá nhân rất dễ bị lan truyền. Trong trường hợp này digilux xin gửi đến bạn thủ thuật xóa iPhone từ xa để đảm bảo dữ liệu không bị phát tán.
Làm thế nào để xóa iPhone từ xa?Có thể nói rất nhiều trường hợp bị trộm cắp điện thoại đã phát tán các thông tin cá nhân chủ sở hữu. Dựa trên những thực trạng đáng chê trách như vậy hãng Apple đã thiết lập tính năng xóa iPhone từ xa. Dù điện thoại của bạn có nằm bất kỳ nơi đâu hay xa nơi ở của bạn thì bạn vẫn có thể xóa thông tin.
Cụ thể kể từ phiên bản IOS 9 trở lên hãng đã tích hợp mặc định ứng dụng Find my iPhone. Đây là ứng dụng tìm iPhone dành cho mọi thiết bị IOS. Thông qua ứng dụng bạn có thể tìm thấy chiếc iPhone bị mất của mình ở bất kỳ vị trí nào. Hơn thế nữa thông qua việc tìm iPhone bạn có thể xóa dữ liệu ngay từ xa. Nhờ vậy mà bạn có thể bảo vệ trọn vẹn được những thông tin cá nhân một cách an toàn nhất.
Hướng dẫn các bước xóa iPhone từ xa chi tiết Bước 1: Kích hoạt tính năng tìm kiếm tìm iPhoneĐể xóa các dữ liệu trong điện thoại từ xa bạn hãy vào ứng dụng “tim iPhone”. Bạn có thể mở ứng dụng trên bất kỳ thiết bị iOS nào cũng được. Bao gồm như iPhone, iPad và iPod Touch,…Bạn chỉ cần vào ứng dụng “cài đặt” của thiết bị rồi chọn “iCloud”. Sau khi cửa sổ mới hiện lên bạn di chuyển xuống phía dưới và bật tính năng “tìm iPhone”.
Lưu ý thiết bị iOS mà bạn đang dùng không phải là của bạn. Bạn có thể sử dụng iPhone của bạn bè, anh trai để theo dõi iPhone của bạn. Nhưng khi đăng nhập thì bạn phải dùng ID Apple của bạn vào ứng dụng đang tìm. Và ID này phải giống với ID trong thiết bị bạn đang muốn xóa.
Hơn nữa tính năng tìm iPhone này liên tục hoạt động để tìm iPhone của bạn. Vì thế thiết bị bạn chọn phải đầy đủ pin dự trữ và lúc nào cũng phải kết nối với mạng internet. Như vậy mới có thể tìm được iPhone nhanh chóng mà không bị gián đoạn.
Một khi bạn đăng nhập thành công, màn hình iPhone sẽ hiển thị cho bạn một bản đồ dẫn đường. Đồng thời phía dưới bản đồ là những thiết bị iOS liên kết với Apple ID của bạn. Tại đây bạn ấn chọn vào thiết bị mà bạn muốn xóa.
Ngay sau đó thiết bị sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại điều vừa thực hiện. Tại đây nếu bạn muốn xóa iPhone từ xa bạn hãy nhấn chọn “xóa iPhone/iPad/iPod – Erase” để xác nhận . Một khi bạn chấp nhận xóa dữ liệu iPhone thiết bị sẽ hiển thị lên mật khẩu ID Apple. Tại đây bạn hãy nhập mật khẩu ID Apple của bạn vào rồi nhấn chọn “xóa” là được.
Bước 3: Hoàn thành xóa dữ liệu iPhone từ xaMột khi bạn đã chấp nhận xóa màn hình thiết bị kết nối tiếp tục hiển thị lên thông tin yêu cầu khác. Tại đây bạn hãy nhập vào một số điện thoại cụ thể. Số điện thoại này sẽ xuất hiện ở màn hình khóa iPhone sau khi đã xóa dữ liệu. Chính số điện thoại này sẽ giúp mọi người xung quanh liên lạc với bạn để trả iPhone khi tìm thấy. Ngay khi bạn nhập số điện thoại xong, bạn nhấn chọn “Next – tiếp”.
Bên cạnh số điện thoại gợi ý thiết bị tìm kiếm cũng yêu cầu bạn nhập lời nhắn hiển thị. Bạn có thể nhập bất kỳ lời nhắn nào vì chúng sẽ hiển thị cùng với số điện thoại. Sau đó bạn nhấp chọn “Xong/Done” là hoàn tất.
Nếu bạn thấy thông báo xác nhận iPhone xuất hiện bạn nhấn chọn “OK” để loại bỏ thông báo. Cụ thể thông báo này tiếng Anh có ý nghĩa là: iPhone của bạn đã được xóa. Nếu bạn muốn khôi phục lại iPhone một số dịch vụ tạm thời không khả dụng sau khi khôi phục”. Tức là tất cả các dữ liệu trong máy sẽ được xóa sạch.
Vậy cách xóa iPhone từ xa bằng thủ thuật “tìm iPhone” đơn giản giờ đây bạn đã nắm rõ. Chỉ cần dựa vào những bước thực hiện trên chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hoàn thành. Tuy nhiên nếu bạn vẫn không tự tin hãy liên hệ với chúng tôi Chúng tôi sẽ trực tiếp hỗ trợ giúp bạn xóa dữ liệu và thông tin cá nhân khi bị mất iPhone.
Sửa Quạt Điều Hòa, Quạt Hơi Nước, Hướng Dẫn Kiểm Tra Sửa Chữa Tại Nhà
Trước khi chúng ta tiến hành sửa quạt điều hòa hay tìm hiểu về quạt điều hòa để sửa chữa, việc hiểu rõ nguyên lý làm việc quạt điều hòa là cần thiết, chúng ta sẽ biết rõ những bộ phận cơ bản trong quạt hoạt động như nào. Về cơ bản, quạt điều hòa gồm các bộ phận chính như quạt thổi gió, tấm làm mát, bơm nước, màng lọc bụi, thùng đựng nước, bộ phận điều khiển, khung vỏ.
Đây là vấn đề chung mà Homecare24h muốn nhắc lại để người sử dụng chủ động tìm hiểu tình trạng cụ thể của thiết bị, nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp. Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khi khách hàng gọi điện cần tư vấn hay yêu cầu sửa chữa nhưng lại không biết tình trạng thiết bị như thế nào, tất nhiên nếu kỹ thuật đến tận nhà sẽ không gặp vấn đề gì, tuy nhiên có rất nhiều trục trặc nho nhỏ mà tự người sử dụng cũng có thể xử lý khi được hướng dẫn. Do vậy, chính bản thân người sử dụng cũng cần tìm hiểu thêm về thiết bị.
Quạt không vào điện sẽ không có hiện tượng gì xảy ra khi được cấp nguồn điện, trường hợp này thường do dây nguồn bị đứt ở vị trí nào đó, do ổ cắm bị move hoặc do các mối nối bị tuột, cũng có thể bị cháy cầu trì bên trong. Để sửa quạt điều hòa trong trường hợp này chúng ta hãy xem trong nội dung chi tiết.
Trường hợp quạt điều hòa không chạy, tức là đã có điện cấp vào được thể hiện trên các đèn báo ở phần điều khiển, tuy nhiên khi bật quạt lại không chạy. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở phần thực thi trong quạt, nói cách khác là điện không cấp vào động cơ quạt hoặc động cơ quạt bị hỏng. Xem hướng dẫn trong nội dung chi tiết.
Quạt điều hòa không mát có một số nguyên nhân như bơm nước không hoạt động, tấm lọc bụi quá bẩn, dòng nước chảy không đều trong tấm làm mát, nước trong quạt không mát… Homecare24h đã hướng dẫn chi tiết cụ thể cách kiểm tra xử lý trong nội dung chi tiết.
Hệ thống bơm nước trong quạt điều hòa có nhiệm vụ bơm nước từ thùng nước dưới đáy quạt lên trên đỉnh để thực hiện tuần hoàn nước liên tục qua tấm làm mát nhằm làm mát không khí đi qua nó. Sửa quạt điều hòa không bơm nước cần tìm hiểu về hệ thống bơm nước trong quạt, cách kiểm tra và xử lý hãy xem trong hướng dẫn.
Cần tìm hiểu xem quạt điều hòa bị chảy nước ở đâu, ở vị trí nào để biết nguyên nhân. Một số vị trí có thể bị chảy nước dẫn tới nước chảy ra sàn nhà như thùng nước bị thủng, đường ống dẫn nước bị rò rỉ, máng hứng nước trên đỉnh máy bị tràn, chúng tôi trong phần hướng dẫn của trục trặc này.
Mùi tanh thoát ra từ quạt điều hòa thường do nước trong quạt quá bẩn, nước chảy liên tục sẽ hấp thụ nhiệt đồng thời cuốn theo cả bụi bẩn xuống thùng nước bên dưới. Qua vài ngày nước trong thùng sẽ rất bẩn và bốc mùi, chúng ta cần thay nước thường xuyên hơn.
Nguyên nhân quạt điều hòa kêu to hơn bình thường chủ yếu do phần quạt, do động cơ điện có vấn đề, một nguyên nhân nữa có ảnh hưởng đôi chút là các tấm lọc bụi hai bên quá bẩn dẫn tới áp suất hút tăng lên, gió đi qua các khe hẹp sẽ gây âm thanh lớn hơn. Hãy kiểm tra các nguyên nhân này.
Nếu quạt điều hòa có mùi khét khi đang sử dụng, hãy tắt ngay để kiểm tra. Nguyên nhân có thể nằm ở hệ thống dây điện chập trờn, động cơ điện của quạt quá nóng, bơm nước chạy không tải…Xem trong hướng dẫn cụ thể.
Mùi hôi phát ra từ quạt thường do bụi bẩn bám rất nhiều trên tấm lọc bụi, trên tấm làm mát, bụi bẩn kết hợp với độ ẩm cao sẽ sinh ra nấm mốc, kèm thêm bình nước bẩn bên dưới sẽ tạo mùi hôi khó chịu. Hãy vệ sinh và thay nước thường xuyên để tránh có mùi hôi.
Nguyên nhân do cửa hút gió bị cản và động cơ quạt chạy yếu, xem hướng dẫn kiểm tra và xử lý trong nội dung hướng dẫn chi tiết.
III. Sửa quạt điều hòa cần những gìCác bước sửa quạt điều hòa cụ thể đã được hướng dẫn trong các nội dung chi tiết về từng loại trục trặc cụ thể. Để kiểm tra và sửa chữa, chúng ta hãy chuẩn bị các dụng cụ cơ bản như tuốc nơ vít 4 cạnh, bút thử điện, kìm cắt dây, đồng hồ đo (nếu có), băng dính điện nano. Đây là những dụng cụ cơ bản để chúng ta có thể tự mình kiểm tra và sửa chữa các thiết bị gia đình với các lỗi đơn giản.
IV. Liên hệ sửa quạt điều hòaHotline: 0888 610 118 – hiện tại dịch vụ chỉ có tại Hà Nội
Top 3 Quạt Trần Panasonic 4 Cánh Giá Rẻ Có Điều Khiển Từ Xa
Từ lâu, người tiêu dùng Việt Nam đã quen thuộc với các sản phẩm điện gia dụng của thương hiệu Panasonic. Quạt trần 4 cánh Panasonic được nhiều khách hàng tin dùng bởi sản phẩm sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Nếu bạn đang có nhu cầu mua quạt trần Panasonic, những gợi ý sau của chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho gia đình mình.
Những lợi ích khi sử dụng quạt trần có điều khiển từ xa Tiện lợi khi sử dụngKhi sử dụng quạt trần có điều khiển từ xa, bạn không cần di chuyển quá nhiều mà vẫn có thể điều chỉnh quạt hoạt động theo ý mình. Chỉ với một chiếc remote và những thao tác đơn giản, bạn có thể tận hưởng làn gió mát lành từ thiết bị làm mát thông minh này giữa những ngày hè nắng nóng kỷ lục.
Nhiều tính năng nổi bậtVới chiếc điều khiển, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như: Bật tắt quạt, điều chỉnh tốc độ gió để phù hợp với nhiệt độ trong phòng,… Đặc biệt, chức năng hẹn giờ trên remote giúp bạn phần nào an tâm khi sử dụng quạt, không lo buổi sáng trời lạnh mà thiết bị vẫn hoạt động.
Quạt trần có điều khiển từ xa giúp bạn tận hưởng làn gió mát mẻ ngay trong chính căn nhà của mình
Tính an toàn caoNếu so sánh với quạt trần hộp số, quạt trần có điều khiển từ xa mang lại độ an toàn cao hơn khi giúp người sử dụng tránh nguy cơ gặp phải những vấn đề như giật điện, rò rỉ điện,…
Thích hợp với nhiều không gian khác nhauVới thiết kế đẹp mắt, sang trọng, quạt trần có remote phù hợp với không gian sống hiện đại của các gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình có thể linh hoạt sử dụng quạt trần cho nhiều không gian khác nhau trong nhà như phòng khách, phòng ngủ.
Top 3 sản phẩm quạt trần Panasonic 4 cánh có điều khiển được tin dùng hiện nay Quạt trần Panasonic 4 cánh F-56MPGQuạt trần Panasonic 4 cánh F-56MPG
Cánh quạt trần Panasonic F-56MPG được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp đặc biệt và sợi thủy tinh giúp quạt hoạt động êm ái, không gây ra tiếng ồn khi đang hoạt động ở vận tốc cao.
Tính năng Sleep mode có thể hẹn giờ bật, tắt theo chế độ nhịp sinh học của người dùng.
Được trang bị khả năng ngắt tự động đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Có dây an toàn để bảo vệ mô tơ quạt với móc trần.
Thiết kế với 2 màu bạc và vàng ánh kim hiện đại.
Xem giá tốt nhất
Quạt trần Panasonic 4 cánh F-56MZGQuạt trần Panasonic 4 cánh F-56MZG
Cánh quạt được phủ lớp sơn chống gỉ sét giúp quạt vận hành bền bỉ, ít bị hao mòn và hư hỏng.
Quạt trần Panasonic 4 cánh F-56MZG có 3 mức điều chỉnh tốc độ gió khác nhau để người dùng chọn lựa.
Chức năng hẹn giờ vời 3 khung thời gian: 1 giờ, 3 giờ và 6 giờ
Chiều dài ti quạt lên đến 40 cm và có dây an toàn để động cơ và cánh quạt không rơi khỏi ti.
Có thể ngắt mạch tự động khi người dùng quên tắt quạt trong thời gian dài.
Chế độ Sleep mode tự động thay đổi tốc độ gió theo thời tiết và theo nhịp sinh học của người dùng.
Xem giá tốt nhất
Quạt trần Panasonic 4 cánh F-56XPGQuạt trần Panasonic 4 cánh F-56XPG
Quạt trần có remote Panasonic F-56XPG được trang bị 3 cấp độ an toàn khác nhau: Dây an toàn, công tắc ngắt an toàn và khóa an toàn. Điều này đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng thiết bị ngay cả khi cánh quạt rơi khỏi ti quạt.
Có 3 mức tốc độ gió khác nhau để người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu.
Model quạt có khả năng tạo ra lưu lượng gió đến 191m3/phút, tăng hiệu quả làm mát cho không gian của bạn.
Hoạt động êm ái và không gây tiếng động lớn để người dùng có giấc ngủ ngon.
Kích thước của ti quạt chỉ khoảng 30cm nên phù hợp với những căn hộ có trần thấp.
Quạt trần 4 cánh Panasonic là thiết bị điện hữu ích giúp không gian sống giúp cho không gian sống của bạn thêm tiện nghi và thoải mái. Hy vọng, qua bài viết này, bạn có thể tìm cho mình 1 chiếc quạt trần Panasonic phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sửa Mạch Quạt Điều Khiển Từ Xa trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!