Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Đo Và Kiểm Tra Thạch Anh Còn Sống Hay Chết Trên Bo Mạch Bằng Đồng Hồ Vạn Năng Và Máy Hiện Sóng # Top 14 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Cách Đo Và Kiểm Tra Thạch Anh Còn Sống Hay Chết Trên Bo Mạch Bằng Đồng Hồ Vạn Năng Và Máy Hiện Sóng # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Đo Và Kiểm Tra Thạch Anh Còn Sống Hay Chết Trên Bo Mạch Bằng Đồng Hồ Vạn Năng Và Máy Hiện Sóng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hôm nay linhkienst sẽ cùng các bạn tìm hiểu một phương pháp kiểm tra thạch anh

Đó là một linh kiện rất phổ biến trong các hệ thống máy móc có sử dụng vi xử lý, vi điều khiển và các hệ thống thời gian thực có sử dụng đồng hồ.

hiện tại cửa hàng chúng tôi đang cung cấp tất cả các loại thạch anh, để tham khảo giá và thông số kỹ thuật thạch anh các bạn truy cập theo các đường link có trong bài viết.

Thạch anh ống 32768kHz hai chân 2x6mm (mini) thường được sử dujg trong các thiết bị đeo tay, đồng hồ đeo, các hệ thống thời gian thực.

Thạch anh 2 chân vỏ sắt dán 49S SMD 6MHz 6M thường được sử dụng trong các bo mạch xử lí tín hiệu số các bo mạch điện tử công nghiệp.

Thạch anh nhật 3 chân sứ bóng lưng gù chống ẩm 4.19MHz 4.19M 4.19 thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử dân dụng.

thường tháy trong cách mạch điều khiển từ xa để mã hóa các tín hiệu điều khiển hồng ngoại.

Trong điện tử thạch anh được kí hiệu: XT, X, OSC

Mô hình hóa tương đương

Trong thực tế thạch anh là một tinh thể thống nhất có khả năng tạo dao dộng khi đặt một điện áp nên nó. Rất nhiều người nghĩ thạch anh sinh ra dao động dưới dạng xung vuông nhưng thực tế nó tạo ra dao động dưới dạng sóng hình sin và phương pháp kiểm tra thạch anh chính xác nhất là sử dụng máy hiện sóng hoặc sử dụng đồng hồ vạn năng có thang đo hz với điều kiện là tổng trở đầu vào của những dụng cụ này phải lớn để không làm ảnh hưởng đến biên độ của của xung, để khi cho vào que đo thạch anh không bị nhiễu.

Ví dụ đây là một bo điều khiển điện tử của một lò vi sóng

sử dụngThạch anh NHẬT 3 chân sứ bóng lưng gù chống ẩm 4.00T 4Mhz , để kiểm tra xem com thạch anh này còn xử dụng được hay không và nó dao động như thế nào, có chính xác không? thì các bạn sẽ cần cấp nguồn nuôi cho bo mạch này sau đó tôi sẽ cho vào máy hiện sóng quan sát dao động mà thạch anh sinh ra nếu sóng không hiện thì vi xử lí chết, hoặc thạch anh chết.

Máy hiện sóng bên ngoài thị trường có giá rất đắt, rất khó để các banj có thể tiếp cận. Linhkienst đem đến cho các bạn một só sản phẩm máy hiện sóng cũ, chính hãng MÁY HIỆN SÓNG SỐ ĐEN TRẮNG OSCILLOSCOPE TEKTRONIX TDS 210 2 KÊNH 60Mhz MADE IN USA

Nguồn chúng ta xử dụng ở đây là nguồn 12v

khi cấp nguồn vào thì bo mạch đã lên đèn báo và hiển thị

chân giữa là chân nối mát và 2 chân còn lại sẽ đấ với 2 con tụ dán, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng máy hiện sóng để quan sát tín hiệu dao động mà thạch anh sinh ra. Đầu tiên chúng ta kẹp dây máy của máy hiện sóng vào đây mát của nguồn, sau đó dùng cực còn lại của que đo máy hiện sóng cho vào 1 trong 2 chân của thạc anh để quan sát tín hiệu dao động trên màn hình

chúng ta sẽ để ý dao động của thạch anh

Vậy khi một thạch anh còn tốt khi cho vào máy hiện sóng thì nó phri có dạng sóng hình sin, thông thường biên độ mà nó sinh ra khoảng dưới 2 v.

* Phương pháp thứ 2 chúng ta sử djng than đo hz của một đồng hồ vạn năng

các bạn cho que đen vào chân giữa của thạch anh,hoặc vào điểm mát bất kì sau đó cho que đỏ vào một trong 2 chân bên ngoài của thạch anh. Như trên hình các bạn thấy màn hình hiển thị là 3,982Mhz

như vậy là thạch anh này dao động còn tốt tạo ra xung khoảng 4MHz như trên thân của nó đã ghi.

Không có phương pháp đo thạch anh nguội, mà phải kiểm tra trong trạng thái hoạt động của mạch điện.

Cách Đo Kiểm Tra Rơ Le Nhiệt Bình Nóng Lạnh Bằng Đồng Hồ Vạn Năng

Xem hướng dẫn cách kiểm tra rơ le nhiệt bình nóng lạnh ariston, picenza, ferroli, rossi, kangaroo,… cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo và kiểm tra rơ le nhiệt khi bình nóng lạnh bị mất nguồn, nước không nóng,…

Bạn là người sử dụng và có hiểu biết về nguyên lý hoạt động, cấu tạo của bình nóng lạnh khi bình nóng lạnh có hiện tượng không vào điện, nước không nóng… lúc này cần kiểm tra các linh kiện bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo. Vậy với rơ le nhiệt của bình nóng lạnh thì cách đo và kiểm tra như thế nào ?

Rơ le nhiệt ở trong bình nóng lạnh có nhiều loại, loại 2 tiếp điểm và 4 tiếp điểm đầu cấp nguồn điện vào và đầu ra cấp điện cho thanh đốt. Để đo kiểm tra cho từng loại chúng ta làm như sau:

Cách tốt nhất là sử dụng đồng hồ vạn năng sau đó chỉnh về thang đo điện trở ( đo thông mạch )

Hình ảnh đo kiểm tra rơ le nhiệt loại 2 tiếp điểm

Trước khi đo và kiểm tra rơ le nhiệt hãy tắt nguồn điện vào bình nóng lạnh, sử dụng bút thử điện kiểm tra lại xem còn điện cấp vào không ( rất nhiều trường hợp khi lắp đặt aptomat cấp điện cho bình với át đơn thường cắt dây mát nên cần phải lưu ý nếu điều đó xảy ra phải lắp lại cho đúng kỹ thuật và an toàn khi sửa chữa )

– Với rơ le nhiệt 2 tiếp điểm như trên chúng ta chỉ việc vặn nút chỉnh nhiệt độ lên hết cỡ sau đó dùng 2 que đo ở chính 2 tiếp điểm nếu kim đồng hồ lên cao ( như trong hình ) thì rơ le còn cấp điện cho thanh đốt, nếu kim không lên thì rơ le đã bị hỏng.

Hình ảnh rơ le nhiệt loại 4 tiếp điểm

– Với những loại rơ le có 4 tiếp điểm đấu nối thì các bạn chú ý dùng que đo giữa 2 tiếp điểm tương ứng theo sơ đồ đã được in trên mặt rơ le

Hình ảnh rơ le cọc bình nóng lạnh

– Với rơ le cọc các bạn cũng tiến hành đo giống như trên.

Còn rất nhiều bài viết và video hướng dẫn cách tự sửa bình nóng lạnh được chia sẻ.

Cách Kiểm Tra Ic Xe Máy Sống Hay Chết Đơn Giản Nhất

IC có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những phần cấu tạo riêng biệt. Nhưng nhìn chung thì IC xe sẽ có những bộ phận chính như bộ phận kích lửa và một số các loại dây: dây kích (thường sẽ có màu xanh dương kẻ sọc vàng), dây mobin sườn (có màu đen kẻ sọc vàng), dây mass (có màu xanh lá cây), dây mobin lửa (màu đen kẻ sọc màu đỏ), dây tắt máy,… Số lượng dây có thể ít hoặc nhiều hơn tùy vào từng loại IC.

+ Nguyên lý hoạt động của IC trong xe máy

IC xe máy hoạt động bằng cách đánh lửa để kích hoạt các bộ phận, hệ thống điện của xe cho xe hoạt động và nổ máy. Cùng với đó IC cũng điều khiển các tia lửa điện từ bugi của xe sau đó hoạt động song song với tốc độ quay của máy. Vì vậy xe máy nổ được chính là nhờ IC hoạt động tạo ra sự nổ tại động cơ đốt trong xe, điều này kích thích pít tông chuyển động và xe lăn bánh.

IC là một bộ phận vô cùng quan trọng vì nó giúp khởi động bộ đề. Với các dòng xe tay ga hay các loại xe tay ga cho nữ không có cần đạp nổ thì việc không có IC hay IC bị hỏng sẽ không thể khởi động được xe.

Cách kiểm tra IC xe máy sống hay chết

Việc đầu tiên khi muốn kiểm tra IC xe máy bạn cần phải đo điện trở của cuộn lửa. Mỗi loại xe khác nhau thì điện trở của cuộn lửa cũng khác nhau. Có thể đọc, tham khảo các thông số từ nhà sản xuất cung cấp cho từng loại xe. Tuy nhiên, đặc điểm chung của tất cả các dòng xe nếu giá trị điện trở dưới 200 Ω có nghĩa là cuộn lửa đã hỏng và IC không hoạt động được theo. Nếu cuộn lửa hoạt động bình thường thì khi bật chìa khóa xe lên dây lửa có thể quẹt ra những tia lửa.

Khi đã kiểm tra thấy cuộn lửa bình thường thì tiếp tục gắn IC vào để kiểm tra. Trước hết cần kiểm tra bộ phóng điện qua sườn. Chúng ta đạp hoặc đề nổ mà có tia lửa xuất hiện thì IC vẫn ổn định và hoạt động bình thường. Kiểm tra qua dây cao áp cũng là một cách cho chúng ta biết được tình trạng của IC. Khi dây điện này phát ra tiếng lách tách giòn tai và dứt khoát thì tình trạng dây vẫn tốt và sử dụng được. Tia lửa điện này có thể phát ra màu ánh tím vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi thấy hiện tượng này.

Ngoài ra nếu bạn muốn tìm địa chỉ mua dụng cụ rửa xe máy uy tín chính hãng chất lượng nhất

Sau khi đã nắm bắt được cấu tạo của IC xe máy cùng với cách kiểm tra IC xe máy sống hay chết để đi đến kết luận chiếc xe của bạn có bị hỏng hay không, có cần đưa đến trung tâm sửa chữa hay tự làm tại nhà. Để tiết kiệm thời gian thì bạn chỉ cần mang đến cửa hàng ngồi đợi, thợ ở đây sẽ tiến hành kiểm tra và thay IC mới cho xe của bạn. Tuy nhiên bạn cũng có thể mua IC thay tại nhà để tiết kiệm chi phí nếu bạn có đủ dụng cụ và kinh nghiệm sửa xe.

Cám ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ!

Cấu Tạo Và Cách Xem Kiểm Tra Đồng Hồ Nước

Cấu tạo và cách kiểm tra đồng hồ nước

Đồng hồ nước là gì?

Đồng hồ nước là thiết bị đo tốc độ và lượng nước đã cấp sau đồng hồ ra các thiết bị sử dụng nước . Đồng hồ nước là thiết bị dùng để quản lý lượng nước của công ty nước sạch hay của chủ nhà trọ hay của ban quản lý tòa chung cư ….. 

Tham khảo ; Bảng giá sửa điện nước tại nhà năm 2023

Có lẽ câu chuyện chỉ dừng lại khi chiếc đồng hồ nước chạy chính xác . Thế nhưng xung quanh câu chuyện về chiếc đồng hồ nước lại có nhiều vấn đề như chạy nhanh ,chạy chậm ,chạy không chính xác dẫn đến sự hiểu nhầm giữa gia chủ và công ty nước sạch.

  Cũng chính vì thế trong suốt 10 năm hoạt động ,dịch vụ sửa điện nước Đức Hùng chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này , như :

– Tại sao đồng hồ quay nhanh thế ?

– Tại sao đồng hồ chạy không chính xác?

– Khi máy bơm chạy đồng hồ quay rất nhanh ? Liệu có phải đồng hồ chạy sai hay do máy bơm hỏng ? Liệu có phải sửa máy bơm nước không?

– Nhà tôi không sử dụng nước nhưng đồng hồ vẫn quay?

– ……………..

Kinh nghiệm : Cách lắp đặt đường dây điện trong nhà an toàn

Để trả lời những câu hỏi trên dịch vụ sửa điện nước xin trả lời những câu hỏi trên bằng bài viết tổng quan về cấu tạo đồng hồ nước như sau.

Cấu tạo đồng hồ nước.

Cấu tạo đồng hồ nước

 

 Đồng hồ nước được cấu tạo gồm hai bộ phận chính đó là thân đồng hồ và ruột đồng hồ. 

Thân đồng hồ :

Được làm bằng vật liệu chịu lực để bảo vệ các linh kiện trong ruột đồng hồ.

Thân đồng hồ được làm từ nhiều loại vật liệu như gang , nhựa , đồng và inox tùy theo mục đích sử dụng mà có thân làm bằng chất liệu khác nhau để có thể chịu được các loại chất lỏng đo đạc .

Ruột đồng hồ bao gồm:

Được làm bằng nhựa ABS có thể chịu được sự ăn mòn của  hóa chất

1. Bộ lọc đầu vào có tác dụng ngăn rác , căn bẩn làm kẹt đồng hồ.

2. Van một chiều : Có tác dụng ngăn nước không chảy ngược lại ống cấp nước làm đồng hồ quay ngược.

3. Bộ lọc thứ cấp.

4. Phòng đo

5. Zoăng

6. Buồng đo

7. Bánh xe

8. Đồng hồ hiển thị

9. Thanh dừng

10. Cảm biến nước

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước

  Đồng hồ nước chạy dựa vào tốc độ dòng nước chảy làm quay bánh xe nước ,bánh xe chuyển động có cùng tốc độ với dòng chảy sau đó truyền động lực đến bộ bánh răng của bộ số hiển thị mặt đồng hồ .

 Bộ bánh răng truyền động có cấu trúc giống với bộ bánh răng đếm thời gian của đồng hồ giờ mà chúng ta sử dụng hằng ngày . 

Cấu tạo bộ bánh răng hiển thị số đồng hồ

Các số hiển thị ở trên chính là lưu lượng dòng nước chảy qua đồng hồ.

Thông số ký hiệu trên mặt đồng hồ nước

1 : Qn :

Đây là lưu lượng danh định của đồng hồ , tức tại Qn đồng hồ phải hoạt động theo đúng điều kiện yêu cầu và trong môi trường bình thường có hoặc không có nước chảy qua.

2 : Qmax:

Là mức điểm lưu lượng mà đồng hồ phải hoạt động bình thường trong một thời gian ngắn mà không hư hỏng.

3: Qmin :

Là mức điểm lưu lượng mà tại đó là thấp nhất đồng thời cũng xảy ra sai số lớn nhất trong điều kiện yêu cầu cho phép .

4:Phạm vi lưu lượng:

 Là phạm vi lưu lượng giới hạn bởi Qmax – Qmin tại vùng giới hạn này sai số cho phép phải nhỏ hơn sai số lớn nhất , có hai vùng giới hạn là vùng âm và vùng dương . Tức lớn hơn và nhỏ hơn Qn , hai phạm vi này được giới hạn ở mức cao nhất là +5% hoặc – 5%.

Cách đọc đồng hồ nước đơn giản, dễ hiểu

Cách đọc đồng hồ nước 4 kim và 5 số hiển thị m³

Cách đọc đồng hồ 5 số 4 kim

 

Bước 1: Xem dãy số m³

 Đồng hồ nước  4 kim và 5 số  là loại thông dụng được nhà máy cung cấp nước sạch lắp cho các hộ gia đình. 

 Trên mặt đồng hồ hiển thị dãy gồm 5 số. Dãy số hiển thị từ phải qua trái , thứ tự là : m³ – 10 m³-100 m³-1000 m³ -10000 m³ X  số hiển thị trên đồng hồ = Số m³ đang sử dụng.

Ví dụ:  Đồng hồ hiển thị 000050m3, thì lượng nước tương đương đã sử dụng hết 50m3.

 Bước 2:

Sau khi đọc xong dãy số hiển thị ở trên, ta tiếp tục nhìn đến các trục kim và ký hiệu số. Chúng chính là phần phụ, giải thích cho dãy số hiển thị.

 Kim đồng hồ đầu tiên hiển thị x 0.1: Kim quay 1 vòng từ 0 – 10, trên hộp số nhảy lên 1 số. Hiểu đơn giản là đồng hồ đã chạy được 1m³ nước tương đương với 1000 lít nước;

 Kim thứ hai là x 0.01: Loại kim này được tính là 100 lít có nghĩa là kim quay từ 0 – 1 là 10 tương đương với 10 lít nước, 1 – 2 là 2 lít nước cho đến 1 vòng sẽ tương ứng với 100 lít nước;

 Kim thứ 3 là x 0.001: Tương tự như vậy kim đồng hồ quay hết 1 vòng từ 0 – 10 thì được tính là 10 lít;

 Kim thứ 4 còn lại x 0.0001: Được tính là 10 lít 1 vòng và cứ kim quay đến 1 số nào đó là tương ứng với bấy nhiêu lít.

Số kim hiển thị thông báo độ chính xác của đồng hồ nước

Cách xem đồng hồ nước loại có chỉ số màu đỏ và màu đen 1 kim

 

Cách đọc đồng hồ 1 kim 8 số

 Bước 1: Xem dãy số m³

Dãy số m³ của loại đồng hồ nước này sẽ gồm 8 số (5 số màu đen, 3 số màu đỏ) .

+ 5 số đen là số m³ đã sử dụng. Từ trái sang phải là: hàng ngàn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

+ 3 số đỏ là số lít.  Từ trái sang phải là hàng trăm và hàng chục

Ví dụ như trên đồng hồ hiển thị 0850950 sẽ được đọc là 850 m³ 950 lít.

 

Bước 2: Xem kim đồng hồ

Kim đỏ phía dưới x 0.0001 chỉ hàng đơn vị. Tức là khi kim quay một vòng là 1 lít.

Với cách xem chỉ số đồng hồ nước này, khi tính số nước, nhân viên sẽ chỉ shi số m³ là số đen chứ không ghi theo số đỏ.

Với đồng hồ nước loại có chỉ số màu đỏ và màu đen 1 kim thì lượng nước dùng chỉ được tính bằng 5 số màu đen

 

Nguyên nhân khiến đồng hồ nước quay nhanh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng hồ nước chạy nhanh như : đồng hồ kém chất lượng , đồng hồ đã hết hạn sử dụng :(thường từ 3 -4 năm ) , đồng hồ đã kiểm định cũng có thể chạy nhanh nếu do vài nguyên nhân sau như hư trục quay , bánh răng mòn đầu tì làm cho chỉ số nước tăng cao hơn so với nước thực sử dụng .

Dù là nguyên nhân nào thì khi gặp trường hợp này người sử dụng phải bình tĩnh và hoàn toàn có thể chủ động khắc phục để tránh bị thiệt hại về tiền nước . Trước tiên người dùng phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống nước sinh hoạt trong nhà nhất là các khu như bồn cầu ( hệ thống tự tiêu và van phao xả nước ) ,

 Các khu vực vòi rửa lavabo … xem có bị hư hỏng và gây ra rò rỉ hay không bằng cách gắn một van khóa sau đồng hồ , nếu khi tất cả các van vòi trong nhà đã khóa và van khóa sau đồng hồ mở mà đồng hồ vẫn quay thì có thể do rò rỉ đường ống .

                      

Bồn cầu,thiết bị vệ sinh hở nước khiến lượng nước trong nhà tăng nhanh

Hướng dẫn : Cách sửa bồn cầu lỗi đơn giản

 Hoặc quý khách có thể thử kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng bằng những dụng cụ đơn giản và không tốn tiền nhưng vẫn đạt được sự chính xác để kiểm tra đồng hồ đó có chạy chính xác hay không .

Cách kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng dụng cụ đơn giản

Các dụng cụ chuẩn bị đơn giản :

1 : Đồng hồ nước cần kiểm tra

2:1 bồn nước 1000 lít là tốt vì thường các hộ dân hay mua về đựng nước giếng bơm

3:1 bộ ống nước từ bồn ra để gắn đồng hồ

 Đây là dụng cụ dành cho người không biết cách đọc các kim của đồng hồ và đồng hồ hiển thị trực tiếp dạng 1m3 .Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ, chúng ta gắn đồng hồ nước vào bồn nước sau đó khóa van xả và bơm đầy nước lên bồn .   

Sau khi nước đã đầy bồn đạt 1000 lít tương đương với 1m3 , chúng ta ngừng bơm và bắt đầu xả nước chảy qua đồng hồ nước ,

 Nếu khi nước chảy qua đồng hồ cho đến hết và số hiển thị nhảy 1m3 so với chỉ số ban đầu thì đồng hồ chạy chính xác , nếu vượt qua hoặc chưa nhảy được 1m3 thì đồng hồ đó không chính xác .

 Chính xác nhất là chúng ta phải coi kim nhỏ trên đồng hồ có kí hiệu X0,1 nếu kim này bắt đầu quay và kết thúc tại đúng số đó ví dụ khi bắt đầu xả nước nó ở : số 8 , và khi hết nước cũng tại số 8 thì đồng hồ đã đạt được 1m3 và chính xác . còn nếu ở số 7 hoặc số 9 thì đồng hồ đó đã chạy không chính xác .

 Với những người biết cách đọc kim trên đồng hồ thì chúng ta chỉ cần dùng bình nước uống 20 lít là có thể kiểm tra độ chính xác của đồng hồ dựa vào vòng quay của kim hiển thị : X0,0001 đây là kim hiển thị đơn vị đo nhỏ nhất 0,1 lít .

 Khi bắt đầu xả nước vào đồng hồ kim này chỉ là 1 và khi chảy hết bình nước 20 lít nó quay được 20 vòng và kết thúc ở số 1 tức là nó chính xác , nếu nó chỉ quay được 19 vòng hoặc 21 vòng tức là đồng hồ đó đã có sự thiếu chính xác .

Hướng dẫn : Cách lắp bồn cầu âm tường

 Nếu kiểm tra hệ thống van vòi, đường ống ổn định mà đồng hồ vẫn quay thì chúng ta liên hệ ngay với cơ quan cấp nước yêu cầu kiểm tra sửa chữa thay thế đồng hồ mới .

  Đồng hồ nước coi là hư hỏng và không chính xác khi sai số vượt quá 5% cho phép , nếu nghi ngờ đồng hồ không chính xác người dân được quyền yêu cầu thẩm tra kiểm định lại đồng hồ .

 Nếu đồng hồ chạy sai thì công ty cấp nước phải tiến hành thực hiện thay thế lắp đặt đồng hồ mới đạt chuẩn cho người tiêu dùng , nếu đồng hồ vẫn đạt chuẩn thì người dân phải đóng khoản chi phí kiểm định tường ứng cho cơ quan kiểm định. 

Mọi thắc mắc quý khách gửi về địa chỉ ; chúng tôi @gmail.com

Hướng Dẫn Chi Tiết Sử Dụng Đồng Hồ Vạn Năng Dạng Số

Các chức năng chính của đồng hồ vạn năng

Vì là một bài viết cho người mới nên chúng ta hãy điểm sơ lại một số chức năng chính của đồng hồ vạn năng để giúp bạn có thể hiểu rõ thêm về nó và lọc ra những tính năng hữu ích khi chọn mua thiết bị cho mình

1. Đo điện áp: Điện áp (V) là một giá trị cơ bản nhất cần phải đo được của một VOM. Điện áp được chia thành hai loại điện áp xoay chiều (V AC) và điện áp một chiều (V DC), điện áp xoay chiều có thể đo được khi cắm que đo vào ổ điện thông thường đồng hồ sẽ hiển thị ở mức 220V ~ 230V là mức điện áp dân dụng của Việt Nam. Điện áp một chiều có thể đo được ở các nguồn điện nhỏ như pin

2. Đo dòng điện: Dòng điện (A) cũng là giá trị cơ bản cần đo khi sử dụng đồng hồ vạn năng. Cũng tương tự như điện áp dòng điện cũng có dòng xoay chiều và dòng một chiều. Các thiết bị hoạt động với công suất lớn thường tiêu hao dòng điện lớn hơn ví dụ như các loại mô tơ, máy bơm, máy lạnh..

3. Đo điện trở: Điện trở (Ω) là một loại linh kiện xuất hiện trong hầu hết các bảng mạch do đó các dòng đồng hồ đo điện thường được tích hợp chức năng đo điện trở nhằm giúp người sử dụng tiện lợi hơn không cần sắm quá nhiều thiết bị vẫn có thể có được các chức năng đo cần thiết

4. Kiểm tra thông mạch: Một tính năng chính khác luôn cần phải có của một chiếc VOM đó chính là đo thông mạch, nó giúp bạn phát hiện xem các dây nối có chính xác hay không? Dây dẫn của bạn có bị đứt đoạn hay không? giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và sửa chữa

Đến đây chắc bạn đã hình dung được chiếc đồng hồ đo đa năng có thể làm được những gì rồi đúng không. Đối với việc kiểm tra sửa chữa đơn giản bạn chỉ cần một thiết bị có đầy đủ các chức năng cơ bản là đủ, nhưng cũng nên lưu ý không nên chọn các thiết bị có mức giá quá rẻ không đầy đủ các chức năng bảo vệ có thể gây cháy nổ trong quá trình làm việc nếu để thang đo không chính xác.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất

1️⃣ Hướng dẫn đo diện áp

– Bước 1: Chuyển núm đến vị trí V~ để mở chức năng đo điện áp – Bước 2: Cắm que đo vào thiết bị que đỏ ở cổng (VΩHz), que đen ở cổng COM – Bước 3: Quan sát trên màn hình ta sẽ thấy chức năng đo đang ở DC tức là đo điện áp một chiều – Bước 4: Nhấn vào nút SELECT màu xanh dương trên thiết bị để chuyển sang đo điện áp xoay chiều (AC) “hãy chọn chức năng bạn cần sử dụng” – Bước 5: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần kiểm tra – Bước 6: Đọc giá trị được hiển thị trên màn hình LCD

Lưu ý

Nếu trước chỉ số đo được có dấu (-) đảo ngược que đo lại và thực hiện phép đo

Chọn đúng thang đo AC khi đo điện xoay chiều và DC khi điện một chiều để tránh làm hỏng thiết bị

2️⃣ Hướng dẫn đo dòng điện

Đo dòng điện bằng VOM sẽ phức tạp hơn một chút so với đo điện áp thông thường đo dòng điện sẽ được chia thành các dải như hình mình họa ở trên là µA, mA, A. Vậy các bước đo như thế nào

– Bước 1: Chuyển núm đến vị trí đo dòng điện ở mức A~ tức là giá trị lớn nhất nếu bạn chưa biết dòng điện cần đo giá trị khoảng bao nhiều – Bước 2: Nhấn nút SELECT để chuyển qua lại giữa chế độ AC và DC. Chọn AC nếu đo dòng điện xoay chiều và DC cho dòng một chiều – Bước 3: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đỏ cắm vào cổng đo ở mức A – Bước 4: Tiến hành phép đo và đọc kết quả đo trên màn hình – Bước 5: Nếu giá trị nhỏ ở mức mA, chuyển thang đo về mA và cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để có kết quả chính xác hơn – Bước 6: Khi để chuyển về chế độ mA mà giá trị vẫn nhỏ hơn chuyển tiếp thang đo về μA khi đó kết quả sẽ chính xác nhất

Lưu ý

Nên chọn đúng thang đo để kết quả đo chính xác nhất

Que đo phải kết nối chắc chắn với mạch, tránh chập chờn gây nguy hiểm cho mạch

Không để thang đo điện áp để đo dòng điện có thể gây hỏng đồng hồ

3️⃣ Hướng dẫn đo điện trở

Đo điện trở cũng tương tự như hai phép đo trên, tuy nhiên để đo được giá trị điện trở chính xác và không gây hư hỏng thiết bị bạn cần tham khảo kỹ các lưu ý bên dưới

– Bước 1: Chuyển núm đến vị trí đo điện trở / thông mạch / đi-ốt – Bước 2: Nhấn SELECT để chuyển đến chức năng đo điện trở “Ω” – Bước 3: Cắm que đỏ vào cổng VΩHz, que đen vào cổng “COM” – Bước 4: Kết nối que đo vào hai chân của điện trở (có thể đo lại 2 lần để có kết quả chính xác nhất) – Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Lưu ý

Không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện “Trước khi đo cần tắt nguồn”

Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp hoặc dòng sẽ gây hỏng thiết bị

Không nên đo điện trở trực tiếp trong mạch có thể bị sai số bởi linh kiện khác

Đo điện trở nhỏ (<10Ω) nên để que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả sẽ không chính xác

4️⃣ Hướng dẫn kiểm tra thông mạch

Đo thông mạch là một biện pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả nó cho chúng ta biết mạch cần đo có bị đứt hoặc hư hỏng ở đâu để có thể dễ dàng tìm hướng xử lý

– Bước 1: Chuyển núm về khu vực đo điện trở / thông mạch / đi-ốt – Bước 2: Nhấn nút SELECT để chuyển về chế độ kiểm tra thông mạch hình âm thanh – Bước 3: Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz – Bước 4: Cắm hai đầu que đo vào hai đầu đoạn dây hoặc mạch cần đo – Bước 5: Nếu có âm báo píp píp chứng tỏ mạch không bị đứt và ngược lại không có âm thanh phát ra chứng tỏ mạch đang kiểm tra đang gặp vấn đề mà bạn cần phải giải quyết

5️⃣ Hướng dẫn kiểm tra đi-ốt

Kiểm tra đi-ốt là sử dụng thang đo đi-ốt của đồng hồ vạn năng để kiểm tra xem linh kiện có còn sử dụng tốt hay không

– Bước 1: Chuyển núm về khu vực đo điện trở / thông mạch / đi-ốt – Bước 2: Nhấn nút SELECT chuyển đến chế độ kiểm tra đi-ốt (ký hiệu đi-ốt) – Bước 3: Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz – Bước 4: Xác định hai cực Anot và Katot của đi-ốt – Bước 5: Nối que đen của đồng hồ vào Katot và que đỏ vào Anot (phương pháp đo thuận)

Lưu ý

6️⃣ Hướng dẫn kiểm tra tụ điện

Đo tụ cũng là một tính năng được sử dụng nhiều nên được tích hợp trong nhiều dòng VOM chất lượng ngày nay. Tuy nhiên, đây không phải là chức năng chuyên dụng của nó nên thời gian đáp ứng của phép đo tương đối lâu và dải đo không rộng. Do đó, cần tham khảo kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm xem nó có đo được tụ điện ở giá trị đó không trước khi tiến hành phép đo

– Bước 1: Chuyển núm về chức năng đo tụ điện (như hình trên) – Bước 2: Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz – Bước 3: Tiến hành phép đo và đọc giá trị trên đồng hồ VOM

7️⃣ Hướng dẫn sử dụng tính năng NCV của đồng hồ vạn năng

NCV là một tính năng khá hay ho mà các hà sản xuất tích hợp lên chiếc VOM của mình. Chức năng này sẽ cho phép bạn kiểm tra dòng điện cảm ứng không cần chạm vào trực tiếp giống như một chiếc bút thử điện cảm ứng. Khi kích hoạt chức năng này hãy đưa đầu của VOM về những nơi mà bạn cần kiểm tra như: ổ điện này hiện đang có điện hay không, hay kiểm tra đường dây điện âm trong các tường mỏng, kiểm tra độ rò rỉ điện của các thiết bị…

Độ mạnh yếu của tín hiệu điện sẽ được biểu thị bằng tiếng píp píp. Càng ở gần nơi có điện mạnh âm báo sẽ càng lớn, báo liên tục và ngược lại. Ngoài ra, sự mạnh yếu của điện cảm ứng còn được biểu thị bằng số vạch ngang trên màn hình 1 vạch ngang là yếu nhất và tăng từ từ đến 4 vạch

– Bước 1: Vặn núm điều chỉnh đến chức năng NCV – Bước 2: Đưa đầu VOM đến các khu vực cần kiểm tra điện áp

Lưu ý

Đây cũng chỉ là tính năng phụ của VOM có thể đo một số dây điện âm tường đối với các tường có kích thước mỏng, các ổ cắm nằm lộ thiên tường dày đành bó tay

8️⃣ Hướng dẫn đo nhiệt độ

Nắm được nhu cầu của khách hàng, đồng hồ vạn năng Đài Loan TM-197 còn được nhà sản xuất tích hợp thêm chức năng đo nhiệt độ để ta có thể kiểm tra đồng thời nhiệt độ hoạt động của thiết bị xem có nằm trong ngưỡng cho phép hay không để có thể kiểm tra thêm một số lỗi khác của thiết bị phù hợp cho các công việc như sữa chữa máy lạnh hoặc các loại động cơ

– Bước 1: Vặn núm điều chỉnh đến chức năng đo nhiệt độ °C(°F) – Bước 2: Cắm sensor đo nhiệt độ vào cổng + – – Bước 3: Đưa đầu sensor đến các vị trí cần đo – Bước 4: Đọc giá trị nhiệt độ hiển thị trên màn hình

9️⃣

Hướng dẫn kiểm tra pin con ó còn tốt hay không bằng VOM

Tiếp theo hãy đến với một phép đo khá đơn giản và hay ho mà chúng ta có thể áp dụng ngay vào cuộc sống, đó chính là dùng đồng hồ đo điện đa năng kiểm tra xem pin tiểu hay pin còn gọi là pin AA có còn sử dụng được hay không? Chắc hẳn nhiều bạn chỉ sử dụng pin tiểu một lần, sau khi hết thì bỏ luôn phải không? Vì pin tiểu đâu sạc được

Điều này chưa hẳn là đúng vì pin tiểu con ó sau khi hết ở lần đầu tiên, thực ra vẫn còn một phần năng lượng còn sót lại. Phần năng lượng này vẫn có thể sử dụng vài ngày nếu bạn sử dụng các thiết bị tiêu thụ pin ít như remote TV, máy lạnh, chuột không dây…

Giá trị pin ban đầu

– Như các bạn đã biết giá trị pin ban đầu là 1.5VDC. Bạn có thể quan sát trên vỏ pin

Pin sau khi hết sử dụng

– Đây là giá trị của pin sau khi sử dụng hết lần ở lần 1

Pin sau khi tái sử dụng 1 lần

– Sau một thời gian, hãy lấy viên pin đã qua sử dụng và tái sử dụng lần 2

– Ở lần này thời gian sử dụng dĩ nhiên sẽ không nhiều nhưng vẫn có thể trụ được vài giờ hoặc vài ngày

– Sau đã dùng hết pin ở lần tái sử dụng này. Dùng VOM đo lại giá trị, nếu đồng hồ hiển thị < 13VDC. Pin đã cạn và không thể tiếp tục tái sử dụng

Ngoài ra, còn có chức năng đo tần số và kiểm tra Transistor đơn giản bạn có thể thực hiện theo quy trình như trên hoặc chat với Lidinco để được hỗ trợ thêm 

Trong thực tế đồng hồ của các bạn có thể nhiều hoặc ít chức năng hơn chiếc đồng hồ mẫu là TM-197 của Lidinco nhưng cách sử dụng của chúng gần như tương tự nên bạn hãy linh hoạt khi sử dụng vì thông thường các ký hiệu của chúng sẽ gần giống nhau

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG ĐT: +84 8 3977 8269 / +84 8 3601 6797 Đ/C: 14 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM

Chức Năng Ncv Trên Đồng Hồ Vạn Năng Là Gi

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị đo lường điện tử cực kỳ mạnh mẽ, nó cho phép bạn kiểm tra hầu hết các thông số cơ bản trong điện tử như điện áp, dòng điện, điện dung, điện trở, tần số… chỉ với một thiết bị nhỏ gọn

Chức năng NCV là gì?

NCV (viết tắt của Non Contact Voltage) chúng ta có thể dịch nôm na là chức năng kiểm tra điện áp mà không cần tiếp xúc trực tiếp hay còn gọi là chức năng kiểm tra điện bằng cảm ứng

Như vậy, đối với những dòng đồng hồ vạn năng có tính năng NCV chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra một mạch, ổ cắm hoặc một dây dẫn bất kỳ có điện hay không bằng cách đơn giản đó là đưa đồng hồ lại gần vật cần kiểm tra (không cần sử dụng que đo)

Nếu trong vật dụng cần kiểm tra có điện, đồng hồ sẽ phát âm báo hoặc hiển thị thông báo trên màn hình để bạn biết khu vực này có điện hày không – rất tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa

Để dễ dàng hình dung hơn thì chức năng NCV này y chang với chức năng của các loại bút thử điện cảm ứng

Sử dụng chức năng kiểm tra NCV trên đồng hồ vạn năng như thế nào?

Bước 1: Vặn núm điều chỉnh của đồng hồ đến chức năng NCV hoặc nhấp bấm vào nút chức năng NCV trên đồng hồ (đối với các thiết bị khác)

Bước 2: Đưa phần cảm biến đo điện cảm ứng (thường nằm ở phần đầu đồng hồ đo) đến các vị trí mà bạn cần kiểm tra có điện hay không. Ví dụ như ổ điện, đoạn dây điện bất kỳ

Bước 3: Theo dõi tín hiệu báo từ đồng hồ– Loại báo hiệu 1: Đồng hồ sẽ phát ra âm báo, càng gần nguồn điện mạnh âm báo “bíp bíp” sẽ càng lớn và nhanh– Loại báo hiệu 2: Bạn quan sát trên bề mặt đồng hồ sẽ thấy những vạch báo hiệu. Nếu điện yếu đồng hồ sẽ hiển thị một vạch, cường độ điện càng mạnh (hoặc càng ở gần nguồn điện) đồng hồ sẽ hiển thị càng nhiều vạch (tối đa 4 vạch với TM-197)

Mua đồng hồ vạn năng mua NCV ở đâu?

Để mua đồng hồ vạn năng TM197 có chức năng đo NCV bạn vui lòng liên hệ với Lidinco để mua được sản phẩm chính hãng với mức giá tốt nhất

Ngoài chức năng đo NCV, TM197 còn được trang bị các tính năng hữu dụng khác như đo True RMS để đo giá trị điện xoay chiều, đèn nền để làm việc trong các môi trường thiếu sáng hoặc chức năng đo nhiệt độ để kiểm tra nhiệt độ làm việc của thiết bị có đang bình thường hay không

👉👉👉 Mời bạn tham khảo sản phẩm đồng hồ đo đa năng TM197: Tại đây

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNGĐT: +84 8 3977 8269 / +84 8 3601 6797Email: sales@lidinco.com /Website: chúng tôi Đ/C: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Đo Và Kiểm Tra Thạch Anh Còn Sống Hay Chết Trên Bo Mạch Bằng Đồng Hồ Vạn Năng Và Máy Hiện Sóng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!