Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Chọn Giày Chạy Bộ Đúng Size Đúng Chuẩn Cho Runner được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hầu hết khi ra cửa hàng bán giày thể thao chúng ta đều có thể nhận thấy các đôi giày đều rất vừa vặn với đôi chân của mình và nhìn chung là chúng rất thoải mái. Tuy nhiên, một thực tế rằng những đôi giày chạy bộ đó có phù hợp với bạn hay không thì cần phải chạy vài kilomet thì mới có thể xác định chính xác được. Dù cho đó là 1 đôi giày hàng hiệu đắt tiền thì phong cách chạy của bạn và hình dạng bàn chân bạn mới là thứ quyết định chính trong khi đi mua giày.
Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ phù hợp 1 cách dễ dàng Bạn sẽ cần đánh giá đôi giày của mình qua 3 bước như sau
Xác định kiểu chạy, địa hình và phong cách chạy của bạn.
Chọn các kiểu giày và tính năng mà bạn cần
Thử giày để tìm đôi phù hợp nhất.
Các kiểu giày chạy bộĐể chọn giày chạy bộ đúng thì bạn cần phải biết địa hình mà mình sắp sửa chạy gồm có:
Giày chạy đường nhựa (Road-running): Là những loại giày được thiết kế để chạy trên đường bằng, vỉa hè và 1 số chỗ địa hình không bằng phẳng. Chúng thường rất nhẹ và linh hoạt, được làm bởi những miếng đệm hoặc miếng ổn định bàn chân khi chạy trên các bề mặt cứng.
Giày chạy địa hình (Trail Running): Là loại giày được thiết kế để chạy trên những bề mặt lồi lõm, nhiều đá, bùn, rễ cây và nhiều trở ngại khác trong đường rừng. Chúng có những miếng cao su giày dưới đế để tăng cường độ bám dính và bảo về bàn chân tốt hơn.
Giày Cross Training: Loại giày này được thiết kế chuyên cho các bạn tập luyện tại các phòng tập thể dục, tập gym hay Crossfit….
Bạn chạy bộ như thế nào ? 1. Chân bình thườngThể hiện sự mài mòn vào phần giữa bàn chân và 1 phần nhỏ gót chân, đây là kiểu bàn chân tự nhiên của những người có thói quen chạy bằng gót giày (heel striking).
Dấu hiệu đó là giày của bạn sẽ bị mòn nhiều phần rìa bên ngoài giày, những người này cần những đôi giày có lót đệm hoặc giày hỗ trợ cân bằng.
Phù hợp nhất cho những người có bàn chân lật trong, với các đặc tính như là gót giày cứng hơn, hoặc có khuông thẳng hơn (straighter last) thay vì hơi cong như bình thường để chống lại hiện tượng lật ngoài.
4. Giày chân trần (Barefoot shoes)Đế giày chỉ cung cấp sự bảo vệ ở mức tối thiểu để tránh các chấn thương gây nên trên mặt đường, một số loại thậm chí còn không có miếng đệm hoặc chỉ rất mỏng (3-4mm) nằm giữa bàn chân với mặt đất.
Tất cả các loại giày chân trần đều không có chỉ số chênh lệch về độ cao giữa gót và mũi giày – Zero Drop (Drop là sự khác biệt về chiều cao giữa mũi giày và gót giày). Điều này khuyến khích người chạy tiếp đất bằng lòng bàn chân hoặc ức bàn chân.
Giày chạy truyền thống thì ngược lại, chỉ số chênh lệch thường giao động khoảng 10-12mm và khuyến khích tiếp đất bằng gót chân.
5. Giày tối giản (Minimalist shoes)Những loại giày này có cấu trúc siêu nhẹ, không có đệm lòng bàn chân hoặc rất ít, gót giày cao hơn mũi khoảng 4-8mm, khuyến khích chuyển động tự nhiên và tiếp đất bằng lòng bàn chân, trong khi vẫn đảm bảo sự êm ái và linh hoạt.
Một số đôi giày tối giản có thiết kế cho những người lật trong chuyển trạng thái chuyển động sang như chạy chân trần.
Các tính năng của giày chạy bộ Mũ giày chạy
Da tổng hợp: Là loại vật liệu mềm, bền, chống trầy xước, có nguồn góc chủ yếu từ Nylon và Polyester. Da tổng hợp nhẹ, nhanh khô và thoáng khí hơn da thật, thêm vào là da tổng hợp không cần thời gian chạy rà.
Sợi nylon Là lớp dưới sợi nylon là loại vật liệu bền, thường được dùng để giảm trọng lượng và tăng sự ổn định.
Lớp phủ bằng nhựa dẻo TPU (thermoplastic urethane) được phủ lên phía trên lớp chất liệu thoáng khí của giày (ví dụ như vùng lòng bàn chân hoặc gót chân). Chất liệu chống trầy xước này giúp tăng cường sự ổn định và độ bền cho giày.
Mũ giày bằng chất liệu thOáng khí và không thấm nước sử dụng 1 lớp màng thoáng khí, không thấm nước, liên kết với lớp vải lót mặt trong giày. Lớp màng này ngăn hơi ẩm xâm nhập nhưng vẫn để bàn chân được thoáng khí. Giày sử dụng những lớp màng này giữ cho bàn chân được khô trong môi trường ẩm mà chỉ mất chút ít sự thông thoáng.
Đệm đế giày chạy bộ
Đệm đế giày (midsole) là một lớp đệm có chất liệu bền nằm giữa phần ngoài và phần mũ giày.
Xốp EVA (ethylene vinyl acetate) là 1 loại xốp được sử dụng phổ biến cho phần đế giày chạy bộ, những loại giày có lớp đệm thường sẽ dùng xốp EVA. Một số loại chèn nhiều lớp EVA để tạo ra 1 kiểu đặc biệt.
Đệm lòng bàn chân (Medial posts) là lớp đệm bằng xốp EVA cứng hơn, tăng độ cứng cho phần đệm gót giày, lớp đệm này thường thấy ở giày tăng sự ổn định, nó giúp giảm thiểu lật bàn chân và tăng độ bền khi sử dụng.
Phiến (Plates) được làm từ các vật liệu mỏng và linh hoạt (thường làm từ nylon hoặc nhựa dẻo TPU) giúp làm cứng thêm đế giày ở phần ức bàn chân. Phiến thường được sử dụng ở giày chạy đường mòn giúp bảo vệ giày khi chịu tác động của sỏi đá hay rễ cây.
Shanks giúp làm cứng phần giữa của giày để bảo vệ lòng bàn chân và gót chân. Nó giúp đảm bảo độ cứng khi chạy trên địa hình nhiều sỏi đá.
Đế giàyHầu hết giày chạy đường bằng được làm đế giày bằng cao su các-bon có bề mặt gồ ghề. Cao su nở (blown rubber) có độ êm tốt hơn – thường được sử dụn ở vùng ức bàn chân. Những người chạy đường mòn thường có xu hướng dùng giày với lớp đế ngoài bằng cao su các-bon (carbon rubber) để chống chọi tốt hơn với những vết trầy xước, trong khi giày chạy đường bằng thường được làm với cao su nở để giảm trọng lượng
Chỉ số Heel-to-toeĐây là chỉ số thể hiện sự khác biệt giữa độ cao của gót giày với mũi giày, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ tiếp đất ra sao khi chạy bộ. Chỉ số từ 0-8mm sẽ giúp tiếp đất bằng bàn chân hoặc ức bàn chân và chỉ số từ 10-12mm sẽ giúp bạn tiếp đất bằng gót chân.
Lưu ý: Độ cao của gót với mũi giày và độ êm là 2 thứ độc lập. Bạn vẫn có thể tìm thấy đôi giày có chỉ số bằng 0 nhưng vẫn cực êm.
Phần sau gót giày (Heel Counter)Phần sau gót giày là một cấu trúc cứng bao quanh gót, mang lại khả năng kiểm soát chuyển động, đôi khi được lót thêm một miếng nêm, giúp tăng độ êm cho vùng sau gót chân. Điều này có thể giúp những người đang mắc chứng viêm gân gót cảm thấy dễ chịu hơn.
Đệm lòng bàn chân (Medial Post or Torsion Bar)Bộ phần này được đặt vào giày ở phần lõm của lòng bàn chân, giúp kiểm soát chuyển động, kiểm soát độ lật vào trong hay ra ngoài quá mức của bàn chân, được thiết kế cho những người có bàn chân lật trong hay bàn chân lật ngoài.
Mẹo thử giày chạy xem có phù hợp không
Kích thước chân: Khuôn đến giày có sự khác nhau giữa các nhà sản xuất lẫn mẫu mã. Bạn nên tăng hoặc giảm từ 0.5 đến 1 số khi mua. Nếu bạn không chắc chắn thì hãy đo chân trước khi mua.
Thử giày vào cuối ngày: Vào cuối ngày bàn chân bạn sẽ phình to hơn 1 chút và thử giày lúc này sẽ giúp bạn chọn được đôi giày vừa vặn nhất.
Nếu bạn sử dụng lót giày chỉnh hình, hãy mang theo khi mua giày chạy bộ vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ vừa của giày.
Bạn không cần phải đi đúng giày theo giới tính, bạn là nam chân nhỏ thì vẫn mang giày của nữ được và ngược lại. Miễn là nó phù hợp với bàn chân bạn.
Hãy chân nhắc đến phụ kiện lót giày, nó có thể giúp tăng sự thoải mái, vừa vặn, hỗ trợ tốt hoặc cả 3.
Infographic về việc chọn giày chạy bộCách Chọn Giày Chạy Bộ * Yêu Chạy Bộ
GIÀY CHẠY ĐƯỜNG BẰNG
Dùng cho đường nhựa, vỉa hè và các đường chạy ít ghồ ghề
Nhẹ và mềm dẻo, linh hoạt
Thiết kế tối ưu sự đàn hồi và cân bằng
GIÀY CHẠY ĐỊA HÌNH
Dành cho những buổi dã ngoại
Đế giày bằng cao su chuyên dụng để tăng độ bám
Thiết kế tối ưu sự cân bằng, hỗ trợ và bảo vệ bàn chân
2. PHÂN LOẠI BÀN CHÂNCỔ CHÂN: Độ xoay cổ chân ảnh hưởng đến chuyển động ngang của bàn chân khi tiến về phía trước
Lệch trong (OVER PRONATION):Chọn loại giày có cấu trúc ổn định và hỗ trợ kiểm soát chuyển động
Lệch ngoài (UNDER PRONATION): Chọn loại giày có đệm dày êm chân và mềm mại hỗ trợ chuyển động linh hoạt
LÒNG BÀN CHÂN: Độ lõm của lòng chân sẽ ảnh hưởng đến hướng xoay cổ chân (PRONATION)
3. NẮM BẮT ĐỊA HÌNH CHẠYĐƯỜNG CHẠY: Đế giày được thiết kế để sử dụng trên những địa hình nhất định
Đường phố: Chọn loại giày nhẹ, linh hoạt và êm chân
Địa hình: Chọn loại giày có cấu trúc ổn định cùng đế giày chắc chắn để tăng độ bám
ĐỘNG LỰC CHẠY: Ghi lại tốc độ và quãng đường chạy nhằm xác định tuổi thọ của giày.
Giữ dáng, thư giãn và thể dục: giày được sử dụng hạn chế
Cải thiện tốc độ: giày được sử dụng nhiều hơn và mau rách hơn
Cải thiện thể lực: giày phải thoái mái để có thể chạy trên quãng đường dài liên tục
Marathon và ba môn phối hợp: giày cần phải bền và đa năng.
Chạy thoát thân: giày phải có gắn động cơ phản lực
KHI NÀO CẦN MUA GIÀY MỚI: Bạn nên thay giày mới khi sau khi chạy 600-900 km hoặc 3-4 tháng
4. AM HIỂU CÁCH THẮT DÂYBạn có biết có đến hơn 30 kiểu thắt dây giày khác nhau KỸ THUẬT THẮT DÂY
Ngón chân cái: Nâng cao mũi giày giúp ngón chân cái không bị quằn
Trượt gót: Cố định gót chântránh dịch chuyển quá mức gây phòng giộp
Chân lõm: Loại bỏ áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm trên mu bàn chân
Mạng nhện: Luyện tính kiên nhẫn và sự khéo léo
5. LỰA CHỌN GIÀY PHÙ HỢPCHÚ Ý KHI MUA GIÀY CHẠY BỘ
Chừa 1 lóng tay phần mũi giày để có khoảng trống cho chân giãn nở và khi chạy xuống dốc
Đi mua giày buổi chiều tối vì khi đó bàn chân giãn nở tối đa nhất trong ngày
Mang theo đế lót chỉnh hình khi thử giày nếu có sử dụng
Tăng đàn hồi và độ ổn định bằng miếng lót chuyên dụng như Superfeet® hay Spenco®
6. NẮM BẮT THÔNG TINTIN TỐC ĐỘ
Kỷ lục thế giới chạy 100m: 9.58s
Kỷ lục thế giới đi bộ 50.000m: 3:35:27.2s
Báo cheetah là động vật nhanh nhất trên cạn: 112-120 km/h, báo cheetah có thể tăng tốc nhanh hơn 1 chiếc xe Ferrari testarossa (0-100 km/h trong 3 giây)
THỐNG KÊ VUI Cấu tạo bàn chân và cổ chân
Xương: 26
Khớp: 33
Cơ, gân, dây chằng: hơn 100
Số bước 1 ngày: 10k
Quãng đường đi suốt đời: 160k km
Số tuyến mồ hôi ở bàn chân: 250000, tiết ra 0.5l mồ hôi mỗi ngày
Chiều dài trung bình của bàn chân: 26.29cm
Hướng Dẫn Chạy Bộ Tại Chỗ Đúng Cách Dễ Thực Hiện
– Thứ nhất là về tư thế: Khi chạy bộ tại chỗ, tư thế chạy chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng. Giữ dáng người thẳng là yêu cầu đầu tiên khi mọi người chạy bộ tại chỗ cần lưu ý. Dáng chạy thẳng người khi đứng tại chỗ sẽ làm giảm áp lực lên đầu gối giúp người chạy đạt được hiệu quả nhanh hơn.
– Thứ hai là khi chạy bộ tại chỗ thì không nên dậm chân mạnh: Khi chạy bộ tại chỗ, nghe tiếng bước chân để biết mình có chạy đúng cách hay không. Nếu hoàn toàn không phát ra âm thanh, bạn đang chạy đúng cách. Bạn phải chạy bằng đầu chân, dưới ngón chân, không dồn áp lực xuống gót chân hay ngón chân. Buông lỏng bàn chân trên nền đất và dậm chân sẽ gây ra sóng va chạm tới xương ống chân, đầu gối và lưng, gây tổn thương
– Thứ ba là về trang phục khi chạy bộ tại chỗ: Khi chạy bộ tại chỗ, bạn không nên quá cầu kỳ về trang phục chỉ cần yếu tố thoáng mát và thấm hút mồ hôi là được. Giày chạy bộ không bắt buộc phải có, với băng chạy êm chân và nhẵn mịn đôi khi bạn có thể chạy chân trần trên máy cũng không gây nguy hiểm cho đôi chân
– Thứ tư là thực hiện bài tập khởi động trước khi chạy bộ tại chỗ là hết sức cần thiết. Đây là bài tập bổ trợ vận động đơn giản với động tác xoay khớp, căng cơ, chạy bước nhỏ. Khởi động trước khi chạy bộ sẽ làm tăng mạch đập, đẩy nhanh lưu lượng tuần hoàn máu, tăng cường sự linh hoạt của các nhóm cơ, để khi vận động thêm linh hoạt, giúp cơ thể sản sinh ra năng lượng nhanh hơn.
– Thứ năm là cung cấp nước cho cơ thể: Một số người thường đau một bên bụng sau khi chạy một lúc. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này. Uống một cốc nước (ở mức nhiệt độ phòng) 30 phút trước khi chạy có thể tránh đau bụng. Mất nước còn có thể gây căng cơ.
– Thứ sáu, thở bằng mũi khi chạy bộ tại chỗ cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Bởi khi thở bằng miệng làm mất nước và khiến người chạy nhanh chóng mệt mỏi. Thở bằng mũi khi chạy bộ sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn và không mệt mỏi đến cơ thể nếu bạn muốn chạy trong thời gian dài
10 Lợi Ích Của Chạy Bộ Và Hướng Dẫn Chạy Bộ Đúng Cách Khoa Học
Ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn bài viết tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích xoay quanh bộ môn chạy bộ. Chạy bộ là gì? Tác dụng của chạy bộ với cơ thể ra sao?
Và làm cách nào để phát huy tối đa lợi ích của việc chạy bộ. Bằng những hướng dẫn chi tiết về cách chạy bộ đúng cách cụ thể nhất, chắc chắn các bạn sẽ tìm được phương pháp tập luyện chạy bộ phù hợp với bản thân.
Tiếp theo công việc của bạn sẽ là lên kế hoạch thời gian tập luyện, bạn sẽ thấy được sức khỏe và vóc dáng của bạn sẽ được cải thiện một cách rõ nét theo thời gian. Và khi đó chạy bộ sẽ trở thành một thói quen gây “nghiện” cho bạn đó.
Đôi nét về nguồn gốc của chạy bộ ?
Chạy bộ (Running) có nguồn gốc lịch sử từ xa xưa, từ thời con người tiến hòa và bắt đầu đứng thẳng, di chuyển bằng 2 chân. Hoạt động thể hiện quá trình chạy rõ nhất là khi con người thời tiền sử tham gia vào các hoạt động săn bắt động vật( thời kỳ săn bắn hái lượm).
Cho tới nay chạy bộ đã trở thành một môn thể dục thể thao có mức độ phổ biến nhất trên thế giới. Sau này bộ môn chạy bộ có rất nhiều biến thể và được đưa vào trong các cuộc thi với nhiều hình thức khác nhau như:
+ Điền kinh: Chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy tiếp sức….
+ Chạy Marathon: Với nhiều cự ly khác nhau thường là chạy 10km, 21km, 42,2km.
Nhưng thông thường khi nói tới chạy bộ, chúng ta sẽ hiểu theo nghĩa là một môn thể thao mà chúng ta sẽ di chuyển bằng cách chạy một cách tự do với mục đích chủ yếu là nâng cao sức khỏe.
Chạy bộ là hoạt động di chuyển của cơ thể con người mà ở đó một loạt các hoạt động của cơ thể từ trong ra ngoài sẽ hoạt động liên tục. Từ cử động của đôi chân, cử động hông, tay, cánh tay, hệ thống tuần hoàn, tuyến mồ hôi nhịp thở….
Các kiểu chạy bộ phổ biến hiện nay
Cách phân loại này không có ghi trong tài liệu nào, mà đơn giản chúng tôi chỉ phân loại theo các hình thức chạy thực tế hiện nay.
Chạy việt dã
Khác với cách chạy nước rút hay chạy marathon, chạy việt dã thường mang tính cổ động phong trào thể thao rèn luyện sức khỏe và thường không được đưa vào trong thi đấu điền kinh.
Chạy việt dã có đặc điểm là chiều dài đường chạy thường là 5km tới 15km. Chạy việt dã vượt qua các chướng ngại vật tự nhiên.
Chạy bộ đường trường
Hình thức này giống như chạy marathon, hình thức tổ chức chạy bộ đường trường là một cuộc thi có tính thành tích thi đấu. Quảng đường chạy thường là 5km, 10km, 21km và trên 42km.
Hình thức này cũng có 2 nội dung là chạy bộ trên trường đua và chạy bộ tự nhiên(đường núi, đồng bằng..)
Chạy bộ thông thường
Hình thức chạy bộ tự do, không luật lệ, không có mốc thời gian và không áp lực thành tích. Là hoạt động mang tính hàng ngày với mục đích chính là rèn luyện sức khỏe. Và đây cũng là nội dung chính mà chúng ta sẽ đào sâu tìm hiểu ở những phần tiếp theo của bài viết này.
Những lợi ích với sức khỏe đã lôi kéo rất nhiều người từ mọi tấng lớp, lứa tuổi tham gia vào bộ môn thể thao chạy bộ.
Chạy bộ trên máy chạy bộ
Là một xu hướng hiện nay việc chạy bộ trên máy mang lại rất nhiều lợi ích. Chủ động hơn, không cần quan tâm nhiều tới thời tiết”mưa hay lạnh đều chạy được”. Tiết kiệm thời gian và chủ động được “chỉ với nút công tắc nguồn”.
Chạy bộ mỗi ngày có tốt không?
Đây thường là những câu hỏi mà những người mới tham ra vào bộ môn chạy bộ rất băn khoản. Chạy bộ hàng ngày có tốt không?
Câu trả lời của chúng tôi là chạy bộ là bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, chỉ cần bạn luyện tập đúng cách, lên lịch chạy hàng ngày một cách khoa học thì chạy bộ sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
10 tác dụng của chạy bộ với cơ thể chúng ta
Nói chung bất kỳ môn thể thao vận động nào cũng đều có lợi cho sức khỏe. Sức khỏe ở đây bao gồm cả sức khỏe cả về mặt thể xác và sức mạnh y chí.
1.Chạy bộ hàng ngày có lợi cho hệ tim mạch.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì việc chạy bộ một cách đều đặn và có phương pháp sẽ làm giảm một cách rõ rệt nhất những nguy cơ mắc các bện về tim mạch.
Cụ thể hơn là giảm khoảng 45% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, kích thích cơ thể gia tăng lượng cholesterol HDL, là yếu tố có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó việc tập luyện chạy bộ còn giúp giảm nguy cơ bị các bệnh về cao huyết áp.
2. Giúp hệ hô hấp hoạt động tốt và khỏe mạnh hơn
Việc hít thở khi chạy bộ giúp cho phổi có thể thải hết những không khí vẫn còn đọng lại sâu bên trong phổi, cung cấp nhiều hơn lượng oxi cho hệ tuần hoàn.
Đặc biệt nếu như các bạn tập thể dục vào buổi sáng hít thở không khí trong lành thì hệ hô hấp của bạn sẽ rất khỏe mạnh.
3. Chạy bộ có tác dụng giảm cân, chống béo phì hiệu quả
Theo nghiên cứu khoa học thì một người chạy khoảng trên 100km sẽ tiêu thụ tới 100 Calo, không những vậy thời gian sau khi chạy xong lượng calo của cơ thể vẫn tiếp tục bị đốt cháy.
Chạy bộ còn làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể đốt cháy mỡ thừa, đó chính là những nguyên nhân chính mà lớp mỡ “rất sợ” những ai kiên trì luyện tập thể thao nói chung và bộ môn chạy bộ nói riêng.
4. Chạy bộ giúp giữ dáng người thon gọn hơn.
Nối tiếp tác dụng giảm cân, chạy bộ thường xuyên và chạy bộ đúng cách sẽ giúp cho cơ thể bạn có được khối cơ săn chắc, với các vòng cân đối.
5. chạy bộ giúp sống thọ hơn.
Những người có thói quen chạy bộ hay đi bộ hàng ngày, sẽ có được một sức khỏe rồi rào tinh thần sáng khoái chính vì vậy mà tuổi thọ cũng tăng lên”một tiếng chạy bộ sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của mình lên 7 tiếng”.
Thói quen tốt là vũ khí đầy sức mạnh, có nhiều các cụ ông cụ bà trên 70 tuổi vẫn có thể tham gia những cuộc thi chạy đường trường, đó chính là minh chứng của một thói quen và nối sống khoa học và lành mạnh.
6. Giúp giảm Stress trong công việc và cuộc sống
Trong cuộc sống cũng như trong công việc hàng ngày, đôi khi bạn sẽ phải chịu những áp lực không thể tránh khỏi, chính vì vậy hãy tìm cho mình một cách giải tỏa căng thẳng phù hợp để không bị tress hay tệ hơn là hội chứng trầm cảm.
Và chạy bộ cho tới khi toát mồ hôi ra, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bạn như được thu nạp thêm một nguồn năng lượng sống tích cực, tươi mới. Tôi dám cá nếu như bạn đã quen với việc chạy bộ thì bạn sẽ thấy được rõ nhất tác dụng này.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn phải ngồi quá lâu trong chiếc ghế đặt trong văn phòng và ngồi lỳ trước màn hình máy vi tính cả 7,8 tiếng thì chỉ cần bạn bỏ ra 15 tới 20 phút chạy bộ thôi, cơ thể bạn sẽ chuyển sang từ trạng thái căng thẳng tới trạng cân bằng.
Đây là cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả, đơng giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng cho cuộc sống cá nhân của mình.
7. Giúp tăng khả năng tập chung cải thiện trí nhớ.
Thường xuyên chạy bộ giúp giải phóng bộ não của bạn khỏi những căng thẳng, cung cấp một lượng oxi rồi rào cho bộ não. Và khả năng ghi nhớ của bạn cũng sẽ được tăng lên nhiều lần.
8. Giúp ngủ ngon giấc hơn.
Hoạt động thể thao giúp giả phóng sự ức chế thần kinh. Giả sử ban ngày bạn có sử dụng cà phê để giữ tỉnh táo trong công việc. Nếu như bạn không tìm cách đẩy lượng cafein còn lại trong cơ thể chúng sẽ gây ức chế thần kinh khiến bạn khó ngủ hơn “đã khi nào bạn bị mất ngủ bởi nguyên nhân này chưa?”
9. Tăng khả năng miễn dịch
Khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Virus của cơ thể chúng ta cũng sẽ được tăng lên khi bạn thường xuyên chạy bộ hay những môn thể thao vận động.
Chúng giống như lá chắn bảo vệ bạn trước những tác nhân gây bệnh tới từ bên ngoài môi trường.
10. Chạy bộ giúp tăng chiều cao ở độ tuổi đang phát triển.
Chạy bộ giúp tăng mật độ xương, giúp cho xương vững chắc hơn ở tất cả mọi người. Với lứa tuổi đang phát triển việc chạy bộ mỗi ngày cũng giúp kích thích lớp xụn khắp cơ thể phát triển.
Từ đó làm kích thích sự tăng trưởng về chiều cao, chính vì vậy các bạn cũng có thể chạy bộ để tăng chiều cao cơ thể của mình.
Hướng dẫn chi tiết chạy bộ đúng cách
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một câu hỏi hiện nay có khá nhiều người đang thắc mắc. Nhiều người băn khoăn không biết hai kiểu chạy bộ là chạy trên máy chạy hay chạy trên đường sẽ tốt hơn.
Chạy trên đường hay chạy trên máy chạy bộ đây?
+ Chạy trên máy chạy bộ:
Ưu điểm: Chủ động hơn, nếu ngoài trời có mưa hoặc quá lạnh, quá nóng bạn vẫn có thể chạy tại nhà hay tại phòng tập. Ít gặp phải những trướng ngại như đất đá, hay hạn chế tai nạn như khi bạn chạy trên đường.
Nhược điểm: “Nhanh chán” chạy trên máy chạy một thời gian dài rất dễ làm bạn giảm động lực. Không được hít thở không khí ngoài trời.
+ Chạy bộ trên đường
Ưu điểm: Chủ động hơn khi không cần phụ thuộc là phải có máy chạy bộ. Chạy bộ trong công viên hay ngoài đường nhìn ngắm xung quanh sẽ khiến bạn thấy khoan khoái thoải mái hơn. Đặc biệt nếu như có bạn chạy cùng thì thật tuyệt vời.
Nhược điểm: Dự định chạy của bạn sẽ bị chi phối bởi thời tiết, mưa, gió rét….
Cá nhân Wikithethao thích việc chạy bộ trên đường hơn, bởi được nhìn ngắm cây cối phố phường con người, đặc biệt chạy vào buổi sáng khống khí rất trong lành cảm giác rất “tuyệt vời ông mặt trời”.
Rồi! tiếp theo là những hướng dẫn đầy đủ để việc chạy bộ của bạn đạt được hiệu quả cao nhất.
Những lưu ý quan trọng cần biết trước khi chạy bộ
Đầu tiên cũng như bao môn thể thao khác, việc đầu tiên là cách để hạn chế những chấn thương khi tập luyện. Việc chạy bộ cũng tiềm ẩn những nguy cơ chấn thương vì vậy chúng ta cần biết trước để tránh những sự cố này.
Các bạn hãy yên tâm lưu ý những chỉ dẫn sau đây thì việc chấn thương trong quá trình tập luyện rất khó xảy đến với bạn.
1.Luôn khởi động kỹ trước khi chạy.
Đặc điểm của việc chạy bộ là đôi chân bạn sẽ chịu đựng trọng lượng toàn bộ cơ thể bạn trong suốt quá trình chạy. Đặc biệt là với các khơp cổ chân khớp gối và hông đây là những vị trí rất cần được bôi trơn trước khi chạy.
Các bạn thực hiện các động tác khởi động các khớp cổ chân khớp gối, khớp tay, thực hiện động tác vặn mình, căng cơ….
2. Trang phục chạy bộ phù hợp
Chọn trang phục để chạy bộ cũng rất quan trọng vì trong quá trình chạy bạn cần cử động toàn bộ cơ thể, trong cả một thời gian dài. Chính vì vậy tiêu chí đầu tiên để chọn quần áo chạy bộ là bạn cần chọn một bộ quần quáo gọn gàng, thoải mái.
Quần áo thể thao co dãn là ưu tiên hàng đầu, thông thoáng thấm hút mồ hôi tốt. Đừng mặc quần áo quá bó sát hay chất vải thô sẽ khiến bạn khó vận động hơn.
3. Chọn giày chạy bộ phù hợp.
Như các bạn đã biết khi chạy thì toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết vào đôi chân, mà đôi giày lại chịu lực tác động từ cơ thể chúng ta và cả phản lực từ mặt đường tác động vào, chính vì vậy một đôi giày chạy bộ tốt và phù hợp là rất cần thiết.
Đôi giày chạy bộ cần có được các yếu tố quan trọng như: Size số phù hợp, đế bền, ma sát tốt với mặt đường, độ đàn hồi tốt, trọng lượng nhẹ và thông thoáng.
4. Đồ uống trong quá trình chạy
Đồ uống tốt nhất vẫn là nước lọc có pha thêm muột chút muối, để vừa bù nước cho cơ thể và vừa bù lại lượng muối khoáng trong cơ thể mất đi, sau khi bạn đã ra rất nhiều mồ hôi trong quá trình chạy.
Quá trình chạy bộ như thế nào là chuẩn?
Khi mới bắt đầu chạy bạn không nên chạy ngay, mà hãy bắt đầu bằng việc đi bộ với tốc độ tăng dần. Tại sao lại cần phải đi bộ trước?
Bởi mặc dù bạn đã khởi động nhưng cơ thể của bạn vẫn chưa kịp thích nghi với việc di chuyển nhanh ngay. Vì vậy đi bộ sẽ là tín hiệu báo với cơ thể là “sắp có chuyển động chạy rồi chuẩn bị đi”.
Khi bạn đi được khoảng 200m hoặc hơn thì càng tốt khi đó cơ thể bạn đã thích nghi dần, các khớp đã được bôi trơn khi đó bạn có thể bắt đầu những bước chạy đầu tiên của mình.
Tư thế chạy bộ đúng cách
Tư thế chuẩn trong chạy bộ đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ, đặc biệt nếu bạn là người mới bạn cần phải làm chuẩn ngay từ đầu, nếu không khi bạn duy trì một thói quen xấu bạn sẽ rất khó để có thể thay đổi.
Khi chạy các bạn làm theo hướng dẫn sau.
+ mở rộng ngực
+ Tay năng tự nhiên, hơi sát người”đừng sát quá”.
+ Giữ cổ ở tư thế thắng: Không đâm nhiều về đằng trước.
+ Bề mặt tiếp xúc của giày với mặt đất sẽ là cả phần mặt đế giày”không phải từ đế chuyển đến mũi” sau đó chuyền đến mũi giày..
+ Khi chạy người hơi ngả về phía trước”không ngả quá nhiều”.
Cách hít thờ khi chạy bộ
Cách hít thở khi chạy đường dài có vài trò quan trọng bậc nhất quyết định bạn có thể chạy được bao xa với thời gian bao lâu.
Tìm được nhịp thở đúng cho mình chính là bước đầu tiên để bạn có được những thành công trong việc chạy bộ. Nhịp thở của bạn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ mà bạn chạy, khi bạn chạy nhanh bạn sẽ thở nhanh hơn là khi bạn chạy với tốc độ chậm hoặc vừa phải.
Để việc chạy bộ đạt hiệu quả cao nhất với sức khỏe thì bạn cần phải tìm ra nhịp thở phù hợp với tốc độ chạy của riêng mình. Khi bạn đẩy dần tốc độ mà bạn cảm thấy thở gấp tức là bạn đang chạy quá nhanh do với tốc độ phù hợp của mình.
Khi đó hãy giảm tốc độ lại điều hòa nhịp thở. Nếu bạn tìm được nhịp thở chuẩn của mình”tất nhiên bạn vẫn có thể tập luyện để đẩy cao tốc độ và tìm được nhịp thở nhanh hơn mà không thấy ngợp” thì bạn sẽ chạy quãng đường dài mà không thấy mệt.
Ban đầu bạn hãy cứ chạy cứ để hơi thở tự nhiên và cơ thể bạn sẽ tự biết điều tiết nhịp thở theo tốc độ, đừng ép mình vào một cách thở nhất định nào đó.
Khi đã chạy xong
Khi đã chạy xong, các bạn bắt đầu cảm thấy mỏi, các bạn có thể ngồi xuống nghỉ ngơi “đùa thôi hj hj” Khi chạy xong cơ thể bạn dừng lại nhưng hệ tuần hoàn hô hấp và các cơ quan bên trong vẫn còn đang ở trạng thái hoạt động mạnh.
Vì vậy bạn không được ngồi nghỉ ngay hoặc ngừng chuyển động, bạn cần đi lại để cơ thể dần trở về trạng thái bình thường, nếu bạn chạy đường dài thì sau khi chạy xong bạn cần phải làm động tác xả cơ, tức làm căng cơ lại lần nữa.
Những lưu ý khác khi chạy bộ
Về quãng đường chạy, tùy theo sức, thời gian và lứa tuổi của mình mà bạn nên chọn cho mình một quãng đường chạy phù hợp.
Khi mới tập chạy bạn nên tập từ từ, mỗi ngày chạy tăng thời gian và quãng đường lên một chút như vậy mới là cách tập đúng, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Thời điểm chạy tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Theo nghiên cứu khoa học gần đây nhất thì chạy bộ buổi sáng sẽ có nhiều tác dụng hơn.
Nhưng bạn cũng nên linh hoạt, tính toán dựa vào giờ giấc làm việc, thói quen sinh hoạt của mình để chọn thời điểm hợp lý cho việc chạy bộ. Như mình quan cho rằng chạy buổi sáng thì không khí trong lành(đặc biệt ở thành phố lớn buổi sáng là thời điểm không khí trong lành nhất).
Nếu chạy bộ vào buổi chiều thì bạn sẽ cảm giác nhẹ nhàng hơn khi công việc tại nơi làm việc đã xong xuôi. Và đây cũng là thời điểm giải tỏa căng thẳng lý tưởng nhất sau một ngày làm việc áp lực.
Chỉ luyện tập chạy bộ thôi vẫn là chưa đủ, bạn cần phải đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống một cách khoa học hạn chế sử dụng những thực phẩm cũng như đồ uống có hại: Rượu, bia, thuốc lá…. Đảm bảo được những yếu tố trên chắc chắn bạn sẽ luôn cảm thấy khỏe mạnh và cơ thể luôn tràn đầy năng lượng sống tích cực.
Tổng kết
Chạy bộ là môn thể thao có rất liều lợi ích cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Hi vọng rằng bài viết đã phần nào giúp cho độc giả có thể thấy được phần nào tác dụng của chạy bộ.
Cũng như lắm được cách chạy bộ đúng cách để có thể áp dụng ngay được vào lần chạy tiếp theo. Chúc độc giả của chúng tôi có được thật nhiều sức khỏe và thành công!
Cách Chọn Size Găng Tay Boxing Đúng Nhất?
Sẽ thế nào nếu bạn chọn đôi găng tay boxing không đúng size?
Không đúng size là thế nào? Thật ra, găng tay cũng như cái quần, cái áo hoặc vớ, cũng có to nhỏ theo size. Chọn sai cỡ tức là bạn đã vô tình mua một đôi găng tay boxing quá chật hoặc quá rộng so với cấu tạo đôi tay của mình.
Hậu quả về lâu dài của việc đeo cỡ găng không phù hợp:
Nếu găng lỏng sẽ làm cho khả năng điều khiển ra đòn kém, lực đấm giảm và làm mất tập trung trong đối kháng, từ đó bạn dễ dàng bị knock-out.
Nếu găng chật quá thì nguy cơ dễ đoán được là người mang sẽ luôn cảm thấy khó chịu khi tập và về lâu dài gây chấn thương các khớp ngón tay.
Có những size găng tay boxing nào và dùng với mục đích nào?Ngoài loại găng cho lứa tuổi thiếu nhi (cỡ 6oz) thì găng tay boxing người lớn có những size cơ bản tương ứng với mục đích tập luyện sau đây:
– 8oz – 10oz: Size găng dùng trong thi đấu boxing.
– 12oz: Size găng phù hợp cho đa số nữ giới (hoặc nam có bàn tay vừa và nhỏ).
– 14oz: Size găng phù hợp cho mục đích đối tập (sparring) hoặc đào tạo chung.
– 16oz: Size găng được trang bị trong phòng tập, nhằm luyện nắm đấm với bao cát.
Lời khuyên Vuavothuat dành cho những ai đang muốn chọn mua găng tay boxing là nên chọn số oz (đơn vị đo lường trọng lượng găng tay boxing) phù hợp với mục đích tập luyện. Gợi ý mục đích tập: Bạn tập luyện với bao cát, với bạn tập hay dùng trong thi đấu đối kháng?
Các hãng sản xuất găng tay boxing thường có 3 size: S, M, L. Về thông thường thì size găng boxing cơ bản có số oz tương ứng: S (12oz), M (14oz), L (16oz).
Tuy nhiên vẫn có trường hợp cùng số oz nhưng vẫn có đủ 3 size như: 12oz S, 12oz M, 12 oz L, điều này gây nhiều khó khăn cho người tập khi chọn mua. Nhưng bạn yên tâm vì các huấn luyện viên tại trung tâm sẽ tư vấn người mới tập cách chọn size găng tay boxing phù hợp.
Cách chọn size găng tay boxing+ Theo trọng lượng cơ thể và mục đích tập luyện:
Đối với người tập bình thường: Dưới 45kg (size nhỏ loại 6-8oz), 45 – 70kg (size thường S/M: 10 -12oz), 70 – 80 kg (size lớn 14oz) , trên 80kg (size đại 16-18oz).
Đối với người đối luyện và đào tạo: Thiếu niên (loại găng size nhỏ 8-12oz), 45 – 70kg (12 -14oz), 70 – 80 kg (size lớn 14-16oz) , trên 80kg (size đại 16-18oz).
Đối với boxer chuyên nghiệp: Dưới 45kg (8oz), trên 45kg (10oz).
Đối với boxer thi đấu nghiệp dư: Tùy trình độ và yêu cầu thi đấu boxing mà boxer chọn loại găng tay 10-16oz).
+ Theo kích cỡ bàn tay:
Cách phổ biến nhất của nhiều boxer mới tập là chọn găng tay phù hợp bằng cách đo cỡ bàn tay của họ. Nhưng cần đo đúng phương pháp lấy chỉ số đo ngang bàn tay phần ngay dưới vị trí khớp ngón tay và trên lòng bàn tay. Sau đó xem số oz găng tay boxing tương ứng trong bảng size sau:
0
Hướng Dẫn Cách Làm Trái Nhàu Ngâm Đường Đúng Chuẩn
Công dụng của trái nhàu ngâm đường
Cây nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia L, thuộc họ cà phê. Chúng là loài cây mọc hoang tại nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là phía Nam. Một vài năm trở lại đây, cây nhàu được biết đến rộng rãi nhờ nhiều công dụng với sức khỏe.
Chính vì vậy, chúng dần được nhân giống rộng rãi và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Trong dân gian, người ta sử dụng trái nhàu ngâm đường/đường phèn với tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, nhuận trường. Ngoài ra, sản phẩm này còn có thể trừ thấp nhiệt, lợi tiểu và điều hòa kinh nguyệt đối với nữ giới.
Nhiều người không biết rằng, theo y học cổ truyền, trái nhàu có công dụng thần kỳ chữa nhiều bệnh. Quả nhàu có vị chát, mùi vị khi chín tương đối khó ngửi, hơi khai. Chúng còn dùng để giảm các triệu chứng khi ho, hạ sốt, hen suyễn và các bệnh về đường tiêu hóa. Không dừng lại ở đó, trái nhàu có thể hỗ trợ điều trị người bị băng huyết, bạch đới, cao huyết áp.
Tác dụng cao nhất của trái nhàu ngâm đường chính là sử dụng loại nhàu chín, còn tươi, ngâm cẩn thận trong vòng 1 tháng. Sử dụng loại nước dạng siro này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Đặc biệt là các bệnh đau lưng, mỏi gối, chân tay bị sưng đau, bị bệnh gout hành hạ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trái nhàu ngâm đường có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư.
Cách làm trái nhàu ngâm đường đúng chuẩn Chuẩn bị nguyên liệu– Khi tiến hành làm trái nhàu ngâm đường/đường phèn, chúng ta cần chú ý đến khâu lựa chọn nguyên liệu. Có thể chuẩn bị một 1kg trái nhàu. Lưu ý là nên chọn trái nhàu tươi chín đều, không bị hỏng, sâu bệnh, không dùng trái nhàu khô.
– 350 – 400g đường tinh luyện hoặc đường phèn xay nhuyễn.
– Các dụng cụ khác như bình, lọ bằng thủy tinh/ nhựa để chuẩn bị cho việc ngâm trái nhàu với đường.
– Có thể thêm một củ gừng để nước cốt thơm hơn. Đồng thời, giúp nước nhàu ngâm đường không bị váng khi ngâm.
Tiến hành làm trái nhàu ngâm đường đúng chuẩnNguyên liệu quả nhàu tươi, chính được mang đi rửa sạch với 2 – 3 nước. Sau đó chúng ta để ráo nước, dùng dao cắt, thái nhỏ quả nhàu tươi. Tại khâu này, bạn có thể cắt trái nhàu làm đôi để làm nước nhàu ngâm đường nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tiếp theo, hãy thái gừng thành lát mỏng sau khi cạo sạch vỏ.
Cho trái nhàu sơ chế vào trong bình đựng và đổ đường lên trên. Bạn cũng có thể đổ đường vào trộn đều với quả nhàu rồi đậy nắp bình thật kín cũng được.
Quả nhàu ngâm đường chỉ sau 3 tuần – 1 tháng là có thể mang ra sử dụng. Khi đó nước cốt nhàu ngâm đường sẽ phát huy tốt được dược tính và sự bổ dưỡng của mình.
Cách bảo quản và sử dụng trái nhàu ngâm đường Bảo quản như thế nào?Thật dễ dàng để bảo quản sản phẩm trái nhàu ngâm đường. Bạn chỉ cần đặt lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Sau khi ngâm trái nhàu với đường 1 tháng, bạn có thể chắt nước để tủ lạnh để dùng dần hoặc cho vào lo kín để nơi thoáng mát.
Cách dùng trái nhàu ngâm đườngNếu kiên trì sử dụng trái nhàu ngâm đường, lợi ích sức khỏe là rất lớn- Sau khi ngâm với đường khoảng 1 tháng, bạn có thể tán nhuyễn những trái nhàu ngâm đường. Tiến hành lọc lấy nước cốt nhàu và bảo quản trong lọ sạch để dùng dần. Bạn cũng có thể bảo quản lạnh để chất lượng sản phẩm đảm bảo tốt nhất. Đồng thời có thể tránh được nấm mốc, vi khuẩn gây hại.
Tiến hành sử dụng nước cốt trái nhàu mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần sử dụng chỉ một muỗng (thìa) canh nhỏ. Có thể sử dụng trước hoặc sau khi ăn, uống sáng, tối, uống đều đặn hằng ngày.
– Bạn có thể tận dụng quả nhàu đã ngâm, đem xay nhuyễn, hòa với nước ấm. Uống đều đặn, ngày cũng dùng 2 lần như nước cốt trái nhàu. Nhưng lưu ý là nếu sử dụng nước cốt thì ngừng dùng phần quảvà ngược lại. Tất cả nhằm đảm bảo liều lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể.
Nếu có thể, hãy sử dụng nhàu ngâm đường thường xuyên để tăng cường sức khỏe của mình và gia đình. Đây là một món quà quý giá đến từ thiên nhiên dễ dàng chế biến và sử dụng.
Nếu bạn không có nhiều thời gian và nguyên liệu cần thiết để làm trái nhàu ngâm đường thì có thể sử dụng các sản phẩm khác từ quả nhàu như nước cốt nhàu, viên nhàu,… Và đặc biệt là sản phẩm bột nhàu tiện lợi, đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Tạm kếtBạn vừa theo dõi hướng dẫn cách làm trái nhàu ngâm đường đúng chuẩn ngon đúng điệu.
2 cách làm trái nhàu ngâm rượu tốt nhất cho sức khỏe
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Chọn Giày Chạy Bộ Đúng Size Đúng Chuẩn Cho Runner trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!