Bạn đang xem bài viết Giáo Dục Quốc Phòng được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BÀI 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
I. SÚNG TIỂU LIÊN AK.AK-47 (Liên Xô)
AK-74 RPK-74
AKMS 7,62x39mm
AK-74 5,45x39mm
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.Súng Tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất đầu tiên. AK viết tắt của Atomat Kalashnicov (súng Kalashnicov tự động), do Kalasnicov chế tạo năm 1947, còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK cỡ 7,62 mm. Sau này có một số súng được cải tiến như: AKM, AKMS, và nhiều phiên bản khác. - Súng AK trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh gần. – Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm x 39 mm kiểu 1943 do Liên Xô chế tạo hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc chế tạo. Súng dùng chung đạn với các loại súng: Súng trường CKC, K63, trung liên RPD, RPK. – Tầm bắn ghi trên thước ngắm : 800m, AK cải tiến là 1000m. – Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù : 500m – Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m là 350m, mục tiêu cao 1.5m là 525m – Tốc độ của đầu đạn: AK:710m/s; AK cải tiến:715m/s – Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100phát/phút. – Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM : 3,1kg, AKMS : 3,3kg. – Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg
2.Cấu tạo của súng.Súng tiểu liên AK gồm có 11 bộ phận chính a. Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn… b. Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau. c. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng. d. Bệ khóa nòng và thoi đẩy. e. Khóa nòng. f. Bộ phận cò. g. Bộ phận đẩy về. h. Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay. i. Báng súng và tay cầm. k. Hộp tiếp đạn. l. Lê
3. Cấu tạo của đạn .Đạn K56 có 4 bộ phận: 1.Đầu đạn. 2. Vỏ đạn. 3. Thuốc phóng 4.Hạt lửa.
4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn– Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn. – Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng. – Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi, hất vỏ đạn ra ngoài. – Khi bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến, đưa viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.
5. Cách lắp và tháo đạn. a. Lắp đạnTay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.
b. Tháo đạn Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.6. Tháo và lắp súng thông thường a. Quy tăc tháo và lắp súng
– Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng. – Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết. – Trước khi tháo, lắp phải khám súng. – Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.
b. Thứ tự động tác tháo và lắp
Tháo súng:
Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng Tay trái nắm ốp lót tay để đầu súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái, tay phải nắm hộp tiếp đạn, bốn ngón con phía trên, ngón cái phía dưới bóp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, đẩy hộp tiếp đạn lên, tháo ra; gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay ra (không bóp cò) Bước 2: Tháo ống phụ tùng Tay nâng súng lên cách mặt bàn khoảng 20cm, tay phải ngón trỏ ấn vào nắp của ổ chứa ống phụ tùng ở đế báng súng, lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng xuống, tháo rời từng bộ phận. Bước 3: Tháo thông nòng. Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón cái ấn vào đuôi cốt lò xo của bộ phận đẩy về, tay phải nắm phía dưới của hộp khóa nòng, nhấc lên, tháo ra. Bước 4: Tháo nắ hộp khóa nòng Tay trái giữ súng như bước 1, tay phải mở lê ra 1 góc 450, kéo thông nòng sang phải lên trên, rút thông nòng ra, gập lê lại (nếu có) Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về. Tay trái giữ súng như cũ. Tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về, đẩy về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rảnh chứa trên hộp khóa nòng, lấy ra. Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng. Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, nhấc lên, kéo ra khỏi bệ khóa nòng. Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, tay trái cầm khóa nòng xoay sang phải về sau để mấu đóng mở của khóa nòng rời khỏi rảnh lượn ở bệ khóa nòng, tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng. Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay. Tay trái cầm ốp lót tay dưới, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 450 , tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.
Lắp súng
Thứ tự động tác lắp súng thức hiện ngược lại động tác tháo súng, bộ phận nào tháo ra sau thì lắp vào trước. Thứ tự động tác cụ thể như sau: Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên. Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi xuống hết cỡ. Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng. Tay phải cầm bệ khóa nòng như khi tháo, tay trái cầm khóa nòng lắp đuôi khóa nòng vào ổ chứa rồi xoay khóa nòng từ sau sang phải lên trên hết cỡ, tay phải ngón cái tì vào tai khóa trái của khóa nòng. Lắp bệ kháo nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải, tay phải đưa đầu thoi đẩy vào lỗ chứa thoi ở bệ thước ngắm, đặt phía sau bệ khóa nòng sát phía sau hộp khóa nòng, ấn đều bệ khóa nòng xuống cho hai rãnh trượt của bệ khóa nòng khớp với hai gờ ở hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ. Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về. Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm chân đuôi lò xo bộ phận đẩy về, lắp đầu bộ phận đẩy về vào lỗ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khóa nòng, ấn bộ phận đẩy về về trước, lựa cho đuôi lò xò bộ phận đẩy về khớp với rãnh dọc ở hộp khóa nòng. Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng. Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng, lựa cho đầu nắp hộp khóa nòng vào khuyết hình cung ở bệ thước ngắm, ấn nắp hộp khóa nòng xuống cho mấu giữ nắp hộp khóa nòng lọt vào lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khóa nòng. Kiểm tra chuyển động của súng: Tay trái giữ súng như bước 1 khi tháo, tay phải ngón cái kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, thả ra, làm 2-3 lần, bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động bình thường, bóp cò, búa đập là được, gạt cần định cách bắt về vị trí khóa an toàn. Bước 5: Lắp thông nòng súng. Tay trái cầm ốp lót tay giữ súng như khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và ốp lót tay dưới, ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa ở bệ đầu ngắm. Bước 6: Lắp ống phụ tùng. Hai tay kết hợp lắp ống phụ tùng vào ống đựng, tay trái cầm súng như khi tháo. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng (nắp ống hướng vào lòng bàn tay), lắp ống phụ tùng vào ổ chứa ở đế báng súng, dùng ngón trỏ ấn ống phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống phụ tùng tự động đóng lại. Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm hộp tiếp đạn, lựa cho mấu trước của hộp tiếp đạn vào khuyết chứa ở hộp khóa nòng, ấn hộp tiếp đạn vào và kéo xuống dưới để mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, kiểm tra thấy chắc chắn là được.
II. SÚNG TRƯỜNG CKC.
Tên gọi khác của CKC là: Самозарядный карабин системы Симонова (trong tiếng Nga, nghĩa là Súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov)
AK và CKC
CKC
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.– Súng trường CKC được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch. – Súng trường CKC chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần. – Tầm bắn của súng : + Tầm bắn ghi trên thước ngắm 1000m. + Tầm bắn thẳng (mục tiêu cao 0,5m: 350m, mục tiêu cao 1.5 m :525m) +lưc Tầm bắn hiệu quả: 400 m. Hỏa lực tập trung 800, Bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m. – Tốc độ của đầu đạn: 735m/s. – Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát /1phút. – khối lượng của súng: 3,75kg. có đủ đạn 3,9 kg. – Súng sử dụng đạn kiểu 1943(đạn k56) với các loại đầu đạn khác nhau nhau như : đầu đạn thường, đạn vạch đường đạn xuyên cháy, đạn cháy. – Ơ cự li 1500m đầu đạn còn đủ sức gây sát thương.
2.Cấu tạo của súng(Súng CKC có 12 bộ phận chính )1. Nòng súng. 7. Bộ phận cò. 2.Bộp phận ngắm 8. Thoi đẩy, cần đẩy, lò xo cần đẩy. 3. Hộp khoá nòng 9. Ống dẫn thoi và ốp lót tay và nắp hộp khoá nòng. 10. Báng súng 4. Bệ khóa nòng. 11. Hộp tiếp đạn. 5. Khoá nòng. 12. Lê 6. Bộ phận đẩy về.
3.Sơ lược chuyển động của súng khi bắnMở khoá an toàn, lên đạn, bóp co, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn đi qua khâu truyền khí thuốc, một phần khí thuốc làm thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn hất ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng, khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về dãn ra làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.
4. Cách lắp và tháo đạn. a. Lắp đạnTay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng
b. Tháo đạnTay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.
5. Tháo và lắp súng thông thường a. Quy tắc tháo và lắp súng. b. Thứ tự động tác tháo và lắp súng.
Tháo súng:
Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng. Tay trái cầm ốp lót tay, đầu nòng súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái. Tay phải ngón tay cái, hoặc tay ngón trỏ tì vào lẫy giữ hộp tiếp đạn kéo xuống, mở nắp hộp tiếp đạn ra; mở khóa an toàn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay ra (không bóp cò) Bước 2: Tháo ống phụ tùng. Tay trái nâng súng lên cách mặt bàn 20cm, tay phải ngón trỏ ấn vào nắp cửa ổ chứa hộp phụ tùng ở đế báng súng lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng xuống, tháo rời các bộ phận. Bước 3: Tháo thông nòng. Tay trái giữ súng như bước 1, tay phải mở lê ra mốt góc 450, kéo thông nòng sang phải lên trên, rút thông nòng ra, gập lê lại. Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng. Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón tay cái ấn vào đuôi nắp hộp khóa nòng, tay phải gạt then hãm nắp hộp khóa nòng lên một góc 900, kéo sang phải hết cỡ rồi nắm phía dưới nắp hộp khóa nòng nhấc lên, lấy ra. Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về. Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm đuôi lò xo bộ phận đẩy về tháo ra. Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng. Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, hơi nghiêng súng sang phải, nhấc lên tháo ra khỏi hộp khóa nòng, đặt súng xuống. Tay phải cầm ngữa bệ khóa nòng, tay trái cầm và tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng. Bước 7: Tháo ốp lót tay và ống dẫn thoi. Tay trai cầm đầu báng súng dưới thước ngắm, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 450 rồi tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.
Lắp súng:
Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên. Tay trái cầm súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi khớp với khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi và ốp lót tay xuống hết cỡ. Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng. Lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng: Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, tay trái cầm khóa nòng lắp vào ổ chứa khóa nòng, sao cho khóa nòng và bệ khóa nòng khớp với nhau. Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm như khi tháo, tay phai nắm bệ khóa nòng và khóa nòng đặt bệ khóa nòng sát vào sau hộp khóa nòng, ấn bệ khóa nòng xuống cho hai rãnh trượt ở bệ khóa nòng khớp với hai gờ ở hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ. Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về. Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm lò xo của bộ phận đẩy về đưa đầu bộ phận đẩy về vào ổ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khóa nòng, đẩy về phía trước hết cỡ. Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng. Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng đặt sát vào thành bệ khóa nòng đẩy nắp hộp khóa nòng về trước, tay trái ngón cái giữ đuôi nắp hộp khóa nòng, tay phải xoay then hãm lên một góc900 so với thân súng và đẩy then hãm sang trái hết cỡ, gạt cần then hãm lên cho cần then hãm khớp với khuyết ở hộp khóa nòng. Kiểm tra chuyển đọng của súng: Tay trái cầm súng như bước 1 khi tháo, tay phải ngón cái kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, rồi thả ra, thực hiện 2 – 3 lần, bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động bình thường, bóp có, nghe búa đập mạnh là được. Tay phải gạy cần định cách bắn về vị trí khóa an toàn, đóng nắp hộp tiếp đạn. Bước 5: Lắp thông nòng. Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và đầu báng súng, ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa. Bước 6: Lắp ống phụ tùng. Hai tay kết hợp lắp phụ tùng vào ống đựng, tay trai nâng súng lên như khi tháo, tay phải cầm ống đựng phụ tùng (nắp ống hướng vào lòng bàn tay), ngón trỏ ấn ống đựng phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống phụ tùng tự động đóng lại.
III. QUY TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SÚNG. 1. Quy tắc sử dụng súng, đạn.
– Khi mượn súng để tập luyện phải có giáo viên phụ trách , không để học sinh tự ý mượn. – Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng thực hiện đúng quy định. – Cấm sử dụng súng để đùa nghịch hay chía súng vào người khác bóp cò. – Chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên. – Cấm đẻ đạn thật lẫn vào đạn tập,khi giảng không dùng đạn thật để là động tác. – Khi bắn đận thật phải chấp hành các quy định bảo đảm an toàn, ybắn xong phải lau chùi bảo quản súng theo đúng chế độ.
2.Quy tắc lau chùi bảo quản súng.– Súng phải để nơi khô ráo sạch sẽ, không đẻ bụi bẩn nưíưc ,nắng hắt vào… – Không được làm rơi súng đạn ,không được dùng súg làm gậy chống, làm đồn khiêng, không ngồi lên súng…chỉ được vận chuyển súng đạn khi được bao gói cẩn thận. – Hằng ngày sau khi học tập, công tác phải lau sạch súng ,hằng tuần phải thoá lắp thông thường để lau chùi bôi dầu mỡ vào các bộ phận của súng. – Phải thường xuyên kiểm tra, lau chùi bảo quản súng đạn theo chế độ, thấy súng đạn mất phải báo ngay cho người có trách nhiệm.
Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Quốc Phòng Trong Trường Phổ Thông
Chi tiết
Viết bởi admin Chuyên mục: Tin giáo dục
Ngày 23 Tháng 4 2018
Xem: 5528
/ 7
Đánh giá:/ 7
Dở / Hay
Giáo dục quốc phòng là môn học nằm trong chương trình dạy học của các trường THPT và là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Tầm quan trọng của môn học này là ở chỗ góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Mặc dù có vai trò, vị trí quan trọng như vậy nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng trong nhà trường THPT thời gian qua còn bị xem nhẹ.Trong những năm học trước, môn giáo dục quốc phòng được các trường tổ chức dạy học tập trung trong thời gian khoảng 1 tuần vào đầu học kỳ 1 hoặc học kỳ 2. Lý do các trường đưa ra khi chọn giải pháp học tập trung là để tạo điều kiện về mặt thời gian cho những môn học chính khóa. Giáo viên giảng dạy cả phần lý thuyết và thực hành là cán bộ, sỹ quan được mời từ các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn gần trường.Do số lượng ít, chỉ từ 3 đến 4 người, mỗi người chỉ phụ trách công tác giảng dạy của 1 khối lớp nên chất lượng dạy và học không cao. Tình trạng “học trước quên sau” của học sinh diễn ra khá phổ biến. Từ năm học 2008 – 2009, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ở các trường THPT, môn giáo dục quốc phòng được tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình, thời lượng dành cho bộ môn này được kéo dài thêm, rải đều trong suốt cả năm học và được đánh giá, tính điểm như những môn học khác.Do khó khăn về đội ngũ giáo viên, một số trường THPT đã triển khai theo cách: giáo viên trong trường đảm nhiệm dạy phần lý thuyết, phần thực hành được phụ trách bởi cán bộ, sỹ quan được mời từ các đơn vị quân đội.Nhiều giáo viên của nhà trường dạy môn giáo dục quốc phòng chưa qua một trường lớp đào tạo nào, chủ yếu là giáo viên của các môn KHXH: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân… nên chất lượng dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tình trạng học sinh có kiến thức lơ mơ về môn giáo dục quốc phòng là một thực tế đã và đang diễn ra.Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, nhận thức của các nhà trường về vị trí, vai trò của bộ môn này còn giản đơn và có phần xem nhẹ. Từ đó, nảy sinh tâm lý ỷ lại vào sự giúp đỡ của các đơn vị và các cơ quan quân sự địa phương. Nhận thức của phần lớn học sinh hiện nay về vai trò của bộ môn Giáo dục quốc phòng vẫn còn hời hợt, từ đó không có động lực để phấn đấu học tốt môn học này.Hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Thậm chí có trường gần như chưa có giáo viên đã qua đào tạo về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của môn học này dù ở bất cứ hình thức nào. Hiện trạng trên bắt nguồn từ việc ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng chưa có những giải pháp cụ thể cho việc tạo nguồn giáo viên môn giáo dục quốc phòng từ những năm trước.Việc đào tạo sinh viên sư phạm ngành giáo dục quốc phòng chưa thực sự mang tính chiến lược cũng góp phần dẫn tới tình trạng thiếu hụt trầm trọng giáo viên môn giáo dục quốc phòng trong trường phổ thông như hiện nay.Bên cạnh đó, việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan và việc chậm đổi mới phương pháp dạy học môn học đặc thù này cũng khiến cho chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng. Công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện môn học này chưa được coi trọng và thực hiện thường xuyên nên sai sót ở cơ sở chậm được chấn chỉnh kịp thời.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng nói chung, môn giáo dục quốc phòng trong nhà trường nói riêng, trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều văn bản, Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.Chẳng hạn như: Chỉ thị 12 CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng – an ninh trong tình hình mới; Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2007 về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh; Chỉ thị số 57/2007/BGD&ĐT ngày 4/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong ngành giáo dục.Để nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng trong nhà trường, các đơn vị trường học và Sở giáo dục cần nghiêm túc thực hiện các văn bản, Chỉ thị trên bắt đầu từ việc xác định đúng đắn vai trò, vị trí của môn học này trong nhà trường.Từ đó có những biện pháp tương ứng, phù hợp. Cần triển khai và tổ chức thực hiện chương trình SGK Giáo dục quốc phòng – an ninh do Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2007, thực hiện hình thức dạy và học theo phân phối chương trình thay hình thức dạy học tập trung trong một thời gian ngắn.Cần nhanh chóng có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục quốc phòng theo đúng quy định. Bên cạnh đó, cũng cần triển khai các giải pháp đồng bộ khác như: quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự hứng thú cho học sinh đối với môn học, đầu tư mua sắm thiết bị dạy học nhằm khắc phục tình trạng dạy “chay”, học “chay”.Đã có những ý kiến cho rằng, để thúc đẩy chất lượng dạy và học môn Giáo dục quốc phòng, nên chăng, ngành giáo dục cũng nên tổ chức các kỳ thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi đối với môn học này như những môn học khác?
Đề Cao Trách Nhiệm Bảo Vệ Tổ Quốc Từ Môn Học Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
(Chinhphu.vn) – Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc, do đó các nhà trường đều chú trọng phương pháp giảng dạy tốt, khơi gợi đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh cho các em.
Học sinh tham gia Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường.
Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDQPAN “là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân…”.
Trên thực tế bộ môn GDQPAN là nội dung học tập đặc thù trong các trường học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tầm quan trọng của GDQPAN trong trường phổ thông là ở chỗ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường.
Theo Thiếu tướng.TS. Phạm Đức Tú – Vụ trưởng Vụ GDQP-AN (Bộ GD&ĐT), môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh.
Thông qua các giờ học lí luận, học sinh, sinh viên sẽ nhận thức đầy đủ hơn quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, những giờ học thực hành lại trang bị cho các em hiểu biết và kỹ năng về đội ngũ đội hình, các chiến thuật cũng như một số loại vũ khí, khí tài, thông qua đó có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi kẻ thù sử dụng vũ khí tấn công.
Cùng với đó môn học GDQPAN còn rèn luyện cho các em một số kỷ luật trong môi trường quân đội, hướng cho các em làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương; tạo cơ sở cho các em tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân, góp phần ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học…
Về yêu cầu kiến thức đối với học sinh, sinh viên, Thiếu tướng Phạm Đức Tú cho biết GDQPAN là môn học lồng ghép đối với học sinh tiểu học, THCS; môn học chính khóa đối với học sinh, sinh viên các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học. Các em thông qua môn học sẽ nắm được những kiến thức lý luận về đường lối, tư tưởng, quan điểm về quốc phòng, quân sự, an ninh trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh cách mạng của Đảng, xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, không lơ là, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng ban đầu đã đạt được giúp học sinh, sinh viên có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy lòng yêu nước, sống có ý thức, có kỷ luật, có nền nếp, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức trách nhiệm với đồng chí, đồng đội, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong tập thể.
Học sinh, sinh viên cần nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng, tích cực học tập, tự học, tự rèn, vượt qua khó khăn, biết ghép mình vào tập thể mới đạt được kết quả cao.
Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDQPAN ở trường phổ thông, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, giúp học sinh hứng thú với môn học, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Ngay từ đầu mỗi năm học, các Sở GD&ĐT đều ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục QPAN theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Sở chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về nhiệm vụ GDQPAN; khuyến khích các đơn vị tăng cường tổ chức các hoạt động thực tiễn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Ngành giáo dục cũng đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học GDQPAN theo hướng hình thành năng lực ở học sinh. Các trường học phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố tham gia GDQPAN cho học sinh.
Nhiều giáo viên được cử đi học văn bằng 2 về GDQPAN nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy đạt chuẩn.
Sở GD&ĐT còn phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố tổ chức các đợt tập huấn vào dịp hè, kết hợp với các hoạt động giao lưu với các đơn vị quân đội để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy được chú trọng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
Theo Thiếu tướng Phạm Đức Tú, nhờ có phương pháp giảng dạy tốt nên nhiều em học sinh đã đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh, sẵn sàng nhập ngũ và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Tùy theo từng khối, các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản khác nhau: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; truyền thống của lực lượng quân đội và công an; Luật Nghĩa vụ quân sự; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong quân đội và công an; nội dung cơ bản của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân; tầm quan trọng của an ninh quốc gia; một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Bên cạnh đó, các em còn được thầy, cô giáo hướng dẫn thực hiện thuần thục các động tác đội ngũ và động tác chỉ huy đội hình, tiểu đội, trung đội bằng khẩu lệnh, thực hành các động tác, kỹ thuật ném lựu đạn, kỹ thuật bắn súng AK, tháo lắp súng AK, băng bó cứu thương và các động tác vận động trong chiến trường.
Toàn trường biên chế là một tiểu đoàn, mỗi khối là một đại đội. Các em được trang bị đồng phục bộ đội, các vật dụng như giày, mũ cứng, lựu đạn… đầy đủ theo quy định.
Nhật Nam
Giáo Dục Thể Chất Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
GDTC góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh (HS); bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.
Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn:
– Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện.
– Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao, HS được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao định hướng nghề nghiệp phù hợp.
2. Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình môn GDTC (Chương trình) quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm xây dựng sau:
2.1. Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, cụ thể là: Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; Kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; Thực tiễn giáo dục, điều kiện kinh tế – xã hội, sự đa dạng của đối tượng HS xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập của Việt Nam.
2.2. Chương trình được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm – sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của HS; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học và hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực vận động ở học sinh.
2.3. Chương trình mang tính mở, tạo điều kiện để HS được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của HS địa phương.
3. Mục tiêu môn học3.1. Mục tiêu chung
Chương trình tập trung phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thể lực của HS; giúp các em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có sức khỏe, có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
3.2. Mục tiêu cấp học
a) Ở cấp tiểu học (TH) GDTC giúp HS có kỹ năng vận động đúng, hình thành thói quen tập luyện, biết giữ vệ sinh thân thể và chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường để phát triển thể chất phù hợp với độ tuổi; bước đầu hình thành nếp sống lành mạnh, hoà đồng với mọi người; hình thành năng lực tự học và cách tổ chức một số hoạt động đơn giản.
b) Ở cấp trung học cơ sở (THCS), GDTC giúp HS tiếp tục củng cố và phát triển các kỹ năng vận động cơ bản; thói quen tập luyện thể dục thể thao, thực hiện các hoạt động thể chất một cách tự tin; phát triển thể chất; biết tự chăm sóc sức khoẻ, giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường; rèn luyện đạo đức, ý chí; sống hoà đồng và có trách nhiệm với mọi người, hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
c) Ở cấp trung học phổ thông (THPT), GDTC giúp HS biết lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện sức khoẻ; phát triển hoàn thiện thể chất; biết điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện; có trách nhiệm với gia đình và xã hội; biết đánh giá và định hướng cho bản thân; khẳng định được giá trị riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung. Thông qua hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường, các em có ý thức tự giác, sống có trách nhiệm, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên, từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu.
4. Yêu cầu cần đạt4.1. Cấp tiểu học
a) Năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe
Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao.
Biết được tác dụng cơ bản của chế độ dinh dưỡng với sức khoẻ.
Nhận ra một số yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên có lợi và có hại cho sức khoẻ.
b) Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực
Thực hiện đúng cơ bản các kỹ năng vận động và hình thành thói quen tập luyện.
Hình thành thói quen tập luyện thường xuyên để phát triển thể lực.
Xác định được các hoạt động vận động và tố chất thể lực cơ bản.
c) Hoạt động thể dục thể thao
Thực hiện được kỹ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với bản thân.
Tự giác, tích cực, nghiêm túc và có ý thức giúp đỡ bạn trong tập luyện.
Yêu thích và tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao.
4.2. Cấp trung học cơ sởa) Năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe
Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện một cách khoa học.
Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện để nâng cao sức khoẻ.
Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ.
b) Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực
Lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với bản thân và cộng đồng nhằm nâng cao các kỹ năng vận động.
Lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất phù hợp nhằm nâng cao các tố chất thể lực.
Giải thích được vai trò quan trọng của hoạt động vận động cơ bản để phát triển các tố chất thể lực.
c) Hoạt động thể dục thể thao
Lựa chọn và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.
Tham gia có trách nhiệm, hoà đồng với tập thể trong tập luyện thể dục thể thao và các hoạt động khác trong cuộc sống.
Hiểu được vai trò, ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cơ thể và cuộc sống thường ngày.
4.3. Cấp trung học phổ thônga) Năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe
Nêu được cơ sở khoa học và hướng dẫn mọi người thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện.
Lựa chọn chế độ dinh dưỡng cơ bản phù hợp với bản thân trong quá trình tập luyện để phát triển sức khoẻ.
Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và tham gia các hoạt động xã hội.
b) Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực
Có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể dục thể thao phù hợp để hoàn thiện, nâng cao kỹ năng vận động đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại.
Đọc hiểu các chỉ số cơ bản về thể lực; có thói quen tập luyện thể dục thể thao để phát triển các tố chất thể lực.
Đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động vận động để phát triển thể lực và rèn luyện sức khoẻ.
c) Hoạt động thể dục thể thao
Có thói quen và biết lựa chọn nội dung, phương pháp tập luyện phù hợp để nâng cao thành tích thể thao.
Thể hiện khả năng giao tiếp, hợp tác với mọi người để tổ chức, xây dựng những hoạt động tích cực trong thể dục thể thao và trong cuộc sống.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hoạt động thể dục thể thao và thể hiện nhu cầu tập luyện thể dục thể thao.
5. Nội dung giáo dục
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Dục Quốc Phòng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!