Xu Hướng 9/2023 # Giải Sinh Lớp 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn # Top 10 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giải Sinh Lớp 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Sinh Lớp 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giải Sinh lớp 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Bài 1 (trang 10 SGK Sinh 12): Gen là gì? Cho ví dụ minh họa.

Lời giải:

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.

Ví dụ, gen hemoglobin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi polipeptit α góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển…

Bài 2 (trang 10 SGK Sinh học 12): Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hóa protein.

Lời giải:

Cấu trúc chung của gen mã hóa protein: Gen mã hóa protein có 3 vùng cấu trúc:

– Vùng điều hòa đầu gen: nằm ở đầu của gen, có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nucle tit điều hòa quá trình phiên mã.

– Vùng mã hóa: chứa thông tin mã hóa các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thựa có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intrôn). Do vậy, các gen này còn có tên là gen phân mảnh.

– Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen, chứa tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.

Bài 3 (trang 10 SGK Sinh học 12): Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.

Lời giải:

* Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T (bằng 2 liên kết hidro), G liên kết với X (bằng 3 liên kết hidro) hay ngược lại.

* Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới theo nguyên tắc bổ sung.

Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ. Cơ chế tự nhân đôi có ý nghĩa là bảo đảm duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

Bài 4 (trang 10 SGK Sinh học 12): Mã di truyền có các đặc điểm gì?

Lời giải:

Đặc điểm của mã di truyền: Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ một điểm xác định theo từng cụm ba nucleotit. Mỗi bộ ba mã hóa một axit amin. Mã di truyền được dùng chung cho tất cả các loài sinh vật.

Mã di truyền có một số đặc điểm sau:

– Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.

– Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

– Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ bà chỉ mã hóa cho một axit amin.

– Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin, trừ AUG và UGG.

Bài 5 (trang 10 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.

Lời giải:

Bài 6 (trang 10 SGK Sinh học 12): Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đối ADN là:

a) Tháo xoắn phân tử ADN.

b) Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.

c) Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung của mỗi mạch khuôn của ADN.

d) Cả a, b, c.

Lời giải:

Đáp án: d.

Từ khóa tìm kiếm:

giải sinh 12

bài tập sinh 12 bài 1

bài tâoj sinh 12 sgk

bài tap sinh lop 12

qua trinh nhan doi ADN

Sinh Học 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn

Tóm tắt lý thuyết

2.1.1. Khái niệm gen

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin và mã hoá cho một chuỗi polipeptid hay một phân tử ARN.

Có hai loại gen: gen điều hoà (hình thành nên Pr) và gen cấu trúc (hình thành thông tin).

2.1.2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc

3′(mạch mã gốc)

Khởi động và điều hoà quá trình phiên mã

Mã hoá aa

Tín hiệu kết thúc phiên mã

5′(mạch bổ sung) Lưu ý:

Tất cả các gen giống nhau ở vùng điều hoà và vùng kết thúc, khác nhau ở vùng mã hoá

Ở sinh vật nhân sơ: tất cả các Nu đều tham gia mã hoá aa gọi là gen không phân mảnh.

Ở sinh vật nhân thực: gen phân mảnh nằm xen kẻ giữa các đoạn mã hoá (Exon) với các đoạn không mã hoá (Intron).

2.2.1. Khái niệm mã di truyền

Mã di truyền là trình tự các nucleotit trong gen quy định trình tự các axit amin trong phân tử Pr.

Mã di truyền là mã bộ ba.

Trong 64 bộ ba thig có 3 bộ ba không mã hoá aa.

3 bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA.

1 bộ ba mở đầu: AUG.

2.2.2. Đặc điểm của mã di truyền

Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba, không gối lên nhau.

Mã di truyền có tính phổ biến.

Mã di truyền có tính đặc hiệu.

Mã di truyền có tính thoái hoá.

2.3.1. Nơi diễn ra quá trình nhân đôi ADN

Ở tế bào nhân sơ: xảy ra ở tế bào chất.

Ở tế bào nhân thực: xảy ra tại nhân tế bào, ti thể và lục lạp.

Thời điểm: Tại pha S (Kì trung gian giữa 2 lần phân bào) của chu kì tế bào.

2.3.2. Diễn biến quá trình nhân đôi ADN

Bước 1: Tháo xoắn ADN

Nhờ enzim Heliaza tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau ra tạo thành chạc chữ Y để lộ ra hai mạch khuôn.

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

​Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X

Trên mạch mã gốc (3′-5′) tổng hợp ADN mới liên tục.

Trên mạch bổ sung (5′-3′) tổng hợp ngắt quảng tạo thành các đoạn Okazaki, sau đó nhờ enzim nối Ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành

Trong mỗi phân tử ADN tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).

2.3.3. Ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN

Truyền đạt thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định.

Bài 1. Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn

Ngày soạn: Tuần dạy:Kí duyệt:

PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌCCHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊBài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, hs cần phải:– Trình bày được khái niệm gen và kể tên đc 1 vài loại gen (gen đh, gen cấu trúc). – Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền, lí giải được vì sao mã di truyền là mã bộ ba.– Trình bày đc những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở Tb nhân sơ. 2. Kĩ năng: Qua bài rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa.Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; hợp tác; quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.– Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. 3. Thái độ: Qua bài tích hợp GDMT(liên hệ): bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc ĐTV quý hiếm. 4. Năng lực– Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học…II. CHUẨN BỊ 1. Giáo Viên:– Tranh phóng to hình 1.2 , bảng 1 trong SGK. – Tranh về sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN.– PP dạy học: Vấn đáp 2. Học sinh: – Đồ dùng học tập, sgk sinh học 10. – Đọc trước bài ở nhà, xem lại những kiến thức về gen ở lớp 9 và 10.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Hoạt động khởi động (3 phút)Mục tiêu: HS hệ thống toàn bộ kiến thức sinh học 10,11 và kiến thức sẽ học lớp 12GV: Yêu cầu HS hệ thống hóa ngắn gọn kiến thức đã học lớp 10,11 HS: trả lờiGV: Sinh học 12 chúng ta học mấy phần đó là những phần nào? Và dẫn dắt vào bài2. Hình thành kiến thức mới (37 phút)

Hoạt động của GV và HSNội dung, yêu cầu cần đạt

* Hoạt động I : Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của gen.-MT: HS nắm được khái niệm và cấu trúc của genGV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 nêu khái niệm gen ?HS: Trả lời

I. GEN

1. Khái niệm :– Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN.– Ví dụ

Sinh Học 12/Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

Ví dụ: Gen hemoglobin anpha (Hb a) là gen mã hoá chuỗi pôlipeptit a góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hoá phân tử ARN vận chuyển,…

Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Mỗi gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit (hình 1.1).

– Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3′ của mạch mã gốc của gen, có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.

– Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh.

– Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5′ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Mã di truyền

Gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit (prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN chỉ có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin.

Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã khám phá được toàn bộ bí mật của mã di truyền và người ta nhận thấy rằng cứ 3 nuclêôtit đứng liền nhau mã hoá một axit amin, Để biết được chính xác ba nuclêôtit nào mã hoá axit amin nào, người ta đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để giải mã di truyền. Năm 1966, tất cả 64 bộ ba (được gọi là các côđon) trên ARN thông tin tương ứng với 64 bộ ba (triplet) trên ADN mã hoá các axit amin đã được giải hoàn toàn bằng thực nghiệm (bảng 1).

Trong số 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba này là UAA, UAG, UGA và được gọi là các bộ ba kết thúc vì nó quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. Bộ ba AUG là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mặtionin (ở sinh vật nhân sơ là foocmin metionin).

Các nhà khoa học cho thấy mã di truyền có một số đặc điểm sau:

– Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

– Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

– Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

– Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

ảng 1. Bảng mã di truyền

Chữ cái thứ hai –

A

UUU 7 Phe

UAU 7 Tyr

UUX

UXU UXX UXA

UAX

Tyr

UGX

Ser

UAA 1

UUA UUG

UXG

UAG KT

UGA KT UGG Trp

XXU

XUU XUX

XAU ] His

Pro

XGU XGX XGA XGG

XUA

XXA

XAA 1 Gin

XUG

XXG

Chữ cái thứ nhất

XAG / Gin

Chữ cái thứ ba

AGU

AXU AXX AXA

AUU AUX lle AUA –

Met (MD)

AGX

Thr

AAU – ААХ AAA AAG

AGA

AUG

AXG

AGG

GXU,

GAU GAX

Asp

GXX

GUU GUX GUA GUG

GGU, GGX GGA

Val

Ala

GXA GXG

GAA

GAG Glu

GGG

(Phe: Phéninalanin, Leu: Loxin, lle: Izôloxin, Met: Mêtiônin, Val: Valin, Ser: Xêrin, Pro: Prolin, Thr: Threônin, Ala: Alanin, Tyr: Tirôzin, His: Histidin, Gin: Glutamin, Asn: Asparagin, Lys: Lizin, Asp: Axit Aspactic, Glu: Axit glutamic, Cys: Xistêin, Trp: Triptôphan, Arg: Acginin, Gly: Glixin)

Trong bảng 1, mỗi côđon gồm ba chữ cái, mỗi chữ cái là tên viết tắt của một nuclêôtit. Các bộ ba có ghi KT là mã kết thúc, MĐ là mã mở đầu.

Qúa trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)

Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào. Quá trình này tạo ra 2 crômatit trong nhiễm sắc thể (NST) để chuẩn bị phân chia tế bào. Sơ đồ ở hình 1.2 nêu các bước chủ yếu trong quá trình nhân đối của ADN. Từ nguyên tắc nhân đôi ADN, hiện nay người ta đã đề xuất phương pháp có thể nhận một đoạn ADN nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.

SGK Sinh học 12, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6 – 10.

Trắc Nghiệm Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn

Phần năm. DI TRUYỀN HỌC Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN Câu 1: Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là A. prôtêin. B. ARN C. Axit nuclêic D. AND. Câu 2: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại A. Ađênin. B. Timin(T) C. Guanin(G). D. Uraxin(U) Câu 3: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ARN không có loại A. Ađênin. B. Timin(T) C. Guanin(G). D. Uraxin(U). Câu 4: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền. Câu 5: Bản chất của mã di truyền là A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen. C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin. Câu 6: Mã di truyền là: A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin. B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin. C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin. D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin. Câu 7: Trong bộ mã di truyền số bộ ba mã hóa cho axit amin là A. 61 B. 42 C. 64 D. 65 Câu 8: Mã di truyền có một bộ ba mở đầu là A. GUA B. AUG C. UAX D. UUG Câu 9: Mã di truyền có các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã là A. UAA, UAG, UGA. B.UUA, UAG, UGA C.UAA, UGG, UGA D. AAU, UAG, UGA Câu 10: Các bộ ba mã hóa axit amin khác nhau bởi A. trật tự của các nuclêôtit. B. thành phần các nulêôtit C. số lượng nuclêôtit D. thành phần và trật tự các nuclêôtit Câu 11: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Câu 12: Mã di truyền có tính thoái, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Câu 13: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Câu 14: Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 15: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 16: Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền là mã bộ ba. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. Câu 18: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Câu 19: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3'→5'. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5'→3'. Câu 20: Trong quá trình nhân đôi mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn A. 3' 5' B. 5' 3' C. cả 2 mạch D. không có chiều nhát định Câu 21: Trong quá trình nhân đôi mạch đơn mới được tổng hợp không liên tục trên mạch khuôn A. 3' 5' B. 5' 3' C. cả 2 mạch D. không có chiều nhát định Câu 22: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. Câu 23: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. D. nối các đoạn Okazaki với nhau. Câu 24: Trong nhân đôi AND, enzim nào tham gia trượt trên mạch khuôn để tổng hợp mạch mới? A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 25: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 26: Ý nghĩa của quá trình nhân đôi AND là A. chuẩn bị cho sự tự tổng hợp prôtêin trong tế bào. B. làm tăng lượng prô têin trong tế bào C. cơ sở của sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể. D. tạo ra nhiều tế bào mới. Câu 27: Trong chu kỳ tế bào, sự nhân đôi AND diễn ra ở A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa D. kì sau Câu 28: Trong quá trình nhân đôi, enzim AND polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của AND: A.Luôn theo chiều từ 3' đến 5'. B. Di chuyển một cách ngẫu nhiên. C.Theo chiều từ 5' đến 3'mạch này và 3' đến 5' trên mạch kia. D.Luôn theo chiều từ 5' đến 3'. Câu 29: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử AND hình thành theo chiều A.Cùng chiều với mạch khuôn. B. 3' đến 5'. C. 5' đến 3'. D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của AND. Câu 30: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là A. không có tính thoái hoá. B. mã bộ ba. C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiệu. Câu 31: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền là mã bộ ba. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. Câu 32: Một gen có chiều dài 5100A0 có tổng số nuclêôtit là A. 2400 B. 3000 C. 3600 D. 4200 Câu 33: Một gen có chiều dài 4800A0 có tổng số nuclêôtit là A. 2400 B. 3000 C. 3600 D. 4200 Câu 34: Một gen có 120 vòng xoắn có chiều dài là A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0 Câu 35: Một gen có 150 vòng xoắn có chiều dài là A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0 Câu 36: Một gen có khối lượng là 9.105 đvC có chiều dài là A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0 Câu 37: Một gen có khối lượng là 720.103 đvC có chiều dài là A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0 Câu 38: Một gen có 3000 nuclêôtit, có chiều dài là A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4800A0 D. 2400A0 Câu 39: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = 600 , G = 300. Tổng số nuclêôtit của gen này là : A. 1800 B. 2100 C. 3600 D. 900 Câu 40: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = 600 , G = 300. Số liên kết hiđrô trong gen là A. 1800 B. 2100 C. 3600 D. 900 Câu 41: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040 Câu 42: Một gen có chiều dài 4080A0, có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20%. Số nuclêôtit từng loại trong gen là A. A=T=720, G=X=480 B. A=T=480, G=X=720 C. A=T=240, G=X=360 D. A=T=360, G=X=240 Câu 43: Một gen có chiều dài 5100A0, có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30%. Số liên kết hiđrô trong gen là A. 1800 B. 2100 C. 3600 D. 3900 Câu 44: Một gen có khối lượng 9.105 đvC , có số nuclêôtit loại Timin chiếm 20%. Số liên kết hiđrô trong gen là A. 1800 B. 2100 C. 3600 D. 3900 Câu 45 : Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là A. 20%. B. 10%. C. 30%. D. 40%. Câu 46: Một gen tự sao ba lần liên tiếp thì số gen con tạo thành là A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 Câu 47: Một gen tự sao liên tiếp 4 lần, số gen con có mạch đơn cấu tạo hoàn toàn mới từ nguyên liệu môi trường là A. 8 B. 12 C. 14 D. 15 Câu 48: Một gen có chiều dài 4080A0, có số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần là A. 16600 B. 18600 C. 16800 D. 19200 Câu 49: Một gen có chiều dài 4080A0, có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20%. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần là A. A=T=2160, G=X=1440 B. A=T=1440, G=X=2160 C. A=T=1240, G=X=1360 D. A=T=1360, G=X=1240 Câu 50: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp Câu 51: Điều nào sau đây sai khi nói về nguyên tắc nhân đôi của ADN kép ? A. Nguyên tắc giữ lại một nữa. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc khuôn mẫu. D. Không liên tục trên 2 mạch. Câu 52(ĐH 2009): Có 8 phân tử AND tự nhân đôi một số lần đã tổng hợp được 112 mạch pôlinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử AND trên là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 53(ĐH2011): Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30%, số nucleotit lọa guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số ncleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là A. A=450, T=150, G=150, X=750 B. A=750, T=150, G=150, X=150 C. A=450, T=150, G=750, X=150 D. A=150, T=450, G=750, X=150 Câu 54(ĐH2012): Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim AND-pôlimeraza là bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. Câu 55(ĐH2012): Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã D. dịch mã. Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Câu 1: Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã là A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 2: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN. Câu 3: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của mạch nào trong gen? A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN. Câu 4: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN Câu 5: Quá trình phiên mã ở đâu trong tế bào? A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể. Câu 6: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã ? A. ADN B. mARN C. tARN D. Ribôxôm A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. codon. B. axit amin. B. anticodon. C. triplet. Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch có chiều 5' → 3'. B. Từ cả hai mạch đơn. C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc. Câu 10: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực ? A. Nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Thể Gongi. Câu 11: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met. C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN. Câu 12: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ARN. Câu 13: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn? A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành. Câu 14: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit(mARN)được tổng hợp theo chiều nào? A. 3' → 3'. B. 3' → 5'. C. 5' → 3'. D. 5' → 5'. Câu 15: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin Câu 16: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza. Câu 17: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN polimeraza đã di chuyển theo chiều : A. Từ 3' đến 5'. B. Từ giữa gen tiến ra 2 phía. C. Chiều ngẫu nhiên. D. Từ 5' đến 3'. Câu 18 : mARN được tổng hợp sau phiên mã có chiều A. Chiều từ 3' à 5'. B. Cùng chiều mạch khuôn. C. 5' à 3' ; 3' à 5'. D. Chiều từ 5' à 3'. Câu 19: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở: A. nhân con B. tế bào chất C. nhân D. màng nhân Câu 20: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải A. lipit B. ADP C. ATP D. glucôzơ Câu 21: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do. C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN. Câu 22: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa A. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai. C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại. Câu 23: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là A. anticodon. B. codon. C. triplet. D. axit amin. Câu 24: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào. A. Nhân đôi nhiễm sắc B. Phiên mã C. Dịch mã D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN) Câu 25: Trong quá trình dịch mã, trên 1 phần tử mARN thường có 1 số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là: A.Pôliribôxôm B.Pôlinuclêôxôm C. Pôlipeptit D. Pôlinuclêôtit Câu 26: Polixom có vai trò gì? A. Đảm bảo cho quá trình phiên mã B. Làm tăng năng suất tổng hợp pro cùng loại C. Làm tăng năng suất tổng hợp pro khác loại D. Đảm bảo quá trình phiên mã diễn ra chính xác Câu 27: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế A. nhân tôi ADN, phiên mã, dịch mã. B. tổng hợp ADN, dịch mã. C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN. Câu 28: Quan hệ nào sau đây là đúng? A. ADN" tARN" mARN" Prôtêin B. ADN" mARN" Prôtêin" Tính trạng C. mARN" ADN" Prôtêin" Tính trạng D. ADN" mARN" Tính trạng Câu 29: Đơn phân của prôtêin gọi là A. nuclêôtit B. nclêôxôm C. axit amin D. axit béo Câu 30: Ở sinh vật nhân sơ axit amin mở đầu co việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là A. pheninalanin B. metiônin C. foocmin mêtiônin D. glutamin Câu 31: Ở sinh vật nhân thực axit amin mở đầu co việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là A. pheninalanin B. metiônin C. foocmin mêtiônin D. glutamin Câu 32: Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu? A. 495 B. 498 C. 500 D. 502 Câu 33: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là: 5'XGU3' B. 5'UXG3' C. 5'GXU3' D. 5'GXT3' Câu 34: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3' AAAXAATGGGGA5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ đoạn AND nay là: A. 5'... GGXXAATGGGGA3' B. 5'... UUUGUUAXXXXU3' C. 5'... AAAGTTAXXGGT3' D. 5'... GTTGAAAXXXXT3' Câu 35: Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì? A. AUX B. TAX C. AUG D. UAX Câu 36: Quá trình dịch mã kết thúc khi A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu đơn vị lớn và bé. B. Riboxom di chuyển đến mã bộ ba AUG. C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAA, UAG, UGA. D. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAU, UAX, UXG. Câu 37: Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì? A. Hiđrô B. Hoá trị C. Phôtphođieste D. Peptit Câu 38: Anticôdon trên tARN có nhiệm vụ A. Xúc tác liên kết axitamin với tARN B. Xúc tác vận chuyển axitamin đến nơi tổng hợp C. Xúc tác hình thành liên kết peptit D. Nhận biết côdon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp prôtêin Câu 39(ĐH2009): Bộ ba đối mã(anticodon) của tARN vận chuyển axit amin mêtionin là A. 5'AUG3' B. 3'XAU5' C. 5'XAU3' D. 3'AUG5' Câu 40(ĐH2009): Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng? Sự nhân đôi AND xảy ra ở nhiều điểm trên phân tử AND tạo ra nhiều đơn vị tái bản. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit thao nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử ARN. Trong tái bản ADDN, sự kết cặp các nucleotit thao nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn. Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit thao nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch gốc ở vùng mã hóa của gen. Câu 41(ĐH2010): Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN(UAX) gắn bổ sung với cô đôn mở đầu(AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh. Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu. Cô đôn thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-ARN(aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). Riboxom dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5' - 3'. Hình thành liên kết peptit giữa axit amin ở đầu và axit amin aa1 Thứ tự đúng của sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (3), (1), (2), (4), (6), (5). B. (1), (3), (2), (4), (6), (5). C. (2), (1), (3), (4), (6), (5). D. (5), (2), (1), (4), (6), (3). Câu 42(ĐH2011): Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực như sau: ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu(khởi đầu phiên mã) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 5' - 3'. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' - 5'. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện diễn ra theo trình tự đúnglà: A. (1), (4), (3), (2). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (1), (3), (4). D. (2), (3), (1), (4). Câu 43(ĐH2011): Cho các thông tin sau: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dung làm khuôn để tổng hợp protein. (2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là A. (2), (3). B. (3), (4). C. (1), (4). D. (2), (4). Câu 44(ĐH 2012): Các mã bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là A. 3'GAU5', 3'AAU5', 3'AUG5' B. 3'UAG5', 3'UAA5', 3'AGU5' C. 3'UAG5', 3'UAA5', 3'UGA5' D. 3'GAU5', 3'AAU5', 3'AGU5' Câu 45(ĐH2012): Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5'AGXXGAXXXGGG3'. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A.Ser-Ala-Gly-Pro B. Pro-Gly-Ser-Ala. C.Ser-Arg-Pro-Gly D. Gly-Pro-S

Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn, Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 12

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Gen cấu trúc, mã di truyền 1.1. Gen

– Cấu trúc của 1 gen gồm:

+ Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3 ‘ của mạch mã gốc mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã, dịch mã.

+ Vùng mã hóa: nằm ở ngay sau vùng điều hòa, mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định là các aa. Có cấu trúc khác nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Sinh vật nhân sơ: có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)

Sinh vật nhân thực: có vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh) trong đó có những đoạn mang thông tin mã hóa (exon) xen kẽ với những đoạn không mã hóa được (intron).

+ Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5 ‘ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc sự phiên mã.

– Các loại gen: Dựa vào chức năng của gen người ta chia gen thành các loại:

+ Gen cấu trúc

+ Gen điều hòa

+ Gen giả (gen nhảy)

+ Gen chỉ huy

1.2. Mã di truyền

– Là trình tự các Nu trên gen quy định trình tự các aa trên phân tử protein

Có 4 loại Nu khác nhau hình thành nên 4 3 bộ 3 mã hóa khác nhau, thực tế có hơn 20 loại aa .

– Thực nghiệm đã chứng minh:

+ Mã di truyền là mã bộ 3, nghĩa là cứ 3 Nu kế tiếp nhau trong mạch khuôn của gen quy định tổng hợp 1 aa

+ Có 64 mã bộ 3, trong đó có: 1 bộ 3 mở đầu AUG, 60 bộ 3 mã hóa aa, 3 bộ 3 kết thúc là UAA, UAG, UGA.

– Đặc điểm của mã di truyền:

+ Mã di truyền luôn được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ 3, chúng không chồng gối lên nhau. (luôn đọc theo 1 chiều từ 5 ‘ đến 3 ‘ trên mARN)

+ Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài đều sử dụng chung 1 bảng mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ. Điều này chứng tỏ sinh giới ngày nay có chung nguồn gốc.

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu: nghĩa là 1 bộ 3 chỉ mã hóa cho 1 aa.

+ Mã di truyền có tính thoái hóa: 1 aa có thể được mã hóa từ 2 hay nhiều bộ 3 khác nhau.

– Chú ý: Đa số các bộ ba mã hóa cho cùng 1 loại aa chỉ khác nhau ở vị trí cặp Nu thứ 3 cho nên trong 1 bộ 3 thì 2 Nu đầu quan trọng, Nu thứ 3 có thể linh hoạt.sự linh hoạt này có thể không gây hại gì nhưng có thể gây lắp ráp nhầm aa trong chuỗi pp.

+ Bộ 3 trên ADN gọi là triplet

+ Bộ 3 trên mARN gọi là codon

+ Bộ 3 đối mã trên tARN gọi là anticodon

– Những đặc điểm của mã di truyền thể hiện tính thống nhất của sinh giới

+ Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là hầu hết các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền. Đó là mã bộ 3 được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục từng bộ 3.

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu, mã di truyền có tính thoái hóa.

2. Cơ chế tự nhân đôi

2.1. Thời điểm: diễn ra ở pha S của kì trung gian trong chu kì tế bào.

2.2. Vị trí: xảy ra trong vùng nhân (đối với sinh vật nhân sơ) hoặc xảy ra chủyếu ở nhân (đối với sinh vật nhân thực)

2.3. Nguyên tắc:

– Bổ sung

– Khuôn mẫu

– Bán bảo tồn

2.4. Các thành phần tham gia:

– ADN mẹ làm khuôn

– Các Nu tự do, các riboNu

– Các enzim:

+ Enzim tháo xoắn: Gyraza

+ Enzim tách mạch: Helicaza

+ Enzim tổng hợp đoạn mồi: ARN-polimeraza

+ Enzim xúc tác bổ xung kéo dài mạch mới: ADN-polimeraza

+ Enzim nối các đoạn Okazaki: Ligaza

+ Enzim đọc sửa: ADN-polimeraza

2.5. Cơ chế:

– Bước 1: Tháo xoắn AND

Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn Gyraza và enzim tách mạch Helicaza phân tử ADN sẽ được tháo xoắn và 2 mạch đơn dần tách nhau ra thành 2 chạc hình chữ Y

– Bước 2: Tổng hợp mạch mới

Dưới tác dụng của enzim ADN-polimeraza, mỗi mạch của ADN đều được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung A – T, G – X và ngược lại. Vì enzim ADN-polimeraza chỉ tổng hợp được mạch mới theo chiều từ 5′ đến 3′ nên:

+ Trên mạch khuôn có chiều từ 3′ đến 5′ mạch mới được tổng hợp liên tục.

+ Trên mạch khuôn có chiều từ 5′ đến 3′ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo ra các đoạn nhỏ Okazaki (khoảng từ 1000 đến 2000 Nu) ngược với chiều tháo xoắn. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza để tạo ra mạch có chiều từ 5′ đến 3′.

– Bước 3: Hình thành 2 phân tử ADN con

Trong đó có 1 mạch mới hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp và 1 mạch cũ của ADN ban đầu.

*Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp 1 cách gián đoạn?

– Cấu trúc của ADN gồm 2 mạch song song ngược chiều nhau (3′ đến 5′, 5′ đến 3′), mà ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo 1 chiều từ 5′ đến 3′

– Đối với mạch khuôn 3′ đến 5′ thì ADN-polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5′ đến 3′, đối với mạch khuôn 5′ đến 3′ thì mạch mới phải được tổng hợp ngắt quãng theo các đoạn ngắn 5′ đến 3′ (ngược với chiều tháo xoắn), sau đó các đoạn ngắn này được nối với nhau nhờ enzim Ligaza nên phân tử con được hình thành giữ nguyên cấu trúc đối song song.

So sánh sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

Đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn

Gồm các enzim tham gia: enzim tháo xoắn, enzim ARN_polimeraza, ADN_polimeraza, enzim nối Ligaza và các nhân tố khác: ADN, đoạn mồi.

Đều gồm 3 bước: tháo xoắn, tổng hợp mạch mới, hình thành 2 ADN con

Chiều tổng hợp mạch mới bổ sung liên tục và các đoạn Okazaki đều là 5′ đến 3′

Trên mạch khuôn 3′ đến 5′ mạch mới được tổng hợp liên tục còn trên mạch khuôn có chiều 5′ đến 3′ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn Okazaki, sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau tạo thành mạch hoàn chỉnh.

1 phân tử ADN có 1 đơn vị nhân đôi

Mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị nhân đôi

Phân tử ADN được tách ra tạo 1 chạc chữ Y

Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc chữ Y, mỗi chạc có 2 mạch phát sinh từ 1 điểm khởi đầu và được nhân đôi đồng thời

Có ít loại enzim tham gia

Có nhiều loại enzim tham gia

Chú ý:

– Để kéo dài mạch ADN mới cần tạo được đầu 3′ -OH tự do, do đó trên mỗi mạch ADN ban đầu enzim ARN-polimeraza phải hoạt động tổng hợp được các đoạn ARN mồi từ các riboNu tự do (khoảng 10 Nu) để có đầu 3’­­­-OH lắp ráp các Nu mới theo nguyên tắc bổ sung vào mạch ADN gốc.

– Sự nhân đôi của ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST.

Các dạng bài tập chủ yếu:

1. Số phân tử ADN con được hình thành sau k lần nhân đôi

1 phân tử ADN mẹ ban đầu sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra 2 k phân tử ADN con

a phân tử ADN mẹ ban đầu sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra a x 2 k phân tử ADN con

C/m:1ADN nhân đôi lần 1 sẽ tạo ra 2 = 2 1 ADN con, nhân đôi lần 2 sẽ tạo đươc 4 = 2 2 ADN con (thực tế lúc này chỉ có 2 ADN con tham gia nhân đôi vì ADN mẹ ban đầu không còn do đã chia đều cho 2 ADN con), tương tự khi ADN nhân đôi lần 3 sẽ tạo được 8 = 2 3 ADN con, lần 4 sẽ là 2 4 = 16 ADN con. Vậy 1 ADN tham gia nhân đôi k lần sẽ tạo được 2 k ADN con

2. Số phân tử ADN được cấu tạo từ 2 mạch hoàn toàn mới

1 ADN mẹ sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra 2 k – 2 ADN con có 2 mạch hoàn toàn mới

a ADN mẹ sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra a x(2 k – 2) ADN con có 2 mạch hoàn toàn mới

C/m: Xét 1ADN tham gia nhân đôi

3.Tổng số Nu mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 1 phân tử ADN ban đầu

Tổng số Nu môi trường cung cấp = (2 k – 1) x N

A cung cấp = T cung cấp = (2 k – 1) xA

G cung cấp= X cung cấp = (2 k – 1) xG

4. Số liên kết Hidro hình thành và bị phá hủy trong suốt quá trình nhân đôi

Số liên kết H hình thành = 2(2 k – 1).H

Số liên kết H bị phá hủy = (2 k – 1).H

5. Số liên kết hóa trị hình thành giữa các Nu trong suốt quá trình nhân đôi

Số liên kết hóa trị hình thành = (N – 2).(2 k – 1)

Số liên kết hóa trị bị phá vỡ = 0

6. Số chạc tái bản,số đơn vị tái bản,số đoạn mồi

Số chạc tái bản = 2 x số đơn vị tái bản

Số đoạn ARN mồi trên 1 chạc tái bản = số đoạn okazaki/1 chạc tái bản + 1

Số đoạn ARN mồi trên đơn vị tái bản

= số đoạn okazaki/1 đơn vị tái bản + 2

= 2 x số đoạn okazaki/1 chạc tái bản + 2

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỖI DẠNG BÀI TẬP

a) Dạng 1: a1) phương pháp giải TƯƠNG QUAN GIỮA TỔNG NUCLÊÔTIT VỚI CHlỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA ADN (HAY GEN)

– ADN (hay gen) có 2 mạch đơn.

– Chiều dài ADN (hay gen) là chiều dài của 1 mạch đơn và mỗi nuclêôtit xem như có kích thước 3,4. (1 = 10-4µm = 10-7mm).

– Khối lượng trung bình của mỗi nuclêôtit trong ADN (hay gen) là 300 đvC.

– Mỗi chu kì xoắn có kích thước 34 gồm 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit).

Do vậy:

+ Gọi N: tổng nuclêôtit trong cả hai mạch ADN (hay gen).+ Gọi L: chiều dài của ADN (hay gen).+ Gọi M: khối lượng của ADN (hay gen).+ Gọi C: số chu kì xoắn của ADN (hay gen).

a2) Bài tập vận dụng

Ta có các tương quan sau:

1. Gen thứ nhất dài 234,6 nanômet chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?

2. Gen thứ hai chứa 2430 nuclêôtit có chiều dài bao nhiêu nanômet?

3. Gen thứ ba có khối lượng 456.103 đvC có bao nhiêu chu kì xoắn?

4. Gen thứ tư có 107 chu kì xoắn sẽ có khối lượng bao nhiêu đvC?

Hướng dẫn giải

1. Số cặp nuclêôtit của gen thứ nhất:

2. Chiều dài của gen thứ hai tính ra đơn vị nanômet:

3. + Số nuclêôtit của gen thứ ba: 456 . 103 : 300 = 1520 (Nu)

+ Số chu kì xoắn của gen thứ ba: 1520 : 20 = 76 (chu kì)

4. + Số nuclêôtit của gen thứ tư: 107 x 20 = 2140 (Nu)

b) Dạng 2: b1) Phương pháp giải VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC BỔ SUNG ĐỂ XÁC ĐịNH TỈ LỆ %, SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI NUCLÊÔTIT TRONG 2 MẠCH CỦA ADN (HAY GEN)

+ Khối lượng của gen thứ tư: 2140 x 300 = 642000 đvC

Gọi A, T, G, X: các loại nuclêôtit của ADN (hay gen). Theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), trên hai mạch của ADN (hay gen) các nuclêôtit đứng đối diện từng cặp, nối nhau bằng liên kết hiđrô yếu theo NTBS:

A hợp với T (ngược lại) ; G hợp với X (ngược lại).

Do vậy, ta có các hệ quả sau:

* Về số lượng:

A = T (1)

G = X (2)

A + T + G + X = N (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ 2A + 2G = N

A + G = A + X = T + G = T + X = (4)

Vậy: Trong ADN (hay gen) tổng số lượng của hai loại nuclêôtit không bổ sung nhau, luôn luôn bằng số nuclêôtit trong một mạch đơn.

Từ (4) ⇒ A = T = – G = – X (5)

G = X = – A = – T (6)

* Về tỉ lệ %:

%A = %T ; %G = %X (7)

%(A + T + G + X) = 100% (8)

%(A + G) = %(A + X) = %(T + G) = %(T + X) = 50%N = 0,5N = N (9)

b2) Bài tập vận dụng.

Từ (7), (8) và (9) ⇒ %A = %T = 50% – %G = 50% – %X (10)

Từ (10) ⇒ %G = %X = 50% – %A = 50% – %T (11)

Xác định tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit trong phân tử ADN, cho biết:

1) ADN1 có X = 21%.

2) ADN2 có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit

3) ADN3 có A = 4G.

4) ADN4 có tổng của hai loại nuclêỏtit bằng 64% số nuclêôtit của toàn phân tử.

Hướng dẫn giải1) Theo NTBS ta có A = T, G = X = 21%.

– Trong phân tử ADN: A + X = 50% ⇒ A = T = 50% – 21% = 29%.

2) Vì A = T, G = X

Suy ra A = T = 15%; G = X = 50% – 15% = 35%.

3) Theo đề ta có: A = 4G (1)

Theo NTBS ta có: A + G = 50% (2)

Thay (1) vào (2) ta suy ra G = X = 10%; A = T = 50% – 10% = 40%.

4) Theo NTBS ta có tổng của hai loại nuclêôtit không bổ sung nhau luôn luôn bằng 50% tổng số nuclêôtit của toàn phân tử. Theo đề, tổng của hai loại nuclêôtit bằng 64% chỉ có thể là tổng của hai loại nuclêôtit bổ sung.

– Trường hợp 1: Nếu A + T = 64% ⇒ Ạ = T =

c) Dạng 3: VẬN DỤNG VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC TRONG ADN (HAY GEN). TƯƠNG QUAN GIỮA %, SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI NUCLÊÔTIT CỦA ADN (HAY GEN) VỚI SỐ LIỀN KẾT HIĐRÔ, LIÊN KẾT HÓA TRỊ c1) phương pháp giải

⇒ G = X = 50% – 32% = 18%.

– Trường hợp 2: Nếu G + X = 64% ⇒ G = X = 32%; A = T = 18%.

* Về liên kết hiđrô: Theo nguyên tắc bổ sung:

– Theo nguyên tắc bổ sung, A của mạch này nối với T mạch kia bằng 2 liên kêt hiđrô và ngược lại, do vậy có bao nhiêu A sẽ có bấy nhiêu T và bấy nhiêu cặp A = T. Vậy số liên kết hiđrô giữa chúng là 2A (hoặc 2T).

– G của mạch này nối với X mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại. Tương tự, số liên kết hiđrô thực hiện giữa các nuclêôtit G = X là 3G (hoặc 3X).

– Gọi H: tổng số liên kết hiđrô của ADN (hay gen).

N: tổng số nuclêôtit của ADN (hay gen).Ta có các tương quan sau:

H = 2A + 3G = 2A + 3X = 2T + 3G = 2T + 3X

H = 2%A.N + 3%G.N

* Về liên kết hóa trị (phôtpho – đieste):

* Nếu chỉ xét liên kết hóa trị giữa nuclêôtit này với nuclêôtit khác trong mỗi mạch đơn.

+ Cứ 2 nuclêôtit kế tiếp nhau bằng 1 liên kết.

+ Cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau bằng 2 liên kết.

+ Cứ 4 nuclêôtit kế tiếp nhau bằng 3 liên kết.

⇒ Mỗi mạch đơn của ADN (hay gen) có ( – 1) liên kết.

Gọi Y: tổng liên kết hóa trị của ADN (hay gen).

Y = 2( – 1) = N – 2

* Nếu xét liên kết hóa trị của mỗi nuclêôtit và giữa nuclêôtit này với nuclêôtit bên cạnh:

c2) Bài tập vận dụng

+ Cứ mỗi nuclêôtit trong 1 mạch đơn có 2 liên kết, riêng nuclêôtit cuối cùng trong mạch chỉ tính có 1 liên kết nên số liên kết hóa trị trong 1 mạch là:

Vậy: Y = 2(N – 1) = 2N – 2

Một gen dài 5100 và có tích giữa hai loại nuclêôtit không bổ sung là 6%, số liên kết hiđrô của gen nằm trong khoảng từ 3500 đến 3600.

1) Gen trên có bao nhiêu liên kết hóa trị? Cho biết mỗi nuclêôtit, ngoài liên kết hóa trị của nó còn liên kết với nuclêôtitbên cạnh.

2) Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

Hướng dẫn giải

1) Số liên kết hóa trị của gen:

– Tổng liên kết hóa trị của gen: 3000.2 – 2 = 5998 liên kết.

2) Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen:

– Gọi A và G là hại loại nuclêôtit không bổ sung.

Theo đề ra ta có: A . G = 6% = 0,06 (1)

Theo NTBS: A +G = 50% = 0,5 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ A và G là nghiệm số của phương trình:

x2 – 0,5x + 0,06 = 0

– Giải phương trình trên, ta được x1 = 30%; x2 = 20%

+ Tổng liên kết hiđrô của gen:

– Nếu A < G:

+ Tổng liên kết hiđrô của gen:

– Vậy tỉ lệ phần trăm và số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen:

A = T = 30%, G = X = 20%.

d) Dạng 4: d1) Phương pháp giải XÁC ĐỊNH %, SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI NUCLÊÔTIT TRONG MỖi MẠCH. TƯƠNG QUAN VỀ %, SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI NUCLÊÔTIT TRONG MỖi MẠCH VỚI CẢ HAI MẠCH

A = T = 30% . 3000 = 900 nuclêôtit.

G = X = 20% . 3000 = 600 nuclêôtit.

d2) Bài tập vận dụng

– Gọi A, T, G, X: Các loại nuclêôtit trong 2 mạch. A1, T1, G1, X1: các loại nuclêôtit trong mạch 1; A2, T2, G2, X2: Các loại nuclêôtit trong mạch 2.

-Theo NTBS ta có:

Về tỉ lệ %: (Mỗi mạch đơn tính 100%)

Một gen có khối lượng 9.105 đvC và có 3900 liên kêt hiđrô, Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A = 150, mạch đối diện có X = 300 nuclêôtit. Xác định:

1) Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

2) Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch đơn của gen.

Hướng dẫn giải

1) Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen:

– Tổng nuclêôtit của gen: 9.105 : 300 = 3000 (Nu)

– Theo đề ta có: 2A + 3G = 3900; 2A + 2G = 3000

Suy ra: G = X = 900 Nu; A = T = 3000/2 – 900 = 600 (Nu).

– Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 600/3000.100% = 20%.

G = X = 50% – 20% = 30%.

2) Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch đơn:

e) Dạng 5: XÁC ĐỊNH SỐ NUCLÊÔTIT TỰ DO MÔI TRƯỜNG CẦN CUNG CẤP e1) Phương pháp giải

– Theo đề: A1 = 150 ⇒ A2 = 600 – 150 = 450 Nu.

X2 = 300 ⇒ X1 = 900 – 300 = 600 Nu.

– Vậy tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen:

– Cả hai mạch của ADN mẹ đều được dùng làm mạch khuôn.

– Các nuclêôtit tự do kết hợp vào mạch khuôn theo NTBS:

– Sau khi mỗi ADN mẹ tái bản 1 lần sẽ tạo 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ ban đầu.

N: Tổng nuclêôtit trong ADN ban đầu.

Do vậy:

– Gọi A, T, G, X: các loại nuclêôtit trong ADN ban đầu

N: tổng nuclêôtit trong ADN ban đầu

A,’ T’, G’, X’: các loại nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp.

N’: tổng nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp.

1) Khi ADN tái bản 1 lần:

2) Khi ADN tái bản n lần:

– Tổng ADN con được tạo thành cuối quá trình: 2n.– Tổng nuclêôtit trong các ADN con: 2n . N.– Tổng nuclêôtit mỗi loại trong các ADN con.

A = T = 2n. A = 2n.T

e2) Bài tập vận dụng

G = X = 2n. G = 2n. X Suy ra:

Trường hợp đặc biệt: Xác định số nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp để tạo các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới (cả hai mạch đơn đều được tạo thành bởi các nuclêôtit tự do).

– Nhận xét: Ở bất kì lần tái bản nào hai mạch khuôn của ADN ban đầu cũng đều tạo ra 2 ADN con có nguyên liệu không hoàn toàn mới (mỗi ADN con có một mạch mới, một mạch cũ). Vậy trong điều kiện trên ta có:

Tổng liên kết phôtpho-đieste giữa axit với đường và liên kết hiđrô của một gen là 5023 trong đó số liên kết hiđrô ít hơn 973 liên kết.

1) Xác định tổng nuclêôtit tự do và số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho gen tái bản 1 lần.

2) Khi gen tái bản liên tiếp 3 lần. Hãy xác định:

a) Số nuclêôtit mỗi loại có trong các gen con được hình thành vào cuối quá trình.

b) Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cung cấp để tạo ra các gen con mà cả hai mạch đơn của nó đều được tạo thành bởi các nuclêôtit tự do.

Hướng dẫn giải

1) Tổng nuclêôtit tự do và số nuclêôtit tự do mỗi loại cần cung cấp cho gen tái bản 1 lần:

– Gọi N: tổng nuclêôtit của gen: N = 2A + 2G

– Gọi H: tổng liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G

– Gọi H: tổng liên kết phôtpho-đieste giữa axit và đường: Y = 2N – 2.

– Theo đề ta có: Y + H = 5023 (1)

Y – H = 973 (2)

– Từ (1) và (2) suy ra:

Y = 2998; H = 2025.

N = (2998 + 2) : 2 = 1500 Nu.

Ta có: 2A + 3G = 2025

2A + 2G = 1500

Suy ra: G = X = 525 Nu

A = T = (1500 : 2) – 525 = 225 Nu

– Vậy, khi gen tái bản 1 lần, tổng nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp là 1500 nuclêôtit.

– Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp là:

A = T = 225 (Nu); G = X = 525 (Nu).

2) Khi gen tái bản liên tiếp 3 lần:

a) Số nuclêôtit mỗi loại có trong các gen con được hình thành vào cuối quá trình:

A = T = 225 . 23 = 1800 (Nu).G = X = 525 . 23 = 4200 (Nu).

b) Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp:

g) Dạng 6: XÁC ĐỊNH SỐ LẦN NHÂN ĐÔI CỦA ADN g1) Phương pháp giải

A = T = (23 – 1). 225 = 1575 (Nu).G = X = (23 – 1). 525 = 3675 (Nu).

c) Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cung cấp để tạo ra các gen con mà hai mạch của nó đều được tạo thành bởi các nuclêôtit tự do:

A = T = (23 – 2).225 = 1350 (Nu).G = X = (23 – 2).525 = 3150 (Nu).

– Số lần tái bản của ADN (hay gen) là số nguyên dương.

– Các ADN cùng nằm trong 1 tế bào có số lần tự sao mã bằng nhau.

– Các ADN nằm trong các tế bào khác nhau có số lần tái bản có thể khác nhau hoặc bằng nhau.

g2) Bài tập vận dụng

– Khi biết được số lần tái bản, dựa vào đó ta suy ra số gen con, số nuclêôtit tự do môi trường cần cung cấp, số đợt phân bào của tế bào chứa gen đó.

+ Gen tái bản bao nhiêu lần thì trong nguyên phân, tế bào chứa nó phâ bào bấy nhiêu lần.

+ Nếu gen trong tế bào sinh dục, số lần tái bản của gen bằng số đợt phân bào trừ 1 (vì trong giảm phân, lần phân bào thứ hai ADN không tái bản).

Một gen có khối lượng 405000đvC tái bản một số lần đã cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu 9450 nuclêôtit tự do thuộc các loại, trong đó có 3780 nuclêôtit tự do loại G.

1) Tế bào chứa gen trên đã nguyên phân bao nhiêu lần?

2) Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen ban đầu.

Hướng dẫn giải

Số lần nguyên phân của tế bào:

* Số nuclêôtit: 405000/300 = 1350 Nu.

– Gọi n: Số lần tái bản của gen cũng là số lần nguyên phân của tế bào chứa gen trên (n Z+).

– Theo đề ta có: (2n – 1). 1350 = 9450 ⇒ 2n – 1 = 9450 : 1350 = 7.

2n = 8 = 23 ⇒ n = 3.

– Vậy tế bào chứa gen trên nguyên phân 3 lần.

2) Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen ban đầu:

Theo đề ta có: (23 – 1). G = 3780.

⇒ G = X = (3780 : 7) = 540 Nu.

A = T = (1350 : 2) – 540 = 135 Nu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Sinh Lớp 12 Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi Adn trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!