Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Vận Hành Mô Hình Trực Tuyến Chức Năng Trong Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Đôi nét về mô hình trực tuyến chức năng trong doanh nghiệp
Mô hình trực tuyến chức năng là gì?
Mô hình trực tuyến chức năng trong doanh nghiệp được hiểu là một kiểu cơ cấu có nhiều cấp quản lý cùng bộ phận nghiệp vụ nắm giữ vai trò giúp việc cho thủ trưởng là cấp cao hoặc cấp trung. Và thủ trưởng chính là người nắm giữ chức vị cao nhất trong hệ thống điều hành của doanh nghiệp.
Lý do khiến doanh nghiệp dùng mô hình trực tuyến chức năng?
Mô hình trực tuyến chức năng là sự kết hợp giữa mô hình trực tuyến và mô hình chức năng, đặc biệt phù hợp sử dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình giúp:
Phát huy được tối đa hiệu quả mối quan hệ điều khiển – phục tùng cùng mối quan hệ phối hợp – cộng tác bên trong tổ chức.
Xây dựng một bộ khung hành chính chắc chắn trong các tổ chức, doanh nghiệp, có hiệu lực và giám sát chặt chẽ thể chế quản lý, hoạt động.
Tạo nên môi trường làm việc ổn định, có chuyên môn công nghệ cao
Ưu, nhược điểm của mô hình trực tuyến chức năng trong doanh nghiệp
– Ưu điểm:
+ Có tác dụng phân quyền, chỉ huy, xử lý kịp thời mệnh lệnh, đảm bảo vận hành theo đúng tuyến quy định.
+ Những người đứng đầu của mỗi khu chức năng đảm bảo vẫn phát huy được tối đa tài năng, trợ giúp cho lãnh đạo cao cấp. Cho dù họ không được tham gia trực tiếp vào việc ra lệnh cho những người khác thuộc các phân hệ.
+ Có tính nghiệp vụ chuyên sâu: Do đảm bảo được các yếu tố về cơ sở, căn cứ, hướng dẫn thực hiện.
– Nhược điểm:
+ Sử dụng mô hình trực tuyến chức năng sẽ phát sinh nhiều luồng ý kiến, đề xuất; giữa các bộ phận không có sự thống nhất khiến công việc trở nên nhàm chán. Gia tăng sự xung đột giữa các bộ phận trong công ty.
+ Liên lạc trong hệ thống tổ chức có thể bị gián đoạn hoặc phức tạp. Điều này càng khiến khó phối hợp các hoạt động của nhiều chức năng. Nhất là khi mà doanh nghiệp luôn phải điều chỉnh những điều kiện bên ngoài thay đổi.
Mặc dù, có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi song những hạn chế của mô hình trực tuyến chức năng đang gặp chính là bài toán đau đầu cần giải quyết của các nhà quản lý doanh nghiệp. Họ gặp khó khăn trong khâu tìm ra giải pháp khắc phục. Vậy biện pháp được đưa ra là gì? Đó chính là sử dụng nền tảng Đào Tạo Nội Bộ.
2. Lý do khiến doanh nghiệp nên dùng nền tảng Đào Tạo Nội Bộ?
Với mục tiêu là thúc đẩy, phát triển, hoàn thiện, nâng cao trình độ toàn bộ hệ thống nhân sự, nội bộ trong công ty vận hành theo mô hình trực tuyến chức năng. Nền tảng Đào Tạo Nội Bộ v3.0 đã chính thức ra mắt giúp các nhân sự trong tổ chức dễ dàng kết nối, và chia sẻ kiến thức. Trong hệ thống, mỗi nhân viên sẽ đóng vai trò là một học viên. Và nhân viên có thể đổi vị trí thành giảng viên của hệ thống. Người nắm giữ vị trí quản lý đào tạo sẽ có trách nhiệm điều phối hệ thống hoạt động. Sự phối hợp và tương tác hoàn hảo sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một quy trình đào tạo nhân lực đầy chuyên nghiệp và tin cậy.
Nền tảng Đào Tạo Nội Bộ tin rằng, chúng tôi có thể giúp các doanh nghiệp khắc phục được toàn bộ những hạn chế mà mô hình trực tuyến chức năng đang gặp phải
Cụ thể là:
Tiết kiệm tối đa thời gian, công sức
Nhân viên trong công ty thường sẽ phải dành hết thời gian cho việc đi làm nên việc tham gia đào tạo truyền thống thường tốn khá nhiều thời gian. Song nếu sử dụng hệ thống trực tuyến thì nhân viên có thể tham gia khóa học mọi lúc, mọi nơi với máy tính, tablet hoặc điện thoại có kết nối mạng. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ nâng cao được trình độ nhân viên mà còn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt.
Quy trình đào tạo có bài bản
Bằng các tính năng tạo mới lớp học, tài liệu, bài kiểm tra,..được tích hợp sẵn trên phần mềm. Nên tất cả các chương trình giảng dạy của doanh nghiệp sẽ được sắp xếp logic, hợp lý, khoa học khiến nhân viên có thể dễ dàng đáp ứng, theo sát tiến độ học. Một trong những ưu điểm lớn của nền tảng Đào Tạo Nội Bộ chính là nếu không hiểu phần nào có thể xem lại. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn rất nhiều sau khi kết thúc khóa học.
Cho phép tương tác trực tuyến
Hệ thống cho phép doanh nghiệp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng có thể dễ dàng kết nối, tương tác hai chiều liên tục trong suốt khóa đào tạo bằng công nghệ Streaming. Thông thường, điều này chỉ có thể làm được ở các lớp truyền thống.
Quản lý dễ dàng
Cho phép tiếp nhận những ý kiến đánh giá về việc đào tạo trực tuyến, thông qua đó điều chỉnh kế hoạch đào tạo phù hợp, kịp thời.
Có lộ trình đào tạo rõ ràng
Toàn bộ các khóa học đều được thiết kế, xây dựng theo một lộ trình được các chuyên gia nghiên cứu chuẩn xác. Nên học viên luôn được đảm bảo tham gia khóa học hiệu quả.
Có cơ chế đánh giá năng lực tự động
Sau mỗi khóa học đều có bài kiểm tra đánh giá năng lực. Thông qua đó, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác năng lực nhân viên tới đâu, sau đó điều chỉnh giảng dạy sao cho phù hợp.
An toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối
Thông tin, tài liệu giảng dạy do doanh nghiệp cấp phát trên hệ thống đều được bảo mật 100%, không lo rò rỉ ra ngoài do áp dụng công nghệ mã hóa chuẩn MD5, RSA, TDES, SSL,..Chỉ học viên của hệ thống mới được xem, tải tài liệu. Đây cũng được coi là ưu điểm lớn của nền tảng Đào Tạo Nội Bộ so với các đối thủ khác trên thị trường.
Tóm lại, có thể thấy việc lựa chọn sử dụng hệ thống Đào Tạo Nội Bộ để vận hành mô hình trực tuyến chức năng trong doanh nghiệp chính là một trong những giải pháp thông minh hiện nay. Vừa đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, lại đem tới cho nhân viên sự tiện lợi. Tuy còn tồn tại một số hạn chế, song những yếu tố này không phải là vấn đề lớn bởi có thể khắc phục hoàn toàn.
Công Ty Cổ Phần OWS Việt Nam
SĐT: 024.730.555.88
Địa chỉ Email: Info@daotaonoibo.vn
Địa chỉ tại Hà Nội: số 67A Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ tại Nhật Bản: 〒230-0062, Kanagawa, Yokohama, Tsurumi-ku, Toyookachō, 34-18 Hermitage 103
Các Hình Thức Pháp Lý Của Doanh Nghiệp
Đây là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến và phù hợp với những ai mới khởi nghiệp có vốn nhỏ lẻ. Theo quy định tại Điều 73 Luật Doanh nghiệp thì công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
Công ty TNHH MTV có tài sản tách biệt với chủ sở hữu nên chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty không được quyền huy động vốn từ bên ngoài, do nếu huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu thì số thành viên của công ty tăng lên, khi đó sẽ phải thay đổi loại hình công ty. Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2 TV)
cũng thuộc loại hình trách nhiệm hữu hạn, tức các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. Phần vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty có tài sản và phần vốn góp của các thành viên tách biệt nhau.
Theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp thì công ty TNHH 2 TV trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng không vượt quá 50. Công ty không được phát hành cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên cả công ty TNHH MTV và công ty TNHH 2 TV trở lên đều có quyền mua cổ phần tại công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH 2 TV trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần (CTCP)
Đây là loại hình được nhiều người ưa chuộng trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp vì khả năng huy động vốn dễ dàng của loại hình này. Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp thì là doanh nghiệp, trong đó có cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào. Pháp luật cho phép cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định pháp luật quy định không được chuyển nhượng.
Đặc điểm nổi bật nhất của loại hình này là khả năng phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Do đó, loại hình CTCP sẽ phù hợp với những nhóm cá nhân, tổ chức cùng nhau góp vốn hoạt động kinh doanh ở những ngành nghề đòi hỏi nguồn vốn lớn. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
DNTN là loại hình chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 183 Luật Doanh nghiệp). Do tài sản giữa cá nhân làm chủ và doanh nghiệp không có sự tách biệt nên pháp luật chỉ cho phép mỗi cá nhân được quyền thành lập một DNTN để đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả nợ. Pháp luật cũng quy định thêm là chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng k hoán nào để huy động vốn. Vì tài sản của DNTN và chủ sở hữu hợp nhất với nhau nên pháp luật quy định DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. DNTN là loại doanh nghiệp duy nhất trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh (CTHD)
Đây là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt trong các hình thức pháp lý của doanh nghiệp bởi tính vừa đối nhân, vừa đối vốn của nó. Đối nhân ở đây nghĩa các thành viên hợp danh (phải là cá nhân) liên kết với nhau bởi sự quen biết, tin tưởng, cùng nhau góp vốn mở công ty và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn đối vốn nghĩa là đối với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (Điều 172 Luật Doanh nghiệp). CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng k hoán nào và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
PHAN LAW VIETNAMHotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888Email: info@phan.vn
Giải Pháp Tái Cấu Trúc Nợ Cho Doanh Nghiệp
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nợ vay ngắn hạn ngân hàng vẫn là khoản nợ chiếm đại đa số.
Thị trường trái phiếu đang dành cho ai?
Theo thống kê, quý I/2020 cũng là thời điểm mà dịch Covid-19 bùng phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã huy động được 47.500 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Điều đáng nói việc huy động này vẫn dành cho các công ty bất động sản (BĐS) khi phát hành lên đến 23.200 tỷ đồng, chiếm gần 50% giá trị phát hành.
Trong quý I/2020, nhiều DN trong lĩnh vực tài chính cũng phát hành nhiều lô TP cho chính mình, như Công ty chứng khoán IB (2.000 tỷ đồng), Công ty chứng khoán Rồng Việt (933,6 tỷ đồng), Công ty chứng khoán Bảo Minh, Everest, Kỹ thương… Vậy thực hư câu chuyện phát hành TPDN dành cho những DN trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có được bao nhiêu? Và ai là nhà đầu tư (NĐT) chính của các TP này?
Đọc qua các báo cáo phát hành TPDN, những lô phát hành TP cho các NĐT đại chúng gần như đều không thành công. Lãi suất cao, có tài sản đảm bảo không phải là yếu tố thu hút các NĐT cá nhân đầu tư vào TPDN, mà các DN phát hành TP thành công luôn có sự hỗ trợ từ NH. Minh chứng là báo cáo tài chính của các NHTM, khoản mục đầu tư TPDN nắm giữ đến ngày đáo hạn khá lớn, gần như đây là NĐT chính của thị trường TPDN thời gian qua.
Tái cấu trúc các khoản nợ NH
Chính vì vậy, Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng khi cơ cấu lại các khoản nợ. Vấn đề đặt ra sau 12 tháng được tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ, DN sẽ phải thanh toán các khoản nợ này. Liệu rằng, DN sẽ thu xếp được dòng tiền để thanh toán cho NH khi đến hạn trong khi phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái “bình thường mới”?
Dịch bệnh Covid-19 đã nhấn chìm nhiều DN, tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh mà tác động này sẽ khác nhau. Điều đó cho thấy việc phục hồi lại hoạt động kinh doanh như trước đại dịch sẽ không thể. Đó chính là trạng thái “bình thường mới” mà các DN phải tính đến. Trong tình huống này, doanh số sụt giảm mạnh, vòng quay vốn không còn 3 hay 6 tháng mà sẽ dài hơn thế.
Lấy một tình huống của các DN ngành dệt may, dù được NH cơ cấu lại thời gian trả nợ thêm 6 tháng, nghĩa là tầm tháng 10 các DN này liệu có xuất được hàng cho đối tác để có tiền trả nợ NH? Hiện nay, dịch bệnh trên thế giới có thể đã đạt đỉnh, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ được kiểm soát khi các nền kinh tế đang vội vàng mở cửa trở lại. Do vậy, các DN này vẫn phải chuẩn bị phương án cho rủi ro dịch bệnh kéo dài.
Không chỉ là vấn đề của dịch bệnh, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục của Mỹ, châu Âu và nhiều nước trên thế giới sẽ càng làm cho sức tiêu thụ suy giảm mạnh. Chỉ số Manufacturing PMI tháng 4-2020 tiếp tục giảm mạnh sau nhiều tháng giảm dưới mức 50 điểm (xem bảng).
Dùng TP để cơ cấu nợ
Như vậy, việc phát hành TPDN hiện không quá xa lạ với các DN Việt Nam, nhất là sau khi Nghị định số 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực. Việc đầu tư TPDN cũng không phải là vấn đề của các NH hiện nay. Tuy nhiên, NH cần nhìn nhận một thực tế hoạt động kinh doanh của DN trong thời gian tới để tiến hành tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn thành các khoản nợ dài hạn khi chưa quá muộn.
Ai cũng biết, khi các khoản nợ được gia hạn nợ tối đa 12 tháng như Thông tư số 01/2020, nếu DN không thể trả nợ đúng hạn sẽ chuyển sang nhóm nợ xấu. Nhưng khi DN khó khăn trong vay nợ, NH bị nợ xấu gia tăng và nền kinh tế sẽ xuất hiện “cục máu đông”…
Khả năng phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh của DN còn là một ẩn số phía trước. Do vậy các DN nên tính đến những tình huống rủi ro xấu nhất để thực hiện cơ cấu lại nợ sau thời gian gia hạn nợ.
Bài học của mô hình xử lý nợ xấu qua Công ty mua bán nợ VAMC đã gây ra nhiều khó khăn cho NH. Bản chất của hoạt động này là các khoản nợ xấu được “bán” cho VAMC và đổi lại NH nhận lại khoản TP đặc biệt và tự NH xử lý khoản nợ xấu bằng cách trích lập dự phòng 20% mỗi năm vào kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, hoạt động này chỉ nhằm loại bỏ nợ xấu tạm thời ra khỏi bảng cân đối kế toán của NH, trong khi đó DN rơi vào tình trạng nợ xấu sẽ không còn đường phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vậy trước khi quá muộn, cả NH và DN cần chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn từ hạn mức tín dụng sang TPDN. NH sau khi nắm giữ TPDN sẽ chịu trách nhiệm quản lý khoản nợ này dù TPDN có thể được NHNN “mua lại”. Bằng nghiệp vụ này, NHNN có thể bơm tiền vào hệ thống thông qua nghiệp vụ mua lại TPDN mà các NH đang đầu tư nắm giữ để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời các NH sẽ không bị tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối kế toán, các con nợ là DN vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh mà không bị tình trạng nợ xấu gây ra.
Như vậy, vấn đề còn lại liệu NHNN có muốn tạo ra một công cụ “mới” trong nghiệp vụ quản lý cung tiền của mình để mua lại và bán ra các TPDN do chính các NH đầu tư? Và nếu được, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đang lên dự thảo sửa đổi cần bổ sung vào trách nhiệm quản lý nợ của loại TP này. Qua đó, NHNN sẽ không gặp rủi ro khi các DN phát hành không thực hiện nghĩa vụ nợ. Các NH sẽ là người quản lý nợ và trích lập dự phòng từ đầu tư vào chứng khoán nợ này.
* TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Mô Hình Hành Vi Làm Việc Nhóm
– Tăng khả năng dự đoán hành vi của các thành viên trong nhóm.
– Giảm những quan hệ rắc rối giữa các thành viên trong nhóm.
– Giúp phân biệt các nhóm khác nhau.
Như vậy, nếu biết được các chuẩn mực của nhóm, người quản lý có thể giải thích được hành vi của các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, nếu các chuẩn mực hỗ trợ tích cực cho kết quả công việc, người quản lý có thể hy vọng nhiều vào quá trình thực hiện công việc của từng cá nhân. Tương tự như vậy, tỉ lệ vắng mặt cao hay thấp trong một nhóm cũng phụ thuộc vào chuẩn mực do nhóm đề ra. Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm hơn cả là sự tuân thủ các chuẩn mực trong nhóm của các thành viên. Chuẩn mực đề ra mà mức độ tuân thủ không cao thì sẽ ảnh hưởng đến công việc chung. Vậy làm thế nào để các thành viên trong nhóm tuân thủ các chuẩn mực. Điều này phụ thuộc vào ý thức của họ về tầm quan trọng của nhóm. Nếu ý thức là nhóm rất quan trọng với mình thì mức độ tuân thủ sẽ cao. Ngoài ra, nhóm có thể tạo ra những áp lực buộc các thành viên tuân theo.
3.4 Địa vị
Địa vị theo định nghĩa của xã hội là vị trí hay thứ hạng do những người khác đặt ra cho nhóm hay các thành viên trong nhóm. Địa vị có thể đạt được một cách chính thức do tổ chức đặt ra hoặc đạt được một cách không chính thức nhờ vào tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tính cách mà mọi người đánh giá cao. Người ta chứng minh được rằng địa vị có ảnh hưởng đến sức mạnh của các chuẩn mực trong tổ chức và áp lực tuân thủ các chuẩn mực đó. Ví dụ, các thành viên trong nhóm có địa vị cao thường tự do hơn, ít chịu khuôn phép từ các chuẩn mực của tổ chức và áp lực tuân thủ cũng ít hơn so với các nhóm có địa vị thấp. Những nhóm có địa vị cao thì mức thu nhập cao hơn, quyền lực nhiều hơn. Như vậy, những cá nhân quá nhạy cảm về ý nghĩa công bằng có thể sẽ cảm thấy bất công và giảm bớt nỗ lực làm việc, kéo theo năng suất làm việc giảm sút hoặc họ sẽ tìm những cách lập lại sự công bằng như làm một công việc khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Vận Hành Mô Hình Trực Tuyến Chức Năng Trong Doanh Nghiệp trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!