Xu Hướng 9/2023 # Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 36: Đặc Điểm Đất Việt Nam # Top 18 Xem Nhiều | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 36: Đặc Điểm Đất Việt Nam # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 36: Đặc Điểm Đất Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài 33. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Dựa vào hình 36.1 và hình 36.2 (SGK), hãy nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam? Trả lời Đặc điểm chung của đất Việt Nạm: + Đa dạng, phức tạp, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. + Có ba nhóm đất chính là: Nhóm đất mùn núi cao. Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các vùng đồi núi thấp. Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển. Câu 2 Cơ cấu các nhóm đất chính trên phần lãnh thổ đất liền của nước ta. Nhóm đâ't Tỉ lệ (diện tích đất liền) Đất mùn núi cao 11% Đất feralit đồi núi thấp 65% Đất phù sa 24% sJ Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính. b/ Nhận xét và giải thích? Trả lời / Chú giải Vẽ biểu đồ Nhận xét và giải thích Đất của nước ta đa dạng, được phân thành ba nhóm đất chính là: Đất mùn núi cao, đất feralit đồi núi thấp và đất phù sa. Nguyên nhân: Do nước ta có sự đa dạng về đá mẹ, địa hình, khí hậu... Các nhóm đất đồi núi chiếm đến 76 % diện tích lãnh thổ đất liền, riêng nhóm đất đồi núi thấp chiếm đến 65 % diện tích. Nguyên nhân: Do 3/4 diện tích đất liền là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi. núi thấp. Câu 3 Hãy lập bảng so sánh các đặc điểm chủ yếu và giá trị sử dụng của hai nhóm đất: Nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. Trả lời Nhóm đất feralit nhóm đất phù sa + Chiếm 65% diện tích đất liền. + Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. + Đặc tính chung: Chua, nghèo mùn, nhiều sét. Màu sắc phổ biến: đỏ vàng. + Gồm nhiều loại, có độ phì cao là đâd feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi. + Chiếm 24% diện tích đất liền. + Hình thành do sự bồi tụ phù sa sông biển ở các vùng trũng thấp ven sông, ven biển. + Đặc tính chung: Tơi xốp, ít chua, giàu mùn. Màu sẫm. + Gồm nhiều loại, có giá trị hơn cả là đất phù sa ngọt ở ven sông Tiền và sông Hậu, đất trong đê ở đồng bằng sông Hồng. + Có giá trị để trồng cây công nghiệp lậu năm, trồng rừng... + Có giá trị để trồng cây lương thực, rau quả, cây công nghiệp ngắn ngày... Câu 4 Loại đất Hiện được sử dụng Đất phù sa mới. Đất phù sa cổ (đất xám). Đất mặn ven biển. Đất feralit trên đá ba dan. Trả lời Loại đất Hiện được sử dụng Đất phù sa. Trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đậu tương, day, cói...). Đất phù sa cổ (đất xám). Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, thuốc lá), ngô, sắn... Đất mặn ven biển. Làm muối, nuôi thủy sản nước mặn, trồng rừng ngập mặn... Đất feralit trên đá ba dan. Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu...). Câu 5 Hiện tượng đá ong hóa là gì? Thường xảy ra ở đâu? Làm thế nào để hạn chế hiện tượng đá ong hóa? Trả lời + Trong đất feralit có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành lớp đá ong nằm cách mặt đất khá sâu. Khi lớp phủ thực vật bị mất, lớp đất mặt bị rửa trôi, lớp đá ong lộ ra ngoài trời và khô cứng lại, đất sẽ nhanh chóng xấu đi và mất giá trị canh tác. + Hiện tượng đá ong hóa thường xảy ra ở các vùng đất feralit bị mất lớp phủ thực vật, nhất là ở các vùng đất feralit phát triển trên đá ba dan. + Để hạn chế hiện tượng đá ong hóa cần bảo vệ tốt lớp phủ thực vật trên đất feralit, phát triển các mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp. Câu 6 Vì sao các mô hình nông - lâm kết hợp được khuyến khích phát triển ở các vùng đồi núi? Trả lời Các mô hình nông - lâm kết hợp được khuỳến khích phát triển ở các vùng đồi núi vì: + Tạo điều kiện khai thác hợp lí hơn tiềm năng đất đai, khí hậu... trên vùng đồi núi. + Góp phần bảo vệ tài nguyên (đất, rừng, nguồn nước và các sinh vật khác) và môi trường. + Góp phần điều hòa dòng chảy sông suối, hạn chế lũ lụt. Câu 7 Trả lời Loại đất Nơi phân bố chủ yếu Đất phù sa mới. Đất xám (phù sa cổ). Đất feralit trên đávôi. Đất feralit trên đá ba dan. Câu 8 Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất? Hãy nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất của nước ta. Trả lời + Phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất của nước ta vì: - Đất đai là tài nguyên quý giá, nước ta đất ít, dân đông, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người chỉ khoảng 0,4 ha). - Do khai thác, sử dụng chưa hợp lí, tài nguyên đất đã bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo, trong đó có khoảng 10 triệu ha đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh. + Một số biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất của nước ta: Phát triển các mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp trên vùng đồi núi và ven biển. Tăng cường mạng lưới thủy lợi kết hợp với việc bón phân hợp lí để cải tạo đất. Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất để hạn chế ô nhiễm đất. Quy họach hợp lí và quản lí tốt việc sử dụng tài nguyên đất. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1/ Nốì ô bên phải (B) đúng với ô bên trái (A) A. Loại đất B. Thích họp để trồng 1. Phù sa mới. a. Cao su, cà phê, hồ tiêu.... 2. Đất xám (phù sa cổ). b. Lũa, hoa màu, cây ăn quả. 3. Đất ba dan. c. Mía, lạc, thuốc 1ấ... 4. Đất feralit. d. Cây công nghiệp lâu năm, rừng. 2/ Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn Câu 1 Hiện tượng đá ong hóa có ở đất: Phù sa mới. B. Phù sa cổ. Feralit. D. Đất mùn núi cao. Câu 2 Có diện tích lớn nhất ỗ nước ta là đất: A. Phù sa mới B. Feralit. C. Phù sa cổ D. Đất mùn núi cao. Câu 3 A. Đất xám. B. Đất phù sa mới. C. Đất ba dan. D. Đất mùn núi cao. Câu 4 Hoạt động sản xuất nào làm cho nhiều diện tích vùng đồi núi bị xói mòn, bạc màu? A. Trồng cây công nghiệp lâu nãm. Chăn nuôi gia súc lớn. c. Đốt rừng làm rẫy. D. Làm ruộng bậc thang. Câu 5 Đất xám phân bố tập trung nhiều ở: B. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Đông Nam Bộ. c. Vùng trung du Bắc Bộ. Câu 6 B. Các vùng núi cao. D. Các cao nguyên nam Trung Bộ. Đất mùn feralit phân bố ở: A. Các vùng đồi núi thấp, c. Ven các sông lớn. Câu 7 Đất phù sa là loại đất thích hợp nhất để trồng lúa vì: Bằng phẳng và có diện tích lớn. Màu mỡ, dễ canh tác và làm thủy lợi. c. Có nguồn nước tưới dồi dào của sông ngòi. D. Tơi xốp, bằng phẳng, có diện tích lớn. Câu 8 Phần lớn diện tích đất ba dan của nước ta được sử dụng để: Trồng cây lương thực, hoa màu. Trồng cây công nghiệp lâu năm. c. Trồng cây công nghiệp hàng năm. D. Trồng rừng. Câu 9 Đất feralit hình thành trên đá ba dan ở nước ta có đặc điểm: Màu mỡ, phân bố tập trung thành vùng lớn. Phân bố ở khắp các vùng đồi núi. c. Phân bố tập trung ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Có diện tích lớn nhất trong các loại đất feralit.

Bài 36. Đặc Điểm Đất Việt Nam (Địa Lý 8)

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam b. Nước ta có ba nhóm đất chính: * Nhóm đất feralit vùng núi thấp: – Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. – Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. – Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…). – Thích hợp trồng cây công nghiệp * Nhóm đất mùn núi cao: – Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11% – Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao – Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn. * Nhóm đất phù sa sông và biển: – Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. – Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn. – Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ.. – Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

Hình 36.2. Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam – Đất là tài nguyên quý giá. – Phải sử dụng đất hợp lý. + Miền đồi núi: chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu. + Miền đồng bằng ven biển. Cải tạo các loại đất mùn, đất phèn.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 126 SGK Địa lý 8) Em hãy đọc lên các loại đất ghi ở hình 36.1 (trang 126 SGK Địa lý 8). – Núi, đồi: + Đất mùn núi cao trên các loại đá. + Đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá. – Đồng bằng sông Mã: + Đất bồi tụ phù sa (trong đê). + Đất bãi ven sông (ngoài đề). – Ven biển: đất mặn ven biển.

Hình 36.1. Lát cát địa hình – thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 20oB

? (trang 128 SGK Địa lý 8) Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì. Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.

? (trang 128 SGK Địa lý 8) Quan sát hình 36.2 (trang 127 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào. – Đất ba dan: Tây nguyên, Đông Nam Bộ. – Đất đá vôi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

? (trang 129 SGK Địa lý 8) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét. a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên. b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên. c) Đất phù sa : chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. – Vẽ biểu đồ :

– Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%)

Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 31: Đặc Điểm Khí Hậu Việt Nam

Bài 28. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? Trả lời + Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: Nóng ẩm, mưa nhiều, phân hóa đa dạng, diễn biến phức tạp. + Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở: - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên 21°c, độ ẩm tương đối trên 80%, lượng mưa đạt 1.500 - 2.000mm/năm. Tính chất phân hóa, đa dạng và thất thường: Phấn hóa, đa dạng: Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên .cao, từ bắc vào nam, từ đông sang tây). Thất thường: Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm rét muộn, năm rét nhiều, năm rét ít Câu 2 Khí hậu nước ta có những đặc điểm trên là do ảnh hưởng của những nhân tố nào? Trả lời Khí hậu nước ta có những đặc điểm trên do chịu ảnh hưởng của những nhân tố: + Vĩ độ: Nước ta nằm trong miền vĩ độ thấp, hàng năm lãnh thổ nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều -" nhiệt độ không khí cao. + Địa hình: Góp phần quan trọng tạo nên sự phân hóa khí hậu theo vùng, miền. + Các nhân tố khác: Biển Đông: góp. phần làm tăng lượng mưa, điều hòa khí hậu. Bão, áp thấp nhiệt đới, nhiễu loạn của khí quyển toàn cầu với các hiện tượng En Ninô và La Nina làm tăng tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta. Câu 3 Em hãy nêu biểu hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của-khí hậu nước ta. Trả lời Biểu hiện tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước đều vượt . 21°C, số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ trong một năm. Độ ẩm tương đối của không khí trên 80%, lượng mưa đạt 1.500- 2.000mm/năm. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. Câu 4 Dựa vào bảng 31.1. Nhiệt độ và lượng mưa các trạm Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (SGK). Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa trong năm của ba địa điểm. Hãy cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc và giải thích vì sao? Trả lời a. Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa trong năm của ba địa điểm Địa điểm Nhiệt độ TB năm Tổng lượng mưa năm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh b. Các tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc là: Tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 10, tháng 11, tháng 12. * Nguyên nhân: Do các bức chắn của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã đối với gió mùa đông bắc nên phía nam hầu như không bị ảnh hưởng của gió đông bắc. Càng vào nam, góc chiếu tia mặt trời càng lớn nên nhiệt độ không khí càng tăng. Câu 5 Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền. Trả lời Trên cả nước, khí hậu nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian, hình thành 4 miền khí hậu với đặc điểm riêng của từng miền: Miền khí hậu Phạm vi Đặc điểm khí hâu Phía Bắc Từ Hoàng Sơn (18°B) trở ra. + Có mùa đông lạnh tương đối ít mưa, nửa đầu mùa đông, hanh khô, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt. + Mùa hè nóng và mưa nhiều. Phía Nam Gồm Nam Bộ và Tây Nguyên. + Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm. + Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. Đông Trường Sơn Gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn (từ Hoành Sơn tới mũi Dinh). Có mùa mưa lệch về thu đông. Biển Đông Việt Nam Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. Câu 6 Em hãy cho biết những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? Trả lời Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết nước ta đa dạng và thất thường là: + Địa hình: Sự đa dạng của địa hình, nhất là độ cao và hướng các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kỉểu khí hậu trên lãnh thổ. + Gió mùa: Hoạt động của hai mùa gió khác nhau về hướng và tính chất tạo nên sự phân hóa khí hậu Bắc - Nam. + Vĩ độ: Lãnh thổ kéo dài qua 15 vĩ độ: phía nam khí hậu có tính chất cận xích đạo, phía bắc khí hậu có tính chất cận chí tuyến. Câu 7 Hãy nêu ảnh hưởng của gió mùa đối với khí hậu nước ta. Trả lời Do ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hựp với hai mùa gió: + Miền khí hậu phía bắc: Có mùa đông lạnh và mưa ít với gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng và nhiều mưa với gió mùa tây nam. + Miền khí hậu phía nam: Có mùa mưa với gió mùa tây nam, mùa khô sâu sắc vào thời kì hoạt động của gió mùa đông bắc. Câu 8 Hãy nêu những thuận lợi, khó khări của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trả lời + Những thuận lợi: - Sản xuất nông nghiệp có thể hoạt động quanh năm, có điều kiện để thâm canh tăng vụ. Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng miền. + Những khó khăn: Phải tốn kém nhiều để làm thủy lợi, chi phí nhiều cho việc phòng chống dịch bệnh. Sản xuất nông nghiệp mang nhiều tính bấp bênh do tai biến thiên nhiên thường xảy ra. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)Câu 1 Địa điểm nào có nhiệt độ không khí trung bình năm cao hơn cả? Hà Nội. B. Huế. Đà Lạt. D. Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 2 Địa điểm nào có lượng mưa hàng năm cao hơn cả? Bắc Quang (Hà Giang). B. Thành phố Hồ Chí Minh, c. Huế (Thừa Thiên - Huế). D. Hòn Ba (Quảng Nam). Câu 3 Có mùa lạnh mưa ít, mùa nóng mưa nhiều là đặc điểm của: Miền khí hậu phía Bắc. * Miền khí hậu phía Nam. c. Miền khí hậu Đông Trường Sơn. D. Miền khí hậu biển Đông. Câu 4 Có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông là đặc điểm của miền khí hậu: A. Phía Bắc. B. Phía Nam. c. Đông Trường Sơn. " D. Biển Đông. Câu 5 Hoạt động kinh tế nào chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiều hơn cả? A. Sản xuất công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp, c. Du lịch. D. Giao thông vận tải.

Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 33: Đặc Điểm Sông Ngòi Việt Nam

Bài 30. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Dựa vào hình 33.1 trong SGK (Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Trả lời Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta: + Mạng lưói sông ngòi dày đặc, phần lớn là các sông nhỏ, phân bố rộng khắp cả nước. + Hai hướng chảy chính của sông ngòi nước ta là hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung. + Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm. + Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. Câu 2 Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc? Trả lời Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc do: Nước ta cọ lượng mưa nhiều, trung bình 1.500 - 2.000mm/năm. Địa hình đồi núi chiếm tói 80% diện tích lãnh thổ, ở nhiều vùng (thuộc Trung Bộ và Bắc Bộ) đồi núi chạy gần biển. Câu 3 Hướng chảy Sông Tây bắc - đông nam Vòng cung Câu 4 Dựa vào bảng 33.1 trong SGK. (Mùa lũ trên các lưư vực sông). + Hãy cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông diễn ra như thế nào? + Giải thích vì sao có sự khác nhau mùa lũ trên các lưu vực sông? Trả lời + Mùa lũ trên các lưu vực sông khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc, số tháng lũ và tháng lũ cao nhất. Các sông Bắc Bộ: Mùa lũ bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, lũ cao nhất vào tháng 8, số tháng lũ là 5 tháng. Các sông Đông Trường Sơn: Mùa lũ bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lũ cao nhất vào tháng 11, số tháng lũ là 4 tháng. Các sông Nam Bộ: Mùa lũ bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11, lũ cao nhất vào tháng 10, số tháng lũ là 5 tháng. + Có sự khác nhau về mùa lũ trên các lưư vực sông do khác nhau ve: Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa (mùa lũ trên các lưư vực sông diễn ra muộn hơn thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa khoảng 1 tháng). Tháng có lượng mưa nhiều. Câu 5 Em hãy cho biết, để hạn chế tác hại của lũ, nhân dân ta đã thực hiện những biện pháp gì? Trả lời Để hạn chế tác hại của lũ, nhân dân ta đã thực hiện các biện pháp: Đắp đê ven sông. Xây dựng các đập thủy điện vừa sản xuất điện, vừa điều tiết lượng nước chảy của sông. Xây dựng các kênh thoát lũ. Làm nhà sàn, nhà nổi (ở đồng bằng sông Cửu Long). Bảo vệ rừng đầu nguồn các sông. Câu 6 Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Trả lời Một số giá trị của sông ngòi nước ta: Bồi đắp phù sa tạo nên các châu thổ màu mỡ, là địa bàn để sản xuất lương thực, thực phẩm. Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt dân cư và các hoạt động sản xuất. Tạo môi trường để nuôi thủy sản, du lịch. Giao thông đường sông. Khai thác sức nước để làm thủy điện. Câu 7 Hãy nêu những nguyên nhân làm cho nước sông ngòi nước ta bị ô nhiễm. Cần phải làm gì để phòng chống ô nhiễm nước sông ngòi? Trả lời + Những nguyên nhân làm cho nước sông ngòi nước ta ô nhiễm: Chất thải của sinh hoạt, của chăn nuôi, của sản xuất công nghiệp chưa qua xử lí, của các phương tiện giao thông đường sông. Dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thức ăn và các loại thuốc sử dụng trong ngành nuôi thủy sản. + Để phòng chống ô nhiễm, nước sông ngòi cần: Đẩy mạnh việc xử lí các chất thải công nghiệp. Nâng cao trình độ kĩ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. dân cư. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước sông trong cộng đồng II. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn) Câu 1 Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc do: A. Địa hình nhiều đồi núi. c. Có mưa nhiều. Vị trí địa lí giáp biển. Nằm trong khu vực gió mùa. Câu 2 Phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc do: Diện tích lãnh thổ không lớn. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. Địa hình nhiều đồi núi, nhiều nơi đồi núi lan ra sát biển. Phần lớn sông ngòi bắt nguồn ở bên trong lãnh thổ. Câu 3 Sông nào chảy theo hướng vòng cung? A. Sông Đà Rằng. B. Sông Vàm Cỏ Đông. Sông Mã. D. Sông Cầu. Câu 4 Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông: A. Sông Đà. B. Sông Cầu. C. Sông Chảy. D.Sông Gâm. Câu 5 Giá trị lớn nhất của sông ngòi nước ta là: Đã tạo nên các châu thổ màu mỡ. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, Sản xuất thủy điện. Cung cấp nước và thủy sản cho đời sống dân cư. 1/ Hàng dọc (kí hiệu I): sông phát nguồn từ nam Tây Nguyên, cùng tên với một tỉnh ở Đông Nam Bộ. 2/ Hàng ngang: Sông chảy qua tỉnh Quẵng Nam, cũng là tên của một nhà thơ ở miền Trung. I Còn gọi là sông Ba. Một phụ lưư ở tả ngạn sông Đồng Nai. Sông phát nguồn từ dãy Đông Triều hợp với sông Cầu và sông Thương chảy vào sông Thái Bình. Sông ở Tây Nguyên có nhà máy thủy điện Yaly. Sông là phân giới đàng trong, đàng ngoài thời Trịnh - Nguyễn

Bài 28. Đặc Điểm Địa Hình Việt Nam (Địa Lý 8)

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam * Địa hình nước ta rất đa dạng. – Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ + Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích + Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% + Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông. – Đồng bằng lớn: + Đồng bằng sông Hồng + Đồng bằng sông Cửu Long + Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực – Ngoài ra còn các đảo và quần đảo. – Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

Hình 28.1. Lược đồ địa hình Việt Nam

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau – Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên. + Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải. + Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa. – Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam. – Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người – Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ. – Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. – Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

? (trang 101 SGK Địa lý 8) Hãy tìm trên hình 28.1 (trang 103 SGK Địa lý 8) đỉnh Phan-xi-păng (3143m) và đỉnh Ngọc Linh (2598m). Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên hình 28.1 để tìm đỉnh Phan-xi-păng trên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Ngọc Linh trên dãy núi Trường Sơn Nam.

? (trang 101 SGK Địa lý 8) Em hãy tìm trên hình 28.1 (trang 103 SGK Địa lý 8) một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta. Một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta: +Hoành Sơn +Bạch Mã +Một số nhánh núi từ dãy Trường Sơn Nam đâm ra biển, nơi có đèo Cù Mông, đèo Cả…

? (trang 102 SGK Địa lý 8) Em hãy tìm trên hình 28.1 (trang 103 SGK Địa lý 8) các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng. – Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn. – Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Kon Turn, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh. – Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung. – Phạm vi thềm lục địa: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung. – Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

? (trang 102 SGK Địa lý 8) Em hãy cho biết lên một số hang động nổi tiếng ở nước ta. Một số hang động nổi tiếng ở nước ta: +Phong Nha (Quảng Bình) +Tam Thanh (Lạng Sơn) +Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)…

? (trang 102 SGK Địa lý 8) Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì. – Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá. – Lợi ích của việc bảo vệ rừng: bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, bảo vệ sự đa dạng sinh vật..

? (trang 103 SGK Địa lý 8) Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam * Địa hình nước ta rất đa dạng. – Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ + Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích + Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% + Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông. – Đồng bằng lớn: + Đồng bằng sông Hồng + Đồng bằng sông Cửu Long + Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực – Ngoài ra còn các đảo và quần đảo. – Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy…. b. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau – Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên. + Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải. + Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa. – Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam. – Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp. c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người – Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ. – Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. – Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

? (trang 103 SGK Địa lý 8) Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố : – Hoạt động tân kiến tạo. – Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa. – Hoạt động của con người.

? (trang 103 SGK Địa lý 8) Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào.

– Địa hình cao nguyên badan – Địa hình đồng bằng phù sa mới – Địa hình đê sông, đê biển. – Địa hình các – xtơ: + Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá : CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2 + Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.– Địa hình cao nguyên badan: – Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2– Địa hình đồng bằng phù sa mới: Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.– Địa hình đê sông, đê biển: + Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m. + Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều…

Bài 31. Đặc Điểm Khí Hậu Việt Nam (Địa Lý 8)

2.Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường – Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao. * Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều. * Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. * Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. * Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. – Khí hậu có sự phân hoá theo mùa. – Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa. + Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. + Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa – Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.

? (trang 111 SGK Địa lý 8) Dựa vào bảng 31.1 (trang 110 SGK Địa lý 8), cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc và giải thích vì sao.

Bảng 31.1. NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ NỘI, HUẾ, VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

– Các tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc là: 10, 11, 12, 1,2,3,4. – Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

(trang 111 SGK Địa lý 8) Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy. – Gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp Xi-bia, với đặc tính lạnh, khô. – Gió mùa Tây Nam thổi từ biển vào nên ẩm, mang mưa lớn.

? (trang 111 SGK Địa lý 8) Vì sao các địa điểm trên lại thường có mưa lớn. Vì các địa điểm này nằm trên địa hình đón gió ẩm.

? (trang 111 SGK Địa lý 8) Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường. – Vị trí địa lí và lãnh thổ. – Địa hình. – Hoàn lưu gió mùa.

(trang 112 SGK Địa lý 8) Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao. Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do nhịp độ và cường độ gió mùa tạo ra.

? (trang 113 SGK Địa lý 8) Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào. – Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. – Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở: + Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. + Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

? (trang 113 SGK Địa lý 8) Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền. Nước ta có bốn miền khí hậu: – Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều. – Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. – Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. – Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

? (trang 113 SGK Địa lý 8) Em hãy sưu tầm năm câu cao dao, tục ngữ nói về khí hậu – thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em. – Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối. – Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, hay vừa thì râm. – Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. – Thâm đông, hồng mây, dựng mây. Ai ơi! Ở lại ba ngày hãy đi. – Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 36: Đặc Điểm Đất Việt Nam trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!