Xu Hướng 6/2023 # Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Core Value Của Công Ty Việt Nam # Top 9 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Core Value Của Công Ty Việt Nam # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Core Value Của Công Ty Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu được giá trị là gì? Cốt lõi là gì?

Giá trị là những nét riêng biệt, độc đáo giúp cho cá nhân, doanh nghiệp khác biệt với đối thủ. Giá trị cũng có thể hiểu là điều được người khác công nghận và thừa nhận về một tổ chức hay cá nhân nào đó.

Bản chất từ ” cốt lõi ” muốn nhấn mạnh vào những ý nghĩa quan trọng. Đây là những nguyên tắc mấu chốt căn bản và quan trọng cần phải tuân thủ trong quá trình điều hành doanh nghiệp Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có thể được hiểu như là tập hợp những chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản, thiết yếu mang tính lâu dài của một tổ chức. Đây là những nguyên tắc được doanh nghiệp coi là không thể trả bằng tiền hay không thể thay đổi. Những nguyên tắc này sẽ hình thành một hành vi nội bộ của một tổ chức cũng như mối quan hệ của tổ chức đó với các đối tác.

Giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sự mệnh luôn đồng hành cùng nhau trong tuyên bố của các công ty, tập đoàn.

Việc xác định được giá trị cốt lõi đóng vai trò rất quan trọng, đặc biết đối những người có ý định khởi nghiệp, giúp các nhà khởi nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng, giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp và là công cụ để thu hút nhân lực.

Vingroup, Vinamlik, Thế giới di động, Tân Hiệp Phát, Vietjet Air là những thương hiệu thành công trong ngành nghề kinh doanh của mình. Nhờ xây dựng được hình ảnh công ty theo đúng giá trị cốt lõi ban đầu, những doanh nghiệp này ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Cùng tìm hiểu xem giá trị cốt lõi của họ là gì?

Vingroup đặt chữ TÂM là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất.

Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công.

Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.

Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.

Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.

Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”.

Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm – dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.

Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình.

Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.

Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người

Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.

Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

Thế giới di động được thành lập vào năm 2004. Trải qua hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, Thế giới di động đã trở thành cái tên quen thuộc và là điểm lựa chọn tin tưởng của người tiêu dùng. Hiện nay TGDD chiếm 25% trong thị phần thị trường bán lẻ điện thoại di động và lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á- Thái Bình Dương. Dưới dây là 6 giá trị cốt lõi của nhân viên nhằm mang đến khách hàng những trải nghiệm tốt nhất tại chuỗi các cửa hàng trực thuộc Thế giới di động:

Tân Hiệp Phát là tập đoàn giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam. Dù dính phải biến cố vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng qua thời gian, Tân Hiệp Phát đã trở lại và không ngừng phát triển, nhận được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng 7 giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát:

Vietjet Air là hãng hàng không Việt Nam đầu tiên vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, với lợi thế giá rẻ, tiết kiệm chi phí, dịch vụ đa dạng, Vietjet Air đã mang mọi người tiếp cận gần hơn tới các dịch vụ hàng không. Hãng cũng nhận được giải thưởng Hãng khàng không giá rẻ tốt nhất 2018-2019 do trang AirlineRating bình chọn.

Giá trị cốt lõi Vietjet Air mang tới cho khách hàng: An toàn – Vui vẻ – Giá rẻ – Đúng giờ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập thường chưa xác định rõ được giá trị cốt lõi là gì. Họ thường hoạt động thiên về cảm xúc. Trong một bài viết về văn hóa Startup của tác giả Chris Moody, ông đã chỉ rõ ra sự khác nhau giữa giá trị cốt lõi và cảm xúc của doanh nghiệp trong khi vận hành một bộ máy. Để xây dựng được hệ thống giá trị cốt lõi của mình, các doanh nghiệp cần phải giải quyết 2 câu hỏi lớn:

Hy vọng những khái niệm về giá trị cốt lõi, cách xác định và những tìm hiểu về giá trị cốt lõi của các thương hiệu thành công sẽ là hành trang giúp bạn điều hành và phát triển doanh nghiệp bạn ngày càng phát triển hơn nữa trên thị trường.

Giá Trị Cốt Lõi Của Mô Hình Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Giá trị cốt lõi của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Lựa chọn mục tiêu chủ nghĩa xã hội – sự khẳng định giá trị cốt lõi của mô hình “cách mạng đến nơi”

Về sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, Văn kiện Đại hội VII của Đảng ta chỉ rõ: đây là “sự lựa chọn của chính lịch sử”(1); gắn liền với tư duy sáng tạo, hợp lô gíc và nhất quán của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Thực tiễn đã minh chứng, chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất giải phóng dân tộc Việt Nam, là sự khẳng định trong hiện thực giá trị của một mô hình “cách mạng đến nơi”.

Làm thế nào để: “tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc”, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là mong muốn, là mục đích và là động lực để Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bôn ba khắp nơi trên thế giới tìm kiếm con đường thực hiện mục tiêu đó. Sau gần 10 năm đi nhiều nước, đọc nhiều lý luận, học thuyết, học hỏi nhiều kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều hạng người, chứng kiến trực tiếp văn minh phương Tây, đồng thời hòa mình với cuộc sống của người lao động trong xã hội tư bản, Người nhận ra rằng, cách mạng giải phóng của Việt Nam phải học tập nhiều điều ở cách mạng Mỹ (1776) và cách mạng Pháp (1789), nhất là ở tinh thần cách mạng của họ. Nhưng cách mạng Việt Nam có đi theo con đường của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp không? Hồ Chí Minh khẳng định dứt khoát: con đường đó không phù hợp với cách mạng Việt Nam. Bởi đó là những cuộc cách mạng chỉ đem lại quyền lợi cho người giàu, là cuộc cách mạng “không đến nơi”. Theo Người: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”(2).

Trên con đường khảo cứu thế giới, đặc biệt là những năm tháng hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp ở Pari đã đưa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với chiến lược, sách lược của cách mạng vô sản. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đã làm sáng tỏ trong Người tất cả những điều đang trăn trở về con đường giải phóng dân tộc, nhân dân. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga Xô viết. Tình hình nước Nga khiến Người nhận thức sâu sắc sự lạc hậu của chế độ phong kiến và sự tàn bạo của chế độ tư sản. Và sự xuất hiện một chế độ xã hội mới, trong đó nhân dân lao động thực sự được giải phóng khỏi áp bức bất công là một thực tiễn mà Người mơ ước thiết lập ở Việt Nam; là mô hình “cách mạng đến nơi” mà Người đang khát khao kiếm tìm. Chính từ đây, Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(3), “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(4). Theo đó, con đường cách mạng Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á là phải giành độc lập hoàn toàn và tiến lên CNXH. CNXH là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc; cách mạng giải phóng dân tộc phải trở thành cách mạng XHCN thì nền độc lập dân tộc mới được củng cố vững chắc, cách mạng mới giành thắng lợi hoàn toàn.

Như vậy, sự lựa chọn mục tiêu CNXH suy cho cùng là quyết định khách quan của lịch sử. Và trong số những khối óc trăn trở tìm tòi con đường cứu nước, lịch sử đã lựa chọn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh -  người duy nhất lúc đó nắm được cơ hội lịch sử để thay đổi vận mệnh đất nước, thay đổi thân phận con người bằng khát vọng mãnh liệt của dân tộc và của chính Người, thông qua sự nung nấu, trăn trở và mài sắc tư duy theo thời gian của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chứ không phải là sự chủ quan, nhất thời hoặc ngẫu nhiên, hay do vận may lịch sử.

2. Giải phóng con người, nhân dân lao động làm chủ xã hội là giá trị cốt lõi của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một trong những nội dung trọng tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh; trong đó, những luận giải của Người về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là biểu trưng mẫu mực về sự thấm nhuần nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, về tinh thần sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh các nước thuộc địa. Đây là những luận điểm đặt tiền đề quan trọng và là kim chỉ nam cho cho hành trình tới tương lai tươi sáng của dân tộc; là nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục phát triển hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong điều kiện mới.

Trong di sản lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã đưa ra những dự đoán về xã hội tương lai – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hai ông đã có công biến CNXH vốn là học thuyết không tưởng thành học thuyết có cơ sở khoa học. Tuy vậy, do điều kiện lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ có thể dự đoán những nét chủ yếu, chứ không thể nêu lên một cách chi tiết những quan niệm của mình về xã hội tương lai. Hơn nữa, những dự đoán ấy được hình thành chủ yếu trên cơ sở nghiên cứu hiện thực xã hội TBCN phát triển tương đối cao ở một số nước Tây Âu. Vấn đề đặt ra là: chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không? Có thể có một mô hình CNXH chung cho mọi quốc gia, dân tộc không?

Về vấn đề thứ nhất, ngay từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cho rằng cần xem xét tình hình cụ thể ở lục địa châu Á về mặt lịch sử và địa lý. Bằng nhãn quan chính trị sắc sảo và sự hiểu biết sâu rộng, trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các nước châu Á một cách toàn diện cả về lịch sử, xã hội – văn hoá, kinh tế, chính trị… Người đi đến kết luận: “Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu”(5). Bởi ở châu Á, tư tưởng về cộng đồng xã hội, bình đẳng, giáo dục và đề cao giá trị nhân văn; tư tưởng phải đấu tranh cho hạnh phúc của con người, đề cao nhân dân… đã phát triển sớm, trở thành cơ sở thuận lợi để tiếp nhận tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Cuối thế kỷ XX, một sự thật lịch sử là trong khi một mô hình CNXH tan rã ở các nước XHCN châu Âu, thì chế độ XHCN lại được củng cố và phát triển ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc… Thực tế đó đã chứng minh nhận định thiên tài của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.

Về vấn đề thứ hai. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã có những dự đoán về xã hội tương lai, song các ông không cho rằng, trong tương lai CNXH sẽ chỉ có một mô hình duy nhất. CNXH về bản chất và mục tiêu là thống nhất, nhưng có nhiều mô hình khác nhau, thể hiện sự đa dạng, phong phú trong việc lựa chọn con đường đi lên CNXH. Mô hình CNXH ở mỗi quốc gia bao giờ cũng mang trong nó những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, dân tộc của quốc gia đó.

Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ nhiều phương diện khác nhau: từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, từ phương diện đạo đức, từ góc độ văn hoá… Trên các phương diện, Người đều thấy rằng, về bản chất, CNXH là một chế độ mới khác biệt, một chế độ thực sự ưu việt, đầy tính nhân văn cao cả. “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…”(6). Đối với Việt Nam, CNXH là con đường phát triển tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sau này, trong lý luận nhận thức về CNXH, Người khẳng định thêm nhiều luận điểm quan trọng: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”(7); CNXH là “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”(8) …

Giá trị xuyên suốt và đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình CNXH gắn liền với khát vọng cháy bỏng của Người; đó là xã hội giải phóng thật sự con người, xã hội do nhân dân lao động làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chế độ chính trị – xã hội ưu việt là nhằm giải phóng con người về mặt chính trị. Khi đó, con người mới thực sự là mục tiêu theo ý nghĩa chân chính của nó. Mặt khác, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột và nô dịch trong xã hội có giai cấp đối kháng là động lực mạnh mẽ, là công cụ chủ yếu để khai thác và phát huy mọi khả năng vật chất và tinh thần của con người vào sự phát triển xã hội. Xã hội XHCN, theo Hồ Chí Minh quan niệm, là một xã hội trong đó con người được tự do, bình đẳng, hạnh phúc, phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Nhân dân đang đói, làm gì để thoát khỏi nạn đói.

Nhân dân đang dốt, làm gì để thoát khỏi dốt.

Nhân dân chưa được hưởng dân chủ, làm gì để nhân dân được hưởng tự do.

Nhân dân bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện, phải làm gì để thoát khỏi nạn này.

Nhân dân phải chịu nhiều thứ thuế, phải bỏ ngay các thứ thuế đó cho dân.

Nhân dân bị thực dân chia rẽ, phải làm gì để đoàn kết nhân dân lại.

Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH, Người thường xuyên nhắc nhở Đảng và Chính phủ phải luôn chăm lo cho dân: việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(9). Như vậy, yêu thương những con người lao động, đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, bất công, khỏi sự nghèo đói, dốt nát là điểm xuất phát trong cách tiếp cận mô hình CNXH của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nói đến quyền con người trong CNXH không thể không nói đến tư tưởng dân chủ. Dân chủ XHCN chính là sự thể hiện quyền con người của cá nhân và cộng đồng ở mức cao nhất. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân thì dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân dân; dân chủ nghĩa là: dân là chủ và dân làm chủ. Quan niệm đó thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa tính nhân văn và tính pháp lý của dân chủ, được thể hiện thống nhất trong nội hàm dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân và vì nhân dân. Nhưng để nhân dân thực hiện được vai trò cách mạng của mình, đem lại hạnh phúc cho chính mình, cần phải có sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tới công việc thực tế để xây dựng nền dân chủ tiến bộ thực sự của dân, do dân, vì dân. Người luôn quan tâm xây dựng Đảng trên cả ba phương diện: tư tưởng, lý luận; đường lối chính trị; tổ chức cán bộ. Người đòi hỏi Đảng phải thực sự là đạo đức, là văn minh, cán bộ đảng viên phải “chính tâm”, “nghiêm pháp”; tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, ngoài ra không còn lợi ích nào khác. Đảng và nhà nước không phải là “cứu tinh” của nhân dân mà có trách nhiệm phụng sự nhân dân, là đày tớ của nhân dân. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng phải quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; chú trọng nâng cao dân trí; đặt dân sinh, dân trí, dân chủ trong quan hệ thống nhất.

Khi xác lập những đặc trưng cơ bản của CNXH, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng nhấn mạnh, CNXH không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo, không phải là những sắc lệnh từ trên xuống, mà nó là một phong trào hiện thực, là sự nghiệp sáng tạo của bản thân quần chúng nhân dân. Vì thế, mọi sự gò ép, bất chấp hiện thực, công thức hóa những tư tưởng lý luận trên thực tế đều phải trả giá. CNXH hiện thực luôn phát triển, do đó quan niệm về nó cũng phải được phát triển.

CNXH và cách mạng XHCN ở Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vô sản nhưng được diễn ra ở một xứ thuộc địa không hoàn toàn giống một cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo ở phương Tây như các nhà kinh điển Mác – Lênin đã chỉ ra. Vì vậy, tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin đòi hỏi sự vận dụng cần phải “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”(10). Đồng thời, nó phải được cụ thể hóa, phát triển và hoàn thiện trong quá trình cách mạng. Hơn nữa, CNXH và con đường đi lên CNXH có nhiều nội dung, mỗi nội dung có quy luật phát triển riêng và luôn mang tính khả biến, gắn với diễn trình lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng. Bởi vậy, để cách mạng thắng lợi, đòi hỏi trong nghiên cứu, hoạch định đường lối và chỉ đạo thực tiễn phải có quan điểm lịch sử cụ thể và phát triển; phải thấy rõ, phân tích và giải quyết tốt các mối liên hệ, có bước đi phù hợp và những điều kiện cơ bản bảo đảm cho con đường cách mạng được hiện thực hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ tìm ra con đường cách mạng Việt Nam mà đã không ngừng phát triển hoàn thiện nó qua các thời kỳ lịch sử với những quan điểm đúng đắn, sáng tạo.

Tính cách mạng khoa học, đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác định con đường cách mạng Việt Nam đã được lịch sử kiểm chứng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc đi lên CNXH, sau chiến thắng 30-4-1975 cả nước đi lên CNXH. Sự phát triển không ngừng của đất nước trước những cam go, thử thách và biến động thăng trầm của lịch sử, những thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam trong gần thế kỷ qua càng chứng minh giá trị và sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự vận động của thực tiễn cách mạng đòi hỏi lý luận về mô hình CNXH phải có bước phát triển mới. Việc xác định những đặc trưng cơ bản trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và tám đặc trưng được xác định trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đã phản ánh tổng quát, toàn diện quan niệm về CNXH của Đảng ta, là sự tiếp nối kiên định, hiện thực hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH trong điều kiện mới của đất nước.

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 9-2020

(1) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, tr.109.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.292.

(3), (4), (8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.30, 563, 415.

(5), (6), (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.47, 496, 510.

(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.610.

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.612.

PGS, TS DOÃN THỊ CHÍN - Học viện Báo chí và Tuyên tuyền

Theo http://lyluanchinhtri.vn

Công Ty Tnhh Sao Đỏ Việt Nam

Mắt người bình thường có thể quan sát những vật nhỏ nhất khoảng 1mm. Với các vật nhỏ hơn, chúng ta cần tới các công cụ hỗ trợ như kính hiển vi quang học hoặc kính hiển vi điện tử. Kính hiển vi điện tử thì được chia làm loại quét (SEM) và truyền qua(TEM).

SEM thường được dùng để quan sát chi tiết bề mặt mẫu ở độ phóng đại cao, trong khi đó TEM chủ yếu được dùng để quan sát cấu trúc bên trong của mẫu ở độ phóng đại cao. Ở đây, chúng ta sẽ điểm qua các tính năng chính của SEM.

Các tính năng của SEM:

1. Quan sát bề mặt mẫu rắn ở các độ phóng đại khác nhau 2. Độ sâu trường quan sát lớn hơn rất nhiều so với kính hiển vi quang học, cho phép thu ảnh lập thể 3. Kết hợp với đầu thu phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) cho phép phân tích thành phần nguyên tố của vùng quan sát

Hãy thử so sánh hình ảnh của thu được của kính hiển vi quang học và SEM

Mẫu được chụp là sợi dùng để chế tạo dù chắn tia cực tím

Quan sát với kính hiển vi quang học

Các sợi được quan sát với kính hiển vi quang học. Mặc dù các kính hiển vi quang học cung cấp thông tin màu của mẫu, nhưng độ sâu trường quan sát ngắn, nên khi điều chỉnh để quan sát một vùng của mẫu (khoanh đỏ trong hình) thì các vùng có độ cao khác bị mờ.

Độ phóng đại x110

Quan sát với kính hiển SEM

Các sợi được quan sát với SEM. Dù SEM chỉ cho ảnh với 2 màu đen trắng (mất thông tin màu), nhưng độ sâu trường quan sát lớn hơn nhiều và cho hình ảnh nổi.

Độ phóng đại x110

Khi tăng độ phóng đại tới x4.000 lần, vật liệu vô cơ (hạt trắng) đước sử dụng để chặn tia cực tím có thể được nhìn thấy rải rác trong sợi. Lưu ý là ảnh SEM bao gồm ảnh điện tử thứ cấp (bên trên) và điện tử tán xạ ngược (bên dưới). Tăng độ phóng đại lên x15.000 lần, chúng ta có thể quan sát các hạt vô cơ có kích cỡ từ 100nm tới 500nm. Khi quan sát mặt cắt, chúng ta có thể nhận ra cách thức các hạt vô cơ này phân bố trong sợi.

Quan sát mặt cắt và phân tích thành phần của sợi

Ảnh điện tử tán xạ ngược (độ phóng đại 5.000 lần)

Cấu trúc mặt cắt của sợi thu được với đầu dò điện tử tán xạ ngược. Giờ bạn có thể thấy các hạt trắng được phân bố trong sợi như thế nào.

Ảnh bản đồ tia X của Ti và C

Hãy cắt các sợi quan sát bên trên, để thu ảnh cấu trúc mặt cắt của chúng bằng đầu dò điện tử ngược (BSE). Do trong ảnh BSE, sự khác nhau về nguyên tử số trung bình của thành phần cấu tạo sẽ cho độ tương phản khác nhau, nên các vùng mẫu có thành phần nguyên tố khác nhau có thể dễ dàng nhận thấy trên ảnh. Các hạt trắng sáng là các vật liệu vô cơ phân bố trong sợi. Khi chiếu chùm tia điện tử vào mẫu, các tia X đặc trưng cũng được sinh ra. Bằng cách lắp thêm đầu thu phổ tán xạ năng lượng tia X vào hệ thống kính hiển vi điện tử, chúng ta có thể thu được phổ của các tia X đặc trưng, và biết được các nguyên tố nào tồn tại và phân bố ở đâu trên mẫu.

Phổ tia X đặc trưng thu được của vùng quan sát hình chữ nhật trên ảnh BSE bên trên cho thấy mẫu có chưa Ti. Từ ảnh bản đồ nguyên tố của C và Ti thu được từ vùng chữ nhật trên ảnh BSE này, chúng ta thấy vật liệu chủ yếu của mẫu sợi này là thành phần hữu cơ (chủ yếu là C) và các hạt Ti (thực ra là TiO2) có tác dụng ngăn tia cực tím phân bố rải rác trên sợi.

SEM là gì?

Kính hiển vi điện tử quét (SEM) quét bề mặt mẫu bằng một chùm tia điện tử hội tụ cao trong chân không, thu thập thông tin (tín hiệu) từ mẫu phát ra, tái tạo thành một hình ảnh lớn hơn của bề mặt mẫu và hiển thị lên màn hình.

Khi chiếu vào mẫu bằng chùm tia điện tử trong chân không: điện tử thứ cấp (SE), điện tử tán xạ ngược (BSE), tia X đặc trưng, và các tín hiệu khác được hình thành như mô tả ở hình bên trên. Trong kính hiển vi điện tử quét SEM các tín hiệu SE và BSE thường được sử dụng để tạo nên ảnh. Các điện tử thứ cấp SE được sinh ra ở lớp gần bề mặt mẫu, và ảnh SE thu được từ các điện tử này phản ánh chi tiết cấu trúc địa hình mẫu.

BSE là các điện tử phản xạ ngược trở lại sau khi va vào các nguyên tử trên bề mặt mẫu, số lượng điện tử tán xạ ngược phụ thuộc vào thành phần (nguyên tử số, hướng tinh thể v.v.) của mẫu. Do đó ảnh BSE phản ánh sự phân bố thành phần cấu tạo của bề mặt mẫu. Đầu dò tia X cũng có thể gắn trên SEM cho phép phân tích thành phần nguyên tố. Do đó SEM không chỉ được sử dụng để quan sát cấu trúc mẫu mà còn được dùng để xác định và định lượng nguyên tố.

6 Lợi Ích Cốt Lõi Của Big Data

Big Data cung cấp một số lợi ích đáng kinh ngạc cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trên toàn cầu. Từ ngành giáo dục đến ngành chăm sóc sức khỏe, hầu hết đều đang bị ràng buộc bởi Big Data Analytics theo cách này hay cách khác.

Thông qua phân tích Big Data, các công ty giờ đây có thể truy cập vào một số insights quan trọng. 6 lợi ích cốt lõi của Big Data bao gồm ra quyết định tốt hơn, đưa ra các cải tiến tốt hơn và tối ưu hóa định giá sản phẩm…

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, lợi ích của Big Data không thể đánh giá thấp. Có những dịch vụ vô tận được cung cấp bởi Big Data cho thị trường hiện tại. Nếu được khai thác đúng cách, Big Data dẫn đến những kết quả đáng kinh ngạc.

Hầu như mọi công ty hiện đang chuyển sang sử dụng Big Data Analytics vì nhiều lý do. Điều đó giúp tăng cường sự phát triển chung của tổ chức.

Gía trị cốt lõi của sử dụng Big Data là thúc đẩy quá trình ra quyết định, công ty xem xét xem xử lý dữ liệu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Một loạt các yếu tố lấy khách hàng làm trung tâm như mong muốn của khách hàng, giải pháp cho các vấn đề của họ, phân tích nhu cầu của khách hàng theo xu hướng thị trường,… được tính đến cho quá trình ra quyết định tốt hơn.

Vai trò của Big Data trong việc tạo ra sự cải tiến tốt hơn

Sự đổi mới là rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Và để đổi mới, công ty cần dữ liệu và ngày càng nhiều dữ liệu. Big Data cho phép sự tự do để đạt được những điều không tưởng. Thông qua Big Data, công ty có thể phân tích ý kiến các khách hàng khác nhau về sản phẩm của họ cũng như là cách khách hàng cảm nhận sản phẩm của công ty.

Big Data còn cung cấp những thông tin về những gì họ đang thiếu và những điều cần lưu ý trước khi phát triển sản phẩm mới. Điều này giúp họ phát triển các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng.

Big Data trong lĩnh vực giáo dục

Bắt đầu từ mang lại sự chuyển đổi rất cần thiết cho ngành giáo dục và đưa nền giáo dục lên một tầm cao mới. Phân tích khả năng của một học sinh dựa trên dữ liệu có sẵn giúp các giáo viên lên kế hoạch giảng dạy tốt hơn. Khi mà giáo viên nhận thức được điểm mạnh điểm yếu của học sinh, họ cũng có thể hướng dẫn học sinh của mình phù hợp hơn.

Big Data trong tối ưu giá sản phẩm

Lợi ích của Big Data cho một công ty thương mại là họ có thể sử dụng Big Data để tối ưu mức giá mà họ đưa ra cho khách hàng. Mục tiêu của họ là tính một mức giá mà lợi nhuận có thể được tối ưu. Thông qua Big Data họ phân tích được giá mang lại lợi nhuận tối đa cho họ trong các viễn cảnh kinh doanh khác nhau.

Mục tiêu của họ là khách hàng sẽ nhận được giá trị xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. Khách hàng luôn nghĩ rằng công ty cần phải liên tục phát triển. Nhưng để làm cho khách hàng hài lòng, công ty cần có những cải tiến sản phẩm phù hợp theo xu hướng của thị trường và Big Data tạo điều kiện cho họ thực hiện các thay đổi ấy.

Big Data trong công cụ đề xuất

Hãy tưởng tượng bạn có các đề xuất dựa trên những lựa chọn trong quá khứ cũng như trong hiện tại trên các nền tảng trực tuyến phong phú. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi người ta có thể lựa chọn những thứ mình thích. Đây là điều đã thay đổi suy nghĩ của mọi người đối với các nền tảng trực tuyến khác nhau, và họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng các nền tảng này.

Ngoài ra, các đề xuất được đưa ra dựa trên việc so sánh giữa các sản phẩm khách hàng đã tìm kiếm hay thường mua. Đây là cách mà các nền tảng trực tuyến phá vỡ rào cản vật lý giữa họ và khách hàng. Các công cụ này chắc chắn đã thay đổi trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Big Data trong ứng dụng cứu sinh trong ngành y tế

Sự ra đời của Big Data đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành y tế. Theo chuyên gia Big Data Quantzig (nhà phân tích cung cấp các giải pháp quốc tế), “Big Data và phân tích nâng cao có thể là câu trả lời cho những thách thức khó nhất của ngành y tế.”

Big Data trong ngành chăm sóc sức khỏe sẽ giúp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến và chất lượng cho bệnh nhân dựa trên hồ sơ điện tử về sức khỏe của họ. Nó tăng cường hiệu quả hoạt động chung của các công ty chăm sóc sức khỏe và cho phép họ đưa ra các thay đổi cần thiết.

Phân tích Big Data sẽ cho phép tìm ra cách chữa trị tốt hơn cho căn bệnh bằng cách nhận ra các kết nối không xác định và các mẫu ẩn. Ngay cả một phương pháp chữa trị một căn bệnh ung thư cũng được thực hiện bởi phân tích Big Data.

Nguồn: Data Flair

Cập nhật kiến thức mới

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Core Value Của Công Ty Việt Nam trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!