Xu Hướng 12/2023 # Điều Gì Khiến Năng Suất Tăng Đột Biến Ở Một Doanh Nghiệp May ? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điều Gì Khiến Năng Suất Tăng Đột Biến Ở Một Doanh Nghiệp May ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Điều gì khiến năng suất tăng đột biến ở một doanh nghiệp may ?

08/04/2023 07:04:03

Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ sản xuất tinh gọn (Lean) đã đem lại kết quả bước đầu cho Công ty Cổ phần May Nam Định (May Nam Định) . 3 tháng đầu tiên tại 4 chuyền may , năng suất tăng từ 23% – 44%/ Hiện đơn vị đã áp dụng công nghệ này tại nhiều chuyền sản xuất .

Nhóm phóng viên Tạp chí Công Thương đã có buổi thực tế tại May Nam Định để tìm hiểu về một mô hình cụ thể được triển khai ứng dụng Lean. Bà Phí Thị Ngọc Hoa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May Nam Định cho biết, Công ty được Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) nghiên cứu chuyển giao trực tiếp từ tháng 8/2023. Kết quả bước đầu  4 chuyền may chuyển giao thành công, đến nay, doanh nghiệp đã tự nghiên cứu và triên khai thêm 13 chuyền . Năng suất  tăng ổn định ở mức  30%.

Việc đầu tiên mà may Nam định thực hiện là bắt tay vào việc sắp xếp lại mặt bằng nhà xưởng:

Từ 6 chuyền may ban đầu,  nhà xưởng được sắp xếp lại tăng thêm 9 chuyền may

Vị trí chỗ ngồi của nhân được sắp xếp, đánh số thứ tự, có nhiệm vụ thực hiện từng công đoạn cụ thể theo dòng chảy (từ a – z), thay vì trước đây công nhân tự chọn ngồi chuyền may theo nhóm.

Công đoạn cắt trước đây được bố trí tại xưởng riêng biệt, nay được sắp đặt lại đưa lên cùng với mặt bằng xưởng may cho tiện việc vận chuyển.

Khu vực đóng gói trước đây tập trung tại xưởng may, nay được bố trí lại ở khu vực riêng để sản phẩm được đảm bảo vệ sinh và tiện lợi

Nhìn chung, các công đoạn của cả một hệ thống nhà máy may được bố trí, sắp xếp lại, phù hợp thực tế áp dụng riêng tại May Nam Định, nhằm triệt tiêu lãng phí và các công đoạn thừa.

Bước tiếp theo là thay đổi tư duy sản xuất từ đội ngũ quản lý đến công nhân:

Công nhân ngồi chuyền sẽ phải thực hiện các thao tác bấm nút thông báo các tín hiệu xảy ra  trong quá trình sản xuất.

Tổ trưởng các chuyền may có nhiệm vụ theo dõi ghi chép bảng biểu, báo hiệu nhịp độ sản xuất, số hàng lỗi, hàng tồn theo tần suất 1 tiếng/lần và kịp thời điều chỉnh để đạt hiệu quả năng suất và chất lượng sản phẩm. (Trước đây việc kiểm soát chỉ được thực hiện ở cuối ngày nên năng suất đạt thấp và không thể kiểm soát được tiến độ, gây ùn tắc cho chuyền may).

Bài học kinh nghiệm Hiện nay, ngành Dệt May Việ Nam mới chỉ có khoảng 40 – 50 doanh nghiệp dệt may có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại mới có thể có điều kiện tiếp nhận và ứng dụng thành công được công nghệ sản xuất Lean. Có những doanh nghiệp khi thành công cũng đã phải trải qua nhiều lần thất bại mới thực hiện được. Điều gì khiến Công ty Cô phần May Nam Định (chỉ ở quy mô sản xuất vừa: 1.500 công nhân) có thể ứng dụng thành công bước đầu trong khoảng thời gian không lâu ở lần đầu áp dụng? Tuy nhiên chúng tôi đã cương quyết thực hiện, như là “một cuộc các mạng ” để thay đổi phương thức sản xuất. Trong suốt 3  tháng đầu tiên, Ban lãnh đạo cùng với với 4 chuyên gia của HICT đã lăn lộn “ăn cùng, ở cùng” để hướng dẫn, động viên, chia sẻ  nhứng khó khăn vướng mắc của đội ngũ công nhân và các tổ trưởng tổ chuyền may, đưa ra các biện pháp mềm mỏng có, cứng rắn để thực hiện triệt để các quy định.

Là 1 trong 4 chuyên gia trực tiếp tư vấn chuyển giao Lean tại May Nam Định, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó hiệu Trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) cho biết, để đưa được Lean vào quá trình sản xuất, nội lực là vấn đề cốt lõi, quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chuyên gia tư vấn giúp doanh nghiệp về phương pháp, không phải là người thực hiện đổi mới. Theo đó việc triển khai phải dựa vào thực tế sản xuất của đơn vị, không máy móc áp dụng mô hình của doanh ngiệp khác, không nóng vội đẩy nhanh năng suất khi mới triển khai. Chấp nhận tháng đầu, năng suất có thể giảm, tốc độ sản xuất có thể chững lại. Lãnh đạo doanh nghiệp phải mạnh dạn thay đổi nhân sự nếu không đáp ứng được yêu cầu Lean. Kiểm tra và giám sát thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì thực hiện ngay cả những lúc khó khăn, duy trì và nhân rộng mô hình Lean đúng thời điểm.

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) bước đầu đã nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình Công nghệ ứng dụng Lean (lần đầu tiên có tại Việt Nam), áp dụng riêng cho ngành Dệt May, với cam kết tăng năng suất ít nhất 20%.Hiện năng lực chuyển giao công nghệ của Trường mới chỉ đáp ứng được 6 doanh nghiệp/năm. Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định là đơn vị đặt hàng đầu tiên để chuyển giao công nghệ này. Tiếp theo đơn đặt hàng này, HICT đang thực hiện chuyển giao tiếp cho 2 đơn vị doanh nghiệp may mặc tại tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. 

Bài và ảnh: Thu Hoài

(Theo tapchicongthuong.vn)

Ngành May Đã Tăng Năng Suất Lao Động Như Thế Nào?

Tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn-Lean Manufacturing (gọi tắt là Lean) thì năng suất lao động tăng 52%.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã áp dụng sản xuất tin h gọn-Lean Manufacturing (gọi tắt là Lean) như một giải pháp nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và được xem là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp.

Lean là một nhóm công cụ và phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất.

Nguyên lý của Lean là giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng từ đó tiết kiệm chi phí tối đa đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ Lean các công đoạn được kết nối thông qua dòng chảy liên tục; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tại từng thao tác và công đoạn. Lean sẽ giúp cho việc lập kế hoạch, tính toán chính xác các công đoạn phù hợp với tiến độ sản xuất, giảm thiểu nguyên phụ liệu và hàng tồn từ đó tiết kiệm chi phí quản lý tăng năng suất và chất lượng cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà nhập khẩu sản phẩm may mặc.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội – đơn vị tư vấn Lean cho nhiều doanh nghiệp dệt may trao đổi với PV báo chí cho biết: “Lean sau khi áp dụng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: giảm phế phẩm, giảm sự lãng phí; giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất; giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất; bảo đảm công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc; tận dụng thiết bị và mặt bằng; có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất; doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Nhiều doanh nghiệp dệt may sau khi được chúng tôi tư vấn đã áp dụng thành công Lean vào sản xuất như: Công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty May 10, Tổng công ty Đức Giang, Công ty CP May Nam Định…”.

Theo đó, tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng mô hình Lean, năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm.

Cũng nhờ áp dụng Lean, năng suất toàn hệ thống của Tổng công ty May Nhà Bè – CTCP đã tăng hơn 20% và điều quan trọng hơn là tạo sự cộng hưởng thi đua trong sản xuất của các đơn vị. Năng suất, chất lượng của từng chuyền đã được ổn định và kiểm soát qua từng giờ sản xuất. Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể. Đặc biệt từ khi áp dụng Lean, May Nhà Bè đã giảm giờ làm cho công nhân 1 giờ/ngày, được nghỉ chiều thứ 7 và tuyệt đối không phải làm ca, kíp.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), công tác quản lý năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp dệt may trong tập đoàn đã được nhiều đơn vị quan tâm đầu tư từ nhiều năm trở lại đây. Không ít doanh nghiệp trong ngành đã ý thức được việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp chính vì vậy có rất nhiều hình thức được áp dụng. Trong đó có việc ứng dụng công nghệ Lean (sản xuất tinh gọn), trong đó hai công ty may mặc đã chứng minh được tính hiệu quả của công nghệ này là Việt Tiến và công ty Cổ phần May Hòa Thọ Duy Xuyên.

Việt Tiến là đơn vị áp dụng LEAN từ năm 2007 và thất bại, không dừng lại, sang năm 2008 Việt Tiến lại tiến hành áp dụng LEAN lần 2 và bắt đầu thành công. Kết quả do áp dụng LEAN mang lại rất khả quan cho đơn vị: tiền lương công nhân tăng, giảm hàng lỗi, tiết kiệm mặt bằng để đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới mà không phải xây dựng nhà xưởng… Việc áp dụng công nghệ sản xuất mới theo phương pháp công nghệ Lean từ năm 2008 đến hiện nay đã phát huy tác dụng làm cho năng suất lao động nâng cao rõ rệt, tăng bình quân 20% so với trước đây.

Công ty CP May Hòa Thọ (Duy Xuyên) cũng là một đơn vị may áp dụng Lean thành công. Với Công ty CP May Hòa Thọ Duy Xuyên, đây là một giải pháp tăng năng suất lao động hiệu quả, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng từ đó tiết kiệm chi phí tối đa đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Sau khi áp dụng ở 3 nhà máy thuộc Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ, Công ty CP May Hòa Thọ (Duy Xuyên) đã đầu tư chuyển đổi toàn bộ 8 dây chuyền theo mô hình Lean. Với mô hình này, cùng với hệ thống máy điện tử được đầu tư mới, các khâu sản xuất sẽ được tiết giảm. Việc thiết lập chuyền may theo hình chữ U đã giúp cho các chuyền trưởng bao quát và giám sát được quy trình sản xuất, có giải pháp hỗ trợ kịp thời để dây chuyền không bị gián đoạn giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, vừa giải quyết được vấn đề thu nhập cho người lao động, giảm được sự cạnh tranh về lao động với các đơn vị khác.

Nguồn: Thái Hà (T/h)/ VietQ

Một Số Cách Nâng Cao Năng Suất Trong Ngành Dệt May

Năng suất lao động cao hơn đem lại lợi nhuận cao hơn và làm giảm chi phí sản xuất. Do đó, một nhà máy có thể kiếm thêm lợi nhuận thông qua nâng cao năng suất. Bài báo này đưa ra 20 cách giúp nhà máy nâng cao năng suất lao động. Năng suất máy móc và năng suất lao động gia tăng khi một nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm hơn với nguồn lực hiện có về sức người, thời gian và lượng máy móc. Hầu hết các phương pháp được đề cập trong bài viết này là bí quyết về tiết kiệm thời gian, kỷ luật và lập kế hoạch thích hợp.

Tiến hành nghiên cứu thao tác và sửa các thao tác lỗi

Có một câu nói như sau “Thậm chí điều tốt nhất vẫn có thể được cải tiến”. Vì vậy, hãy tìm hiểu phương pháp làm việc của người lao động. Chuẩn bị một danh sách kiểm tra cho các phương pháp làm việc tốt. Vào thời gian nghiên cứu thao tác, quan sát hoạt động của người lao động và so sánh với danh sách kiểm tra. Nếu thấy người lao động làm việc sai lệch hoặc có thao tác thừa không cần thiết, hãy tìm cách khắc phục. Cách này có thể giúp giảm thời gian chu trình hoạt động và có thể cải thiện năng suất lao động lên đến 100% * hoạt động cá nhân (*20% tổng số hoạt động theo nguyên tắc 80-20 của Pareto). Sử dụng nhân viên nghiên cứu công việc và bắt đầu kiểm tra năng lực của người lao động theo giờ hoặc hai giờ. So sánh năng suất thực hàng giờ của người lao động với khả năng của họ. Nếu năng suất ít hơn thì hỏi lý do tại sao? Việc này đem lại hữu ích theo 2 cách, đầu tiên, khi việc kiểm tra năng suất người lao động xảy ra thường xuyên, người lao động sẽ có áp lực để làm tốt. Thứ hai, nhân viên nghiên cứu công việc bắt đầu suy nghĩ về các phương pháp giảm thời gian chu kỳ hoạt động. Sử dụng dữ liệu về công suất, bạn có thể tiếp tục để cân bằng chuyền.

Tiến hành nghiên cứu và phát triển hàng may mặc

Một quá trình không đem lại giá trị gia tăng nhưng khi có một đội nghiên cứu và phát triển mạnh (R & D) trong nhà máy mang lại rất nhiều lợi ích. Nghiên cứu và phát triển có thể được dùng trong giai đoạn chuẩn bị để sản xuất hàng loạt. Bộ phận này sản xuất mẫu và xem xét các hoạt động quan trọng có tiềm năng, lập kế hoạch yêu cầu thiết bị đặc biệt, đưa ra lời khuyên thay đổi về quá trình may mà không thay đổi kiểu dáng. Ví dụ: nếu một hoạt động có chứa một số khâu thô, không ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của quần áo, thì hoạt động đó có thể được loại bỏ để tiết kiệm thời gian. Họ lên kế hoạch cho các yêu cầu về kỹ năng của người lao động đối với các hoạt động. Kết quả là việc sản xuất vận hành mà không có bất kỳ sự gián đoạn hoặc với ít gián đoạn. Điều này làm giảm cơ hội gián đoạn trong sản xuất vì những lý do không cần thiết, năng suất dây chuyền sẽ không bị giảm đi. Bố trí dây chuyền có nghĩa là thiết lập vị trí đặt máy và bàn trung tâm theo yêu cầu sản xuất. Mục đích chính của việc chọn bố trí tốt hơn là giảm thời gian vận chuyển trong dây chuyền càng nhiều càng tốt. Một dây chuyền ổn định không phải là một ý tưởng hay nếu sản xuất nhiều sản phẩm cùng một dây chuyền. Một dây chuyền lắp ráp thẳng với bàn trung tâm ở bên trái là tốt nhất cho một sản phẩm không cần công tác chuẩn bị và hoạt động cá nhân. Khi việc sản xuất bao gồm rất nhiều công việc chuẩn bị (các bộ phận hàng may mặc), tốt hơn là nên làm các bộ phận hàng may mặc tại khu riêng và lắp ráp chúng sau. Nếu có thể, hãy sử dụng hệ thống vận chuyển trên cao.

Bố trí khu vực làm việc khoa học

Khu vực làm việc được xác định từ nơi người vận hành sẽ tiếp nhận công việc đến nơi sẽ xử lý hàng đã may. Cách bố trí khoa học được định nghĩa là khoảng cách tối thiểu để lấy và vứt bỏ các nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu và công cụ phải được giữ trong phạm vi người lao động có thể với đến. Trong quá trình thiết kế khu vực làm việc, phải tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật chính.

Các bộ phận cần sử dụng nên được đặt gần với máy may càng tốt.

Đặt các nguyên phụ liệu trên bàn hợp lý để trong quá trình di chuyển các thành phần đến điểm kim may không cần phải lật.

Đặt nguyên liệu ở cùng một mặt phẳng của bàn máy để người vận hành có thể dễ dàng trượt nó tới điểm kim.

Mục đích thiết kế khu vực làm việc tốt là để giảm thiểu thời gian xử lý nguyên liệu càng nhiều càng tốt. Do đó, có thể giảm thời gian chu kỳ hoạt động. Lợi ích thứ 2 là người vận hành có thể làm việc ở tốc độ giống nhau mà không mệt mỏi. Khi thiết kế bố trí máy làm việc, đừng quên xem xét công thái học.

Văn phòng NSCL biên dịch Nguồn: chúng tôi

Bài Toán Giúp Tăng Năng Suất Ngành Dệt May Trong Cách Mạng 4.0

Để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong giai đoạn 4.0 thì các Doanh Nghiệp dệt may cần phải có những chính sách và phương hướng hoạt động mới, hiệu quả từ con người cho đến may móc để bắt kịp với cuộc cách mạng lớn này.

Cơ hội vàng cho ngành dệt may

Ông Lê Tiến Trường Tổng giáo đốc tập đoàn Dệt May Việt nam Vinatex cho biết cuộc cách mạng 4.0 ngày nay đã tạo ra những cơ hội mới cho ngành dệt may Việt tuy nhiên cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho các Doanh Nghiệp làm trong lĩnh vực này.

Ông Trường cho biết “Từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển, quốc gia có đông lực lượng lao động đều coi các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản là những ngành để tạo việc làm nhưng cũng luôn luôn cho rằng đây là những ngành tạo ra giá trị thấp, thu nhập thấp. Nhưng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh…”.

 Ngành Dệt may Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ từ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

Cũng theo ông trường thì ngành dệt may chiếm đến 3 triệu lao động chưa kể đến hoạt động phụ trợ thì còn lên đến 5 triệu người. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến nhiều lợi ích tuy nhiên cũng đặt ra bài toán khó cho hướng đi của ngành dệt may. Tác động lâu dài sẽ khiến dôi dư lực lượng lao động giản đơn và gia tăng lao động có chất lượng cao. Thực tế nước ta thì 84,4% lao động phổ thông trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.

Một thách thức nữa đặt ra chính là sự dịch chuyển đơn hàng giá trị thấp về các nước kém phát triển hơn vì tiền lương cho người lao động tại đó thấp. Mặt khác, khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì thách thức các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là xu hướng fast fashion (thời trang ăn liền hay thời trang nhanh) sản xuất trong thời gian cực ngắn.

Bùng nổ năng suất ngành dệt may trong năm 2023

Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và các nước áp dụng máy móc hiện đại thì năng suất ngành dệt may hứa hẹn sẽ bùng nổ. Đón đầu cuộc cách mạng Công nghiệp này thì nhiều Doanh Nghiệp đã chủ động đi trước đón đầu có thể kể đến như Công ty Đức Giang, Tổng công ty cổ phần May 10, Tổng công ty May Bè – CTCP…

Công ty cổ phần May 10 là một ví dụ cụ thể. Nhờ áp dụng máy móc mà sản phẩm sản xuất ra đã giảm từ 1980 xuống còn 690 giây/ sản phẩm. Mỗi công nhân hiện đã điều khiển một lúc 2 máy và năng xuất lao động đã tăng lên đến 52% so với trước. Đồng thời tỷ lệ hàng lỗi cũng giảm xuống 8% và tăng thu nhập 10% cho công nhân làm việc.

Để có thể bắt kịp được xu hướng chung của thị trường thì theo ông Trường cho biết doanh nghiệp dệt may cần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống cũ sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm.

Bài toán cho việc phát triển ngành dệt may

Để có được bước đà nhảy vọt trong nhiều năm tới bắt kịp thời đại 4.0 thì các Doanh Nghiệp cần phải phát triển đầu tư công nghệ và thay đổi tư duy truyền thống. Với việc tự động hóa bằng máy móc thì năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như bình thường.

Theo ông Lê Tiến Trường đánh giá thì 3 lĩnh vực chính trong ngành dệt may bao gồm có Sợi – Dệt nhuộm – May thì trong đó ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như áp dụng công nghệ cao giúp thu hẹp khoảng cách chi phí về lao động 1 sản phẩm giữa các quốc gia đang phát triển.

Bên cạnh đó một khi đã tham gia vào sân chơi chung thì các Doanh Nghiệp cũng cần tuân thủ luật chơi của khách hàng, đối tác các nước bạn hàng. Một trong số đó chính là tham gia áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn về nhãn hàng may mặc và trách nhiệm xã hội vv. Ngành dệt may đặc thù có khá nhiều tiêu chuẩn điển hình các nước đang tham gia áp dụng như BSCI, WRAP về Trách Nhiệm Xã Hội, tiêu chuẩn nhãn hàng như PVH, Nike, GRS, RCS vv. Để có thể nhận được sự tin tưởng của phía đối tác, bạn hàng thì đòi hỏi quy trình sản xuất cần phải đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.

Máy May Công Nghiệp Một Kim Juki

Máy may công nghiệp một kim nói riêng và máy may may công nghiệp nói chung là một trong những máy móc vô cùng quan trọng và cần thiết trong ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy may công nghiệp 1 kim nổi tiếng như: Juki, Brother , Jack, …. Nhưng nổi tiếng nhất và cũng là một cái tên khó có thể bỏ qua khi đi lựa chọn là máy may công nghiệp một kim Juki.

Cấu tạo của máy may công nghiệp một kim Juki :

Phần đầu máy: là bộ phận vô cùng quan trọng và có chức năng đảm bảo yêu cầu công nghệ cụ thể.

Chân máy có thể điều chỉnh độ cao lên xuống phù hợp với người sử dụng.

Bàn máy là phần đỡ đầu máy và là chỗ làm việc của công nhân.

Mô tơ dùng để truyền chuyển động quay cho đầu máy của máy may công nghiệp 1 kim.

Để máy sử dụng được tốt thì việc hiểu biết về cấu tạo của máy may công nghiệp Juki một kim và công suất của máy là rất quan trọng. Bạn sẽ phải nắm bắt được chu kì bảo hành, bảo dưỡng máy cũng như không sử dụng quá công xuất để tuổi thọ làm việc của máy được lâu dài. Trong quá trình sử dụng thì hỏng vặt là một chuyện rất dễ sảy ra. Việc hiểu biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy may công nghiệp Juki một kim sẽ giúp bạn sửa chữa được những lỗi vặt đó một cách dễ dàng.

Công ty cổ phần Phúc Minh Hưng là một trong những đơn vị nhập khẩu các thiết bị máy công nghiệp uy tín trên toàn quốc.

Nếu bạn có thắc mắc nào về sản phẩm xin hãy liên hệ với công ty qua Hotline để được tư vấn và giải đáp

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚC MINH HƯNG Chi nhánh Hà Nội : Số 27A/139, P. Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP HN Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 981/4 Phạm Văn Đồng, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức, TP HCM

Đột Biến Gen Là Gì?

Đột biến gen là những thay đổi vĩnh viễn trong trình tự ADN tạo nên gen mới, sao cho đoạn trình tự này khác so với đoạn trình tự mà phần đông mọi người có. Các đột biến thay đổi về kích thước có thể tác động lên bất kì vị trí nào trong ADN, từ một cặp base cho đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể gồm nhiều gen.

Các đột biến gen được phân loại theo 2 nhóm chính:

Đột biến di truyền dị hợp do được kế thừa từ bố hoặc mẹ, biểu hiện suốt giai đoạn sống và tồn tại ở hầu hết mọi tế bào trong cơ thể. Những đột biến này được gọi là đột biến giao tử bởi vì nó xuất hiện trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của cha mẹ hay còn gọi là các tế bào giao tử. Khi một trứng và một tinh trùng hợp nhất tạo thành một quả trứng đã được thụ tinh, quả trứng này nhận ADN từ cả cha và mẹ. Nếu ADN nhận được từ cha hoặc mẹ bị đột biến thì đứa bé sinh ra và lớn lên có đột biến này trong mỗi tế bào của chúng.

Đột biến sinh dưỡng xuất hiện tại một số thời điểm trong giai đoạn sống và chỉ biểu hiện lên những tế bào nhất định trong cơ thể, không phải có mặt trong toàn bộ các tế bào trong cơ thể. Những thay đổi này có thể do các yếu tố môi trường tác động như các tia bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời, hoặc có thể do ADN sao chép sai trong quá trình phân bào. Đột biến tế bào sinh dưỡng (những tế bào khác trứng và tinh trùng) không truyền lại cho thế hệ sau.

Những thay đổi di truyền học là những đột biến mới phát sinh, có thể là đột biến di truyền hoặc đột biến sinh dưỡng. Trong một số trường hợp, đột biến xảy ra trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của một người nhưng không xuất hiện trong các tế bào khác. Trong những trường hợp khác, đột biến xuất hiện trong trứng đã được thu tinh trong ngay sau khi tế bào trứng và tinh trùng hợp nhất (thông thường rất khó để biết được chính xác thời gian đột biến xuất hiện). Khi trứng đã thụ tinh phân chia, dẫn đến kết quả là các tế tào trong phôi đang phát triển sẽ xuất hiện đột biến. Những đột biến mới này có thể là nguyên nhân gây ra những rối loạn di truyền cho những đứa trẻ có mang gen đột biến trong mỗi tế bào trong cơ thể nhưng cha mẹ của chúng lại không có những đôt biến này, và tiền sử di truyền trong gia đình, họ hàng cũng không có những rối loạn này.

Đột biến sinh dưỡng xảy ra trong một tế bào đơn lẻ ở giai đoạn sớm của phôi có thể gây ra hiện tượng khảm ở mô (còn gọi là mosaicism). Những thay đổi di truyền này không xuất hiện trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của cha mẹ hoặc trong trứng đã được thụ tinh nhưng xuất hiện muộn hơn sau khi phôi đã phân chia thành một số tế bào. Khi tất cả các tế bào phân chia trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, các tế bào được nhân lên từ những tế bào có gen đột biến sẽ có đột biến này, trong khi những tế bào khác thì không. Tùy thuộc vào loại đột biến và sô tế bào bị ảnh hưởng có mang đột biến này mà thể khảm hình thành và thể này không gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Phần lớn những đột biến gen gây ra bệnh không phổ biến trong quần thể nói chung. Tuy nhiên, những thay đổi về mặt di truyền khác xuất hiện thường xuyên hơn. Những thay đổi di truyền xuất hiện nhiều hơn 1% trong cộng đồng dân số gọi là tính đa hình. Hiện tượng này phổ biến đủ để được xem như là biến dị bình thường của ADN. Tính đa hình này tạo nên sự đa dạng về kiểu hình, thông thường biểu hiện sự khác nhau ỡ màu mắt, màu tóc và nhóm máu. Mặc dù nhiều đa hình không tác động tiêu cực đến sức khỏe của cá thể nhưng một vài biến dị có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số các rối loạn nhất định.

Tài liệu tham khảo

U.S National Library of Medicine – Mutations and disorders . Retrieved July 20, 2023 from https://ghr.nlm.nih.gov/primer/mutationsanddisorders/genemutation

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Gì Khiến Năng Suất Tăng Đột Biến Ở Một Doanh Nghiệp May ? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!