Bạn đang xem bài viết Điểm Mặt Các Loại Từ Trong Tiếng Anh được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
— Danh từ có thể đóng vai trò tân ngữ, đứng sau động từ. Ví dụ: I study English hard to get high score in Amslink’s Cambridge Exam Challenge — Đứng sau các mạo từ (a, an, the), các đại từ chỉ định (this, that, these, those) hay các từ chỉ định lượng (a few, a little, some…) Ví dụ: With this test, I find the Speaking part the most challenging — Sau Enough trong cấu trúc “Enough + N + to do something”. Ví dụ: My sister buys enough books to prepare for the upcoming test
1.5. Dấu hiệu nhận biết:
Hậu tố sẽ giúp các bạn học sinh nhận biết danh từ nhanh chóng
tion: revolution, education, instruction, definition, action,…
sion: division, television, expression, passion,…
ment: environment, entertainment, movement, payment,….
ce: reference, difference, peace,…
ness: business, sadness, kindness, friendliness……
y: beauty, democracy, electricity,…
Động từ thêm er/or thành danh từ chỉ người: teacher, worker, driver, player, visitor,…
2. Động từ (Verb)
2.1. Khái niệm:
Động từ là từ loại trong tiếng Anh diễn tả hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Động từ trong tiếng Anh giúp xác định chủ từ đang làm hay chịu đựng điều gì.
2.2. Tên Tiếng Anh:
Verb
2.3. Tên viết tắt:
Động từ thường được ký hiệu là V hoặc v
2.4. Cách dùng:
— Đứng sau chủ ngữ. Ví dụ: I do exercises everyday to stay fit. — Đứng sau trạng từ chỉ tần suất Ví dụ: He often goes to Amslink after finishing classes at school.
Trạng từ chỉ tần suất
Nghĩa
Often
thường
Always
luôn luôn
Usually
thông thường
Sometimes
đôi khi
Seldom
Hiếm khi
Never
không bao giờ
2.5. Dấu hiệu nhận biết:
Động từ thường kết thúc bởi các đuôi
ate: facilitate, estimate, dedicate,…
ain: explain, attain,…
flict: afflict, inflict,…
scribe: describe, subscribe,…
ceive: receive, deceive, conceive,…
fy: identify, clarify, modify,…
ise/ize: organize, realize, surprise,…
3. Tính từ (Adjective)
3.1. Khái niệm:
Tính từ là từ loại trong tiếng Anh chỉ tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng
3.2. Tên Tiếng Anh:
Adjective
3.3. Tên viết tắt:
Tính từ thường được ký hiệu là Adj
3.4. Cách dùng:
— Tính từ đứng trước danh từ để biểu đạt tính chất. Ví dụ: He is such a smart student that he got the highest score in Amslink’s Cambridge Exam Challenge — Đứng sau động từ liên kết (linking verbs) Ví dụ: Amslink’s Cambridge Exam challenge sounds interesting to me
Động từ liên kết
Nghĩa
be (am/is/are/was/were)
là
Grow
trở nên
Look
trông có vẻ
Prove
tỏ ra
Remain
vẫn
Smell
có mùi
Sound
nghe có vẻ
Taste
có vị
Stay
vẫn
Feel
cảm thấy
Come/Become
trở nên, trở thành
Seem
dường như
Appear
hóa ra, xem ra
— Đứng trước “enough”: S + tobe + adj + enough (for somebody) + to do something. Ví dụ: She is not tall enough to reach the picture on the wall — Đứng sau “too”: S + tobe + too + adj (for somebody) + to do something. Ví dụ: This offer is too good to be true — Trong cấu trúc: It’s + so + adj + that + S + V Ví dụ: It is so hot that we decided to stay at home. — Sử dụng trong các câu so sánh (lưu ý tính từ dài hay đứng sau more, the most, less, as….as) Ví dụ: He is as smart as his old brother so they are in the same class at Amslink — Trong các câu cảm thán: How + adj + S + V, What + (a/an) + adj + N Ví dụ: How challenging Cambridge Exam is!
3.5. Dấu hiệu nhận biết:
Tính từ thường có hậu tố là:
al: national, natural, chemical, cultural,…
ful: successful, beautiful, careful, useful, helpful…
ive: proactive, attractive ,impressive, collective,…
able: understandable, comfortable, breakable, miserable,…
ous: humorous, continuous, famous, dangerous, serious,…
ish: selfish, childish,…
ed: dedicated, bored, interested, excited,…
4. Trạng từ:
4.1. Khái niệm:
Trạng từ là từ loại trong tiếng Anh nêu ra trạng thái hay tình trạng
4.2. Tên Tiếng Anh:
Adverb
4.3. Tên viết tắt:
Trạng từ thường được ký hiệu là Adv
4.4. Cách dùng:
— Đứng trước động từ thường (đối với các trạng từ chỉ tần suất: often, sometimes, always, usually, never) Ví dụ: I often do my homework at 9:00 pm — Trạng từ đứng giữa trợ động từ và động từ trong tiếng Anh. Ví dụ: I have recently finished my homework — Trạng từ chỉ mức độ liên kết đứng sau động từ liên kết và trước tính từ. Ví dụ: She is very intelligent. Ví dụ: She speaks slowly enough for her daughter to understand. Ví dụ: He drives too quickly for anyone to catch him up Ví dụ: He learns so fast that everyone is quite shock — Trạng từ trong tiếng Anh cũng đứng một mình ở đầu câu, hoặc giữa câu, cách các thành phần khác trong câu bằng dấu phẩy. Ví dụ: Yesterday, it was so snowy.
4.5. Dấu hiệu nhận biết:
Trạng từ trong tiếng Anh thường kết thúc bằng đuôi -ly, tạo thành bởi cách thêm đuôi -ly vào các tính từ: slowly, carefully, beautifully,… Tuy nhiên, một số trạng từ đặc biệt sẽ không tuân theo quy tắc thêm đuôi -ly, chẳng hạn như: late/lately, good, well, fast, ill. Những từ đặc biệt này vừa là tính từ vừa là trạng từ.
5. Giới từ
5.1. Khái niệm:
Giới từ là từ loại trong tiếng Anh dùng để diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí của các sự vật, sự việc được nói đến.
5.2. Tên Tiếng Anh:
Prepositions
5.3. Tên viết tắt:
Giới từ thường được ký hiệu là Adv
5.4. Cách dùng:
— Giới từ đứng sau TO BE, trước danh từ Ví dụ: My notebook is on the table. — Giới từ đứng sau động từ, có thể liền sau động từ, có thể bị 1 từ khác chen giữa động từ và giới từ. Ví dụ: I live in Hanoi — Giới từ đứng sau tính từ Ví dụ: Amslink is proud of their students
5.5. Dấu hiệu nhận biết:
Giới từ chỉ thời gian
At: vào lúc (thường đi với giờ)
On: vào (thường đi với ngày, thứ)
In: vào (thường đi với tháng, năm, mùa, thế kỷ)
Before: trước
After: sau
During: trong khoảng (đi với danh từ chỉ thời gian)
Giới từ chỉ nơi chốn
At: tại (dùng cho nơi chốn nhỏ như trường học, sân bay…)
In: trong (chỉ ở bên trong), ở (nơi chốn lớn thành phố, tỉnh ,quốc gia, châu lục…)
Above, over: trên
On: ở trên nhưng chỉ tiếp xúc bề mặt
Giới từ chỉ sự chuyển dịch
To: chỉ hướng tiếp cận tới người,vật,địa điểm
Into: tiếp cận và vào bên trong vật,địa điểm đó
Onto: tiếp cận và tiếp xúc bề mặt,ở phía ngoài cùng của vật,địa điểm
From: chỉ nguồn gốc xuất xứ
Across: ngang qua
Along: dọc theo
Round,around,about: quanh
Giới từ chỉ thể cách
With: với
Without: không, không có
According to: theo
In spite of: mặc dù
Instead of: thay vì
Giới từ chỉ mục đích
To: để
In order to: để
For: dùm, dùm cho
So as to: để
Giới từ chỉ nguyên nhân
Thanks to : nhờ ở
Through : do, vì
Because of : bởi vì
Owing to : nhờ ở
By means of : bằng phương tiện, nhờ
Trong quá trình giúp con tự học Tiếng Anh ở nhà, nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng, bố mẹ nên chọn sách, trang web phù hợp với đồ tuổi, sở thích và trình độ hiện tại của con. Và để hành trình này trở nên dễ dàng theo lộ trình và định hướng phù hợp với từng độ tuổi và đối tượng học sinh, Bố mẹ nên chọn Amslink – Trung tâm tiếng Anh uy tín – gần 10 năm cống hiến vì sự tiến bộ Tiếng Anh từng ngày của trẻ được phụ huynh tin tưởng an, an tâm chọn lựa. Phụ huynh vui lòng đăng ký tại http://bit.ly/Tuvan_ams hoặc gọi điện tới tổng đài 024 7305 0384 để nhận được tư vấn từ chuyên gia. Trân trọng, Amslink English Center
Các Loại Câu Trong Tiếng Anh
Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ thấy rằng thực ra tiếng Anh chỉ có 4 loại câu chính như sau:
1. Simple Sentences (câu đơn)
Chỉ có 1 mệnh đề chính, nghĩa là có 1 chủ ngữ và 1 động từ.
Có thể chủ ngữ là 2 danh từ nối bằng ‘and’ hoặc có 2 động từ nối bằng ‘and’ nhưng vẫn là 1 câu đơn thôi.Ví dụ:
I went to the supermarket yesterday. Mary and Tom are playing tennis. My brother ate a sandwich and drank beer.
2. Compound Sentences (câu kép/ ghép)
– Có 2 mệnh đề chính, nối nhau bằng liên từ (như and, but, so, or…) và phải có dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy phía trước liên từ. Ví dụ: His father is a doctor, and/but his mother is a writer. We missed the bus, so we came to work late.
– Nếu hai mệnh đề ngắn quá, có thể không dùng dấu phẩy. Ví dụ: I talked and he listened.
Lưu ý: trong tiếng Việt bạn có thể dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề chính nhưng trong tiếng Anh tuyệt đối không được mà phải sử dụng liên từ.
3. Complex Sentences (câu phức)
Đây là loại câu mà các bạn luyện thi IELTS cần phải quan tâm nhiều. – Có 1 mệnh đề chính (independent clause) và 1 hay nhiều mệnh đề phụ (dependent clause) (nhưng thường là 1 mệnh đề phụ). Hai mệnh đề thường được nối với nhau bởi dấu phẩy hoặc các liên từ phụ thuộc. When I came, they were watching TV.We’ll go out if the rain stops.
After,although,as,as if,as long as,as much as,as soon as,as though Because,before Even if,even though, if Since,so that, that, though Unless, until, when, whenever, whereas, where, wherever,while
4. Compound-Complex Sentences (hoặc Mixed Sentences) (câu phức tổng hợp)
Là câu có ít nhất 2 mệnh đề chính và ít nhất 1 mệnh đề phụ
Ví dụ:
Although I like camping, I haven’t had the time to go lately, and I haven’t found anyone to go with.
Để tham khảo các khóa học và biết thêm chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi:
Bộ phận tư vấn – Trung tâm Oxford English UK Vietnam Địa chỉ: Số 83 ,Nguyễn Ngọc Vũ,Trung Hòa ,Cầu Giấy , Hà Nội Điện thoại: 04 3856 3886 / 7 Email:customerservice@oxford.edu.vn
Các Loại Từ Ghép Trong Tiếng Trung
Loại từ này do “hai từ tố thực” ( từ tố có ý nghĩa ) còn gọi là “từ căn” kết hợp với nhau. Có ba phương thức kết hợp từ căn để tạo thành từ ghép là : Phương thức phức hợp, phương thức phụ gia và phương thức trùng điệp.
1. Phương thức phức hợp
Từ ghép được tạo thành bởi phương thức phức hợp có năm kiểu khác nhau :
a. Kiểu liên hợp:
Loại từ này do hai từ căn có quan hệ ngang hàng hợp thành.
Ví dụ : 道路 ( Dàolù : con đường ), 国家 ( guójiā : quốc gia ), 动静 ( dòngjìng : động tĩnh )…
b. Kiểu chinh phụ:
Loại từ ghép này được kết hợp theo kiểu chính phụ, từ căn phụ đứng trước có tác dụng hạn chế hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính phía sau.
Ví dụ : 汽车 ( qìchē : ô tô ), 电铃 ( diànlíng chuông điện )…
c. Kiểu bổ sung:
Ở loại từ ghép này, từ căn phụ đứng sau có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính phía trước.
Ví dụ : 提高 ( Tígāo nâng cao ), 书本 ( shūběn : sách vở )…
d. Kiểu động tân:
Từ căn đứng phía sau chịu sự chi phối của từ căn đứng trước.
Ví dụ : 注意 ( zhùyì : chú ý ), 放心 ( fàngxīn : yên tâm )…
e. Kiểu chỉ vị:
Từ căn đứng trước là chủ, từ căn đứng sau là vị.
Ví dụ : 月亮 ( yuèliàng : trăng ), 年轻 ( niánqīng : trẻ tuổi )…
2. Phương thức phụ gia
Từ ghép theo phương thức phụ gia là do từ căn kết hợp với tiền tố hoặc hậu tố tạo thành. Tiền tố, hậu tố là những từ tố không có ý nghĩa thực, gọi là ” từ tố hư “.
a. Thêm tiền tố :
Tiền tố được thêm vào trước từ căn. Những tiền tố thường gặp gồm : 第,老,小,初,非,准,可。。。
Ví dụ : 小王 ( Xiǎo Wáng : Tiểu Vương ), 老陈 ( lǎo chén : anh Trần ), 第一 ( dì yī : thứ nhất ), 可爱 ( kě ài dễ thương, đáng yêu )…
b. Thêm hậu tố :
Hậu tố được thêm vào sau từ căn. Những hậu tố thường gặp gồm : 子,儿,头,者,性,家,员。。。
Ví dụ : 桌子 (Zhuōzi : cái bàn ), 花儿 (huār : hoa ), 队员 ( duìyuán : đội viên ), 工作者 (gōngzuò zhě : nhân viên công tác )…
3. Phương thức trùng điệp
Từ ghép theo phương thức trùng điệp là loại từ do từ căn lặp lại tạo thành.
Ví dụ : 哥哥 (gēgē : anh trai ), 明明 (míngmíng : rõ ràng ), 常常 (chángcháng : thường thường )…
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt (Đầy Đủ)
Ngữ pháp Tiếng Việt rất đa dạng từ cấu trúc ngữ pháp đến các chức năng trong câu. Trong đó, từ là đơn vị cấu tạo nên câu. Các loại từ trong Tiếng Việt đa dạng và có nhiều chức năng khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu bài tổng hợp về các từ loại Tiếng Việt cần thiết cho học sinh.
Tổng hợp các loại từ trong Tiếng Việt
Từ loại là gì
Các từ giống nhau về mặt đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát gọi là từ loại.
Từ loại được chia thành nhiều loại. Cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt gồm có: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ…
Các từ loại thường gặp
Danh từ
Danh từ là từ loại để nói về các sự vật, hiện tượng hay gọi tên con người, sự vật, khái niệm, đơn vị. Danh từ thường đảm nhiệm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ:
– Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, bão, tuyết, chớp, sấm…
– Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bát đũa, xe cộ…
– Danh từ chỉ khái niệm: con người, lối sống, tư duy, tư tưởng…
– Danh từ chỉ đơn vị: kilomet, mét, tạ, tấn, vị (vị luật sư, vị giám đốc), ông, bà…
Gồm danh từ chung và danh từ riêng
– Danh từ riêng: là tên riêng của sự vật, hiện tượng, tên người, tên địa phương,…
Ví dụ: tên người: Hoa, Hồng, Lan, Huệ..; tên địa phương: (xã) Đồng Văn,…
– Danh từ chung: tên chung cho các sự vật hiện tượng
+ Danh từ cụ thể: có thể cảm nhận (sờ, nắm) được: bàn, ghế, máy tính…
+ Danh từ trìu tượng: Không thể cảm nhận bằng giác quan: tư tưởng, đạo lý, cách mạng, định nghĩa…
Động từ
Là từ loại chỉ các hành động, trạng thái của sự vật và con người. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ: chạy, nhảy, bơi, đạp, đánh…; vui, hờn, giận, ghét…
Người ta thường chia động từ thành nội động từ và ngoại động từ
+ Nội động từ: những từ đi sau chủ ngữ và không có tân ngữ theo sau
Ví dụ: Mọi người chạy/ Anh ấy bơi…
+ Ngoại động từ: là những từ có tân ngữ theo sau
Ví dụ: Cô ấy làm bánh/ Họ ăn cơm…
Ngoài ra còn chia động từ chỉ trạng thái thành các loại như:
+ Trạng thái tồn tại và không tồn tại: hết, còn, không có…
+ Trạng thái chỉ sự biến hóa: hóa, thành, chuyển thành..,
+ Trạng thái chỉ sự tiếp thụ: phải, bị, được…
+ Trạng thái chỉ sự so sánh: hơn, quá, thua, là, bằng…
Tính từ
Là từ loại chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: đẹp, xấu, vàng, cam, tím, to, nhỏ…
– Tính từ chỉ đặc điểm: là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình, hình dáng), những nét riêng, đặc biệt của sự vật, hiện tượng (nét riêng về màu sắc, kích thước, âm thanh…); đôi khi còn là những đặc điểm bên trong khó nhận diện (tâm lý, tính tình…)
Ví dụ:
+ Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, to, béo, gầy, xanh, tím…
+ Tính từ chỉ đặc điểm bên trong: ngoan, hiền, chăm chỉ, kiên trì…
– Tính từ chỉ tính chất: tính chất riêng biệt của sự vật, hiện tượng thường là tính chất bên trong. Ví dụ: tốt, đẹp, xấu, nặng, nhẹ…
+ Tính từ chỉ tính chất chung: xanh, tím, vàng..
+ Tính từ chỉ tính chất xác định tuyệt đối: vàng lịm, ngọt lịm, trắng tinh, cay xè, xanh lè…
Đại từ
Là những từ để trỏ người, chỉ vật, hiện tượng được nhắc tới. Gồm các đại từ sau:
– Đại từ xưng hô: dùng để xưng hô
Ví dụ: Tôi, họ, nó, chúng ta…
– Đại từ thay thế: dùng để thay thế sự vật, hiện tượng được nhắc trước đó không muốn nhắc lại trong câu sau
Ví dụ: ấy, đó, nọ, thế, này…
– Đại từ chỉ lượng: dùng để chỉ về số lượng
Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu…
– Đại từ nghi vấn: dùng để hỏi (xuất hiện trong các câu hỏi)
Ví dụ: ai, gì, nào đâu…
– Đại từ phiếm chỉ: dùng để chỉ một điều gì không thể xác định. Cần phân biệt với đại từ nghi vấn.
Ví dụ: Anh ta đi đâu cũng thế/ Vấn đề nào cũng căng thẳng…
Số từ
Những từ chỉ số lượng và thứ tự gọi là số từ.
Ví dụ: thứ tự: một, hai, ba…(số đếm); số lượng: một trăm, ba vạn, một vài, mấy, mươi…
Chỉ từ
Những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định trong một khoảng không gian, thời gian cụ thể gọi là chỉ từ. Thường làm phụ ngữ cho danh từ hoặc cũng có thể làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: đấy, kia, ấy, này…
Quan hệ từ
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa, mối quan hệ của bộ phận, của các sự vật, hiện tượng
Quan hệ từ dùng để nối: và, rồi, với, hay, nhưng, mà…
Ví dụ: Anh và tôi đi đến tiệm sách/ Mẹ tôi thích canh cá nhưng tôi lại không…
Quan hệ từ thường đi thành cặp tạo thành các cặp quan hệ từ:
+ Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả: Vì…nên…; Do…nên…; Nhờ…mà…
Ví dụ: Do trời mưa nên chúng tôi được nghỉ.
+ Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả: Hễ…thì…; Nếu…thì…; Giá…mà…
Ví dụ: Nếu học giỏi thì tôi sẽ được ba mẹ cho đi du lịch.
+ Cặp quan hệ từ chỉ sự tương phản: Tuy…nhưng…; Mặc dù…nhưng…
Ví dụ: Mặc dù nhiệt độ xuống rất thấp nhưng họ vẫn cố tới trường.
+ Cặp quan hệ từ chỉ sự tăng tiến: Không những…mà còn…; Không chỉ…mà còn…; Bao nhiêu…bấy nhiêu…
Ví dụ: Lan không những học giỏi mà còn rất tốt bụng.
Tình thái từ
Những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hay biểu thị trạng thái cảm xúc của con người được gọi là tình thái từ
Thán từ
Gồm những từ được sử dụng nhằm giúp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người hoặc dùng với chức năng gọi đáp gọi là thán từ. Thán từ thường dùng trong câu cảm thán và đi sau dấu chấm than.
Ví dụ:
– Thán từ gọi đáp: Anh ơi, Hỡi mọi người, Này bạn ơi…;
– Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Ôi bó hoa thật đẹp!/ Chà vị trà này ngon tuyệt
Giới từ
Giới từ là những từ dùng để xác định một sự vật ở một không gian cụ thể hay quan hệ sở hữu của vật này đối với con người.
Ví dụ: của, ở, bên trong, bên ngoài, bên trên, dưới…
Trạng từ
Trạng từ được dùng trong câu với chức năng cung cấp thêm thông tin về mặt thời gian, không gian, địa điểm…Thường theo sau động từ, tính từ để bổ nghĩa cho danh, động từ đó.
Ví dụ:
+ Trạng từ chỉ thời gian: sáng, trưa, tối, ngay, đang…
+ Trạng từ chỉ cách thức: nhanh, chậm,…
+ Trạng từ chỉ nơi chốn: ở đây, chỗ này, chỗ kia…
+ Trạng từ chỉ tần xuất: thường xuyên, liên tục,…
+ Trạng từ chỉ mức độ: giỏi, kém, hoàn hảo…
Thuật Ngữ –
Cập nhật thông tin chi tiết về Điểm Mặt Các Loại Từ Trong Tiếng Anh trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!