Xu Hướng 5/2023 # Đặc Điểm Giải Phẫu Sinh Lý Cột Sống Cổ # Top 7 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Đặc Điểm Giải Phẫu Sinh Lý Cột Sống Cổ # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Giải Phẫu Sinh Lý Cột Sống Cổ được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Xương cột sống.

– Cột sống cổ có 7 đốt, từ C1 đến C7, có đường cong ưỡn ra trước, đốt C1 (đốt đội) không có thân đốt, đốt C7 có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ, lồi ngay dưới da nhất là khi ta cúi cổ, nên được dùng để làm mốc xác định các đốt sống cổ.

Hình 6.11. Đốt sống cổ điển hình

– Giữa đốt đội C1 với xương chẩm không có đĩa đệm, và cũng không có đĩa đệm giữa đốt đội và đốt trục C2. Do đó giữa xương chẩm và C1 cũng như giữa C1 và C2 không có lỗ tiếp hợp.

– Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp:

+ Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải trọng lớn, với đoạn cổ dưới khoảng 5,6kg/cm 2 ở tư thế bình thường, và có thể lên tới 40kg/cm 2 nếu không có trương lực cơ. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp lực lệch trọng tải, sẽ dễ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các đĩa đệm cổ thấp.

+ Khớp sống – sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng. Khớp này có diện khớp thực thụ, có bao hoạt dịch, có chất synovial bôi trơn trong khớp.

Hình 6.12. Cột sống cổ thẳng (a) và chếch 3/4 (b): 1/ Đốt đội C1; 2/ Đốt trục C2; 3/ Mấu bán nguyệt và khớp Luschka; 4/ Khớp giữa các đốt sống (khớp sống – sống); 5/ Cuống sống; 6/ Mỏm móc; 7/ Lỗ tiếp hợp.

– Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): thành trong của lỗ tiếp hợp hình thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài. Dây thần kinh hỗn hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp Luschka, rễ sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 1/4-1/5 lỗ tiếp hợp.

Hình 6.13. Giải phẫu định khu lỗ tiếp hợp

2. Đĩa đệm.

– Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.

– Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn sống cổ khoảng 3mm.

3. Dây chằng.

– Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm.

– Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt (trong ống sống) và đĩa đệm.

– Ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang.

4. Mạch máu, thần kinh.

– Từ đốt C6 đến C2 có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo động mạch có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ. Trong ống sống là đoạn tủy cổ gồm có 8 đốt, tách ra 8 đôi dây thần kinh tủy cổ chui qua lỗ tiếp hợp ra ngoài tạo thành đám rối thần kinh cánh tay.

– Thần kinh vận động:

+ Các nhánh của đám rối cổ sâu: Nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh xuống của đám rối cổ (do C2 và C3 tạo nên) cho các nhánh vận động cơ dưới móng. Dây hoành do C4 và nhánh nhỏ của C3, C5 tạo nên, tới vận động cho cơ hoành.

+ Nhánh C5 chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ (qua dây mũ) và cho các cơ trên gai, dưới gai (qua dây thần kinh trên bả).

+ Nhánh C6 chi phối cận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước.

+ Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu.

+ Nhánh C8 chi phối vận động cơ gấp ngón tay.

– Cảm giác:

+ Nhánh C1,C2,C3 cho nửa sau đầu (qua dây thần kinh chẩm lớn Arnold).

+ Nhánh C4 cho vùng vai.

+ Nhánh C5,C6,C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1,2,3.

+ Nhánh C8, D1 cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5.

– Phản xạ gân xương:

+ Nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.

+ Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay.

+ Nhánh C7 chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu.

– Thần kinh chi phối cảm giác cột sống cổ và màng tủy: một nhánh rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống (gọi là nhánh màng tuỷ). Nhánh này được bổ sung các thành phần giao cảm từ các hạch giao cảm cạnh sống, quay trở lại chui qua lỗ gian đốt vào trong ống sống (được gọi là nhánh thần kinh quặt ngượt Luschka) chi phối cho các thành phần trong ống sống. Khi thần kinh này bị kích thích sẽ gây đau.

– Chuỗi hạch giao cảm cổ sau: gồm hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và hạch sao (do hạch cổ dưới kết hợp với hạch ngực trên tạo thành). Các hạch này nằm ở mặt trước đốt sống và sau bó mạch thần kinh cổ. Hạch giao cảm cổ trên nằm ngang thân đốt C2 và C3, hạch cổ giữa ngang C6 và hạch sao nằm giữa mỏm ngang C7 và phần cổ của xương sườn I, sau động mạch dưới đòn. Các hạch giao cảm cổ sau phân bố thần kinh thực vật cho vùng đầu mặt cổ, hai tay, một nhánh cho tim và các cơ quan nội tạng khác.

5. Chức năng cột sống cổ.

– Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1-C3) trước hết đáp ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở đoạn này. Giữa C1 và C2 không có đĩa đệm, vì vậy bệnh lý đĩa đệm ở đây cũng ít xảy ra. Các bệnh lý ở đoạn cổ trên chủ yếu là do chấn thương, hẹp ống sống bẩm sinh hoặc dị dạng Chiari.

– Những tương quan giải phẫu này giải thích các dấu hiệu lâm sàng khi thoái hóa cột sống cổ, tùy theo vị trí của khớp bị thoái hóa sẽ chèn ép vào tủy cổ, vào động mạch sống, các nhánh giao cảm, các rễ thần kinh từ C5 đến C7.

Xem clip giải phẫu cột sống cổ

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Giải Phẫu Cột Sống Và Hình Ảnh Chấn Thương Cột Sống Trên Clvt

Published on

1. GIẢI PHẪU CỘT SỐNG VÀ HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG TRÊN CLVT Bs. Trần Văn Lượng drtranyhn@gmail.com NT35- CĐHA

2. GIẢI PHẪU CỘT SỐNG

3.  Cột sống gồm : Các đốt sống-các đĩa đệm và hệ thống các dây chằng.  Có từ 33-35 đốt sống và được chia làm 5 đoạn, hình dáng mỗi đốt sống khác nhau ở mỗi đoạn và trong mỗi đoạn cũng có các đặc điểm khác nhau.  Cột sống gồm: – Đoạn cổ (7 đốt sống C1-C7) – Đoạn ngực (12 đốt sống D1-D12) – Đoạn thắt lưng (5 đốt sống L1-L5) – Đoạn cùng (5 đốt sống S1-S5) – Đoạn cụt (3-5 đốt sống) Riêng đoạn cùng và đoạn cụt dính với nhau thành một khối, không có các đĩa đệm giữa các đốt sống

4. CÁC ĐỐT SỐNG  Nhìn chung, mỗi đốt sống điển hình gồm các : – Thân đốt – Cuống sống – Mảnh sống – Mỏm ngang – Mỏm gai hay gai sau – Các mỏm khớp *Phần cuống và mảnh sống tạo thành cung sống. *Các cung sống xếp trồng lên nhau tạo thành ống sống. *Trong ống sống chứa tủy sống, rễ thần kinh, các màng tủy và mạch máu.

5.  Đặc điểm đốt sống cổ : – Có lỗ mỏm ngang cho ĐM ĐS đi vào – Thân đốt sống có chiều ngang lớn hơn chiều trước sau. – Chiều cao phía trước và sau thân đốt tương đối bằng nhau.

6. – Riêng C1-C2 có cấu tạo khác với các đốt sống C3-7, Do nguồn gốc phôi thai khác với các đốt sống còn lại. – C1 -C2 o Không có thân ĐS o Cấu tạo gồm Cung trước-Hai khối bên- Hai nửa cung sau o Thân đốt sống có mỏm răng o Mỏm gai lớn và phân đôi Cung trước Khối bên Gai sau Cung sau Mỏm răng

9.  Đặc điểm đốt sống đoạn cùng-cụt – Có 5 xương cùng (S1-5) và 3-5 xương cụt dính với nhau thành một khối. – Đáy của xương cùng là phần trên S1 chia làm 3 phần + U nhô + Hai khối bên là cánh xương cùng – Mặt trước có 4 gờ ngang do dinh nhau của các ĐS – Mỗi bên gờ ngang là 2 lỗ cùng chậu cho các rễ TK đi qua. – Phần bên của 3 ĐS cùng đầu tạo diện khớp với khung chậu.

10. Ụ nhô Lỗ bên

11. CÁC ĐĨA ĐỆM Đĩa đệm nằm giữa và nối khớp các thân đốt sống. Chiều cao của đĩa đệm trung bình bằng khoảng 20- 25% chiều cao thân đốt. Cấu tạo của đĩa đệm gồm – Phần ngoài là vòng sợi, chứa các lớp sụn sợi, xếp thành từng lớp đồng tâm. – Phần trung tâm là nhân tủy cấu tạo bởi chất keo, gồm phần chuyển tiếp và phần trung tâm của nhân tủy. – Lúc sinh 80% nhân tủy là nước. – Tính chất bán dịch của nhân tủy cho phép đĩa có thể thay đổi và có tính đàn hồi với lực tác động lên CS.

12. HỆ THỐNG DÂY CHẰNG Dây chằng giúp làm tăng độ vững của cột sống. Hệ thống dây chằng ở CS rất đa dạng, bao gồm: – DC dọc trước – DC dọc sau – DC vàng – DC gian gai – DC liên gai.

13. DC dọc trước DC dọc sau DC liên gai DC gian gai DC vàng

14. HÌNH ẢNH CỘT SỐNG TRÊN CLVT

15. Thân và các cuống-gai sống: – Thân ĐS, cuống sống và mỏm ngang có phần vỏ xương có đậm độ cao – Phần xương xốp của thân ĐS là khoang tủy xương, nhiều bè xương giảm đậm độ hơn – Mảnh sống và gai sau tăng tỷ trọng hơn do ít xương xốp hơn ĐS CỔ ĐS NGỰC ĐS T. LƯNG

16. Thân và các cuống-gai sống: – Các lát cắt ở mp Axial có thể thấy ống sống là một vòng liên tục do cung sau tạo nên – Các lắt cắt ngang qua lỗ liên hợp thấy mất liên tục giữa thân và thành phần sau, phần mất liên tục là khoảng lỗ liên hợp, có hình bầu dục, hẹp hơn ở các lắt cắt qua phần cao

18. Các diện khớp – Nhẵn và có đậm độ cao – Hình lồi 2 mặt ở vùng cổ – Dẹt ở vùng ngực và lưng – Phần sau của khớp ĐS là mỏm khớp dưới của ĐS trên. – Phần trước của khớp ĐS là mỏm khớp trên của ĐS dưới

19. HÌNH ẢNH CLVT CỦA CT CỘT SỐNG

20. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

21. – Là bệnh lý chấn thương thường gặp. – Ở Mỹ, có khoảng 30.000 CTCS xảy ra hàng năm. – Nguy cơ tử vong cao do ảnh hưởng chức năng TK – Hầu hết các trường hợp tổn thương CS là thứ phát sau chấn thương (TNGT-TNSH-Hoạt động thể thao). – Vị trí chấn thương thường gặp ở vùng bản lề của cột sống or vùng chuyển tiếp giữa các vùng cố định và di động (Thường là giữa đoạn ngực và đoạn thắt lưng). – Chụp XQ quy ước-CT-MRI đều là các phương tiện CĐHA được chỉ định trong CTCS, xong trong bệnh cảnh cấp cứu thì CLVT có độ nhạy cao trong phát hiện tổn thương, tiết kiệm được thời gian trong chẩn đoán.

22. CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG

23. Có 3 cơ chế chấn thương chủ yếu – Do quá gập + Do gập CS vượt quá giới hạn BT + Thường gặp trong TNGT dạng “Dây đeo an toàn” + Tổn thương thường DC phía sau và vỡ thân ĐS phía trước + Chủ yếu gặp ở đoạn ngực-lưng

24. – Do quá duỗi + Thường gặp nhất trong va chạm xe + Thường tổn thương DC phía trước và vỡ thành phần cung sau và gai sống.

25. – Do lực ép theo hướng thẳng trục + Thường vỡ cả thân sống và các cuống-gai sống + Các thân đốt sống thường lún hình chêm hoặc vỡ nhiều mảnh. + Thường gặp nhất trong TNSH như đá bóng, ngã cúi đầu, nhào lộn

26. – Tổn thương xoay + Thường phối hợp + Tổn thương thường ở khối bên và trật mỏm khớp – Tổn thương phối hợp + Phối hợp các cơ chế tổn thương + Đặc điểm tổn thương thành phần cột sống thường rất phức tạp.

27. CÁC TỔN THƯƠNG CƠ BẢN

28. CÁC TỔN THƯƠNG CƠ BẢN Thân đốt sống – Có đường vỡ không? – Đường vỡ đơn giản or nhiều đường vỡ (phức tạp)? – Có di lệch tường sau không? – Có gây lún-xẹp đốt sống không? -Trượt thân đốt sống? Phân độ trượt (I-II-III)?

29. Cung sống và gai sống – Vỡ mảnh sống 1 or 2 bên? – Vỡ cuống sống 1 or 2 bên? – Vỡ các gai sống (gai ngang và gai sau) không? – Tổn thương phối hợp?

30. Dây chằng – Thường khó xác định trên CT – Thường DC lớn như DC vàng Đĩa đệm – Có tổn thương đĩa đệm không? – Có thoát vị đĩa đệm không? (Thường trên Sagital) Tổn thương tủy – Khó xác định – Gián tiếp do mảnh xương rời, di lệch tường sau, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, máu tụ…

31. Tổn thương máu tụ – Máu tụ ngoài màng cứng trong ống sống? – Máu tụ dưới màng cứng? (Thường trong CT CSTL) – MT DMC có thể thay đổi theo tư thế BN. Tổn thương phần mềm cạnh cột sống – Đụng dập – Máu tụ trong cơ – Rách cơ

32. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG

33. CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ĐOẠN CỔ Đoạn cổ cao * Từ xương chẩm đến C2. * Là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất trong CTCS * Các tổn thương có thể – Vỡ lồi cầu chẩm – Trật khớp chẩm-đội – Gãy C1 – Trật khớp C1-C2 – Gãy C2

36. Gãy C1 * Gặp khoảng 10% * Ít gây tổn thương tủy sống do ống sống đoạn này rộng * Có thể gãy ở cung trước-sau-khối bên * Phân loại có 4 loại gãy – Loại I-II gãy ở cung trước và cung sau đơn thuần – Loại III gãy ở khối bên – Loại IV gãy Jefferson Gãy Jefferson (Mô tả lần đầu 1920) là gãy 4 phần của C1 do lực đánh từ đỉnh đầu Biến thể Jefferson (Gãy 2 hoặc 3 phần)

37. Trật khớp C1-C2 Dạng xoay * Hiếm gặp * C1 bị xoay hơn 45 độ * Phân loại Fielding và Hawkins – Loại I Xoay đơn thuần, không trượt – Loại II Xoay và trượt ra trước 3-5 mm – Loại III Xoay và trượt ra trước thêm 5mm – Loại IV Xoay và trượt ra sau Bán trật C1-C2 do xoay – Mất đối xứng khoảng giữa mỏm răng và khối bên – TE. Thường sau viêm hầu họng, viêm lưỡi – NL. Sau CT or do thấp khớp

38. Gãy C2 Gãy mỏm răng * 10-15 % TT cột sống cổ * Thường gặp ở nhóm tuổi già * Khoảng 10% có tổn thương tủy sống và thường tử vong * Phân loại theo vị trí đường gãy của Anderson và D’Alonzo

39. Gãy cung sau C2 * Phân loại tổn thương cung sau C2 theo Effendi (1981) – Loại I Gãy ít di lệch – Loại II Gãy kèm di lệch ra trước 3mm và gập góc – Loại III Gãy gập góc và trượt nhiều hơn, kèm mỏm khớp C2-C3 bị trật và khóa * Phân loại bổ sung của Levine và Edwards (1985) – IIa Gập góc nhiều và trượt ít

40. Gãy thân C2 * Phân loại của Fujumura và C.S phân loại gãy thân C2 thành 4 loại – Loại I Gãy bong giật (gãy dạng “giọt lệ”) – Loại II Gãy với đường gãy hướng ngang nằm ở phần thấp của khớp – Loại III Gãy vỡ nhiều mảnh thân C2 – Loại IV Đường gãy đứng (đứng ngang or đứng dọc) Gãy khối bên C2 * Có thể dưới dạng đường nứt rất nhỏ, ít di lệch hoặc vỡ nhiều mảnh.

42. Trật mỏm khớp một bên – Do gập và xoay cột sống – Thường ở C5-6 – Có thể biểu hiện tổn thương rễ đơn thuần hoặc tổn thương thần kinh không hoàn toàn – Hình ảnh + Bình thường mấu khớp dưới của ĐS trên ở phía sau + Hình lồi tròn + Khi trật khớp có hiện tượng mỏm khớp bị đảo ngược. + Mấu khớp trên của ĐS dưới ở phía sau tạo hình ảnh “Hamburger đảo ngược”. Mỏm khớp dưới của ĐS trên ở phía sau

43. Trật mỏm khớp hai bên – Do gập và xoay – Thường có trật thân sống ra trước so với ĐS k 50% – Tổn thương thường trật cả 2 mỏm khớp, DC dọc sau và đĩa đệm – Gây tổn thương thần kinh nhiều hơn

44. PL CT ĐOẠN NGỰC VÀ THẮT LƯNG Trước đây có 2 hệ thống PL – Nicholl (1949) theo giải phẫu – Holdsworth (1963) theo 2 trụ ít được sử dụng Hiện nay, có 3 HT phân loại chủ yếu – Phân loại theo Denis (Thuyết 3 trục) – Phân loại theo Magerl – Phân loại theo McAfee

45. Phân loại theo Denis – Trụ trước (DC dọc trước + 2/3 trước thân đốt sống) – Trụ giữa (1/3 sau thân đốt sống + DC dọc sau) – Trụ sau (Phần cung sau và phức hợp DC sau)  Tổn thương trên 2 trụ là tổn thương mất vững  Mức độ mất vững + Độ I Mất vững cơ học + Độ II Mất vững TK + Độ III Phối hợp – Denis chia làm 4 loại tổn thương cơ bản + Vỡ lún + Vỡ nhiều mảnh + Gãy dạng “Dây đeo an toàn) + Gãy trượt Based on radiographic review of 412 cases 3 2 1

46. Phân loại theo Denis

47. Phân loại Magerl (1994) – Loại A (Vỡ lún do lực ép) – Loại B ( Do quá gấp or quá duỗi) – Loại C (Do lực xoay)

48. Phân loại theo McAfee *Đây là phân loại khá đơn giản * Dựa trên hình ảnh CT của 100 BN CTCS * Dựa trên 3 lực tác động lên trụ giữa ở mặt phẳng ngang * Đó là lực ép – Lực tách – Lực dịch chuyển ngang * 6 loại tổn thương cơ bản – 1. Gãy lún hình chêm ở trụ trước – 2. Gãy vỡ nhiều mảnh còn vững – 3. Gãy vỡ nhiều mảnh mất vững – 4. Gãy dạng “Dây đeo an toàn” gãy Chance – 5. Tổn thương gập tách – 6. Tổn thương trượt ngang

49. PROTOCOL CHỤP CLVT TRONG CTCS

50. Bệnh nhân có lâm sàng nghi ngờ CT cột sống – Cố định cột sống + Nẹp cổ Golie nêu nghi ngờ CT CS cổ + Mặc áo cố định CT CS ngực-TL – Chụp XQ cột sống + Thẳng + Nghiêng – Đánh giá sơ bộ tổn thương trên XQ

51. Nguyên tắc chụp CLVT CT cột sống – Xác định đoạn cột sống cần chụp + Xác định ĐS bị tổn thương + Chụp trên/dưới đốt TT 1 đốt sống – Độ dày lát cắt + CS Cổ Độ dày lát cắt 3mm + CS Ngực và TL Độ dày lát cắt 3 or 5mm – Tái tạo theo mặt phẳng Sagital và Coronal

52. Đọc phim CLVT CT Cột sống – Mô tả các tổn thương cơ bản của thân đốt- cuống sống và gai sống. – Mức độ di lệch – Lún xẹp đốt sống – Ống sống có bị hẹp hay không Kết luận: Chấn thương cột sống đoạn? mất vững hay không?

53. THE END Thank You

Giải Phẫu Cột Sống Và Hệ Thần Kinh Ngoại Biên

Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh trung ương (TKTW). Thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Tủy sống bắt đầu từ phía dưới thân não (từ dưới hành tủy) và kết thúc ở vùng thấp của lưng. Đoạn cuối tủy sống nhỏ dần và tạo thành hình chóp nón và được gọi là chóp tủy.

Về mặt giải phẫu, tủy sống bắt đầu từ đỉnh của đốt sống cổ cao nhất (đốt sống cổ C1) cho đến đốt sống thắt lưng L1. Đốt sống thắt lưng L1 là đốt sống thắt lưng cao nhất của cột sống thắt lưng, ngay dưới xương lồng ngực. Tủy sống dài khoảng 45 cm (18 inche) và có dạng hình trụ. Tủy sống đoạn cổ và thắt lưng phình to ra. Tại đỉnh của chóp tủy có một sợi xơ đi ra và kéo dài đến vùng chậu gọi là dây tận.

Tại vị trí tận cùng của tủy sống (chóp tủy), có nhiều rễ thần kinh đi ra, được gọi là các rễ thần kinh chùm đuôi ngựa. Tên gọi rễ thần kinh chùm đuôi ngựa được dịch từ tiếng latin “horse’s tail” (Các nhà giải phẫu đầu tiên đã nhận thấy rằng các rễ thần kinh này nhìn giống đuôi con ngựa).

Dịch não tủy (DNT) bao quanh tủy sống. Dịch não tủy được chứa trong ba lớp màng bảo vệ được gọi là màng não (màng cứng, màng nhện và màng nuôi).

Tủy sống chạy dọc theo bên trong cột sống. Cột sống gồm 33 xương khác nhau được gọi là xương đốt sống. Có năm đốt sống dính vào nhau tạo thành xương cùng (một phần của khung chậu) và bốn đốt sống nhỏ cuối cùng dính vào nhau tạo thành xương cụt (xương đuôi).

Cột sống cổ (từ C1 đến C7, định vị tại vùng cổ)

Cột sống ngực (từ T1 đến T12, định vị tại vùng lưng cao hoặc ngực và liên kết với xương lồng ngực)

Cột sống thắt lưng (từ L1 đến L5, định vị tại vùng lưng thấp hay thắt lưng)

Cột sống cùng (từ S1 đến S5, định vị tại vùng chậu).

Giữa các thân đốt sống (ngoại trừ giữa đốt sống cổ C1 và C2) có các đĩa đệm. Đây là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống. Đĩa đệm có hình bầu dục, với lớp vỏ ngoài (vòng xơ) dai, chắc bao quanh chất mềm được gọi là nhân đệm. Các đĩa đệm thực hiện chức năng hấp thu, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống. Các dây chằng liên lết các đốt sống cũng là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống.

Hệ thần kinh ngoại biên

Có 31 đôi dây (rễ) thần kinh tủy sống. Tám đôi dây thần kinh tủy cổ (được gọi từ rễ C1 đến C8), xuất phát từ tủy cổ ngang mức mỗi đốt sống cổ. Một nữa xuất phát từ bên phải tủy cổ và nữa còn lại xuất phát từ bên trái. Rễ thần kinh cổ đầu tiền (rễ C1) xuất phát từ tủy cổ và đi ra phía trên đốt sống cổ C1. Rễ thần kinh cổ thứ hai (rễ C2) xuất phát từ tủy cổ và đi ra giữa đốt sống cổ C1 và C2, và các rễ thần kinh cổ còn lại đi ra ngay trên đốt sống cổ tương ứng. Rễ thần kinh cổ C8 đi ra giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống ngực T1.

Có 12 đôi dây (rễ) thần kinh ngực (T1-T12). Rễ thần kinh T1 xuất phát từ tủy ngực và đi ra giữa đốt sống ngực T1 và T2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh thắt lưng (L1-L5). Rễ thần kinh L1 xuất phát từ tủy thắt lưng và đi ra giữa đốt sống thắt lưng L1 và L2. Có năm đôi dây (rễ) thần kinh cùng (S1-S5). Rễ thần kinh S1 đi ra giữa đốt sống cùng S1 và S2. Có một đôi dây thần kinh cụt (Co1) ở vị trí xương cụt.

Bất cứ bệnh lý hoặc tổn thương nào tác động chức năng của tủy sống ở một vị trí nào đó của tủy thì có thể dẫn đến hậu quả mất chức năng cảm giác và chức năng vận động của tủy sống ở phía dưới chỗ bị tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh lý hoặc tổn thương, sự mất chức năng này có thể vĩnh viễn.

Phía trước – Định vị ở phía trước cơ thể.

Phía trước ngoài – Định vị ở phía trước và phía bên cơ thể.

Phía sau – Định vị ở phía sau cơ thể.

Phía trên – Định vị ở phía trên hoặc đầu trên của một người.

Đầu gần – Định vị ở vị trí gần cơ thể.

Đầu xa – Định vị ở vị trí xa cơ thể.

Phía bên – Định vị ở hai bên hoặc xa đường giữa của cơ thể.

Xoay – Chuyển động xoay của đốt sống này trên đốt sống khác khi bệnh bệnh quay người từ bên này qua bên kia.

Đốt sống – 33 đốt sống tạo nên cột sống, mỗi đốt có tên gọi là đốt sống. Các đốt sống được chia thành đốt sống cổ (cổ), đốt sống ngực (lưng cao), đốt sống thắt lưng (lưng thấp) và đốt sống cùng (khung chậu hoặc nền của cột sống).

Thân đốt sống – Phần thân của đốt sống.

Cung sống (bản sống) – Một cấu trúc cong và dẹt của thành phần sau của đốt sống, cấu trúc này tạo nên mái hoặc phần sau của ống sống.

Cuống sống – Phần xương mỗi bên của thành phần sau của đốt sống, kết nốt cung sống với thân đốt sống.

Mặt khớp khớp liên mấu – Một khớp được cấu tạo bởi thành phần sau của một đốt sống nối với mặt khớp của một đốt sống kế cận; khớp liên mấu cho phép cột sống di động được. Mỗi một đốt sống có mặt khớp liên mấu trên bên phải và trên bên trái và mặt khớp liên mấu dưới bên phải và dưới bên trái.

Đĩa đệm (khoảng liên đốt sống) – Cấu tạo như cái túi chắc dai và đàn hồi, nằm giữa các đốt sống ở cột sống, thực hiện chức năng hấp thu, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống.

Vòng xơ – Là vòng ngoài cùng của đĩa đệm bao quanh nhân đệm, được cấu tạo bởi các sợi xơ.

Lỗi liên hợp – Là khoảng mở giữa các đốt sống, qua đó các rễ thần kinh đi ra ngoài.

Ống sống – Là cấu trúc ống được bao quanh xương cột sống, để bảo vệ tủy sống và rễ thần kinh.

Dây chằng – Mô liên kết xơ, liên kết hai xương lại với nhau tại các khớp hoặc liên kết các đốt sống của cột sống.

Tủy sống – Là phần đứng dọc của mô thần kinh, được bao phủ xung quanh bởi ống sống. Tủy sống không những thực hiện chức năng dẫn truyền thần kinh đến và đi từ não mà còn là trung tâm hoạt động phản xạ độc lập của não bộ.

Chóp tủy – Phần cuối cùng của tủy và có hình chóp nón.

Dây thần kinh – Mô thần kinh, dẫn truyền các xung động điện (tín hiệu thần kinh) từ não và tủy sống đến tất các các phần của cơ thể cũng như dẫn truyền các tín hiệu/thông tin cảm giác từ cơ thể đến hệ thần kinh trung ương.

Rễ thần kinh – Phần đầu tiên của dây thần kinh tủy sống, bắt nguồn từ tủy sống.

Chùm đuôi ngựa – Tập hợp các dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy và nhìn giống đuôi con ngựa.

Cột sống – Là cột gồm các xương đốt sống, kéo dài từ nền sọ đến xương đuôi. Nó bao gồm 33 xương, được gọi là xương đốt sống, cũng như là xương cột sống.

Cột sống cổ – Phần cột sống nằm ở vùng cổ, bao gồm bảy đốt sống đầu tiên.

Cột sống ngực – Phần cột sống gắn với lồng ngực, nằm giữa vùng cổ và thắt lưng, bao gồm 12 đốt sống.

Cột sống thắt lưng – Phần thấp của lưng hay thắt lưng, bao gồm năm đốt sống, nằm giữa khung xương sườn và khung chậu.

Xương cùng – Một phần của khung chậu, ngay phía trên xương cụt (xương đuôi) và phía dưới cột sống thắt lưng (phần lưng thấp).

Xương cụt – Còn được biết đến với tên gọi xương đuôi, đây là một cấu trúc xương của xương cột sống phía dưới xương cùng. Gai xương – Sự phát triển quá mức của xương, hay gặp ở các đầu xương.

Thoái hóa đốt sống – Thoái hóa xương đốt sống của cột sống, thường gặp nhất ở mặt khớp của đốt sống.

Thoái hóa đĩa đệm – Tổn thương của đĩa đệm. Đĩa đệm ở cột sống có thể phải chịu tải nhiều trong một thời gian dài. Thoái hóa đĩa đệm có thể hoặc không là nguyên nhân của đau.

Thoát vị đĩa đệm – Là tình trạng bệnh lý mà ở đó nhân đệm lồi ra ngoài hoặc vỡ ra ngoài, đi ra khỏi vị trí bình thường của nó, mảnh thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép vào rễ thần kinh cạnh nó và/hoặc chèn ép vào tủy sống.

Hẹp ống sống – Hẹp bất thường cấu trúc ống được tạo bởi các đốt sống, dẫn đến hậu quả là chèn ép tủy sống, chèn ép bao màng cứng, hoặc chèn ép các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống.

Trượt đốt sống – Sự di chuyển ra trước hoặc trượt của đốt sống này trên đốt sống khác.

Vẹo cột sống – Đường cong cột sống di lệch bất thường sang bên.

Viêm đốt sống – Phản ứng viêm xảy ra tại đốt sống.

Viêm khớp – Phản ứng viêm xảy ra ở khớp, thường kèm theo sưng, đau và hạn chế vận động.

Viêm màng nhện – Phản ứng viêm xảy ra ở màng nhện (lớp ở giữa trong ba lớp bảo vệ dịch não tủy, còn được gọi là màng não), hay gặp nhất ở tủy sống và chùm đuôi ngựa.

http://www.aans.org/en/Patient%20Information/Conditions%20and%20Treatments/Anatomy%20of%20the%20Spine%20and%20Peripheral%20Nervous%20System.aspx

Đặc Điểm, Cấu Trúc Và Chức Năng Của Mạng Lưới Nội Chất Trơn / Giải Phẫu Và Sinh Lý

các Mạng lưới nội chất trơn là một cơ quan tế bào màng có mặt trong các tế bào nhân chuẩn. Trong hầu hết các tế bào, nó được tìm thấy ở tỷ lệ nhỏ. Trong lịch sử, mạng lưới nội chất đã được chia thành mịn và thô. Sự phân loại này dựa trên sự hiện diện hay không của ribosome trong màng.

Sự trơn tru không có các cấu trúc này gắn liền với màng của nó và bao gồm một mạng lưới các ống dẫn và ống nối với nhau và phân bố khắp bên trong tế bào. Mạng này rộng và được coi là cơ quan tế bào lớn nhất

Organelle này chịu trách nhiệm cho quá trình sinh tổng hợp lipid, trái ngược với mạng lưới nội chất thô, có chức năng chính là tổng hợp và xử lý protein. Nó có thể được nhìn thấy trong tế bào như một mạng lưới hình ống được kết nối với nhau, với hình dạng không đều hơn so với mạng lưới nội chất thô.

Cấu trúc này lần đầu tiên được quan sát vào năm 1945 bởi các nhà nghiên cứu Keith Porter, Albert Claude và Ernest Fullam.

Chỉ số

1 Đặc điểm chung

2 cấu trúc

3 chức năng

3.1 Sinh tổng hợp lipid

3.2 Phospholipid

3,3 Cholesterol

3,4 Ceramides

3.5 Lipoprotein

3.6 Xuất khẩu lipit

3.7 Mạng lưới nội soi

3.8 Phản ứng giải độc

3.9 Kháng thuốc

3.10 Gluconeogenesis

4 Tài liệu tham khảo

Đặc điểm chung

Mạng lưới nội chất trơn là một loại mạng lưới có mạng lưới các ống bị rối loạn, thiếu các ribosome. Chức năng chính của nó là tổng hợp lipit cấu trúc màng trong các tế bào nhân chuẩn và hormone. Nó cũng tham gia vào phản ứng cân bằng nội môi canxi và giải độc tế bào.

Enzymatic, mạng lưới nội chất trơn là linh hoạt hơn so với thô, cho phép nó thực hiện nhiều chức năng hơn.

Không phải tất cả các tế bào đều có một mạng lưới nội chất mịn đồng nhất và đồng nhất. Trên thực tế, trong hầu hết các tế bào, các vùng này khá khan hiếm và sự khác biệt giữa mạng lưới trơn và lưới thô thực sự không rõ ràng lắm.

Tỷ lệ giữa mịn và thô phụ thuộc vào loại tế bào và chức năng. Trong một số trường hợp, cả hai loại mạng không chiếm các vùng riêng biệt về mặt vật lý, với các vùng nhỏ không có ribosome và các vỏ khác.

Địa điểm

Trong các tế bào nơi chuyển hóa lipid hoạt động, mạng lưới nội chất trơn rất phong phú.

Ví dụ là các tế bào của gan, vỏ thượng thận, tế bào thần kinh, tế bào cơ, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến bã nhờn. Các tế bào tham gia vào quá trình tổng hợp hormone có các khoang lớn của mạng lưới trơn, nơi các enzyme được tìm thấy để tổng hợp lipid nói trên.

Cấu trúc

Mạng lưới nội chất mịn và thô tạo thành một cấu trúc liên tục và là một ngăn duy nhất. Màng lưới được tích hợp với màng nhân.

Cấu trúc của mạng lưới khá phức tạp vì có một số miền trong một ống dẫn liên tục (không có ngăn), được ngăn cách bởi một màng duy nhất. Các khu vực sau đây có thể được phân biệt: vỏ hạt nhân, mạng ngoại vi và mạng hình ống liên kết với nhau.

Sự phân chia lịch sử của mặt kẻ ô bao gồm thô và mịn. Tuy nhiên, sự tách biệt này là vấn đề tranh luận gay gắt giữa các nhà khoa học. Các bể có ribosome trong cấu trúc của chúng và do đó mạng lưới được coi là thô. Ngược lại, các ống thiếu các bào quan này và vì lý do này mà võng mạc được gọi là mịn.

Mạng lưới nội chất trơn láng phức tạp hơn so với thô. Loại thứ hai có kết cấu dạng hạt hơn, nhờ sự hiện diện của ribosome.

Hình thức điển hình của mạng lưới nội chất trơn là một mạng lưới đa giác ở dạng ống. Những cấu trúc này rất phức tạp và có số lượng cành cây cao, tạo vẻ ngoài tương tự như miếng bọt biển.

Trong một số mô được nuôi trong phòng thí nghiệm, mạng lưới nội chất trơn được nhóm lại thành các bộ bể chứa xếp chồng lên nhau. Chúng có thể lan dọc theo tế bào chất hoặc xếp hàng với lớp vỏ hạt nhân.

Chức năng

Sinh tổng hợp lipid

Mạng lưới nội chất trơn là khoang chính trong đó lipid được tổng hợp. Do bản chất lipid của chúng, các hợp chất này không thể được tổng hợp trong môi trường nước, chẳng hạn như cytosol của tế bào. Tổng hợp của nó phải được thực hiện liên kết với các màng hiện có.

Các phân tử sinh học này là cơ sở của tất cả các màng sinh học, bao gồm ba loại lipit cơ bản: phospholipids, glycolipids và cholesterol. Thành phần cấu trúc chính của màng là phospholipids.

Phospholipids

Đây là những phân tử lưỡng tính; Chúng có đầu cực (ưa nước) và chuỗi carbon không phân cực (hydrobica). Nó là một phân tử glycerol liên kết với axit béo và nhóm phốt phát.

Quá trình tổng hợp xảy ra ở phía cytosol của màng lưới nội chất. Coenzyme A tham gia vào việc chuyển axit béo thành glycerol 3 phosphate. Nhờ một enzyme neo trong màng, phospholipids có thể được đưa vào.

Các enzyme có mặt ở tế bào tế bào của màng lưới có thể xúc tác sự liên kết của các nhóm hóa học khác nhau với phần ưa nước của lipid, tạo ra các hợp chất khác nhau như phosphatidylcholine, phosphatidylserine, phosphatidyletanolamine hoặc phosphatidletin.

Khi lipid được tổng hợp, chúng chỉ được thêm vào một bên của màng (nhớ rằng màng sinh học được sắp xếp như một lớp lipid kép). Để tránh sự tăng trưởng không đối xứng của cả hai bên, một số phospholipid phải di chuyển đến nửa kia của màng.

Tuy nhiên, quá trình này không thể xảy ra một cách tự nhiên, vì nó đòi hỏi sự đi qua của vùng cực của lipid bên trong màng. Flipase là các enzyme chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng giữa các lipid của hai lớp.

Cholesterol

Các phân tử cholesterol cũng được tổng hợp. Về mặt cấu trúc, lipid này bao gồm bốn vòng. Nó là một thành phần quan trọng trong màng huyết tương động vật và cũng cần thiết cho sự tổng hợp hormone.

Cholesterol điều chỉnh tính lưu động của màng và đó là lý do tại sao nó rất quan trọng trong các tế bào động vật.

Ảnh hưởng cuối cùng đến tính lưu động phụ thuộc vào nồng độ cholesterol. Ở mức bình thường của cholesterol trong màng và khi đuôi của lipit tạo ra nó dài, cholesterol hoạt động bất động chúng, làm giảm tính lưu động của màng.

Hiệu quả là ngược lại khi mức cholesterol giảm. Khi tương tác với đuôi của lipit, tác động gây ra là sự phân tách của chúng, do đó làm giảm tính lưu động.

Ceramides

Sự tổng hợp của ceramide xảy ra trong mạng lưới nội chất. Ceramide là tiền chất lipid quan trọng (không phải là dẫn xuất glycerol) cho màng sinh chất, chẳng hạn như glycolipids hoặc sprialomyelin. Sự chuyển đổi ceramide này xảy ra trong bộ máy Golgi.

Lipoprotein

Mạng lưới nội chất trơn có nhiều trong tế bào gan (tế bào gan). Trong ngăn này xảy ra sự tổng hợp lipoprotein. Những hạt này chịu trách nhiệm vận chuyển lipid đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Xuất khẩu lipid

Các lipid được xuất khẩu thông qua các túi tiết. Khi các sinh khối được cấu thành bởi lipit, màng của các túi có thể hợp nhất với chúng và giải phóng nội dung cho một cơ quan khác.

Mạng lưới nội soi

Trong các tế bào cơ vân có một loại lưới nội chất trơn đặc biệt cao được hình thành bởi các ống gọi là lưới nội soi sarcoplasmic. Khoang này bao quanh mỗi myofibril. Nó được đặc trưng bởi có máy bơm canxi và điều chỉnh sự hấp thu và phát hành của chúng. Vai trò của nó là trung gian co bóp và thư giãn cơ bắp.

Khi có nhiều ion canxi trong mạng lưới sarcoplasmic so với sarcoplasm, tế bào ở trạng thái nghỉ.

Phản ứng giải độc

Mạng lưới nội chất trơn của tế bào gan tham gia vào các phản ứng giải độc để loại bỏ các hợp chất hoặc thuốc độc hại ra khỏi cơ thể.

Một số họ enzyme, như cytochrom P450, xúc tác các phản ứng khác nhau ngăn chặn sự tích tụ các chất chuyển hóa có khả năng gây độc. Những enzyme này thêm các nhóm hydroxyl vào các phân tử “có hại” kỵ nước và được tìm thấy trong màng.

Sau đó, một loại enzyme khác gọi là UDP glucuronyl transferase, bổ sung các phân tử có điện tích âm, ra đời. Đây là cách các hợp chất rời khỏi tế bào, đến máu và được loại bỏ bởi nước tiểu. Một số loại thuốc được tổng hợp trong mạng lưới là barbiturat và cả rượu.

Kháng thuốc

Khi nồng độ chất chuyển hóa độc hại cao lưu thông, các enzyme tham gia vào các phản ứng giải độc này được kích hoạt, làm tăng nồng độ của chúng. Tương tự như vậy, trong những điều kiện này, mạng lưới nội chất trơn sẽ tăng diện tích bề mặt của nó lên đến hai lần chỉ trong vài ngày.

Đó là lý do tại sao tỷ lệ kháng với một số loại thuốc được tăng lên và để đạt được hiệu quả cần phải sử dụng liều cao hơn. Phản ứng kháng thuốc này không hoàn toàn cụ thể và có thể dẫn đến kháng một số loại thuốc cùng một lúc. Nói cách khác, việc lạm dụng một loại thuốc nào đó có thể dẫn đến sự kém hiệu quả của một loại thuốc khác.

Gluconeogenesis

Gluconeogenesis là một con đường trao đổi chất trong đó sự hình thành glucose từ các phân tử khác với carbohydrate xảy ra.

Trong mạng lưới nội chất trơn là enzyme glucose 6 phosphatase, chịu trách nhiệm xúc tác cho sự chuyển glucose 6 phosphate thành glucose.

Tham khảo

Borgese, N., Francolini, M., & Snapp, E. (2006). Kiến trúc lưới nội chất: cấu trúc trong thông lượng. Ý kiến ​​hiện tại về sinh học tế bào, 18(4), 358-364.

Campbell, N. A. (2001). Sinh học: Khái niệm và mối quan hệ. Giáo dục Pearson.

Tiếng Anh, A. R., & Voeltz, G. K. (2013). Cấu trúc lưới nội chất và liên kết với các bào quan khác. Quan điểm của cảng xuân lạnh trong sinh học, 5(4), a013227.

Eynard, A.R., Valentich, M.A., & Rovasio, R.A. (2008). Mô học và phôi học của con người: cơ sở tế bào và phân tử. Ed. Panamericana Y tế.

Voeltz, G. K., Rolls, M.M., & Rapoport, T. A. (2002). Cấu trúc tổ chức của mạng lưới nội chất. Báo cáo EMBO, 3(10), 944-950.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Giải Phẫu Sinh Lý Cột Sống Cổ trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!