Bạn đang xem bài viết Công Dụng Tuyệt Vời Của Khoai Môn Ít Người Để Ý Tới được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các nội dung chính trong bài viết
Thành phần dinh dưỡng có trong khoai mônTheo nutrition-and-you, trong 100g khoai môn cung cấp 112 kcal, 1,5 gam protein, 4,1 gam chất xơ, Folates 5,5%, Niacin (B3) 4%, thiamin (B1) 8%, Riboflavin (B2) 2%, vitamin A 2,5%, vitamin C 7%, vitamin E 20%, vitamin K 1%, vitamin B6 23%, Kali 12,5%, canxi 4%, sắt 7%, magie 8%, đồng 19%, kẽm 2% … và nhiều chất khác như Carotene-ß, mangan, Cryptoxanthin-ß, selen, muối. Trong đó chỉ số % biểu thị lượng cần thiết cho một ngày. Ví dụ: vitamin E 20% tức là trong 100g khoai môn cung cấp 20% lượng vitamin E cần cho cơ thể trong 1 ngày.
Công dụng tuyệt vời của khoai môn tốt cho sức khỏe 2. Cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóaNếu bạn nghĩ súp lơ xanh hay quả xoài cung cấp nhiều chất xơ nhất trong số những loại tthực phẩm thông dụng thì có lẽ các bạn đã nhầm rồi đấy. Cùng trong 100g, súp lơ xanh cung cấp 2,6 gam chất xơ, quả xoài cung cấp 2 gam chất xơ thì khoai môn cung cấp 4,1 gam chất xơ. Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol trong cơ thể và có nhiều lợi ích khác rất tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ trong thai kỳ thường cần bổ sung nhiều canxi, sắt và nhiều khoáng chất khác giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài bổ sung bằng vitamin tổng hợp hay các loại viên uống canxi nano, sắt … bà bầu còn có thể cung cấp các khoáng chất này thông qua khoai môn. Đối với người bình thường, 100g khoai môn cung cấp 4% canxi, 7% sắt, 8% magie, 20% vitamin E. Khoai môn sẽ là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho bà bầu. Ngoài ra, lượng Magie dồi dào có trong khoai môn còn giúp bà bầu giảm triệu chứng bị chuột rút. Theo lời khuyên của bác sĩ, bà bầu nên ăn 200g – 300g khoai môn mỗi ngày và không nên ăn quá nhiều.
Khoai môn có chứa hàm lượng đồng, magie, sắt, Kali, vitamin B6 cực kỳ dồi dào. Các chất này không chỉ giúp điều hòa huyết áp, bổ máu, tăng cường lưu thông máu, gia cố thành mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và đau tim. Vậy nên thường xuyên ăn khoai môn là một cách để giúp cải thiện hệ tim mạch của các bạn.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh thận, nếu ăn các loại thức ăn nhiều đạm và chất béo sẽ khiến thận đau nhức do quá tải không thể đáp ứng được quá trình bài tiết. Để giảm tải hoạt động cho thận, các bệnh nhân bị thận thường phải ăn các loại thực phẩm ít đường, ít đạm và ít béo và khoai môn hoàn toàn đáp ứng tốt 3 tiêu chí này. Ngoài ra, khoai môn còn cung cấp một lượng calo lớn giúp cơ thể ăn ít hơn nhưng lại bổ sung được năng lượng cần thiết tốt cho hoạt động của thận.
Khoai môn là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, khoai môn có chứa cryptoxanthin giúp ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi rất hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có trong khoai môn cũng giúp cơ thể ngăn ngừa và loại bỏ sự hình thành và phát triển của các gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư.
Với những công dụng tuyệt vời của khoai môn vừa kể trên, bạn thấy ăn khoai môn có rất nhiều lợi ích phải không nào. Không chỉ vậy, khoai môn được trồng nhiều ở nước ta và có giá thành cũng khá rẻ nên đây chắc chắn sẽ là một trong những loại thực phẩm trong danh sách ngon – bổ – rẻ mà bạn nên thêm vào. Nếu bạn không thích ăn các món ăn được nấu từ khoai môn, bạn có thể sắm một chiếc máy sấy hoa quả và tự làm khoai môn sấy, đây sẽ là món ăn thay thế rất ngon và bổ dưỡng đang được nhiều bạn trẻ rất yêu thích đấy.
10 Tác Dụng Tuyệt Vời Nhưng Ít Người Biết Của Khoai Tây
Bạn khó chịu về những vết gỉ trên đồ kim loại, đặc biệt là những cặn bám trên chảo rán. Thật tuyệt vời khi khoai tây có thể xử lý vấn đề này. Toàn bộ những gì bạn cần làm là cắt củ khoai ra làm đôi; trộn bột baking soda với muối ăn hoặc nước rửa bát. Sau đó bạn nhúng miếng khoai vào hỗn hợp trên và chà xát trên phần gỉ. Bạn có thể thường xuyên cắt phần vừa chà xát để có bề mặt miếng khoai mới và lại lặp lại động tác trên cho đến khi sạch rỉ sét.
2. Xử lý về cháy nắng
Công thức này áp dụng hiệu quả với các vết cháy nắng, và chỉ với một chút thay đổi nhỏ bạn có thể dùng nó để chữa những vết bỏng nhẹ.
Bạn lấy 2 củ khoai tây, rửa sạch và thái lát mỏng hoặc nghiền để lấy dung dịch đặc, rồi đặt miếng khoai (hoặc hỗn hợp nghiền) lên bề mặt da bị cháy nắng khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó rửa sạch tay với nước mát. Bạn có thể dùng gạc để cố định miếng khoai trên vùng da của mình.
Với các vết bỏng nước sôi, hoặc tương tự, bạn không nên dùng khoai tây thái lát vì nó có thể làm xước vùng da. Hãy xay nhuyễn khoai và dùng hỗn hợp này chườm lên vùng da bị bỏng cho đến khi cảm giác đau rát biến mất. Có thể mất đến 15 phút hoặc cả tiếng, vì vậy bạn cần kiên nhẫn và thay hỗn hợp khoai tây khi nó chuyển sang màu nâu. Bạn càng xử lý nhanh ngay sau khi bị bỏng thì kết quả càng khả quan hơn.
3. Làm sạch vết bẩn
Không chỉ có tác dụng tẩy gỉ sét, khoai tây còn được biết đến như một chất tẩy rửa cho vết bẩn trên vải.
Để làm điều này, bạn cần mài vài củ khoai tây vào một cái bát rồi đổ vào nửa lít nước. Sau đó vắt bỏ phần bã, cho thêm vào chút nước nữa rồi để thêm 10 đến 15 phút. Sau đó dùng một miếng giẻ nhúng vào hỗn hợp nước khoai tây, chà lên vết bẩn và giặt lại bằng nước sạch.
4. Giữ giày da sạch và sáng bóng
Một đôi giày da đẹp cũng rất dễ bị dây bẩn và mờ đi sau thời gian sử dụng. Bạn có thể áp dụng cách này để giúp đôi giày được sáng bóng hơn.
– Cắt củ khoai tây ra làm đôi
– Chà xát lên toàn bộ bề mặt giày
– Để yên trong 5 phút. Lúc này trông giày của bạn có vẻ mờ đi nhưng đừng lo lắng.
– Làm sạch giày bằng một miếng giẻ mềm và khô cho đến khi nó trở nên sáng bóng.
5. “Cứu” các đồ bằng bạc
Đồ bằng bạc rất dễ bị đen và tối đi. Nếu muốn chúng sáng như mới bạn hãy luộc vài củ khoai với nước. Khi khoai chín, bạn có thể ăn chúng vì chúng ta chỉ cần đến nước luộc mà thôi.
Cho các đồ bạc vào nước luộc khoai và ngâm trong 1 giờ. Sau đó lấy ra, dùng một bàn chải mềm chà xung quanh để làm sạch rồi rửa lại bằng nước, lau khô với giấy ăn trước khi cất đi.
6. Làm sáng vùng da dưới cánh tay
Mùa hè là mùa của áo hai dây và áo trần vai. Vì vậy, đây là lúc thích hợp để bắt đầu tìm kiếm giải pháp làm sáng vùng da dưới cánh tay của bạn. Hãy sử dụng các miếng khoai tươi thái lát xoa vào vùng da trong vòng 3 phút. Để như vậy trong 30 phút rồi mới rửa sạch lại với nước mát và lau khô bằng khăn. Bạn có thể dùng khoai tây tươi nghiền xoa lên vùng da này và để trong 10 phút trước khi rửa.
Cả hai cách này đều thực hiện 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 4 tuần để có kết quả rõ rệt.
7. Xua tan cơn đau đầu
Khoai tây hoàn toàn có thể sử dụng như một liệu pháp thay thế cho các viên thuốc đau đầu. Bạn thái một củ khoai sống thành nhiều lát rồi đặt lên trán và hai bên thái dương. Sử dụng miếng gạc để cố định các miếng khoai. Bây giờ bạn chỉ cần nằm thư giãn và chờ đợi cơn đau biến mất.
8. Tăng cường sức khỏe với nước ép khoai tây
Nước ép khoai tây có rất nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả canxi, phốt pho và vitamin C. Do đó, nó rất tốt cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe của con người.
Các nhà khoa học của đại học Manchester, Anh đã tìm ra rằng, nước ép khoai tây chứa các chất chữa loét dạ dày và ợ hơi, đồng thời nó cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn ở dạ dày sinh sôi. Nước ép khoai tây cũng làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, và giảm cân.
Cách làm nước ép khoai tây rất đơn giản như sau:
– Rửa sạch và gọt vỏ một củ khoai tây sống
– Cắt thành miếng và cho vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi nó trở thành một hỗn hợp sệt, lỏng.
– Lọc hỗn hợp này để lấy nước uống
Bạn có thể cho thêm một số nước ép hoặc rau xanh khác để có vị ngon hơn.
– Loại bỏ quầng thâm dưới mắt: Lấy 2 lát khoai tây và đặt chúng lên mắt trong 10 đến 15 phút. Sau đó rửa mặt bằng nước lạnh.
– Loại bỏ mụn trứng cá: Chà một miếng khoai tây sống lên vùng mụn và để qua đêm. Rửa mặt như bình thường vào buổi sáng. Bạn cần kiên nhẫn lặp lại mỗi ngày để có kết quả như ý.
– Chiến đấu với những đốm đen: Bóc vỏ và xay nhuyễn một củ khoai tây tươi. Đắp lên mặt và massage nhẹ nhàng. Để 5 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước mát.
– Dưỡng ẩm cho làn da và chống lại nếp nhăn: Mài một củ khoai tây, cho vào hỗn hợp đó một thìa mật ong và hai thìa dầu ô liu. Thoa hỗn hợp lên da mặt, để trong 10 phút và sau đó rửa lại bằng nước mát.
– Điều trị da nhờn: Mài một củ khoai tây tươi rồi nhỏ vào đó một ít nước hoa hồng và một thìa nhỏ nước cốt chanh. Sử dụng hỗn hợp này làm mặt nạ bôi lên mặt, và để trong 15 – 20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước sạch và vỗ nhẹ mặt để massage.
10. Làm sạch cửa kính
Rất đơn giản, bạn chỉ cần chà nửa củ khoai tây lên khắp cửa kính và lau bằng một miếng giẻ mềm cho đến khi chúng sáng lên.
Thảo Nguyên
Theo Brightside
Giảm Cân Bằng Khoai Môn Có Hiệu Quả Không? Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Khoai Môn
Giảm cân bằng khoai môn có hiệu quả không? Ăn khoai môn không những giúp giảm cân hiệu quả mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời hơn thế. Ăn khoai môn có tác dụng giảm cân không?
Muốn biết giảm cân bằng khoai môn có hiệu quả không thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về nguồn gốc và thành phần dưỡng chát có trong loại củ này. Khoai môn tên khoa học là Arbi, là 1 loại củ được tìm thấy chủ yếu ở bán đảo Malay và Ấn Độ. Ngày nay khoai môn bắt đầu được nhân giống và trồng ở nhiều nước Đông Nam Á như: Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam và trở thành 1 loại cây trồng nhiệt đới có thể trồng ở mọi nơi.
Khoai môn là một thực phẩm quen thuộc với nhiều người, nhất là các chị em nội trợ thường sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy khoai môn bao nhiêu calo bạn có biết không?
Theo 1 nghiên cứu khoa học thì 100g khoai môn chứa 109 calo năng lượng trong đó bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: chất xơ, nước, protein, tinh bột, các loại vitamin A, B1, B2, C và đặc biệt chứa rất ít chất béo chỉ khoảng 0,2g chất béo / 100g khoai môn.
Khi ăn khoai môn sẽ có tác dụng tăng cường quá trình kích thích hệ tiêu hóa hoạt độn trơn chu hơn, đốt cháy và chuyển hóa chất béo nhanh hơn, giảm cân hiệu quả hơn. Bên cạnh đó bổ sung khoai môn còn là cách để tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Có rất nhiều cách ăn khoai môn giảm béo song cách giảm cân bằng khoai môn đơn giản nhất đó chính là ăn khoai môn luộc. Để giảm cân bằng khoai môn luộc hiệu quả, các bạn có thể ăn 1 củ khoai môn thay cho bữa ăn hoặc tối. Hoặc bạn cũng có thể bô sung 1 – 2 miếng khoai môn luộc vào bữa phụ lúc 10h sáng hoặc 4h chiều để ngăn chặn những cơn đói, xóa tan cảm giác thèm ăn hiệu quả.
Bên cạnh cách giảm cân với khoai môn luộc, các bạn cũng có thể giảm cân bằng khoai môn bằng việc ăn món canh khoai môn hầm xương hoặc ăn canh khoai môn nấu thịt viên để giảm cân. Song với 2 món này thì bạn không nên ăn quá nhiều nếu không sẽ có nguy cơ phải đối mặt với vấn đề tăng cân.
Ăn khoai môn không chỉ có tác dụng giảm cân mà nó còn mang lại nhiều lợi ích hơn thế. Một số tác dụng của khoai môn có thể kể đến như:
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Trong khoai môn có chứa hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Nó sẽ giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi dễ dàng, giảm áp lực lên thành ruột, chống táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn chu thuận lợi hơn.
Giúp cân bằng lượng đường trong máu hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
Không phải ngẫu nhiên mà những người mắc bệnh tiều đường, mỡ máu lại được khuyến khích sử dụng khoai lang, khoai môn để giảm cân. Khoai môn có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu bởi khi ăn khoai môn sẽ làm giảm và kiểm soát lipid và triglyceride, từ đó giúp giảm cân và duy trì BMI.
Khi lượng đường trong máu được kiểm soát, ổn định, lưu lượng máu được lưu thông ổn định sẽ giúp trái tim hoạt động ổn định hơn, ngăn chặn nguy cơ co thắt dẫn đến xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ.
Trong khoai môn có chứa hợp chất polyphenol phức tạp cùng chất chống oxy hóa có tác dụng ngặn chặn các tế bào gốc tự do và ngăn ngừa các tế bào ung thư hiệu quả. Quercetin là polyphenol được tìm thấy trong rễ khoai môn được hoạt động như 1 “chất hóa học” có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư như ung thư vú ở nữ giới và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Khoai môn ngoài giảm cân, đẹp da, chống táo bón thì nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh, ho, cúm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhờ các loại vitamin.
Trong khoai môn không chỉ có vitamin A, C mà còn có cả vitamin E và chất chống oxy hóa. Những thành phần này có tác dụng tuyêt vời trong việc thúc đẩy sức khỏe làn da bởi cả vitamin và chất chống oxy hóa đều được ví như thần dược trong việc ngăn chặn nguy cơ lão hóa cải thiện là da hư tổn giúp xóa mờ các nếp nhăn trên da và cải thiện tình trạng viêm da.
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Dâu Tằm Ít Người Biết
Dâu tằm trái nhỏ, khi chín có màu đen tím đậm, vị hơi chua và ngọt. Đây là món đồ ăn, thức uống được nhiều người ưa thích bởi hương vị cùng với các lợi ích tuyệt vời.
Những lợi ích của dâu tằmTrong dâu tằm có chứa các vitamin A, E, B, C, chất xơ, các khoáng chất như sắt, canxi, folate, thiamin, niacin,… Những thành phần này đều cần thiết cho cơ thể và hoạt động sống của tế bào.
Theo Đông Y, dâu tằm có thể làm được nhiều bài thuốc khác nhau để chữa bệnh mất ngủ, ho, tốt cho xưng khớp, chống lão hóa hiệu quả.
Dâu tằm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp (Ảnh: Internet)Dâu tằm hỗ trợ tiêu hóa tốt
Với thành phần chất xơ và vitamin C, dâu tằm hỗ trợ tăng cường trao đổi chất và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Không chỉ vậy, ăn dâu tằm còn giúp giảm nguy cơ bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
Chống oxy hóa
Sự tồn tại của vitamin C trong dâu tằm là một dạng chất chống oxy hóa tư nhiên mạnh mẽ. Nó giúp chống lại các tổn hại có thể gây ra đối với các tế bào, duy trì liên kết, giảm sự xuất hiện nếp nhăn, lão hóa hiệu quả. Nhờ vậy mà khi ăn dâu tằm lâu dài sẽ giúp bạn lưu giữ tuổi thanh xuân lâu dài hơn.
Kiểm soát lượng đường huyết
Chất flavonoid trong dâu tằm giúp điểu chỉnh và cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Đặc biệt nó rất hữu ích đối với bệnh nhân tiểu đường.
Dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng
Các dưỡng chất trong dâu tằm như đã nói trên giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nó giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt thông thường như cảm lạnh, ho, cúm,… Đồng thời, dâu tằm còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày, viêm gan hiệu quả.
Không dừng lại ở các lợi ích như chăm sóc sức khỏe, nếu biết cách sử dụng hợp lý, loại trái cây này còn giúp nuôi dưỡng làn da đẹp mịn màng, sáng hồng và cả duy trì vóc dáng chuẩn đẹp.
Sử dụng dâu tằm như thế nào là đúng? Bổ sung dâu tằm vào chế độ ăn uống đều đặn tốt cho cơ thể (Ảnh: Internet)Dâu tằm có thể dùng ăn trực tiếp hay ép lấy nước uống hoặc xay sinh tố đều được. Mỗi tuần chỉ nên dùng dâu tằm 1-2 lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Ngoài cách chế biến dâu tằm tươi, bạn còn có thể làm siro, mứt dâu tằm hay dâu tằm nâm rượu để tạo hương vị thơm ngon, lạ miệng hơn.
Với rượu dâu tằm bạn hãy chắt lấy nước và uống đều đặn để bảo vệ sức khỏe. Còn với các sản phẩm khác thì dùng để ăn tráng miệng như bình thường.
Đối với các trường hợp muốn giảm cân, bạn cần dùng dâu tằm trước mỗi bữa để giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng dâu tằmBạn nên chú ý đến chất lượng dâu tằm trước khi sử dụng, nên chọn dâu tằm chín thẫm, không bị giập nát.
Vì dâu tằm có tính hàn nên sẽ không tốt đối với những người có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, tiêu chảy hay viêm loét dạ dày.
13 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lá Lốt Mà Nhiều Người Không Để Ý
Từ xưa cây lá lốt phổ biến được sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn. Như món om, món chả, món canh, rang, chiên, xào,… Là loại cây rất được ưa thích, ở nông thôn hầu như gia đình nào cũng trồng trong vườn nhà.
Rất ít người biết rằng, bên cạnh việc được sử dụng làm thực phẩm. Lá lốt còn là cây thuốc có công dụng chữa nhiều thứ bệnh dân gian. Như đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đỉa, sưng đau đầu gối, mụn nhọt lâu ngày,… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu toàn bộ những vấn đề này.
Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae). Tên khoa học là Piper lolot chúng tôi Vừa là cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm. Sống dai ưa mọc ở nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Cây mọc bò có chiều cao từ 20 đến 40cm, cành thân có phủ ít lông và phổng lên tại các mấu.
Lá đơn nguyên hình tim, nhẵn, rộng, mép uốn lượn, mọc so le. Gân lá chằng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc. Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt. Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10 vào mua thu. Lá được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và lá đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong y học hiện đại, lá lốt có tác dụng rất tốt trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.
Trong đông y, lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng. Công dụng trừ lạnh (tán hàn), làm ấm bụng (ôn trung), giảm đau (chỉ thống). Đưa khí đi xuống (hạ khí), mũi chảy nước thối tanh kéo dài (tỵ uyên). Đau lưng đau chân (yêu cước thống), đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa,… Trong dân gian, người ta thường kết hợp lá lốt với một số vị thuốc khác như lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước,…
Ngâm chân tay hoặc sắc lây nước uống để chữa các chứng đau bụng do lạnh, đau vùng ngực và đau nhức xương khớp, đau đầu, mụn nhọt, đau răng, ra nhiều mồ hôi chân tay,… Có thể phơi, sấy khô hoặc dùng tươi, chỉ nên ăn từ 50 đến 100g cho mỗi người mỗi ngày. Thời gian gần đây, nhiều người còn kháo nhau rằng có thể điều trị bệnh gút (bệnh nhà giàu) nhờ ăn các món ăn chứa lá lốt.
1. Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Dùng 20g lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào 300ml nước đun đến khi còn 100ml. Uống khi còn ấm tốt nhất là trước mỗi bữa tối, liên tục trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
2. Trị đau nhức xương, khớp khi trời trở lạnh
Cho 15-30g lá lốt tươi (khô thì 5-10g) vào ấm sắc cùng 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát. Uống khi còn ấm sau bữa ăn tối và liên tục trong 10 ngày. Hoặc kết hợp với rễ các cây cỏ xước, bưởi bùng, vòi voi mỗi loại 30g, rửa sạch, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày và liên tục trong 7 ngày.
3. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
Hái 30g lá lốt tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống trong ngày. Dùng bã đun sôi 5 phút với 3 bát nước. Vắt để riêng bã sang bên, dùng nước đó rửa vào chỗ bị tổ đỉa, lấy bã đắp lên rồi băng lại. Làm liên tục 5 đến 7 ngày và 2 lần mỗi ngày.
4. Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở chân, tay
Dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 3 phút, thêm ít muối lúc sôi. Trước khi đi ngủ, dùng nước này ngâm rửa tay chân, lau khô. Làm liên tục 5-7 ngày.
Hoặc thái nhỏ 30g lá lốt sao vàng hạ thổ, đun sôi cùng 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày, liên tục trong 7 ngày rồi dừng 4 – 5 ngày lại tiếp tục uống đến khi triệu chứng này giảm hẳn.
5. Chữa đầu gối sưng đau
Lấy 20g lá lốt và 20g ngải cứu, rửa sạch, giã nát, trộn với giấm, rồi đem đun nón lên để chườm, đắp nơi đầu gối sưng đau, làm như vậy khoảng 10 ngày. Hoặc dùng lá lốt với 30g rễ tươi mỗi loại vòi voi, cỏ xước, bưởi bung, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml đến khi còn 1/3 chia ra uống 3 lần trong ngày, Liệu trình trong 7 ngày.
6. Trị mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng
Hái lá lốt, tía tô, thân cây chanh, lá chanh, lá ráy, mỗi vị 15g. Bỏ vỏ ngoài thân cây chanh, vỏ trong mang phơi khô, giã nhỏ, lấy phần bột mịn rắc vào vết thương. Những dược liệu còn lại rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên chỗ mụn nhọt và băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần, trong 3 ngày. Bạn có biết nấm linh chi cũng có tác dụng diệt khuẩn nhanh làm lành vết thương
7. Chữa phù thũng do suy thận
Lấy 20g lá lốt, rễ tầm gai, cà gai leo, lá đa lông, mã đề, rễ mỏ quạ mỗi thứ 10g. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml cho đến khi còn 150ml chia uống sau bữa ăn trong ngày, liên tục 3-5 ngày.
8. Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa và ra nhiều khí hư
Cho lá lốt 50g, nghệ 40g, 20g phèn chua vào nồi rồi đổ nước ngập 2 đốt ngón tay, đun lửa nhỏ 10 – 15 phút. Lấy 1 phần nước sắc pha ấm để rửa âm đạo. Phần còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo rất hiệu quả.
9. Chữa viêm tinh hoàn
Dùng 12g lá lốt, 12g bạch truật, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 10g trần bì, 21g sinh khương, 6g phòng sâm, 6g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 4g cam thảo (chích). Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày.
10. Giải cảm, chữa thương hàn
Hái khoảng 20 lá lốt già thái sợi, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương nhỏ, 1 tép tỏi, gừng thái mỏng 2g, 50g gạo vo sạch.
Cho vào 150ml nấu thành cháo, tắt bếp rồi cho vào 1 quả trứng gà khuấy đều để ăn. Sau khi ăn, lau sạch mồ hôi và tránh gió, bệnh sẽ khỏi.
12. Giải độc, rắn cắn, say nấm
Dùng 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng, 50g lá khếrửa sạch, giã nát, cho thêm ít nước vào rồi vắt lấy nước cốt, cho người bị rắn cắn uống, uống ngay trong lúc đang chờ đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế, bệnh viện.
13. Chữa viêm lợi, chắc răng
Hái một lượng lá lốt vừa đủ rửa sạch, sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hàng ngày.
Món cháo
30g cành nụ lá lốt khô, 30g hồ tiêu, 12g quế mang tán mịn mỗi lần dùng 9g bột. Nấu nước hành hành tươi, gạt bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Cho bột thuốc vào lúc cháo chín và ăn khi đói. Món cháo này giúp chữa đầy bụng khó tiêu, trị hàn thấp, hư hàn.
Món đầu chân dê hầm
4 cái chân dê, 1 cái đầu dê làm sạch nấu chín với nước. Cho vào 30g lát lốt, 30g gừng tươi, 50g hành trắng, 10g hạt tiêu, đậu xị lượng vừa đủ, gia vị và muối ăn. Để nhỏ lửa nấu chín nhừ, chia ra ăn nhiều lần trong ngày. Món này tốt cho cơ thể suy nhược, đau quặn bụng, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, chậm tiêu, kém ăn, bệnh mạn tính.
Sữa bò sắc lá lốt
200ml sữa bò, 30g lá lốt tươi thái nhỏ, cho vào nấu lên uống khi đói. Món ăn này tốt cho người trung tiện nhiều lần trong ngày hay bị đầy trướng bụng tăng sinh hơi.
Chả thịt
Khi làm chả rán, cho thêm ít lá lốt băm cùng thịt, dùng lá lốt cuốn ngoài thịt khi rán. Món ăn này rất thơm ngon và được nhiều người ưa thích.
Món om
Khi nấu om cá, thịt, chuối hay cà cho thêm lá lốt vào khiến món ăn thêm thơm đậm đà rất hấp dẫn.
Bên cạnh những món ăn trên, lá lốt còn để chế biến rất nhiều món ăn khác như ghẹ kho, gà cuộn, cà pháo xào, trứng rán, thịt viên chiên, thịt heo mọi xảo sả ớt, cá linh cuốn lá, gần bò, thịt bò xào, rạm rang, canh trai, thịt trâu xào, chứng vịt chiên, thịt heo rừng xào, thịt mọi nướng, chả ốc, cá gói lá chiên không dầu, canh mít non, mực hấp gừng lá, món canh thịt bò, nấm tràm xào, nem, chứng cá chiên, canh ốc nấu khế, cà tím xào, canh lòng me, ếch xào măng, ốc om chuối đậu,… và rất nhiều món khác nữa.
Hoa Hòe Và 7 Công Dụng Tuyệt Vời Ít Ai Ngờ Tới
Là một cây thuốc quý và được trồng rất phổ biến ở các vùng nước ta, cây hoa hòe có rất nhiều tác dụng như cầm máu, giảm mỡ máu, kháng viêm, chống loét, chống phóng xạ, chống co thắt,….
Cây hoa hòe là gì?Hoa hòe có vị đắng nhẹ, có mùi thơm đặc trưng. Thông thường, người ta thường dùng hoa hòe khi nụ hoa còn chưa nở để phơi hoặc sấy khô với mục đích làm thuốc để trị một số loại bệnh hoặc pha trà uống nhằm thanh nhiệt, giải độc ngày hè.
7 công dụng của cây hoa hòeTheo Đông y, hoa hòe có tính bình, vị đắng, quả có vị đắng tính hàn, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết, chảy máu cam…ngoài ra hoa hòe còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não. Đặc biệt, trong nụ hoa hòe có chứa thành phần rutin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa yếu, gầy gò suy nhược cơ thể do bệnh lao, sơ nhiễm.
Hoa hòe chữa bệnh trĩ Hoa hòe tốt cho tim mạchChất oxymatrine trong hoa hòe có thể bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể.
Hoa hòe giúp ngủ ngonTheo các chuyên gia nhận định, hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một cách để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng.
Hoa hòe giúp trị cao huyết ápHoạt chất rutin (hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) có trong hoa hòe là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một biện pháp giúp giảm huyết áp, phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.
Hoa hòe chữa các bệnh xuất huyếtBên cạnh tác dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp, hoạt chất rutin (chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe) còn có tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu.
Hoa hòe giúp trị viêm khớpNhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật như chuột và trên bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp với các liệu pháp khác cũng như chế độ luyện tập, dinh dưỡng.
Hoa hòe hỗ trợ giảm cânNgày nay, hoa hòe còn được coi là một phương pháp giảm cân an toàn được rất nhiều người áp dụng. Thói quen uống hoa hòe không những góp phần điều chỉnh trọng lượng cơ thể mà còn làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất, giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan.
Các bài thuốc từ hoa hòe
Chữa các loại xuất huyết như đi ngoài ra máu: Dùng hoa hòe đã sao qua (10 -15g) hoặc dùng quả hòe (8 -12g) sắc uống.
Chữa trị sưng đau: Kết hợp quả hòe và khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.
Chữa viêm loét: Hoa hòe, hoa kim ngân mỗi thứ 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi.
Chữa bệnh chảy máu mũi: Kết hợp hoa hòe và ô tặc cốt lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy 1 ít thổi vào lỗ mũi.
Chữa dong kinh, băng huyết, khí hư: Hoa hòe 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9 – 12g với rượu ấm.
Trị mất ngủ: Trộn hoa hòe chung với 40g hạt muỗng, tán bột và uống mỗi lần 5g, ngày 2 lần.
Chữa nôn ói ra máu: Dùng 12g hoa hòe kết hợp với 4g nhọ nồi, tán thuốc thành bột mịn và uống cùng nước sắc từ rễ tranh.
Điều trị cao huyết áp: Kết hợp hoa hòe đã sao vàng và hạt muỗng lượng bằng nhau, nghiền thành bột uống mỗi lần 5g, 2 – 3 lần/ngày.
Chữa huyết áp tăng, thần kinh suy nhược, khó ngủ: Dùng hòe hoa và hạt muồng lượng bằng nhau sao kỹ tán bột, mỗi lần uống 5g, 3 – 4 lần/ngày.
Chữa nhức đầu, chóng váng, tê nhẹ ở ngón tay: Kết hợp nụ hòe, hạt muồng và tâm sen lượng bằng nhau, đem cả 3 sao khô, tán thành bột, mỗi lần uống 5g, 2 – 4 lần/ngày.
Chữa sốt xuất huyết khi bệnh đã thuyên giảm: Kết hợp hoa hòe và hạt muồng sao vàng, tán bột uống mỗi ngày 10 – 20g.
Điều trị bệnh trĩ: Kết hợp quả hoa hòe và khổ sâm với số lượng như nhau, tán thuốc thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít bột trộn chung với nước và bôi ngoài hậu môn giúp giảm sưng đau trĩ.
Lưu ý khi sử dụng hoa hòeHoa hòe có tính hơi lạnh nên những người hay đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng, người bị thiếu máu không nên dùng. Nếu cần sử dụng thì nên có sự phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú đều không được tự ý sử dụng.
Không chỉ vậy, bởi vì hoa hòe có tác dụng rất tốt trong điều trị cao huyết áp, giúp hạ áp nhanh chóng nên sẽ rất có hại cho những người cơ địa huyết áp thấp vì dễ gây choáng và chóng mặt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Dụng Tuyệt Vời Của Khoai Môn Ít Người Để Ý Tới trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!