Xu Hướng 6/2023 # Cơ Cấu Vốn Tối Ưu Là Gì? Căn Cứ Thiết Lập Cơ Cấu Vốn Tối Ưu # Top 8 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cơ Cấu Vốn Tối Ưu Là Gì? Căn Cứ Thiết Lập Cơ Cấu Vốn Tối Ưu # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Cơ Cấu Vốn Tối Ưu Là Gì? Căn Cứ Thiết Lập Cơ Cấu Vốn Tối Ưu được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cơ cấu vốn tối ưu là gì? Một cơ cấu vốn được gọi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất. Cùng tìm hiểu các khái niệm về cơ cấu vốn tối ưu là gì, căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu ở bài viết sau đây.

Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng công cụ và các phần mềm phân tích số liệu hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ SPSS của chúng tôi. Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu dựa trên cơ sở định tính và định lượng những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Vậy cơ cấu vốn tối ưu là gì? Một cơ cấu vốn được gọi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất.

Như vậy có hai căn cứ để xác định vốn tối ưu của doanh nghiệp, đó là chi phí sử dụng vốn và giá thị trường của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá thị trường của cổ phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp quyết định.

Giá cổ phiếu trên thị trường có thể là cao nhất nhưng không phải vì cơ cấu vốn tối ưu mà vì các yếu tố khách quan nào đó tác động. Ở đây tôi chỉ nghiên cứu giác độ chi phí sử dụng vốn thấp nhất dẫn đến các tác động tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Do vậy, thiết lập cơ cấu vốn tối ưu sẽ dựa trên cơ sở xác định chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó có thể đạt được điểm cơ cấu vốn tối ưu mà chỉ có thể tiến gần tới điểm cơ cấu vốn tối ưu đó. Nhưng làm thế nào xác định được cơ cấu vốn tối ưu, có định lượng được hay không? Đây là một vấn đề rất mới cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn và đây cũng chính là nội dung của chuyên đề này.

Như vậy, có thể thấy việc thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là nội dung quan trọng trong chính sách quản lý vốn của của một doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi xây dựng chính sách quản lý vốn cũng nhằm vào ba mục tiêu: (i) huy động được vốn với qui mô tối đa, (ii) xác định cơ cấu vốn tối ưu và (iii) duy trì được cơ cấu vốn tối ưu.

Cả ba mục tiêu trên đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng, đảm bảo một cơ cấu vốn tối ưu về qui mô và chi phí. Có như vậy, doanh nghiệp mới có cơ hội đầu tư một các hiệu quả và đa dạng, sử dụng có hiệu quả vốn huy động.

2. Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu

Để có thể xác định được một cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp thì việc nghiên cưú chi phí sử dụng vốn có tính tiên quyết. Đây là nhân tố tác động đến cơ cấu vốn có thể định tính và định lượng được, vì vậy xác định chính xác chi phí sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ thiết lập vốn tối ưu.

Chi phí vốn của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của việc sử dụng nguồn vốn đó. Tương ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng sẽ có hai loại chi phí vốn.

Chi phí Nợ được hiểu là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để huy động nợ. Chi phí Nợ có thể được xác định tương đối dễ dàng căn cứ vào các thông tin trên thị trường tài chính. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu trên thị trường thì khi phát hành thêm trái phiếu sẽ căn cứ vào lãi suất đáo hạn của traí phiếu đó để xác định tỷ lệ lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.

Điểm khác biệt giữa chi phí Nợ và chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí Nợ được coi là chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí xác định sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Chi phí vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm ba bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu tiên, cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

– Chi phí của cổ phiếu ưu tiên

Vì cổ phiếu ưu tiên có tỷ lệ chi trả cổ tức cố định, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên nên chi phí của việc sử dụng vốn do phát hành cổ phiếu ưu tiên sẽ được xác định trên cơ sở chuỗi niên kim cố định từ cổ tức hàng năm. Do vậy, chi phí của cổ phiếu ưu tiên kp bằng:

+ D: cổ tức trả hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên.

+ Po: Giá của cổ phiếu ưu tiên.

– Chi phí của cổ phiếu thường

Việc xác định chi phí của cổ phiếu thường phức tạp hơn so với chi phí của cổ phiếu ưu tiên. Chi phí của cổ phiếu thường được xác định dựa trên hai cách tiếp cận cơ bản (i) cách tiếp cận sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức DGM (Devidend Growth Model) và (ii) cách tiếp cận bằng mô hình định giá tài sản tài chính CAPM.

– Chi phí lợi nhuận giữ lại:

Chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội đối với việc sử dụng lợi nhuận giữ lại của nhà đầu tư. Thay vì việc nhận được cổ tức vào cuối năm, các cổ đông chỉ đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận với điều kiện việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lời trong tương lai cao hơn tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại. Như vậy, đối với doanh nghiệp, để có thể sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư, doanh nghiệp phải mất chi phí vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư yêu cầu đối với doanh nghiệp. Có 3 phương pháp để xác định chi phí này, xuất phát từ bản

chất của chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội đối với nhà đầu tư: (i) phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với phần bù rủi ro, (ii) phương pháp mô hình tăng trưởng cổ tức và (iii) phương pháp định giá tài sản tài chính CAPM.

+ Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng phần bù rủi ro

Vì bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận cơ hội đầu tư ít rủi ro nhất, đó là đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tất nhiên với cơ hội đầu tư này, lãi suất nhận được là cố định. Do vậy, thay vì nhận cổ tức để tái đầu tư và trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận. Vì thế, chi phí của việc giữ lại lợi nhuận đối với doanh nghiệp chính là cơ hội có được lợi nhuận do đầu tư vào trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư, cộng thêm một mức phần thưởng rủi ro .

Phương pháp này tương đối dễ áp dụng vì lãi suất trái phiếu chính phủ được công bố công khai trong các đợt phát hành. Tuy nhiên, tính không chính xác của phương pháp này là hệ số không phản ánh chính xác mức độ rủi ro của doanh nghiệp, vì thế, xác định chi phí của lợi nhuận giữ lại theo phương pháp này là không hoàn toàn chính xác.

+ Phương pháp mô hình tăng trưởng cổ tức

Cơ sở của việc xác định chi phí của lợi nhuận giữ lại bằng phương pháp này là thay vì nhận cổ tức, các cổ đông sẽ nhận được một số lượng cổ phiếu tương ứng với giá trị cổ tức sẽ nhận được. Khi đó, chi phí của việc giữ lại lợi nhuận được xác định theo phương pháp này sẽ tương tự như xác định chi phí của cổ phiếu thường.

Phương pháp này tương đối dễ áp dụng vì các thông tin về cổ tức, giá hiện tại của cổ phiếu và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự tính hoàn toàn được cung cấp trên thị trường.

+ Phương pháp CAPM

Mô hình CAPM được William Sharp đề xuất năm 1963, và sau đó, năm 1965 đã được John Liner, Jan Mossin phát triển. Về lý thuyết, phương pháp CAPM cũng xác định chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí cơ hội của nhà đầu tư.

Cách tiếp cận của phương pháp này giống phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với phần thưởng rủi ro, tuy nhiên, CAPM đưa ra cách xác định chính xác hơn chi phí của lợi nhuận giữ lại so với các phương pháp khác là xác định chi phí cơ hội của nhà đầu tư dựa trên tỷ suất sinh lời trung bình của thị trường, có được điều chỉnh bởi hệ số rủi ro, chứ không phải đơn giản chỉ dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ.

Việc áp dụng CAPM để xác định chi phí vốn của lợi nhuận giữ lại được coi là phương pháp ưu việt nhất. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi áp dụng phương pháp này là việc tính toán hệ số đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, vì đây là hệ số tính toán trên cơ sở số liệu thống kê.

Còn lãi suất trái phiếu chính phủ và lãi suất thị trường được xác định tương đối dễ dàng bởi các công ty tư vấn tài chính.

Tuy nhiên việc áp dụng CAPM cũng bộc lộ một số nhược điểm, đó là:

(1) CAPM chỉ xem xét mối quan hệ rủi ro, lợi nhuận trong khoản thời gian nhất định. Điều đó có nghĩa là nó bỏ qua yếu tố thời gian trong chuỗi phân tích. Thực tế, đây là vấn đề khá quan trọng vì khi thời gian không đủ lớn, các ước lượng trên cơ sở số liệu quá khứ sẽ thay đổi, như ước lượng hệ số .

(3) CAPM dựa trên sự sẵn có của tài sản phi rủi ro ở mức lãi suất đi vay và cho vay bằng nhau. Trên thực tế, sự khan hiếm, sự khan hiếm tài sản phi rủi ro là luôn luôn xảy ra. Ngoài ra một số giả định khác của CAPM cũng không thực tế, ví dụ như giả định không tồn tại thuế và phí giao dịch, hay thông tin đến với các nhà đầu tư là như nhau.

Mặc dù CAPM còn nhiều hạn chế, song CAPM vẫn được coi là nền móng cho lý thuyết đầu tư hiện đại, và được ứng dụng rộng rãi trong việc xác định chi phí vốn của doanh nghiệp.

2.2 Chi phí sử dụng vốn trung bình

Thông thường, một doanh nghiệp không sử dụng một loại vốn đơn lẻ mà sẽ kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa trên chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nguồn vốn sao cho chi phí bình quân gia quyền là thấp nhất.

Giả sử doanh nghiệp sử dụng D: Nợ, E: Vốn chủ sở hữu, khi đó tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp là V, V = D+E. Tất nhiên, cả giá trị Nợ và Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lúc này đều được tính theo giá thị trường.

Ta có thể thấy chi phí bình quân gia quyền của vốn bao gồm: chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu. Chi phí Nợ chịu tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, nên sẽ giảm đúng bằng phần tiết kiệm thuế, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp càng lớn thì chi phí nợ càng thấp. Đây chính là cơ sở của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Mặt khác khi doanh nghiệp tăng sử dụng Nợ, tỷ trọng Nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên, mức độ rủi ro tăng lên và chủ nợ sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn, doanh nghiệp cũng bị áp lực tài chính là xuất hiện chi phí khánh tận, chính điều này làm triệt tiêu lợi thế của đòn cân nợ. Chương sau chúng ta sẽ đi tìm lúc nào thì doanh nghiệp ngưng sử dụng nợ vay.

Chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp sẽ thay đổi khi một trong các nguồn vốn riêng lẻ có chi phí thay đổi. Có hai lý do để chi phí vốn sẽ thay đổi. Thứ nhất là do hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tăng mức độ rủi ro, khi đó nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp mức độ rủi ro tăng lên.

Do đó, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Thứ hai, là do cung cầu vốn trên thị trường tài chính thay đổi. Khi cầu về vốn tăng, hay doanh nghiệp muốn huy động thêm một lượng vốn mới thì chi phí vốn hay lãi suất trên thị trường sẽ tăng lên tương ứng vì lượng cung vốn trên thị trường lúc này thấp hơn so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Do vậy, chi phí bình quân gia quyền của vốn sẽ thay đổi trong từng thời kỳ, với từng lượng vốn huy động khác nhau.

2.3 Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận

Vì vậy, doanh nghiệp phải đánh đổi giữa việc chấp nhận rủi ro để kỳ vọng nhận được lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được trong tương lai không phải là chắc chắn, do vậy chỉ những giám đốc dám mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro mới có khả năng thu được lợi nhuận lớn.

Đối với doanh nghiệp, việc dùng vốn chủ sở hữu an toàn hơn, nhưng chi phí lại cao hơn, còn việc sử dụng nợ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán song chi phí thấp hơn.

Tổng hợp: Tri Thức Cộng Đồng

Khái Niệm Về Cấu Trúc Vốn Tối Ưu

Việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp bởi đối với doanh nghiệp cả Vốn chủ sở hữu và nợ đều có “ưu điểm” và “nhược điểm”

Lợi ích và bất lợi của doanh nghiệp khi sử dụng “Nợ”

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Hay nói cách khác doanh nghiệp được hưởng lợi từ “lá chắn thuế”. Về nguyên tắc, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu (lãi suất vay ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư). Như vậy, tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng vốn và vì thế tăng lợi nhuận, cũng như giá trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy.

Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh và dẫn đến những rủi ro cho doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Khi tỷ lệ nợ tăng, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản hay nói cách khác “chi phí khánh tận – bankruptcy cost” bắt đầu xuất hiện và tăng nhanh hơn so với lợi ích từ “lá chắn thuế” mà doanh nghiệp được hưởng do sử dụng nhiều nợ hơn mang lại. Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tác động đến tâm lý của nhà đầu tư và tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư, khi đó các nhà đầu tư sẽ tìm cách đầu tư dưới mức – underinvestment (tập trung đầu tư vào những dự án rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này) trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai và mâu thuẫn vì thế phát sinh.

Lợi ích và bất lợi của doanh nghiệp khi sử dụng Vốn chủ sở hữu

Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là chi phí của nó cao hơn chi phí của nợ. Vì không nhà đầu tư (chủ sở hữu của doanh nghiệp) nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Ngoài ta có một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn. Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chính lành mạnh.

Với các ưu và khuyết điểm của cả Nợ và Vốn chủ sở hữu như đã phân tích ở trên vốn vay với chi phí lãi vay được khấu trừ thuế làm tăng giá trị của doanh nghiệp; giá trị doanh nghiệp đạt mức tối đa nếu sử dụng 100% vốn vay. Tuy nhiên thực tế, sẽ không có doanh nghiệp nào sử dụng 100% vốn vay, bởi vốn vay, ngoài gánh nặng lãi vay, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. ðó là nguy cơ phá sản nếu gánh nặng lãi vay quá lớn (đặc biệt khi lãi suất thị trường biến động và doanh nghiệp không có một đệm đỡ đó là vốn cổ phần). Do đó, các công ty phải tự quyết định về cấu trúc vốn trên cơ sở cân bằng lợi ích thu được từ vốn vay và những rủi ro tài chính.

Giá trị của doanh nghiệp dùng vốn vay sẽ được tăng thêm nhờ nguồn giảm trừ thuế, nhưng sẽ gánh rủi ro tài chính, rủi ro này sẽ tăng theo tỉ lệ nợ. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng đến một ngưỡng nhất định, rồi giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần.

Vậy, cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn đạt được khi tại đó giá trị công ty lớn nhất, chi phí vốn ở mức thấp nhất.

Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Lời Giải Về Cấu Trúc Vốn Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay không. Có thể là 100 vốn cổ phần hoặc 40 nợ vay và 60 vốn cổ phần. Vậy có gì khác nhau giữa hai cấu trúc vốn này? Sẽ là không có gì đáng bàn cãi nếu giá trị mang lại cho cổ đông của hai cấu trúc vốn khác nhau này là như nhau.

Cấu trúc vốn và thành phần

Ở đây cần làm rõ về khái niệm các thành phần trong cấu trúc vốn. Vốn cổ phần, bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và lợi nhuận giữ lại, được tìm thấy dễ dàng ở khoản mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

Vì sao doanh nghiệp phải quan tâm đến cấu trúc vốn?

Thứ nhất, trái quyền (quyền của các trái chủ) được ưu tiên trước quyền của cổ đông nếu trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, do vậy trái chủ được xem là có mức độ rủi ro thấp hơn các cổ đông, tương ứng với sự an toàn này, họ sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi (chính là lãi suất vay nợ) thấp hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của các cổ đông.

Thứ hai, chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế làm giảm mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp xuống, mang đến cho doanh nghiệp lợi ích tấm chắn thuế.

Cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp

Thứ nhất, cấu trúc vốn tối ưu khác nhau với từng ngành. Chính đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Bởi vì có một số ngành đòi hỏi sử dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các ngành khác thí dụ như viễn thông, điện tử. Tóm lại, những ngành nào có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn.

Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì Và Các Yếu Tố Thiết Lập Cơ Cấu Tổ Chức

Cơ cấu tổ chức là gì và các yếu tố thiết lập cơ cấu tổ chức

5

/

5

(

1

bình chọn

)

1. Cơ cấu tổ chức là gì?

Cơ cấu tổ chức là 1 hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.

Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, bằng cách: 

Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động.

Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tuyến

Cho phép nhân viên biết được những điều đang kỳ vọng ở họ thông qua các quy tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc.

Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định và giải quyết vấn đề.

2. Yêu cầu của một cơ cấu tổ chức là gì?

Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo:

Phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh .

Đảm bảo sự phân quyền rõ ràng, cụ thể và chính xác.

Đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.

Đảm bảo tính cân đối và hiệu quả .

Quản ký và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.

Một cơ cấu tổ chức phải thể hiện rõ ràng nhiệm vụ của các nhân viên đồng thời liên kết các nhiệm vụ khác nhau trong một tổ chức để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

3. Các yếu tố của một cơ cấu tổ chức

Chuyên môn hóa

Khái niệm

Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân, nhóm đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó.

Đặc trưng

Đứng đầu các bộ phận chuyên môn hóa là các nhà quản trị chức năng, họ thường giám sát một bộ phận riêng biệt như: marketing, kế toán, nguồn nhân lực,…

Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động và giúp cho người quản lý quản lý công việc được chặt chẽ.

Bộ phận hóa

Khái niệm

Tổ chức thành từng nhóm lao động đảm nhận các công việc khác nhau.

Đặc trưng

Quy mô doanh nghiệp thường lớn.

Mục đích: đảm bảo sự điều phối và kiểm soát một cách hiệu quả.

Khi quyết định bộ phận hóa phải: quyết định đến mô hình giám sát, cung cấp nguồn vốn cho mỗi bộ phận, có tác dụng thúc đẩy việc phối hợp tốt hơn trong hoạt động.

Tiêu chuẩn hóa

Khái niệm

Đặc trưng

Cho phép các nhà quản trị đo lường sự thực hiện của nhân viên dựa vào các mục tiêu đã được thiết lập.

Ví dụ: Các bản mô tả công việc, các mẫu đơn xin việc.

Quyền hạn

Khái niệm

Cơ bản là quyền ra quyết định và hành động.

Đặc trưng

Những tổ chức khác nhau sẽ phân quyền hành khác nhau.

Trong tổ chức tập trung, các nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định và truyền thông cho các nhà quản trị cấp dưới.

Trong tổ chức phi tập trung, các quyết định là của nhà quản trị cấp thấp và các nhân viên làm việc trong nhóm.

Việc phân bổ quyền lực gắn liền với việc giao quyền.

Phạm vi kiểm soát

Khái niệm

Số nhân viên dưới quyền của một giám sát viên.

Đặc trưng

Số nhân viên ít: tầm kiểm soát hẹp.

Số nhân viên nhiều: tầm kiểm soát rộng.

Khi chọn phạm vi kiểm soát phải chú ý: tính tương tự của công việc, đào tạo và chuyên nghiệp hóa, sự ổn định của công việc, sự thường xuyên tác động qua lại, sự hợp nhất công việc, sự phân tán nhân viên.

Phối hợp

Khái niệm

Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt động của những cá nhân, các nhóm và các bộ phận khác nhau trong tổ chức.

Đặc trưng

Các hoạt động được điều khiển một cách nhịp nhàng, liên kết với nhau.

Ở một số tổ chức, sự phối hợp dựa trên các quy tắc được viết sẵn. Một số tổ chức khác, sự phối hợp dựa trên tinh thần tự nguyện, sự nhạy cảm.

4. Các nguyên tắc của một cơ cấu tổ chức

4.1. Các nguyên tắc của tổ chức quản trị

Những nguyên tắc tổ chức quản trị chủ yếu đó là

Nguyên tắc chỉ huy 

Theo nguyên tắc này, mỗi người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo.Điều này giúp cho người nhân viên thực thi công việc một cách thuận lợi, tránh tình trạng“trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. 

Nguyên tắc gắn với mục tiêu 

Bộ máy của doanh nghiệp phải phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. 

Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối 

Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị với nhau.Sự cân đối sẽ tạo sự ổn định trong doanh nghiệp và phải có sự cân đối trong mô hình tổ chức  doanh nghiệp nói chung. 

Nguyên tắc linh hoạt 

Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức. 

Nguyên tắc hiệu quả 

Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí.

4.2. Các nguyên tắc chủ đạo của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp lưu trú

Thang bậc quản lý

Mọi người trong tổ chức có một người lãnh đạo và làm việc dưới sự chỉ huy của người này.

Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trên – dưới.

Xác định mối liên hệ công việc của nhân viên với cơ quan.

Tuy nhiên việc áp dụng một cách máy móc sẽ bóp chết tính sáng tạo của tổ chức. 

Tính thống nhất trong quản lý và điều hành

Mỗi nhân viên chỉ chịu trách nhiệm trước một cấp trên duy nhất.

Tạo sự thống nhất trong việc thực thi nhiệm vụ.

Thường bị vi phạm ở hầu hết tổ chức khi nó phát triển về quy mô và công việc được chuyên môn hóa.

Sự ủy quyền

Quyền hạn được giao phó tương đồng với trách nhiệm. 

Các mức độ giao quyền: 

Thu thập thông tin cho quyết định của lãnh đạo. Đưa ra các giải pháp cho lãnh đạo lựa chọn.

Có ý kiến về sự phê chuẩn của lãnh đạo.

Có quyền quyết định nhưng phải báo cáo lại cho lãnh đạo biết kết quả.

Có toàn quyền không cần thiết liên lạc cho lãnh đạo trong tất cả mọi vấn đề.

Nguồn: Luanvan24.com

0/5

(0 Reviews)

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Cấu Vốn Tối Ưu Là Gì? Căn Cứ Thiết Lập Cơ Cấu Vốn Tối Ưu trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!