Xu Hướng 3/2023 # Chức Năng Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Cơ Quan Chức Năng # Top 12 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chức Năng Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Cơ Quan Chức Năng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chức Năng Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Cơ Quan Chức Năng được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Định nghĩa cơ quan chức năng là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản theo nghĩa trên mặt chữ thì chức năng là từ ghép của các từ chức vụ và khả năng. Nghĩa là với chức vụ ấy, sẽ có khả năng làm gì. Như vây, chức năng chính là danh sách những công việc mà một vị trí có thể phải đảm nhiệm trong một tổ chức, đơn vị.

Ngoài ra, với hoạt động của cơ thể. Từ chức năng cũng được sử dụng khi nói về hoạt động của cơ quan nào đó

Ví dụ như:

Chức năng gan

Chức năng thận….

Phân biệt chức năng với nhiệm vụ và quyền hạn

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng thường gặp những khái niệm đi liền với chức năng đó là quyền hạn và nhiệm vụ. Đây là những khái niệm dễ mang lại sự nhầm lẫn. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi cũng sẽ giúp các bạn phân biệt được sự khác nhau giữa:

Chức năng nhiệm vụ

Quyền hạn

Điểm chung của 3 thuật ngữ chức năng – nhiệm vụ – quyền hạn

Trong một công ty, một doanh nghiệp, một đơn vị hay tổ chức, cơ quan nhà nước những khái niệm này được sử dụng rất nhiều để phân công công việc:

Đối với những người làm công tác nhân sự. Một trong những công việc quan trọng cần làm của họ là mô tả những khái niệm trên với từng vị trị công việc của từng nhân viên cụ thể. Thì việc phải hiểu rõ từng khái niệm và giao nhiệm vụ đúng đối tượng là điều vô cùng cần thiết để bộ máy một doanh nghiệp. Một đơn vị hay một cơ quan nhà nước đi vào hoạt động ổn định, quy củ.

Nếu bạn là công tác nhân sự, và khi bạn giao việc và không thể rành rọt được các khái niệm chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cho một nhân viên cụ thể thì sẽ khiến cho nhân viên đó cảm thấy lúng túng và hoang mang. Không biết mình phải làm gì, công việc làm sa rao, làm thể nào để hoàn thành nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi nhân viên trong mỗi phòng ban là gì.

Việc giao việc nhưng không rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Cũng giống như không có 1 định hướng, 1 kim chỉ nam tốt cho từng nhân viên, dẫn tới việc đan xem quyền hạn, chức năng cũng như trách nhiệm. Sự lộn xộn sẽ xảy ra, gây lãng phí tài nguyên và năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc sẽ không cao. Một công ty, doanh nghiệp hay cơ quan chức năng cũng vì thế mà khó có thể hoàn thành công việc cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của mình

Vậy thế nào là quyền hạn và trách nhiệm?

Không chỉ trong quản trị học, mà trong cuộc sống. Khái niệm quyền hạn luôn đi đôi với khái niệm trách nhiệm. Để có thể làm tròn trách nhiệm công việc ở một vị trí. Mỗi cá nhân phải có một quyền hạn nhất định

Cụ thể:

Quyền hạn của một CEO là ra quyết định. Điều hành hoạt động với từng nhân viên trong công ty nhằm hướng tới trách nhiệm lớn lao là điều hành hoạt động của công ty đảm bảo suốn sẻ.

Hay trách nhiệm của một giám đốc nhân sự. Tuyển dụng và Đào tạo là đảm bảo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp với quyền hạn trong việc quyết định việc này:

Tuyển dụng bao nhiêu

Vị trí cần nào cần tuyển dụng

Đào tạo như thế nào?…

Tóm lại có thề hiểu những khái niệm này như sau:

Quyền hạn:

Có quyền quyết định một vấn đề nào đó trong một giới hạn nào đó. Gới hạn này càng lớn thì trách nhiệm của chủ thể đó càng nhiều

Trách nhiệm:

Những công việc mà chủ thể của vị trí đó phải đảm bảo. Nếu không đảm bảo thì sẽ chịu hoàn toàn hậu quả. Hai khái niệm trách nhiệm và quyền hạn luôn đi liền nhau, tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

Nhiệm vụ:

là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí công việc không bị sai lệch.

LỜI KẾT

Như vậy, việc phân biệt rõ ràng các khái niệm chức năng là gì. Nhiệm vụ và quyền hạn đi kèm là vô cùng cần thiết đối với một người làm nhân sự. Không chỉ trong doanh nghiệp mà còn đối với cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước. Chỉ khi phân biệt được rạch ròi các khái niệm này trên bản mô tả công việc của từng vị trí. Thì mỗi người mới có thể hoàn thành công việc của mình. Góp phần cho mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, trơn tru trong doanh nghiệp hoặc bộ máy nhà nước. Nếu bạn còn băn khoăn không hiểu điều gì. Xin liên hệ văn phòng thám tử & luật Tâm Việt. Hotline: :0945 04 9933 – 0983634000

Chức Năng Quản Trị Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Các Chức Năng Quản Trị

Quản trị là việc thiết yếu trong mỗi tổ chức. Vậy chức năng quản trị là gì? Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị ra sao? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau. Các chức năng của quản trị

Chức năng quản trị là gì?

Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của quản trị thể hiện những phương thức tác động của quản trị viên đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp.

Hoạt động quản trị của con người đã ra đời từ rất lâu nhưng khi con người đã tổ chức các nhà máy, xí nghiệp khổng lồ và đạt được các tiến bộ to lớn về kỹ thuật nhưng khoa học quản trị vẫn chưa được quan tâm đến.

Phân loại các chức năng của quản trị

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân loại các chức năng của quản trị theo quan điểm của nhiều nhà khoa học quản trị.

1. Phân loại quản trị theo Henry Fayol

Henry Fayol là một nhà khoa học quản trị của Pháp. Bạn có thể tìm hiểu thêm quy tắc quản trị của ông trong bài viết:

14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henry Fayol

Chức năng quản trị được ông chia thành 5 phần, bao gồm:

– Hoạch định: “Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi nó được hướng dẫn bởi một chương trình hoạt động, một kế hoạch nhất định nhằm xác định rõ: Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào? Bán cho ai? Với nguồn tài chính nào?”

– Tổ chức: “Tổ chức một doanh nghiệp tức là trang bị tất cả những gì cần cho hoạt động của nó bao gồm: máy móc, vốn, nhân viên, vật liệu…”

– Phối hợp: “Phối hợp là việc làm cho đồng bộ giữa tất cả những hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận dễ dàng và có hiệu quả”.

– Chỉ huy: “Có thể xã hội đã được xây dựng xong, giờ chúng ta chỉ việc làm cho nó hoạt động, đó chính là nhiệm vụ của người chỉ huy”.

– Kiểm soát: “Kiểm tra thực chất là quá trình xem lại tất cả việc đã được tiến hành phù hợp với chương trình đã định với những mệnh lệnh đã ban bố và những nguyên lý đã thừa nhận”.

P: Planning – Hoạch định

O: Organizing – Tổ chức

S: Staffing – Nhân sự

D: Directing – Chỉ huy

CO: Coordinating – Phối hợp

R: Reporting – Báo cáo

B: Budgeting – Ngân sách

Cách phân loại chức năng quản trị này thể hiện tính kế thừa và phát triển. Có 2 nhân tố ảnh hưởng tới khoa học quản trị ở thời kì này chính là:

– Sự hình thành các tập đoàn doanh nghiệp dẫn đến việc phải đổi mới vấn đề tổ chức – đặc biệt là việc tuyển dụng các nhân viên quản trị có học vấn vào các vị trí cao cấp.

– Sự thâm nhập của giới ngân hàng vào hoạt động của các doanh nghiệp với tư cách là các quản trị viên cấp cao.

3. Phân loại theo H. Koontz và C. O’Donnell

Kế thừa lại cách phân loại của Fayol, hai nhà khoa học người Mỹ đã phân loại thành 4 chức năng quản trị cơ bản bao gồm:

– Xác định triết lý, giáo lý và chính sách kinh doanh

– Kế hoạch kinh doanh và kiểm tra

– Tổ chức và chỉ huy

– Phát triển nhà quản trị

Nội dung của các chức năng quản trị

Nội dung của các chức năng quản trị Hoạch định

Là chức năng đầu tiên trong quản trị bao gồm các công việc: Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể, thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.

Tổ chức

Bao gồm việc xác định những việc phải làm, những ai tham gia làm việc đó, các công việc sẽ được phối hợp lại với nhau như thế nào? Những bộ phận nào cần phải được thành lập? Quan hệ phân công và trách nhiệm giữa các bộ phận đó, hệ thống quyền hành trong doanh nghiệp.

Chỉ huy

Công việc trong doanh nghiệp cần phải có người thực hiện. Để có người làm việc, nhà quản trị cần phải tuyển chọn, thu hút người làm việc, bố trí, bồi dưỡng, động viên và khích lệ nhân viên.

Việc thiết lập quyền hành và sử dụng quyền hành đó để giao việc cho nhân viên, đưa ra các nội quy, quy định làm việc và ủy quyền cho người khác… là nội dung của chức năng chỉ huy.

Phối hợp

Chức năng này bao gồm: Phối hợp theo chiều dọc, nghĩa là phối hợp giữa các cấp quản trị và phối hợp theo chiều ngang nghĩa là phối hợp giữa các chức năng, các lĩnh vực quản trị.

Kiểm soát

Chức năng này bao gồm việc xác định thu thập thông tin về thành quả thực tế, so sánh với thành quả kỳ vọng và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch nhằm đảm bảo tổ chức đang đi đúng hướng giúp hoàn thành mục tiêu.

Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị

Quan hệ giữa chức năng quản trị với quy mô doanh nghiệp

Việc thực hiện số lượng các chức năng quản trị ở doanh nghiệp lớn và nhỏ là giống nhau. Tuy nhiên việc đảm bảo chức năng quản trị của các cấp quản trị trong những doanh nghiệp có quy mô khác nhau là khác nhau.

Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp nhỏ có cấp quản trị cao nhất có thể can thiệp và điều hành cả những công việc của cấp dưới, trong khi ở các doanh nghiệp lớn thì chức năng quản trị được phân cấp khá rành rọt, cấp quản trị cao nhất chỉ tập trung thời gian vào những chức năng thiết yếu.

Quan hệ giữa chức năng quản trị với các cấp quản trị

Trong một doanh nghiệp, các cấp quản trị được phân chia một cách khách quan việc đảm trách các chức năng này ở các mức độ khác nhau. Chức năng hoạch định và tổ chức giảm dần theo cấp quản trị trong khi đó, chức năng điều hành lại tăng lên ở cấp quản trị thấp nhất

Tính quốc tế của chức năng quản trị

Mặc dù việc vận dụng các chức năng quản trị vào hệ thống doanh nghiệp ở từng quốc gia, khu vực có thể khác nhau về vai trò, tính chất quan trọng của từng chức năng nhưng xét về tổng thể thì các chức năng theo phân loại của Fayol vẫn được mọi quốc gia công nhận.

Có thể nói phát minh phân loại chức năng quản lý của Fayol là cơ sở quyết định cho sự tiến bộ của khoa học quản trị từ thế kỷ 20.

Chức Năng Tổ Chức (Organizational Functions) Là Gì?

Định nghĩa

Chức năng tổ chức trong tiếng Anh là Organizational functions. Chức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc và giao cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.

– Với cách hiểu trên, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản trị.

– Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.

Mục tiêu của chức năng tổ chức

– Nhằm thiết lập ra một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Vai trò của chức năng tổ chức

– Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị.

– Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị.

Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của qui trình quản trị.

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

– Nguyên tắc thống nhất chỉ huy

Mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó mà thôi.

– Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu

Bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó.

– Nguyên tắc hiệu quả

Bộ máy của tổ chức phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí thấp nhất.

– Nguyên tắc cân đối

Các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận.

– Nguyên tắc linh hoạt

Tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến động của môi trường bên ngòai.

Phục Hồi Chức Năng Là Gì? Những Bệnh Gì Cần Phục Hồi Chức Năng?

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng (PHCN) là gì hẳn vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ. Phục hồi chức năng hiểu theo khái niệm đầy đủ của Tổ chức Y tế Thế giới bao gồm tổng hợp các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.

Trong y khoa, phục hồi chức năng dùng để chỉ các biện pháp y học nhằm mục đích trả lại khả năng hoạt động cho một người đang có nguy cơ suy giảm một chức năng, một bộ phận cơ thể nào đó.

Thông thường, chúng ta thường chỉ chú ý đến việc điều trị bệnh sao cho nhanh khỏi nhất mà thường không chú ý đến việc làm sao để duy trì được sức khỏe ổn định và tránh tái phát lại. Việc phục hồi chức năng không chỉ tập trung vào bộ phận đang suy giảm mà còn hỗ trợ giảm tối thiểu hậu quả của bệnh tật, giúp trả lại khả năng hoạt động hiệu quả cho các cơ quan và hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh, hỗ trợ phòng bệnh, tránh gây liệt, tàn phế.

Mục đích của việc phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một trong ba lĩnh vực chính của ngành y học, bao gồm: Phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng. Trước kia, kể cả trong giới y bác sĩ, nhiều người thường chỉ chú ý đến việc phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của y học, phục hồi chức năng đã trở thành một lĩnh vực được chú trọng hơn nhờ những đóng góp trong vấn đề cải thiện sức khỏe sau chữa bệnh.

Phục hồi chức năng là một ngành được xây dựng trên cơ sở y học hiện đại và cổ điển, trải qua một thời gian nghiên cứu, ứng dụng và phát triển với mục đích:

Phục hồi tốt nhất có thể khả năng hoạt động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể người bị suy giảm, rối loạn, bị mất đi có nguy cơ làm cho người trở thành một người khuyết tật, tàn phế…

Tăng cường các khả năng còn lại của người bệnh, người khuyết tật để giảm hậu quả cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát hoặc di chứng của bệnh làm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.

Thay đổi tích cực suy nghĩ và thái độ của xã hội để xã hội chấp nhận người khuyết tật là thành viên bình đẳng. Đồng thời, người tàn tật cũng chấp nhận được hoàn cảnh của mình và có thái độ tốt của xã hội để hợp tác trong công tác phục hồi chức năng.

Động viên toàn xã hội ý thức được phòng ngừa tàn tật là công việc của mọi người, mọi lúc, mọi nơi để giảm thiểu tỷ lệ tàn tật.

Nguyên tắc và các hình thức phục hồi chức năng hiện nay

Nguyên tắc phục hồi chức năng

Có 4 nguyên tắc chính trong hoạt động phục hồi chức năng cho người bệnh, đó là:

Đề cao vai trò của người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Đánh giá chính xác, kịp thời tình trạng của người bệnh để có phác đồ tập luyện phù hợp, đem lại kết quả tốt nhất.

Phục hồi sớm, có thể tiến hành song song với điều trị để tránh thương tật thứ cấp cũng như rút ngắn thời gian phục hồi ở giai đoạn sau.

Khuyến khích người bệnh tự lực, tránh giúp đỡ người bệnh khi người bệnh có thể tự mình vận động để xây dựng tính độc lập, sự tự tin.

Các hình thức phục hồi chức năng hiện nay

Hiện nay, trên thế giới có 3 hình thức hồi phục chức năng, đó là:

Phục hồi chức năng tại viện: Phục hồi chức năng tại các cơ sở phục hồi chức năng chuyên nghiệp, có đội ngũ y bác sĩ cùng thiết bị máy móc hiện đại, thường có chi phí cao và giới hạn số lượng bệnh nhân.

Phục hồi chức năng ngoại viện: Các trung tâm sẽ xuống các địa phương để trực tiếp tập luyện, phục hồi cho người bệnh. Số lượng người bệnh được tập luyện sẽ nhiều hơn nhưng cũng tốn nhiều chi phí hơn.

Xã hội hóa công tác phục hồi chức năng: Người khuyết tật được tập luyện phục hồi ngay tại cộng đồng với chính sự giúp đỡ của thân nhân người khuyết tật và cộng đồng nên đòi hỏi phải có sự nỗ lực và kiên trì cao. Trong quá trình này, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện tại nhà như khung tập đi, máy tập cho người già…

Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một quá trình đặc thù, chỉ áp dụng cho một số bệnh nhất định về tâm lý, chấn thương thần kinh, cột sống, cơ xương khớp hay cho người khuyết tật. Cụ thể các bệnh cần phục hồi chức năng bao gồm:

Người bị các bệnh về cột sống như: Thoát vị đĩa đệm, sai khớp, trật khớp, đau nhức vai gáy, viêm cột sống chưa dính khớp, vẹo cột sống… Trong trường hợp này, các bác sĩ thường sẽ sử dụng các loại máy DTS (máy kéo giãn và giảm áp cột sống) để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng.

Người bị chấn thương khớp hoặc cơ sau khi chơi thể thao, lao động nặng hoặc xảy ra va chạm mạnh có thể dùng một trong số các phương pháp như chiếu laser, chiếu hồng ngoại IR, điện xung, sóng xung kích… tùy từng trường hợp.

Người bị thoái hóa, đau nhức xương khớp do tuổi cao hoặc gặp chấn thương… cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau để điều trị và phục hồi chức năng cơ xương khớp.

Trẻ em chậm nói, chậm phát triển trí não, rối loạn tâm lý, nói ngọng…

Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật chấn thương sọ não hay các tai biến về não, thay dây chằng gối, thay khớp, phẫu thuật dây thần kinh, cột sống…

Người bị bệnh tâm lý, bị stress lâu ngày, thường xuyên mất ngủ.

Người mắc một số chứng bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp…

Cập nhật thông tin chi tiết về Chức Năng Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Cơ Quan Chức Năng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!