Xu Hướng 3/2023 # Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể # Top 5 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể

Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể

1. Đặc điểm của thận

           Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, được biết đến là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, trong đó vị trí của thận nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống gần thắt lưng chính. Hai bên Thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng, đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.

        Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi có một bờ lồi, và một bờ lõm, mỗi quả Thận có kích thước chiều dài khoảng 10- 12m5cm, rộng từ 5-6cm và có trọng lượng khoảng 170g.

2. Cấu tạo và chức năng  của thận

Cấu tạo của thận gồm:

         Ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn Thận, có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu, vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm, phần kế tiếp là phần tủy và bể Thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

         Quả Thận được cấu tạo từ 1m2 triệu đơn vị thận, đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của Thận, mỗi đơn vị chức năng Thận gồm có cầu thận và ống thận.

          Cầu Thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman, trong đó Bowman chính là một túi bọc quả cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ, quản cầu Malpighi có dạng hình khối cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa các nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch.

          Ống Thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle, dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị Thận, có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể Thận.

Chức năng của thận

          Thận làm nhiệm vụ lọc máu và các chất thải thận sẽ lọc các chất thải và giữ lại protein và các tế bào máu, các chất thải được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

        Thận còn biết đến với chức năng điều hòa thể tích máu, Thận giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể, bằng cách sản xuất nước tiểu. Do vậy, khi chúng ta uống nước nhiều thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên, và ngược lại khi uống ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.

       Trong đó, Thận còn giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dung dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào má, Thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Bên cạnh đó thông qua việc tổng hợp vitamin D, giúp hỗ trợ kiểm soát các icon canxi trong máu.

3. Những loại thực phẩm tốt cho thận

– Ớt chuông đỏ được biết đến có công dụng tuyệt vời đối với Thận, vì chứa hàm lượng kali thấp, lượng kali trong máu cao sẽ khiến cho thận khó đào thải, dẫn đến bệnh suy Thận mãn tính. Trong đó, ớt chuông đỏ lại chứa các chất oxy hóa mạnh như vitamin A, C, B6 và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.

– Cải bắp chứa nhiều kali có lợi cho gan và Thận, trong rau bắp cải rất giàu chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính như ung thư.  Đồng thời bắp cải rất giàu các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B6, K, C và axit folic.

– Súp lơ một loại rau họ cải, bổ sung các dưỡng chất tốt cho Thận, trong súp lơ rất giàu axit folic và chất xơ nên sẽ giúp làm sạch thận và tăng cường sức khỏe.

– Măng tây có tác dụng làm sạch Thận, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ thận thực hiện các chức năng bình thường.

– Cải xoăn là một loại rau họ cải, có lợi cho Thận vì được biết đến chứa ít kali, trong cải xoăn có chứa nhiều vitamin A, C, canxi và các khoáng chất quan trọng, có công dụng hỗ trợ Thận.

         Chúng ta nên có những hiểu biết chi tiết hơn về Thận để có những biện pháp chăm sóc sức khoẻ cá nhân thích hợp và những phương pháp điều trị phù hợp.

(Nguồn: Cuusaola.vn)

9 Chức Năng Quan Trọng Của Protein Đối Với Cơ Thể

Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Protein được tạo thành từ các axit amin, liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài. Protein tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vậy protein có tác dụng gì?

Cơ thể cần protein để thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô. Tuy nhiên, protein trong cơ thể luôn ở trong trạng thái thay đổi liên tục.

Bình thường, cơ thể phá vỡ một lượng protein nhất định để xây dựng và sửa chữa các mô. Nhưng đôi khi protein cũng được sử dụng nhiều hơn mức bình thường, khiến nhu cầu bổ sung protein của cơ thể cũng tăng cao.

Tình trạng này thường gặp ở người đang mắc bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, những người hồi phục sau chấn thương hoặc phẫu thuật, người lớn tuổi và vận động viên cũng cần bổ sung nhiều protein hơn. Những đối tượng này thường cần đến tác dụng của whey protein để bổ sung đạm.

Protein tạo ra các enzyme, tham gia hỗ trợ hàng ngàn phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào – gọi là chất nền, xúc tác những phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Một số enzyme cũng hoạt động bên ngoài tế bào, bao gồm các enzyme tiêu hóa như lactase (giúp phân giải đường sữa lactose) và sucrase (giúp thủy phân đường). Vài enzyme sẽ thúc đẩy các phân tử khác, chẳng hạn như vitamin hoặc khoáng chất, làm cho phản ứng diễn ra.

Các chức năng của cơ thể cần phụ thuộc vào enzyme bao gồm:

Tình trạng thiếu hụt enzyme hoặc enzyme không hoạt động đúng chức năng có thể dẫn đến một số bệnh lý.

Về mặt hóa học, một số protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô và cơ quan. Các mô hoặc tuyến nội tiết tạo ra hormone, sau đó được vận chuyển theo đường máu đến các mô hoặc cơ quan đích. Tại đây hormone sẽ liên kết với thụ thể protein trên bề mặt tế bào.

Hormone được nhóm thành 3 loại chính:

Protein và peptide: Được tạo ra từ một vài cho đến hàng trăm axit amin, kết thành một chuỗi;

Steroid: Được sản xuất bởi cholesterol béo. Các hormone giới tính (testosterone và estrogen) đều dựa trên steroid;

Protein và polypeptide là nhóm nội tiết tố chiếm phần lớn trong cơ thể, bao gồm:

Insulin: Tín hiệu hấp thu glucose vào tế bào;

Glucagon: Tín hiệu phân hủy glucose dự trữ trong gan;

hGH (hormone tăng trưởng của con người): Kích thích các mô phát triển, bao gồm cả xương;

ADH (hormone chống lợi tiểu): Tín hiệu yêu cầu thận tái hấp thu nước;

ACTH (hormone vỏ thượng thận): Kích thích giải phóng cortisol – một yếu tố chính trong quá trình trao đổi chất.

Một số cấu trúc protein có dạng sợi, tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Những protein này bao gồm:

Keratin: Là một cấu trúc protein được tìm thấy trong da, tóc và móng tay;

Collagen: Là cấu trúc protein dồi dào nhất trong cơ thể, tạo nên xương, gân, dây chằng và da;

Elastin: Linh hoạt hơn collagen vài trăm lần. Độ đàn hồi cao cho phép nhiều mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo dãn hoặc co bóp, chẳng hạn như tử cung, phổi và động mạch.

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axit và bazơ trong máu và các chất dịch cơ thể khác. Sự cân bằng giữa axit và bazơ được đo bằng thang pH. Thang đo dao động từ 0 đến 14, với mức 0 là axit mạnh nhất, 7 là trung tính và 14 là kiềm mạnh nhất.

Ví dụ về giá trị pH của một số chất phổ biến là:

pH 2: Axit dạ dày;

pH 4: Nước ép cà chua;

pH 5: Cà phê đen;

pH 7,4: Máu người;

pH 10: Sữa magie;

pH 12: Nước xà phòng;.

Rất nhiều hệ thống đệm giúp chất lỏng trong cơ thể duy trì phạm vi pH bình thường. Điều này là cần thiết vì ngay cả một thay đổi nhỏ về độ pH cũng có thể gây hại hoặc dẫn đến nguy cơ tử vong.

Một số protein cũng tham gia vào điều chỉnh nồng độ pH, chẳng hạn như hemoglobin – một loại protein tạo nên các tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố hemoglobin sẽ liên kết với một lượng nhỏ axit, giúp duy trì giá trị pH bình thường của máu người.

Các hệ thống đệm khác trong cơ thể bao gồm phosphate và bicarbonate.

Protein điều chỉnh các quá trình cơ thể để duy trì sự cân bằng chất lỏng. Ví dụ, albumin và globulin là các protein trong máu, giúp duy trì cân bằng chất lỏng bằng cách thu và giữ nước.

Nếu bạn không bổ sung đủ protein, nồng độ albumin và globulin trong cơ thể sẽ giảm dần. Kết quả là máu không thể giữ được trong mạch và chất lỏng bị tích tụ vào khoảng trống giữa các tế bào. Lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng sưng hoặc phù, đặc biệt là ở dạ dày.

Đây là một dạng suy dinh dưỡng protein nghiêm trọng, được gọi là suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor. Tình trạng này xảy ra khi một người tiêu thụ đủ lượng calo nhưng lại thiếu hụt protein. Kwashiorkor rất hiếm gặp ở các khu vực phát triển trên thế giới, nhưng phổ biến tại những vùng đói nghèo. Bệnh nhân có thể cần tác dụng của whey protein để bổ sung đạm.

Protein giúp hình thành các globulin miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể, để chống lại nhiễm trùng. Kháng thể là protein trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những “kẻ xâm lược” có hại như vi khuẩn và virus.

Khi các yếu tố ngoại lai xâm nhập vào các tế bào, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Nếu không có các kháng thể này, vi khuẩn và virus sẽ tự do nhân lên và dần áp đảo cơ thể, gây ra những bệnh nhiễm trùng.

Khi đã tạo được kháng thể chống lại một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, các tế bào sẽ tự động ghi nhớ cơ chế này. Nhờ đó mà các kháng thể sẽ phản ứng nhanh hơn khi một tác nhân gây bệnh cũ lại xâm nhập vào cơ thể bạn lần nữa. Chính vì vậy mà cơ thể có khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh đã từng tiếp xúc.

Theo dòng máu, protein vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào, chẳng hạn như vitamin hoặc khoáng chất, glucose, cholesterol và oxy.

Ví dụ, huyết sắc tố (hemoglobin) là một loại protein mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể. Chất vận chuyển glucose (GLUT) mang đường đến các tế bào, cũng như lipoprotein vận chuyển cholesterol và các chất béo khác trong máu.

Mỗi protein vận chuyển là đặc hiệu, chỉ liên kết với các chất cụ thể. Nói cách khác, một protein vận chuyển glucose sẽ không thể làm nhiệm vụ di chuyển cholesterol.

Ngoài ra, protein cũng có vai trò lưu trữ, ví dụ như ferritin giúp dự trữ sắt. Một loại protein lưu trữ khác là casein, chủ yếu có mặt trong sữa và giúp trẻ sơ sinh phát triển.

Protein cũng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram protein chứa 4 calo, tương đương với mức năng lượng mà carbs cung cấp. Trong khi đó chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, ở mức 9 calo mỗi gram.

Tuy nhiên, protein là chất cuối cùng mà cơ thể muốn sử dụng để làm năng lượng. Nguyên nhân là vì protein còn phải tham gia vào nhiều chức năng khác trên khắp cơ thể. Do đó cơ thể sẽ ưu tiên dự trữ carbs và chất béo để sử dụng làm nhiên liệu, tạo ra nguồn năng lượng hoạt động. Hơn nữa, carbs và chất béo đã chuyển hóa cũng hiệu quả hơn so với protein.

Trên thực tế, protein cung cấp cho cơ thể rất ít năng lượng trong trường hợp bình thường. Tuy nhiên, trong trạng thái nhịn ăn (18 – 48 giờ không có carb và chất béo), cơ thể sẽ phá vỡ cơ xương để các axit amin có thể cung cấp năng lượng thay thế.

Cơ thể cũng sử dụng axit amin từ cơ xương nếu nguồn dự trữ carbohydrate ở mức thấp. Hiện tượng này xảy ra sau khi bạn tập thể dục ở cường độ cao hoặc khi bạn không tiêu thụ đủ lượng calo.

Protein giữ nhiều vai trò trong cơ thể, giúp sửa chữa và xây dựng các mô, cũng như thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất diễn ra. Ngoài việc cung cấp khung cấu trúc cho cơ thể, protein còn duy trì cân bằng độ pH và chất lỏng thích hợp. Cuối cùng, cấu trúc protein giữ cho hệ miễn dịch luôn mạnh mẽ, giúp vận chuyển và lưu trữ dưỡng chất, thậm chí trở thành nguồn năng lượng khẩn cấp khi cơ thể cần. Tất cả các chức năng này khiến protein trở nên rất quan trọng cho sức khỏe.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ thăm khám, điều trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống cơ sở trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn vào vận hành các quy trình khám và điều trị bệnh. Đặc biệt tại Vinmec luôn có đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và điều trị các căn bệnh cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho trẻ em, người lớn và người cao tuổi.

Chức Năng Của Thận Là Gì? Đặc Điểm Và Cấu Tạo Của Thận

Đặc điểm của thận

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Vị trí của thận là nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng (T12) đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.

Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm và nặng khoảng 170g.

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể.

Cấu tạo và chức năng của thận

Cấu tạo của thận gồm: ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.

Cấu tạo của thận trong cơ thể

Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron).

Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.

Chức năng của thận

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Chức năng điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

Thận giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào má: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng icon canxi trong máu.

Ý nghĩa và vai trò của thận

Dựa vào nội dung nêu cấu tạo và chức năng của thận ở phần trên, có thể thấy thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể.

Những chất cặn sẽ tích tụ ở ngay trong thận gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt,… và ảnh hưởng đến ngoại hình như da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi,….

Những thực phẩm tốt cho thận luôn khỏe mạnh

Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ là loại rau thân thiện với thận vì hàm lượng kali thấp. Lượng kali cao trong máu có thể làm cho thận khó đào thải, dẫn đến bệnh thận mãn tính. Ớt chuông đỏ chứa các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, A và B6 và các chất dinh dưỡng khác như axit folic và chất xơ tốt cho sức khoẻ tổng thể.

Ớt chuông đỏ là loại rau thân thiện với thận vì hàm lượng kali thấp.

Cải bắp: Bắp cải không chứa kali có lợi cho gan và thận của bạn. Loại rau họ cải này rất giàu chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính như ung thư. Bắp cải cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin B6, K và C và axit folic. Điều này làm cho bắp cải là một bổ sung hợp lý cho một chế độ ăn uống thân thiện với thận.

Tỏi: Tỏi tốt cho sức khỏe của thận do tính chất lợi tiểu tuyệt vời của nó. Thuốc lợi tiểu hỗ trợ trong việc loại bỏ natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách buộc thận đào thải natri qua đi tiểu. Tỏi cũng có thể bảo vệ thận khỏi những tác động có hại của kim loại nặng như chì. Gia vị này cũng có khả năng giảm viêm, chống nhiễm trùng, làm sạch cơ thể, giảm cholesterol và hoạt động như một kháng sinh tự nhiên.

Súp lơ: Súp lơ là một loại rau họ cải như một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống thân thiện với thận của bạn. Súp lơ giàu axit folic và chất xơ giúp làm sạch thận cũng như tăng cường sức khoẻ. Đây là một loại rau ít kali tốt cho những người bị bệnh thận mãn tính.

Măng tây có tác dụng làm sạch thận.

Măng tây: Măng tây có tác dụng làm sạch thận. Nó cũng ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ để thận thực hiện các chức năng bình thường. Ngoài ra, măng tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K tuyệt vời.

Cải xoăn là một loại rau cải có lợi cho thận vì nó được coi là thực phẩm ít kali. Theo Tổ chức thận quốc gia, cải xoăn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi và các khoáng chất quan trọng khác hỗ trợ chức năng thận.

Đậu Hà Lan và đậu xanh: Cả hai loại rau xanh này đều có hàm lượng kali thấp và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chất xơ cần thiết để giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định, điều quan trọng ngăn ngừa tăng cân quá mức và bệnh tiểu đường, đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.

Quả việt quất: Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng và là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, những quả mọng ngọt ngào này chứa chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư, suy giảm trí tuệ và tiểu đường. Việt quất cũng là một món lý tưởng để đưa vào danh sách câu trả lời cho câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì, vì loại quả này có ít natri, phốt pho và kali.

Cá chẽm: Cá chẽm là một loại thực phẩm chất lượng cao có chứa chất béo vô cùng lành mạnh gọi là omega-3. Omega-3 giúp giảm viêm và có thể giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, cá chẽm còn có hàm lượng phốt pho thấp hơn các loại hải sản khác. Tuy nhiên, bạn chỉ được dùng một phần nhỏ để giữ mức phốt pho trong tầm kiểm soát.

Nho đỏ có hàm lượng vitamin C cao và chứa các chất chống oxy hóa.

Nho đỏ: Nho đỏ không chỉ ngon mà còn cung cấp một lượng dinh dưỡng rất đáng kể. Nho đỏ có hàm lượng vitamin C cao và chứa các chất chống oxy hóa gọi là flavonoid, được chứng minh là có khả năng giảm viêm. Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao, một loại flavonoid được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp chống bệnh tiểu đường cũng như suy giảm nhận thức.

Lòng trắng trứng: Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng cũng có lượng phốt pho khá cao nên thường không được nhắc tới khi trả lời câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì. Vậy nên những người theo chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh thận thường chỉ ăn lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein an toàn với thận. Lòng trắng trứng là một lựa chọn thích hợp cho những người phải trải qua quá trình chạy thận nhân tạo có nhu cầu protein cao nhưng cần phải hạn chế phốt pho.

Kiều mạch (hạt tam giác mạch): Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có xu hướng chứa một lượng lớn phốt pho, nhưng kiều mạch là một ngoại lệ. Kiều mạch rất giàu dinh dưỡng, cung cấp một lượng tốt vitamin B, magie, sắt và chất xơ. Đây cũng là một loại ngũ cốc không chứa gluten nên là một lựa chọn tốt cho những người bị bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.

Dầu ô liu: Dầu ô liu là nguồn cung cấp chất béo và không chứa phốt pho nên đây là một lựa chọn rất tốt cho những người mắc bệnh thận. Thực phẩm lành mạnh, giàu calo như dầu ô liu rất quan trọng với những người bệnh thận cần kiểm soát cân nặng. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, có đặc tính kháng viêm. Hơn nữa, chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao nên dầu ô liu trở thành một lựa chọn lành mạnh cho việc nấu nướng.

Hạt Bulgur: Bulgur là một loại ngũ cốc cổ xưa, tốt với thận hơn so với các loại ngũ cốc có hàm lượng phốt pho và kali cao khác không nằm trong danh sách câu trả lời người bệnh thận nên ăn gì. Loại hạt dinh dưỡng này là nguồn cung cấp vitamin B, magie, sắt và mangan tốt. Đây cũng là một nguồn protein thực vật và chất xơ rất tốt. Những chất này là những chất rất quan trọng cho sức khỏe tiêu hóa.

Gà bỏ da: Mặc dù những người có vấn đề về thận cần giới hạn lượng protein nạp vào cơ thể, nhưng việc cung cấp cho cơ thể một lượng protein thích hợp là rất quan trọng cho sức khỏe. Ức gà không da có chứa ít phốt pho, kali và natri hơn so với các phần thịt gà khác nên bạn có thể chọn thực phẩm này trong chế độ ăn. Khi mua gà, bạn hãy chọn gà tươi và tránh gà đã qua chế biến vì gà đã qua chế biến chứa một lượng lớn natri và phốt pho.

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp hoặc diễn tiến từ từ gọi là suy thận mạn. Khi suy thận cấp, chức năng thận có thể hồi phục được. Suy thận mạn là chức năng thận suy giảm dần và cuối cùng mất hoàn toàn chức năng, lúc này cần có các biên pháp điều trị hỗ trợ cho chức năng thận thì cơ thể mới sống được. * Biểu hiện lâm sàng của suy thận: – Lượng nước tiểu giảm (thiểu niệu, vô niệu) hoặc lượng nước tiểu tăng (đa niệu, đặc biệt đa niệu về đêm) – Các triệu chứng của thừa nước: phù, tăng huyết áp, suy tim, phù phổi, phù não – Các triệu chứng của tăng các chất độc trong máu: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đau cơ, đau xương khớp, co rút cơ hoặc liệt, loạn nhịp tim, khó ngủ, nổi mẫn da… – Các triệu chứng của thiếu máu: da xanh xao, chóng mặt… – Kèm theo các triệu chứng của bệnh lý gây suy thận: tiêu chảy, phỏng, chảy máu cấp, đau lưng, đau bụng, tiểu khó. * Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm hiện nay chỉ đánh giá tương đối chức năng thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm.

1. Các xét nghiệm sinh hóa: Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm của cơ thể, được thận thải ra qua nước tiểu. Trị số bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm. Trung bình, BUN: 6-24 mg/dL (tương đương 2,5-8 mmol/L), creatinin: 0,5-1,2mg/dL (tương đương 45-110 mmol/L). Các chỉ số này tăng lên trong máu khi chức năng thận xấu đi. Để chính xác hơn, người ta thường làm song song xét nghiệm urea/ máu và urea/ nước tiểu, creatinine/máu và creatinine/ nước tiểu. Từ đó tính ra độ thanh thải creatinine. Bình thường, độ thanh thải creatinine 70-120mL/phút. Độ thanh thải creatinine giảm phản ánh sự suy giảm chức năng thận 2. Điện giải đồ:rối loạn chức năng thận gây ra mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Sodium (Natri):Natri máu bình thường 135-145 mmol/L. Người suy thận, natri máu giảm, có thể do nguyên nhân mất natri qua da, qua đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng lâm sàng của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh đi từ nhẹ đến nặng: nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật. Potasium (kali): Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/L. Tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim. Canxi máu: canxi máu bình thường 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat. Triệu chứng hạ canxi máu chủ yếu là dấu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim. 3. Rối loạn cân bằng kiềm toan:Bình thường pH máu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein co cơ. Suy thận làm giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat gây tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể. Toan hóa máu làm loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp (thở nhanh kiểu Kussmaul), làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu. Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat. 4. Acid uric máu: trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít). Acid uric máu tăng có thể là nguyên nhân gây tổn thương thận, nhưng cũng có thể là hậu quả do bị suy thận không thải được. Acid uric máu tăng cũng có thể gợi ý bệnh nhân có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu. 5. Tổng phân tích nước tiểu Tỷ trọng nước tiểu: Tỷ trọng NT bình thường: 1,01 – 1,020 (nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 – 1,022). Giảm chức năng thận giai đoạn sớm sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỷ trọng nước tiểu. Trong trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được làm thêm: so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu…. Protein: một mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein không thể đánh giá chính xác tình trạng tổn hại của các cầu thận, nhưng có tính gợi ý để bệnh nhân được chỉ định làm tiếp xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ . 6. Định lượng protein nước tiểu 24 giờ Bình thường: Protein trong nước tiểu = 0 – 0,2 g/24h. 7. Albumin huyết thanh Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50 g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong bệnh lý cầu thận cấp. 8. Protein toàn phần huyết tương Bình thường: 60 – 80 g/L Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương. 9. Tổng phân tích tế bào máu Tình trạng giảm số lượng hồng cầu ở một bệnh nhân suy thận chứng tỏ đây là suy thận mạn, đặc biệt là khi có giảm số lượng hồng cầu kèm theo không tăng hoặc giảm hồng cầu lưới. Đôi khi có thiếu máu thiếu sắt do kèm theo mất máu qua đường tiêu hóa. 10. Siêu âm bụng Phát hiện được tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Phát hiện được các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền. Có thể gợi ý bệnh lý thận mạn tính qua hình ảnh siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, mất phân biệt vỏ tủy hoặc thận có nhiều nang. 11. Chụp CT Scan bụng Là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Chỉ sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản. 12. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ Là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này nhìn rõchức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Nếu có làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, xét nghiệm này cũng cho phép đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên. Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm, chỉ làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền. Khi lâm sàng có các biểu hiện suy thận:xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tìm thấy các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, làm thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn, có thể sinh thiết thận. Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật lên đường tiết niệu hoặc các cơ quan trong bụng: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn: làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chức Năng Của Thận Đối Với Cơ Thể trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!